SKKN Một số kinh nghiêm giúp học sinh phân biệt và vận dụng có hiệu quả vòng lặp for -Do, while - do thông qua việc hướng dẫn học sinh thực hiện tiết 33, bài" ôn tập cấu trúc rẽ nhánh và lặp" - Tin học 11 - Ban cơ bản

SKKN Một số kinh nghiêm giúp học sinh phân biệt và vận dụng có hiệu quả vòng lặp for -Do, while - do thông qua việc hướng dẫn học sinh thực hiện tiết 33, bài" ôn tập cấu trúc rẽ nhánh và lặp" - Tin học 11 - Ban cơ bản

- Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Việc sử dụng phương pháp dạy học muốn đạt hiệu quả cao cần gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đòi hỏi rất nhiều về năng lực, thời gian của giáo viên. Do đó một số giáo viên tránh né, ngại ứng dụng, ngại đổi mới.

- Tôi luôn nghĩ rằng, việc hướng dẫn học sinh ôn tập một tiết học Tin học đòi hỏi nhiều kỹ năng và công sức, cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp, phương tiện. Trong đó, điều cốt yếu là phải đảm bảo được việc vừa ôn tập được kiến thức về lí thuyết, vừa rèn luyện được kĩ năng, vừa liên hệ, mở rộng, ứng dụng để giải quyết được những bài toán trong thực tế. Nhất là tin học lớp 11, một nội dung kiến thức cần rất nhiều sự tư duy sâu và khả năng sáng tạo. Mặt khác tin học 11 không như tin học 10, 12 là các chương trình ứng dụng, dễ hiểu, dễ vận dụng, dễ hình dung. Do vậy trong quá trình giảng dạy tin học 11 tôi thấy việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học là một việc rất cần thiết để các em dễ tiếp cận nội dung bài học. Đồng thời sử dụng kiến thức tích hợp liên môn giữa các môn học để tạo được hứng thú cho các em yêu thích môn học, để từ đó các em có thể chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức trong những tiết học. Vì vậy Tôi mạnh dạn chọn đề tài" Một số kinh nghiệm giúp học sinh phân biệt và vận dụng có hiệu quả vòng lặp for - do, while - do thông qua việc hướng dẫn học sinh thực hiện tiết 33, bài " Ôn tập cấu trúc rẽ nhánh và lặp "- Tin học 11 - Ban cơ bản ". Để trao đổi cùng các đồng nghiệp.

 

doc 21 trang thuychi01 9133
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiêm giúp học sinh phân biệt và vận dụng có hiệu quả vòng lặp for -Do, while - do thông qua việc hướng dẫn học sinh thực hiện tiết 33, bài" ôn tập cấu trúc rẽ nhánh và lặp" - Tin học 11 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIÊM GIÚP HỌC SINH PHÂN BIỆT VÀ VẬN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VÒNG LẶP FOR -DO, WHILE - DO THÔNG QUA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN 
TIẾT 33, BÀI" ÔN TẬP CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP" 
- TIN HỌC 11- BAN CƠ BẢN.
	Người thực hiện: Lê Thị Hạnh
 Chức vụ: Giáo viên
	SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
- Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Việc sử dụng phương pháp dạy học muốn đạt hiệu quả cao cần gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đòi hỏi rất nhiều về năng lực, thời gian của giáo viên. Do đó một số giáo viên tránh né, ngại ứng dụng, ngại đổi mới.
- Tôi luôn nghĩ rằng, việc hướng dẫn học sinh ôn tập một tiết học Tin học đòi hỏi nhiều kỹ năng và công sức, cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp, phương tiện. Trong đó, điều cốt yếu là phải đảm bảo được việc vừa ôn tập được kiến thức về lí thuyết, vừa rèn luyện được kĩ năng, vừa liên hệ, mở rộng, ứng dụng để giải quyết được những bài toán trong thực tế. Nhất là tin học lớp 11, một nội dung kiến thức cần rất nhiều sự tư duy sâu và khả năng sáng tạo. Mặt khác tin học 11 không như tin học 10, 12 là các chương trình ứng dụng, dễ hiểu, dễ vận dụng, dễ hình dung. Do vậy trong quá trình giảng dạy tin học 11 tôi thấy việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học là một việc rất cần thiết để các em dễ tiếp cận nội dung bài học. Đồng thời sử dụng kiến thức tích hợp liên môn giữa các môn học để tạo được hứng thú cho các em yêu thích môn học, để từ đó các em có thể chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức trong những tiết học. Vì vậy Tôi mạnh dạn chọn đề tài" Một số kinh nghiệm giúp học sinh phân biệt và vận dụng có hiệu quả vòng lặp for - do, while - do thông qua việc hướng dẫn học sinh thực hiện tiết 33, bài " Ôn tập cấu trúc rẽ nhánh và lặp "- Tin học 11 - Ban cơ bản ". Để trao đổi cùng các đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để đưa ra những sáng kiến mới cho cách giảng dạy tiết 33, Bài "ôn tập Cấu trúc rẽ nhánh và lặp" từ đó giúp học sinh phân biệt và vận dụng có hiệu quả hai vòng lặp for - do, while - do vào giải quyết những bài toán liên môn và thường gặp trong thực tế. Qua đó tạo sự hứng thú với bộ môn Tin học 11 đồng thời phát huy năng lực tự học, tính chủ động sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Bài ôn tập cấu trúc rẽ nhánh và lặp gồm 2 tiết ( Theo phân phối chương trình là tiết 32, 33). Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ trình bày một số kinh nghiệm ở một tiết dạy cụ thể, đó là tiết 33, Ôn tập Cấu trúc rẽ nhánh và lặp - Tin học 11- ban cơ bản về nội dung cấu trúc lặp. và áp dụng cho một đối tượng cụ thể là học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 - Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp tự nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Dựa trên cơ sở lý thuyết của Ngôn ngữ lập trình Pascal. Sự hoạt động tuần tự từng bước của máy tính khi thực hiện chương trình. Dựa trên cơ sở lý thuyết của các môn Khoa học tự nhiên như Toán, Lí, Hóa, Sinh. Nhất là môn Toán môn học cơ sở cho sự phát triển tư duy lập trình trong Tin học. Tôi chủ động tìm hiểu các tài liệu chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học, các quan điểm đổi mới phương pháp dạy học, các phương pháp phát huy năng lực tự học, sáng tạo của học sinh, các phương pháp dạy học Tin học 11.
	- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để có cơ sở cho việc áp dụng phương pháp và kinh nghiệm này, tôi đã thu thập dữ liệu thông qua việc hỏi học sinh về mức độ biết, hiểu và vận dụng ngôn ngữ lập trình Pascal vào giải các bài toán trong các môn học khác. Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực tế dạy học liên quan đến đề tài của mình ở một số trường trên địa bàn huyện và tất cả các lớp cùng khối trong nhà trường.
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Tôi phân tích đánh giá mức độ học sinh hiểu vận dụng, giải được các bài toán trong các môn học khác, từ đó xây dựng, giới thiệu các bài toán phù hợp với từng đối tượng học sinh. Qua việc khảo sát, thu thập thông tin, tôi đã tín hành xử lí số liệu, thống kê đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài để rút kinh nghiệm và khẳng định tính thực tiễn và hiệu quả của đề tài.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận
	- Thế giới có những bước chuyển mình nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Một trong những vấn đề đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp cho đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao là phải tính đến việc áp dụng CNTT vào trong giảng dạy chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học[1]. Do vậy dạy học Tin học ở trường phổ thông cần áp dụng triệt để các ứng dụng Tin học để cho các em nhận thức và thấy được hiệu quả tuyệt vời mà Tin học mang lại, để từ đó tạo nền tảng cho các em có niềm đam mê, hứng thú với môn học và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
	- "Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học"[1]. Thực hiện theo hướng dẫn của công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Các bộ môn nói chung và môn Tin học nói riêng đã xây dựng thành công các chuyên đề, bài học theo hướng tích hợp. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Dạy tích hợp - liên môn còn đem lại lợi ích là kích thích giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một phông kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đối với giáo viên: Trên thực tế khảo sát tại một số trường THPT trên địa bàn huyện và các lớp cùng khối trong nhà trường, tôi nhận thấy, giáo viên thực hiện tiết dạy theo một số phương pháp sau đây: Hoặc là hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo định hướng trong sách giáo khoa mà không tạo được sự so sánh đối chiếu giữa hai vòng lặp, hoặc củng cố khái quát phần lí thuyết và học sinh tự củng cố kĩ năng từ bài tập sách giáo khoa mà không có sự hướng dẫn của giáo viên. Một số thầy, cô còn đang có cái nhìn sơ sài về tiết ôn tập, cho đó là tiết nhắc lại kiến thức cũ nên không cần đầu tư vào bài giảng, tâm huyết cho tiết dạy, dạy chay, không có hình ảnh mô phỏng, minh họa, không sử dụng máy chiếu giới thiệu cho học sinh rõ về cách thức soạn thảo và thực hiện chương trình cho học sinh thấy. Điều đó làm cho giờ dạy trở nên nặng nề, không tạo được hứng thú đối với học sinh, học sinh nghe rồi để đó và nghiêm trọng nhất là các em không hình dung được cách thức thực hiện cũng như là ứng dụng của ngôn ngữ pascal trong đời sống.
	2.2.2. Đối với học sinh
	+ Thái độ với bộ môn Tin học : Khi bước vào học phổ thông thì học sinh đã bắt đầu định hình học theo khối để thi đại học. Thời gian học chủ yếu dành cho các môn học chính như Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh, Sử, Địa. Tin học các em xem như một môn phụ nên thời gian để học chỉ là những tiết học ở trên lớp. Đối với Tin học 10, 12 thì tính ứng dụng của môn học trong thực tế các em dễ dàng nhìn thấy và thực hiện được luôn. Còn với Tin học 11 thuộc về lĩnh vực lập trình, khó có sản phẩm để các em nhìn thấy. Hơn thế việc tư duy thuật toán cũng là một nội dung khó đối với các em. Điều này dẫn đến rất nhiều học sinh không thích và học kém môn học này. 
	+ Đối với tiết học Ôn tập Cấu trúc rẽ nhánh và lặp: Vì đây là một bài ôn tập, lại ở thời điểm cuối của kỳ học nên thường xảy ra các trường hợp: Hoặc là thụ động ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên trên lớp, hoặc chỉ quan tâm đến ôn tập lí thuyết mà không quan tâm đến việc rèn luyện các kĩ năng cần thiết của bài học, hoặc thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa một cách mơ hồ mà không biết ứng dụng vào thực tiễn. Số lượng học sinh chủ động tự học, tự ôn tập, rèn luyện kĩ năng là không nhiều.
	- Về phương pháp: Xuất phát từ thực tế dạy và học như trên, dẫn đến phương pháp áp dụng cho bài học cũng không thực sự phong phú và hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, cũng như chưa phát huy khả năng tự học trên nguyên tắc tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
	Từ thực trạng này, tôi muốn minh chứng thật rõ nét cho các em nhìn thấy những ứng dụng cụ thể của ngôn ngữ lập trình pascal thông qua tiết 33, Ôn tập Cấu trúc rẽ nhánh và lặp - Tin học 11- ban cơ bản. Tôi đã chú trọng cả việc ôn tập lí thuyết, cả rèn luyện kĩ năng, nhấn mạnh những ứng dụng liên hệ thực tế ở các bộ môn, mở rộng vấn đề để giúp học sinh phát huy năng lực, chủ động giải quyết các bài toán thường gặp trong thực tế. Do vậy, Tôi mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp Một số kinh nghiệm giúp học sinh phân biệt và vận dụng có hiệu quả vòng lặp for - do, while - do thông qua việc hướng dẫn học sinh thực hiện tiết 33, bài " Ôn tập cấu trúc rẽ nhánh và lặp " - Tin học 11 - Ban cơ bản ". Với mong muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tin học, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn đổi mới hiện nay. 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp cụ thể đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các sáng kiến kinh nghiệm đã được rút ra
	Tổ chức một tiết học ôn tập không phải là mới mẻ đối với giáo viên đứng lớp. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa tiết học ôn tập có sự đầu tư, đổi mới về phương pháp, phương tiện và nội dung hiện nay lại không nhiều và ít được giáo viên chú ý. Ở sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn giới thiệu những kinh nghiệm mà bản thân đúc rút được qua quá trình giảng dạy cụ thể đối với tiết 33, Bài " Ôn tập cấu trúc rẽ nhánh và lặp" gồm những sáng kiến mới sau: 
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
	- Sử dụng lược đồ tư duy(Thiết kế bằng phần mềm mind map 8) để xác định nội dung và củng cố bài học.
	- Một số ví dụ để chuyển đổi giữa hai vòng lặp for - do và while - do có sự đối chiếu, so sánh về hoạt động của hai vòng lặp qua biến điều khiển.
	- Nêu bật những lợi ích của trình biên dịch free pascal, và giới thiệu công cụ v- pascal trong việc tìm kiếm và sửa lỗi.
	- Sử dụng hệ thống bài tập tích hợp liên môn, môn Đại số và giải tích 11.
	- Hệ thống nhanh kiến thức bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm xây dựng bằng phần mềm violet.
	- Khơi dậy niềm đam mê lập trình( Thông qua 2 video).
2.3.2. Giải pháp cụ thể sử dụng để giải quyết vấn đề 
Bài ôn tập cấu trúc rẽ nhánh và lặp gồm 2 tiết ( Tiết theo phân phối chương trình là tiết 32, 33). Sau khi kết thúc tiết 32 hoàn thành ôn tập về nội dung cấu trúc rẽ nhánh. Trước khi tiến hành tiết dạy, tiết 33- Ôn tập cấu trúc rẽ nhánh và lặp về nội dung cấu trúc lặp. Giáo viên cần dặn dò kĩ lưỡng học sinh về việc chủ động tìm hiểu kỹ bài học trước khi đến lớp, mạnh dạn tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Trong đó yêu cầu học sinh phải nhớ được cấu trúc lặp xác định và không xác định, tự ôn tập lại các nội dung về lí thuyết, tìm hiểu trước các bài tập trong sách giáo khoa. liên hệ ứng dụng giải được một số bài tập trong thực tế. Bản thân giáo viên sẽ chủ động soạn giáo án, sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học như sách giáo khoa, giáo trình, chương trình powerpoint, min map, v-pascal, free pascal, violet, tranh ảnh, clip, code của một số bài lập trình... để bài học sinh động, trực quan. Lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Trong quá trình giảng dạy phải theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh để có biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Sau đó, tổ chức bài học theo các bước sau:
2.3.2.1. Bước thứ nhất: Xác định nội dung bài học trong tiết 33 bằng lược đồ tư duy( sử dụng phần mềm mind map để tạo lược đồ tư duy).
	Giáo viên: Thiết kế lược đồ tư duy bằng phần mềm mind map 8 ( Lược đồ tư duy 1). trình chiếu lên máy chiếu	.
	Mục đích: 	
Đối với Giáo viên:
	- Lược đồ tư duy giúp giáo viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể thêm ngay vào bản đồ tư duy bài giảng của mình những ý tưởng hay, đột phá mà giáo viên chợt nghĩ ra hay từ sự đóng góp của Học sinh. Giáo viên làm việc này bằng cách thêm từ khoá vào nhánh tương ứng hoặc tạo ra 1 nhánh mới.
Đối với Học sinh:
	- Cung cấp cái nhìn tổng quan, ngắn gọn về một chủ đề, làm cho ngay cả những vấn đề phức tạp nhất cũng trở nên dễ hiểu và thú vị.
	- Khuyến  khích học sinh  tập trung liên kết giữa các chủ đề cũng như hình thành lan tỏa ý tưởng ,ý kiến của mình.
	- Mọi thông tin chỉ thể hiện trên một trang giấy sẽ cho học sinh bức tranh toàn cảnh lượng kiến thức của tiết học. Sau buổi học, học sinh nhìn qua là có thể ôn lại.
	- Cải thiện khả năng nhớ. Quan trọng hơn là công việc ghi chép của học sinh sẽ đột phá đáng kể giúp tiết kiệm thời gian của mình.
	lược đồ tư duy 1
2.3.2.2. Bước thứ hai: Tổ chức thực hiện ôn tập cụ thể 
a) Củng cố nội dung lí thuyết, vận dụng làm bài tập.
	Giáo viên: Yêu cầu học sinh trình bày cấu trúc vòng lặp với số lần biết trước( For-do) và vòng lặp với số lần chưa biết trước( while - do) đã được học ở bài 10, cấu trúc lặp, theo phân phối chương trình tiết 12,13,14 trước lớp.
	- Yêu cầu học sinh hiểu được bản chất hoạt động của từng loại vòng lặp, lấy ví dụ minh họa.
	- Yêu cầu học sinh chuyển đổi giữa hai dạng lặp bằng các ví dụ Giáo viên đưa ra từ dễ đến khó. 
Ví dụ 1:Tính tổng S= 1+2+...+N. (N nguyên, dương được nhập từ bàn phím).
Những sai lầm học sinh hay mắc phải ở ví dụ này là:
	- Khi viết bằng câu lệnh while-do Học sinh thường không có biểu thức i:=i+1; và thường không khởi tạo i:=1;
- Một số học sinh thường dập khuôn khởi tạo i:=1; nhưng lại nhầm trong câu lệnh sau “do”
 Begin i:=i+1; s:=s+i; end; kết quả sẽ sai khác 1 đơn vị; 
- Khởi tạo i:=0 nhưng câu lệnh sau “do” lại viết là : 
Begin s:=s+i; i:=i+1;end; trong trường hợp này kết quả vẫn đúng nhưng thêm 1 lần lặp ban đầu không cần thiết.
Ở ví dụ này giáo viên nên đặt câu hỏi : Nếu i:=0 thì biểu thức i:=i+1; có thay đổi gì không về vị trí? Câu hỏi này nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của vòng lặp. 
Code chuẩn bị:
For-do
While-do
Var s, N, i: integer;
Begin
 Write(‘nhap N:’); readln(N);
 s:=0; 
 For i:=1 to N do s:=s+i;
 Writeln(‘tong la:’, s);
readln;
End.
Var s, N, i: integer;
Begin
 Write(‘nhap N:’); readln(N);
 s:=0; i:=1;
 while (i<=N) do
 begin
 s:=s+i;
 i:=i+1;
 end;
 Writeln(‘tong la:’, s); 
readln; End.
Ví dụ 2: Tính tổng : S= 1+3+6+...+3N. (Với N nguyên, dương được nhập vào từ bàn phím).
Sai lầm thường gặp ở học sinh : dập khuôn theo ví dụ 1 là khởi tạo s:=0; thay vì khởi tạo s:=1;
Đối với bài này: Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm ra công thức tổng quát của dãy số s=1+ 3*1+ 3*2++3*N. 
Code chuẩn bị:
For-do
While-do
var S, N, i: integer;
Begin
 Write(‘Moi nhap N:’); readln(N);
 s:=1; 
 For i:=1 to N do s:=s+3*i;
Writeln(‘Tong la:’, s);
readln;
End.
var S, N, i: integer;
Begin
 Write(‘Moi nhap N:’); readln(N);
 s:=1; i:=1;
 while (i<=N) do
begin s:=s+3*i; i:=i+1; end;
Writeln(‘tong la:’, s); readln;
End.
Ví dụ 3 : Cho 2 số nguyên dương M, N (M<N). Tính và đưa ra màn hình tổng những số chẵn trong đoạn từ M đến N.
For-do
While-do
var M, N, i: integer;
Begin 
 Write(‘nhap M, N:’); readln(M, N);
 s:=0; 
 For i:=M to N do 
 If i mod 2=0 then s:=s+i;
 Writeln(‘Tong la:’, gt);
readln;
End.
var M, N, i: integer;
Begin 
 Write(‘nhap M, N:’); readln(M, N);
 s:=0; i:=M;
 while (i>=M) and (i<=N) do
 if i mod 2=0 then 
 begin
 s:=s+i; 
 i:=i+1;
 end;
Writeln(‘tong la:’, gt); 
readln;
 End.
Đối với bài này: Học sinh cần biết kết hợp cấu trúc lặp và cấu trúc if-then đã học và sắp xếp các câu lệnh cho đúng vị trí của nó, biết gán giá trị đầu và cuối cho biến điều khiển đối với câu lệnh for-do và lập điều kiện cho câu lệnh while-do. Học sinh còn thấy một cách thể hiện khác khi gán giá trị ban đầu và cuối cho biến điều khiển ở vòng lặp for-do, và khởi tạo biến điều khiển và điều kiện ở vòng lặp while-do.
* Ở phần chuyển đổi này Giáo viên củng đưa ra những giải thích, kết luận trọng tâm sau:
Vì sao biến điều khiển ở vòng while-do lại phải khởi tạo giá trị ban đầu trong khi vòng for-do lại không cần? Là vì biến điều khiển của vòng lặp for-do tự động tăng còn vòng while-do thì phải có biểu thức tác động vào biến điều khiển;
Hiểu cách viết và sắp xếp các điều kiện và câu lệnh hợp lý;
Tất cả những câu lệnh viết bằng for-do thì đều có thể viết lại bằng while-do, nhưng điều ngược lại là không đúng;
Câu lệnh sau “do” của 2 vòng lặp có thể là một hoặc nhiều câu lệnh;
b) Lợi ích của trình biên dịch free pascal và giới thiệu công cụ hỗ trợ học v-pascal để tìm kiếm và sửa lỗi.
	- Ngay từ khi các em học bài $ 8 . Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình, các em đã được Giáo viên giới thiệu một số trình biên dịch như turbo pascal hay free pascal vì cách làm việc của của hai trình biên dịch là như nhau nên sách giáo khoa đã giới thiệu turbo pascal. Vì thế nhiều học sinh đã lựa chọn turbo pascal làm trình biên dịch khi học pascal, dẫn đến các em gặp khó khăn trong một số bài tập cần khai báo dữ liệu lớn mà turbo pascal không đáp ứng hết được . Ví như với kiểu dữ liệu số nguyên ngoài kiểu byte, integer, word, longint, longword. thì còn có thêm kiểu số nguyên 64 bit ( int64,qword). Và khi học phần xâu các em sẽ gặp ngoài kiểu dữ liệu string ra thì nó còn có kiểu ansistring. Ngoài ra còn có một số thay đổi trong cơ chế hoạt động đối với hàm upcase() và lowercare(). Chính vì thế ngay từ đầu tôi đã hướng các em đến trình biên dịch free pascal để các em làm việc và sử dụng nó xuyên suốt quá trình học Tin học 11, bởi đây là công cụ mạnh hơn nhiều so với Turbo pascal tuy về giao diện tương tự nhau. 
	- Khi các em học pascal tôi nhận thấy đa phần các em rất lúng túng khi biên dịch gặp phải lỗi. Các em thường không biết lỗi gì, lỗi ở đâu dẫn đến các em chán nãn khi học vì thế tôi đã chọn v- pascal để giới thiệu đến các em nhằm giúp các em tìm lỗi và sửa lỗi, cũng như so sánh, đối chiếu giữa các nhóm lệnh rõ ràng hơn.( Hình 1)
 Hình 1
- Ngoài ra Từ điểm Pascal sẽ giúp các em có thể tra nhanh cú pháp sử dụng của một hàm, xem cách hướng dẫn và khắc phục các mã lỗi thường xuyên gặp phải khi biên dịch tất cả đều bằng tiếng việt rất chi tiết và dễ hiểu.( Hình 2)
	Hình 2
c) Bài tập ứng dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_phan_biet_va_van_dung.doc