SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua tiết ngoại khóa trong môn Giáo dục công dân 8 ở trung học cơ sở Xuân Lộc

SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua tiết ngoại khóa trong môn Giáo dục công dân 8 ở trung học cơ sở Xuân Lộc

 “Môn Giáo dục công dân ở trường THCS là môn học thay thế cho môn Chính trị - Đạo đức trước đây. Đặc điểm chương trình của nó kết cấu đồng tâm với các lớp của cấp học cao hơn” [1] . Do vậy, cùng rất nhiều các môn học hiện nay ở THCS, môn Giáo dục công dân có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và hình thành nhân cách học sinh. Từ những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Qua môn học các em xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai nhất là đối với học sinh trung học cơ sở lứa tuổi bắt đầu tập làm “người lớn”. Bên cạnh nội dung các bài học được quy định chung cho toàn quốc, chương trình theo quy định của Bộ ở các khối lớp có tiết ngoại khoá các vấn đề địa phương xen kẽ trong cả hai kì của năm học. Tuy nhiên việc lựa chọn nội dung để tổ chức một tiết dạy ngoại khoá vẫn đang còn là vấn đề khó khăn đối với các giáo viên Trung học cơ sở cơ sở hiện nay. Phần lớn giáo viên còn lúng túng trong việc chọn nội dung để tổ chức dạy những tiết học này.

 Trong thực tế, không có hướng dẫn cụ thể nào của cấp trên về nội dung và tài liệu biên soạn cho tiết ngoại khóa. Do vậy, người giáo viên phải chủ động lựa chọn nội dung tiết ngoại khóa sao cho phù hợp với đối tượng, với vùng miền. Hơn nữa chủ đề lựa chọn phải có tính phổ cập, tính thực tiễn cao, để học sinh dễ tiếp cận và hiệu quả giáo dục cao hơn.

 

doc 21 trang thuychi01 8536
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua tiết ngoại khóa trong môn Giáo dục công dân 8 ở trung học cơ sở Xuân Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	Trang
1. Mở đầu	1
1.1. Lí do chọn sáng kiến 	1
1.2. Mục đích nghiên cứu 	2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 	2
1.4. Phương pháp nghiên cứu	2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ..	......2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ...	2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	3
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường	...15
3. Kết luận, kiến nghị	17
3.1. Kết luận	17
3.2. Kiến nghị	18
Tài liệu tham khảo	19
Danh mục các SKKN đã được đánh giá, xếp loại	20
Phụ lục (kèm theo)
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn sáng kiến
	“Môn Giáo dục công dân ở trường THCS là môn học thay thế cho môn Chính trị - Đạo đức trước đây. Đặc điểm chương trình của nó kết cấu đồng tâm với các lớp của cấp học cao hơn” [1] . Do vậy, cùng rất nhiều các môn học hiện nay ở THCS, môn Giáo dục công dân có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và hình thành nhân cách học sinh. Từ những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Qua môn học các em xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai nhất là đối với học sinh trung học cơ sở lứa tuổi bắt đầu tập làm “người lớn”. Bên cạnh nội dung các bài học được quy định chung cho toàn quốc, chương trình theo quy định của Bộ ở các khối lớp có tiết ngoại khoá các vấn đề địa phương xen kẽ trong cả hai kì của năm học. Tuy nhiên việc lựa chọn nội dung để tổ chức một tiết dạy ngoại khoá vẫn đang còn là vấn đề khó khăn đối với các giáo viên Trung học cơ sở cơ sở hiện nay. Phần lớn giáo viên còn lúng túng trong việc chọn nội dung để tổ chức dạy những tiết học này.
 Trong thực tế, không có hướng dẫn cụ thể nào của cấp trên về nội dung và tài liệu biên soạn cho tiết ngoại khóa. Do vậy, người giáo viên phải chủ động lựa chọn nội dung tiết ngoại khóa sao cho phù hợp với đối tượng, với vùng miền. Hơn nữa chủ đề lựa chọn phải có tính phổ cập, tính thực tiễn cao, để học sinh dễ tiếp cận và hiệu quả giáo dục cao hơn. 
 Hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng ngày 3/2/2007 (Chỉ thị 06-CT/TW), ngành giáo dục và đào tạo xác định đó là nhiệm vụ trọng tâm, gắn liền với các phong trào thi đua là nhiệm vụ của toàn ngành. Đồng thời phát động phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào này đã phát triển sâu, rộng đối với mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên,trong cả nước và dường như nó đã thấm vào tâm tư, khối óc của từng người và đã biến thành những hành động cụ thể đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Với đề tài rộng, lớn như vậy, mà thời lượng của tiết ngoại khóa theo quy định chỉ 1-2 tiết học trong một học kì và đối tượng lại là học sinh THCS nên lựa chọn nội dung như thế nào để vừa đảm bảo thời gian và hiệu quả của tiết dạy quả là không dễ dàng.
 Đứng trước tình hình đó là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Giáo dục công dân và đã được tham dự các chuyên đề về đổi mới chương trình dạy học Giáo dục công dân do các cấp tổ chức, tôi chọn sáng kiến “Một số kinh nghiệm giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua tiết ngoại khóa trong môn giáo dục công dân 8 ở trung học cơ sở Xuân Lộc” với mong muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong việc lựa chọn nội dung, chủ đề để tổ chức một tiết dạy ngoại khoá môn Giáo dục công dân ở bậc Trung học cơ sở nhằm nâng cao kiến thức bộ môn, đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới chương trình, giải quyết tình trạng lúng túng trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức tiết dạy ngoại khoá của giáo viên Trung học cơ sở hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Bản thân tiến hành nghiên cứu sáng kiến này với mục đích để tìm ra cách thức tổ chức giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân 8 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Sáng kiến tập trung vào đối tượng nghiên cứu là: Một số kinh nghiệm giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua tiết ngoại khóa trong môn Giáo dục công dân 8 và học sinh lớp 8A,B ở trung học cơ sở Xuân Lộc
- Sáng kiến giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc: Chỉ tìm hiểu nội dung và cách thức tổ chức giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân 8 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Việc tìm hiểu lựa chọn nội dung : Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua tiết ngoại khóa trong môn giáo dục công dân 8 được thực hiện với nhiều phương pháp: 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.	
- Phương pháp tìm hiểu, phân tích.
 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 “Môn Giáo dục công dân cùng với các môn học khác đều có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Song, môn Giáo dục công dân là môn trực tiếp nhất về mặt này” [1]. Do vậy, dạy học Giáo dục công dân là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kỹ năng sống cơ bản trong cuộc sống để các em có cách ứng xử phù hợp, tự điều chỉnh hành vi, hình thành nhân cách. Nhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh qua môn học. Giáo dục công dân là bộ môn vừa mang tính trừu tượng cao vừa rất cụ thể vì kiến thức cơ bản bộ môn đòi hỏi tính khoa học, chính xác cao nhưng lại gắn liền với các mối quan hệ ứng xử của mỗi con người trong cuộc sống hiện tại. Nên trong quá trình giảng dạy để học sinh có những kiến thức cơ bản về Đạo đức và Pháp luật, đòi hỏi bên cạnh việc cung cấp kiến thức bộ môn theo quy định chung giáo viên phải gắn liền bài học với thực tế cuộc sống để các em biết vận dụng xử lý các tình huống Đạo đức, Pháp luật, vận dụng vào thực tế cuộc sống ở địa phương đòi hỏi người dạy phải tổ chức tốt các tiết ngoại khoá về các vấn đề địa phương qua đó giúp các em nhìn nhận, đánh giá đúng những vấn đề đang xảy ra, hoặc biết lên án, bảo vệ truyền thống lịch sử, di sản văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước; có những hiểu biết nhất định về các danh nhân văn hóa của địa phương và Việt Nam.Từ đó, giáo dục các em lòng tin, thái độ trân trọng, cảm phục và noi gương.
 Căn cứ vào tài liệu học tập, mục đích truyền thụ và thực tế địa phương người dạy phải có cách thức tổ chức tiết dạy ngoại khoá phù hợp với đối tượng học sinh từ việc lựa chọn chủ đề, nội dung đến cách thức tổ chức giờ dạy, tạo nên hứng thú trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh giúp các em tự điều chỉnh hành vi của bản thân, sống theo đúng Hiến pháp, Pháp luật và truyền thống đạo đức của dân tộc. Vì vậy trong thực tế hiện nay đối với mỗi giáo viên dạy môn Giáo dục công dân bậc Trung học cơ sở, việc lựa chọn nội dung để có cách thức tổ chức một tiết dạy ngoại khoá các vấn đề địa phương có vai trò hết sức quan trọng.
 Việc lựa chọn giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tiết ngoại khóa không những là vấn đề thiết thực bổ ích mà còn là việc làm cần thiết.Với tấm gương đạo đức mẫu mực của Người, học sinh sẽ dễ dàng tiếp nhận để bồi dưỡng niềm tin, tình cảm, nhận thức và tiến tới hành động thực tiễn một cách nhanh chóng hơn. Bởi vì trước hết, tấm gương của Người đã ăn sâu vào nếp nghĩ, tình cảm của người dân Việt Nam qua các thế hệ. Học sinh ở nhà cũng có thể hỏi người lớn để giải quyết những thắc mắc của bản thân về Bác; đến trường các em được biết thêm về Bác qua các môn học, đặc biệt là qua các mẫu chuyện trong sách giáo khoa ở các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân; hoặc qua sách báo, tài liệu tham khảo, qua mạng, 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Khái quát về đơn vị.
 Trường THCS Xuân Lộc là một trong hai trường chuẩn Quốc gia đầu tiên của huyện Triệu Sơn. Có bề dày truyền thống hiếu học. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương ổn định; đời sống nhân dân trong những năm gần đây dần được cải thiện và nâng cao. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, trường có cơ sở vật chất tương đối khang trang, sạch đẹp, đảm bảo cho công tác dạy và học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có sức khỏe và trình độ chuyên môn vững vàng, luôn tâm huyết với nghề và luôn hết lòng vì học sinh thân yêu. Do vậy, hàng năm số học sinh khá giỏi, học sinh thi vào PTTH, thi học sinh giỏi các cấp luôn đạt kết quả cao.
 Giáo viên dạy Giáo dục công dân tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp do Sở, Phòng tổ chức.
Phòng giáo dục, lãnh đạo nhà trường quan tâm đến quá trình đổi mới phương pháp, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân, có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ học sinh giỏi các cấp.
 Các tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên có những hoạt động nhằm khuyến khích việc học.
2.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng và nguyên nhân của thực trạng.
 * Kết quả khảo sát thực trạng. 
Từ tình hình thực tế tại đơn vị, tôi đã tiến hành khảo sát ở khối 8 năm học 2015-2016 và đầu năm học 2016 - 2017. Kết quả cho thấy:	
Tổng số
học sinh
Hiểu bài và vận dụng tốt
Hiểu bài và vận dụng khá
Có hiểu bài và có vận dụng
Chưa hiểu bài và vận dụng còn yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 53
(NH2015-2016)
5
9.4
10
18.8
25
47.3
13
24.5
48
(NH2016-2017)
6
12.5
8
16.6
18
37.6
16
33.3
* Nguyên nhân của thực trạng.
 Từ kết quả khảo sát thực trạng ở trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy Giáo dục công dân ở bậc THCS, tôi thấy học sinh chưa thực sự yêu thích môn học bởi trong quá trình giảng dạy và ôn tập nhiều giáo viên chưa có cách thức tổ chức dạy phù hợp để tạo nên hứng thú, kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh.
 Việc tổ chức giờ dạy ngoại khoá của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, phần lớn các thầy cô còn lúng túng trong việc xác định nội dung, chủ đề bài dạy, cách thức tổ chức giờ dạy. Nhìn chung các tiết ngoại khoá dạy mang hình thức lấp chỗ trống, nội dung nghèo nàn chưa tập trung được sự chú ý tiếp thu của học sinh.
 Các tiết dạy ngoại khoá đôi khi bị biến thành tiết kiểm tra, thực hành, dạy bù tính giáo dục chưa cao, chưa phát huy được tính độc lập trong việc tiếp nhận kiến thức của học sinh.
 Tài liệu hướng dẫn giảng dạy tiết ngoại khoá phần lớn chưa có, hoặc có thì nội dung còn sơ sài chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của quá trình dạy học. Trong khi đó sách giáo khoa nhiều thông tin, sự kiện đã cũ, không có tính mới, không còn phù hợp.
 Còn một bộ phận không nhỏ đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân giảng dạy với hình thức kiêm nhiệm, đào tạo không chính ban hoặc đào tạo dưới hình thức là môn hai nên kiến thức bộ môn còn hạn chế, phương pháp dạy học còn lúng túng.
Phương tiện dạy học còn chưa phong phú, đặc biệt việc nắm bắt các đơn vị kiến thức Pháp luật, cập nhật thông tin mới của giáo viên còn hạn chế.
 Các tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên có những hoạt động nhằm khuyến khích việc học song hình thức chưa phong phú, nội dung còn nghèo nàn, vẫn còn một số em chưa có hiểu biết hoặc hiểu biết rất ít về các danh nhân của địa phương, của Việt Nam. Nhìn chung các kiến thức xã hội của các em còn hạn chế.
Hơn nữa, xã Xuân Lộc vốn là vùng kinh tế thuần nông, trình độ dân trí không đồng đều. Vì vậy,việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn phụ huynh cũng như học sinh còn coi Giáo dục công dân là môn phụ nên chưa nhiệt tình với môn học.
 Xuất phát từ nhu cầu của phần lớn giáo viên, học sinh và tình hình môn học, qua quá trình giảng dạy và tìm tòi phương pháp tôi đã thực nghiệm cách thức tổ chức dạy một tiết ngoại khoá với chủ đề giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 8 trường THCS Xuân Lộc, kết quả học sinh học tập chăm chỉ, hứng thú, thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học.Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi đã quyết định chọn sáng kiến này để nêu lên những kinh nghiệm của bản thân, đóng góp vào quá trình đổi mới môn học nâng cao khả năng nhận thức và kết quả học tập môn Giáo dục công dân của học sinh THCS.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Xác định nội dung, chủ đề ngoại khóa và hình thức tổ chức dạy học 
* Nội dung, chủ đề ngoại khóa:
 Giáo viên chọn chủ đề (nội dung) của buổi ngoại khóa : Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với hai nội dung cụ thể :
+ Phần 1 : Khái quát thân thế, sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
+ Phần 2 : Tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
* Hình thức tổ chức giờ dạy.
 Căn cứ vào đặc điểm bộ môn và yêu cầu của chủ đề ngoại khoá, tiết ngoại khoá các vấn đề địa phương môn Giáo dục công dân ở bậc Trung học cơ sở có thể tổ chức giờ dạy dưới hai hình thức:
+ Tổ chức trên lớp: Đối với dạng bài ngoại khoá về các vấn đề chính trị xã hội. 
+ Tổ chức ngoài trời: Phù hợp với các bài tìm hiểu về truyền thống văn hoá, lịch sử ở địa phương (tổ chức tại các di tích văn hoá lịch sử, dưới hình thức dã ngoại, tham quan)
 Căn cứ vào chủ đề ngoại khóa đã lựa chọn và thời lượng của tiết ngoại khóa, tôi lựa chọn hình thức tổ chức trên lớp.
2.3.2. Chuẩn bị tài liệu và các phương tiện dạy học có liên quan.
- Máy chiếu, giấy Rô-ki, bút dạ, bảng phụ, các tranh ảnh minh họa, cây hoa,..
- Truyện kể về Bác Hồ,tập thơ Nhật Kí trong tù
- Một số bài hát, bài thơ của các tác giả khác về Bác
- Các câu hỏi và đáp án tìm hiểu về Bác
2.3.3. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học đã sử dụng trong quá trình ngoại khóa.
 Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp góp phần quyết định sự thành bại của một giờ dạy học. Do vậy, việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học vào tiết ngoại khóa trong môn Giáo dục công dân rất phong phú, đa dạng, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp cho phù hợp với nội dung, tính chất từng phần trong bài, trình độ nhận thức của học sinh, năng lực sở trường của giáo viên và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mình.
 Các phương pháp thường được sử dụng và mang lại hiệu quả cao như: thảo luận nhóm, sắm vai tình huống, giải quyết vấn đề, trực quan, trò chơi, nghiên cứu trường hợp điển hình,...
 Một số kĩ thuật dạy học thường sử dụng và mang lại hiệu quả như kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn,....
2.3.4.Thiết kế giáo án dạy – học ngoại khóa : Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
 GDCD 8: Tiết 32, 33:
THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA
CHỦ ĐỀ: GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1- Kiến thức : Nhằm cung cấp,bổ sung cho học sinh những kiến thức, hiểu biết đầy đủ, chính xác về Bác Hồ kính yêu. 
2- Kĩ năng : Rèn cho học sinh những kĩ năng đánh giá, kĩ năng tự tin, xác định giái trị, giải quyết tình huống, phân tích và xử lí thông tin, 
3- Thái độ : Hình thành và xây dựng niềm tin, giá trị sống cho học sinh từ tấm gương đạo đức mẫu mực của Hồ Chí Minh. Biết kính yêu, khâm phục, tự hào về lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đồng thời có ý thức học tập, rèn luyện và noi gương Người.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: 
- SGK, TLTK , máy chiếu, truyện kể về Bác Hồ,tập thơ Nhật Kí trong tù
- Một số bài hát, bài thơ của các tác giả khác về Bác; các câu hỏi và đáp án tìm hiểu về Bác
2. Học sinh: 
 - SKG, tìm hiểu các bài thơ, bài hát, mẫu chuyện về Bác Hồ hoặc các bài thơ văn có trong chương trình của Bác, sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ (khuyến khích học sinh tự vẽ tranh về Bác)
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. æn định lớp: 3p
2.Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh: 7p 
3. Tiến trình bài học 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cụ thể
Hoạt động 1: Khái quát về thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh( 25 phút)
GV dẫn lời: Khi nói đến chủ tịch Hồ Chí Minh chắc hẳn trong chúng ta không ai không biết đến một con người đã dành cả cuộc đời mình cho đất nước, cho dân tộc. Một tấm gương sáng ngời đạo đức cách mạng và tình yêu thương nhân loại. Vậy Bác của chúng ta sinh ra, lớn lên và hoạt động cách mạng như thế nào? Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác .
 Để tìm hiểu về Bác trong 2 tiết học ngoại khoá hôm nay được chia làm hai phần:
-Phần thứ nhất là tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Phần thứ hai là tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 HS quan sát hình ảnh và kênh chữ trên máy chiếu, nêu những hiểu biết của bản thân về Bác Hồ theo các giai đoạn 1. THỜI KÌ TỪ 1890- 1911
Ở thời kì này, GV sử dụng thêm phụ lục 1,2,3,4 (hình ảnh thân phụ, thân mẫu, chị gái, anh trai của Bác) để giới thiệu thêm về cuộc đời Bác.
 2. THỜI KÌ TỪ 1911-1941
Ở thời kì này, GV sử dụng thêm phụ lục 5,6,7,8,9,10,11 (từ hình ảnh của Bác khi ở Pháp đến hình ảnh khái quát hành trình tìm đường cứu nước của Người)
3. THỜI KÌ TỪ 1941-1969.
Ở thời kì này, GV sử dụng thêm các phụ lục 13 đến 44(từ hình ảnh của hang Pác-Pó nơi làm việc đầu tiên của Bác sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước đến hình ảnh những phút giây cuối cùng của Người về với thế giới người hiền) 
 .
Trong thời gian 25 phút thực hiện phần thứ nhất, GV linh hoạt phát vấn câu hỏi kết hợp với hình ảnh để HS nêu những hiểu biết của bản thân về quá trình hoạt động của Người mà các em biết qua sách báo, các bài học lịch sử, qua các bài văn, thơ của Người trong chương trình Ngữ văn THCS
Sau cùng GV sẽ chốt nội dung kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ
Hoạt động 2: Tìm hiểu tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (45 phút)
- GV biên soạn bộ câu hỏi (có thể cho HS tham khảo trước phần câu hỏi)
- GV chia lớp làm 3 đội chơi, mỗi đội có 3 bạn (số HS còn lại làm khán giả)
- Hình thức hái hoa dân chủ, thi ai nhanh hơn
- Đại diện mỗi đội lên để chọn quyền bốc thăm câu hỏi và trả lời
Câu 1: Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân" và "Bất kì bao giờ, bất kì ở đâu tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm cho ích quốc, lợi dân".[2]
Câu nói đó của Bác thể hiện phẩm chất đạo đức gì?
Câu 2 :Trong bài nói chuyện của Bác Hồ khi đến thăm bộ đội ở Đền Hùng trước khi về tiếp quản thủ đô năm 1954, Người nói '' Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Hay một lần khác Bác Hồ nói: ''Tổ quốc- đất nước là của tất cả mọi người Việt Nam và nhân dân chính là chủ nhân của đất nước. Tổ quốc và nhân dân có mối quan hệ máu thịt, theo nghĩa '' đồng bào ". Khi tổ quốc lâm nguy thì mọi người phải '' đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy " [2]
Những nội dung trên đã thể hiện phẩm chất đạo đức gì của Bác Hồ?
Câu 3 : Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó anh Thành có một người bạn thân tên là Lê. Một lần cùng nhau đi chơi phố, đột nhiên Thành nhìn thẳng vào mặt bạn, hỏi : 
- Anh Lê, anh có yêu nước không ? 
Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời : 
 Tất nhiên là có chứ ! 
- Anh có thể giữ bí mật được không ? 
- có ! 
- Tôi muốn ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình thật ra cũng có điều mạo hiểm, nhất là những khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không ? 
- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ? 
- Đây, tiền đây- anh Thành vừa giơ hai bàn tay ra vừa nói- chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ ? . [2]
Những cử chỉ, hành động và lời nói của Bác Hồ với một người bạn trong câu chuyện trên đã thể hiện đức tính gì của Bác Hồ ?
Câu 4. Câu nói bất hủ của Bác Hồ: 
''Không có gì quý hơn độc lập, tự do" ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
Câu 5. Trong tập thơ “Nhật kí trong tù”, bài “Ngắm trăng”, Người viết: 
 Trong tù không rượu cũng không hoa 
 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ 
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ 
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. [3]
Qua nội dung của bài thơ trên, em cảm nhận được Chủ tịch Hồ Chí Minh là người như thế nào?
Câu 6: "Là Chủ Tịch nước, bận trăm công nghìn việc nhưng Bác Hồ vẫn rất quan tâm tới mọi người. Bác luôn tranh thủ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_tam_guong_dao_duc_ho_chi_mi.doc