SKKN Một số kinh nghiệm giải bài tập peptit ôn thi THPT Quốc gia

SKKN Một số kinh nghiệm giải bài tập peptit ôn thi THPT Quốc gia

Môn hoá học trong trường phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo mà nghị quyết 29 đã đề ra. Người giáo viên và học sinh phải có những phương pháp dạy và học như thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học. Bài tập Peptit là một dạng bài tập mới thuộc chương trình lớp 12, là phần kiến thức được sử dụng trong các đề thi kiểm tra phần amin, aminoaxit, peptit và đề thi THPT quốc gia. Vì vậy khi lĩnh hội kiến thức này các em phải tìm hiểu bằng cách tự tìm tòi, khám phá cũng cố kiến thức của mình giúp các em phát huy toàn diện trí óc, khả năng của bản thân.

Đối với phần chương trình này, học sinh mới bước đầu làm quen thì còn rất lúng túng, để giải được dạng toán này quả thật không phải là dễ đối với nhiều học sinh, đặt biệt là những học sinh yếu kém và nhiều học sinh trung bình. Đôi khi một số bài tập nó đòi hỏi nhiều yếu tố, tâm lí, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và phản xạ nhanh của các em học sinh. Do vậy việc hình thành tư duy cho học sinh cần được chú trọng.

Có những ý tưởng tuyệt vời nhiều người đều biết, nhưng chuyển ý tưởng thành hiện thực sẽ có ý nghĩa hơn nhiều lần, không phải ai cũng thể hiện được. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn chuyên đề “Một số kinh nghiệm giải bài tập peptit ôn thi THPT Quốc gia” để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình để giúp các em hiểu kĩ hơn về bản chất của dạng bài tập này, làm thành thạo các bài tập cơ bản, và từ đó các em nắm vững kiến thức để giải quyết các bài tập có liên quan.

 

doc 23 trang thuychi01 12094
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giải bài tập peptit ôn thi THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài
Môn hoá học trong trường phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo mà nghị quyết 29 đã đề ra. Người giáo viên và học sinh phải có những phương pháp dạy và học như thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học. Bài tập Peptit là một dạng bài tập mới thuộc chương trình lớp 12, là phần kiến thức được sử dụng trong các đề thi kiểm tra phần amin, aminoaxit, peptit và đề thi THPT quốc gia. Vì vậy khi lĩnh hội kiến thức này các em phải tìm hiểu bằng cách tự tìm tòi, khám phá cũng cố kiến thức của mình giúp các em phát huy toàn diện trí óc, khả năng của bản thân.
Đối với phần chương trình này, học sinh mới bước đầu làm quen thì còn rất lúng túng, để giải được dạng toán này quả thật không phải là dễ đối với nhiều học sinh, đặt biệt là những học sinh yếu kém và nhiều học sinh trung bình. Đôi khi một số bài tập nó đòi hỏi nhiều yếu tố, tâm lí, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và phản xạ nhanh của các em học sinh. Do vậy việc hình thành tư duy cho học sinh cần được chú trọng. 
Có những ý tưởng tuyệt vời nhiều người đều biết, nhưng chuyển ý tưởng thành hiện thực sẽ có ý nghĩa hơn nhiều lần, không phải ai cũng thể hiện được. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn chuyên đề “Một số kinh nghiệm giải bài tập peptit ôn thi THPT Quốc gia” để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình để giúp các em hiểu kĩ hơn về bản chất của dạng bài tập này, làm thành thạo các bài tập cơ bản, và từ đó các em nắm vững kiến thức để giải quyết các bài tập có liên quan.
 2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu:
- Mục đích: Giúp các em học sinh làm bài tập nhanh, dễ hiểu, gây hứng thú cho học sinh trong quá trình giải bài tập hóa học. 
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12C1 năm học 2013-2014, học sinh lớp 12B1 năm học 2014-2015 và học sinh lớp 12A1 năm học 2015-2016 của trường THPT Lưu Đình Chất
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình giảng dạy hóa học ở trường THPT 
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
-  Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết từ đó định hướng cách giải bài toán
-  Phương pháp khảo sát điều tra
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp so sánh
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
II.1. Cơ sở lý luận:
Hóa học có những nét tư duy đặc thù của nó. Phạm trù tư duy của hóa học mang tính chất thực nghiệm pha lẫn trừu tượng. Luyện tập tư duy cho học sinh dần dần tạo cho các em phương pháp để giải các dạng toán nhất định, từ đơn giản đến phức tạp;
Thực tế trong các bài toán hóa học khi học sinh làm bài thường không sử dụng hết các dữ kiện và chưa có tư duy thích hợp cho mỗi loại bài toán nên tìm ra kết quả rất lâu.
Cơ sở lý thuyết quan trọng cho việc giải bài tập hoá học phần peptit là những kiến thức hoá học đại cương , hóa hữu cơ và hoá vô cơ (cần nắm được các định luật, khái niệm cơ bản của hoá học. Những kiến thức này sẽ theo học sinh trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoá học như: Định luật thành phần không đổi, Định luật bảo toàn khối lượng, Công thức hoá học, phản ứng hoá học, Phương trình hóa học, Dung dịch - nồng độ dung dịch - độ tan, các phản ứng trong dung dịch . . . )
Để giải được các bài tập peptit học sinh cần phải có những kiến thức về toán học: giải hệ phương trình ẩn, phương trình bậc nhất, giải phương trình bậc 2, giải bài toán bằng phương pháp biện luận.
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Môn hoá học trong trường phổ thông là một trong môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận.
Trong mỗi năm học khi dạy bài tập về phần này, tôi thường cho học sinh làm một số bài tập nhỏ để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng làm bài tập dạng này. Khi khảo sát ở các lớp khác nhau với những đối tượng khác nhau, tôi nhận thấy một số đặc điểm chung như sau: 
- Nhiều em không hiểu bài, không biết cách làm bài tập dạng này.
- Phần lớn các em chưa làm xong bài hoặc giải sai, giải nhầm, không ra được kết quả 
- Điểm khá, giỏi ít (20%), phần lớn chỉ đạt điểm trung bình hoặc yếu.
Nguyên nhân chính là do
+ Học sinh mới tiếp cận chưa nắm chắc kiến thức cơ bản, còn sai, còn nhầm lẫn nhiều
+ Lúng túng khi gặp bài toán có nhiều nhiều gốc và các loại gốc khác nhau
+ Nắm tính chất của các chất và viết phương trình chưa thật vững.
II.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
Việc làm của giáo viên:
- Ôn tập cho học sinh những tính chất của peptit và các phản ứng xảy ra. - Tổng hợp các bài tập dạng này trong các tài liệu: SGK, SBT, sách tham khảo, các đề thi học sinh giỏi, đề thi đại học và cao đẳng, đề thi minh họa, thi THPTQG hàng năm.
- Phân loại bài tập
+ Theo yêu cầu của đề bài
+ Theo mức độ từ dễ đến khó
- Với mỗi bài tập trước khi giải tôi đều hướng dẫn học sinh cách phân tích yêu cầu của đề bài, định hướng cách giải.
- Lưu ý sau khi giải bài tập
+ Khắc sâu những vấn đề trọng tâm, những điểm khác biệt. 
+ Nhắc lại, giảng lại một số phần mà học sinh hay nhầm, khó hiểu.
+ Mở rộng tổng quát hóa bài tập.
Việc làm của học sinh
- Phải nắm vững kiến thức đã học, ôn tập bổ sung kiến thức còn thiếu.
- Đọc thêm tài liệu, làm hết bài tập trong SGK, SBT, làm thêm bài tập trong sách nâng cao.
- Phải hiểu kĩ các bài tập từ đơn giản đến phức tạp.
II.4. Nội dung nghiên cứu.
Áp dụng ở các lớp: 12C1 năm học 2013-2014, học sinh lớp 12B1 năm học 2014-2015 và học sinh lớp 12A1 năm học 2015-2016 của trường THPT Lưu Đình Chất.
Giáo viên chọn lọc, nhóm các bài tập thành từng dạng, nêu đặc điểm của từng dạng và xây dựng hướng giải cho mỗi dạng đó. Đây  là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác giảng dạy vì nó là chìa khóa giúp học sinh tìm ra được hướng giải một cách dễ dàng, hạn chế tối đa những sai lầm trong quá trình giải bài tập, đồng thời phát triển được tiềm lực trí tuệ và tính sáng tạo của học sinh (thông qua bài tập tương tự và phát triển bài tập khó).
Khi thực hiện đề tài này vào giảng dạy, tôi tiến ôn tập theo dạng. Mức độ rèn luyện từ minh họa đến khó, nhằm bồi dưỡng học sinh phát triển kỹ năng từ hiểu vấn đề đến vận dụng linh hoạt và sáng tạo. Để bồi dưỡng mỗi dạng tôi thường thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nêu nguyên tắc và phương pháp áp dụng.
Bước 2: Giới thiệu từ 1 đến 2 bài tập mẫu và hướng dẫn giải.
Bước 3: Học sinh tự luyện và nâng cao từ 3 đến 5 bài tập mỗi dạng.
Tuỳ độ khó mỗi dạng tôi có thể hoán đổi thứ tự của bước 1 và 2.
Sau đây là một số dạng “ Bài tập peptit ”. Kinh nghiệm giải quyết đã được tôi thực hiện và đúc kết từ thực tế. Trong giới hạn của đề tài này, tôi chỉ nêu 5 dạng bài tập thường gặp, đây là 5 dạng bài toán tôi đã thử nghiệm và thấy có hiệu quả.
Dạng 1. Bài tập xác định trật tự liên kết của các gốc aminoaxit.
Dạng 2. Bài tập thủy phân không hoàn toàn peptit. 
Dạng 3. Bài toán thủy phân hoàn toàn peptit.
Dạng 4. Phản ứng cháy của Peptit. 
Dạng 5. Bài tập peptit phức tạp.
A. Lý thuyết cơ bản.
- Peptit là những hợp chất chứa từ (2 đến 50) gốc α-amino axit liên kết với nhau qua liên kết peptit.
- Một peptit (mạch hở) chứa n gốc α-amino axit thì chứa (n-1) liên kết peptit
- Thủy phân hoàn toàn peptit thường gặp, theo các phương trình phản ứng:
H[NHRCO]nOH + (n-1) H2O à nH2NRCOOH.
 Xn + nNaOH → nMuối + H2O
 Xn + nHCl + (n -1)H2O → n muối 
- Phản ứng đốt cháy peptit, sản phẩm tọa thành CO2, H2O và N2
- Cách tính phân tử khối của peptit. Ta hãy chú ý rằng, cứ hình thành 1 liên kết peptit thì giữa 2 phân tử amino axit sẽ tách bỏ 1 phân tử H2O. 
Giả sử một peptit mạch hở X chứa n gốc α-amino axit thì phân tử khối của X được tính là: MX = Tổng PTK của n gốc α-amino axit – 18.(n – 1)
Ví dụ khối lượng mol của một số peptit tính được như sau:
MGly-Gly-Gly-Gly = 4x75 – 3x18 = 246 
MGly-Ala-Ala = (75 + 2x89) – 2x18 = 217 
MAla-Val-Gly-Gly = (89 + 117 + 75) – 2x18 = 209
B. Các dạng bài tập.
Dạng 1. Bài tập xác định trật tự liên kết của các gốc aminoaxit.
Bài tập 1: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: 
Gly-Ala-Gly-Gly-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Hướng dẫn:
Gly-Ala-Gly-Gly-Ala, khi lần lượt phân cắt các liên kết peptit ở các vị trí trên phân tử pepetit và để lại 2 gốc thu được 3 đipeptit khác nhau (Gly Ala , Ala-Gly và Gly-Gly). 
 Chọn đáp án C.
Bài tập 2: Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): 
Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit?
	A. 2	B. 4	C. 3	D. 1
Hướng dẫn:
Thực hiện phân căt các liên kết peptit ở 1 vị trí trên phân tử peptit thu được các tripeptit: Gly-Val-Gly và Gly-Val-Ala.
Thực hiện phân cắt đồng thời hai liên kết peptit trên thu được thêm một tripeptit là: Val-Gly-Val
Vậy tối đa có thể thu được 3 tripeptit. Chọn đáp án C.
Loại câu hỏi này chú ý xem xét các peptit thu được có trùng nhau hay không.
Bài tập 3: Một nonapeptit có công thức: 
Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptit này, số tripeptit chứa phenylalanin (Phe) có thể thu được là. 
	A. 6	B. 5	C. 3	D. 4
Hướng dẫn:
Thực hiện phân cắt đồng thời hai liên kết peptit trên thu được các tripeptit là:
Pro-Gly-Phe ; Gly-Phe-Ser; Phe-Ser-Pro ; Ser-Pro-Phe ; Thực hiện phân căt các liên kết peptit ở 1 vị trí trên phân tử peptit thu được Pro-Phe-Arg.
Vậy tối đa có thể thu được 5 tripeptit. Chọn đáp án B.
Bài tập 4 (Đề TSĐH 2010): Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là 
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. 	B. Gly-Ala-Val-Val-Phe. 
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. 	D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
Hướng dẫn:
1 mol X → 1 mol Ala + 1 mol Val + 1 mol Phe + 2 mol Gly
Vậy X chứa 5 gốc amino axit.(trong đó 1 gốc Ala, 1 gốc Val, 1 gốc Phe và 2 gốc Gly). Khi đó ta ghép mạch peptit như sau:
	 Gly-Ala-Val
 Val-Phe
 Phe-Gly
 ( Gly-Ala-Val-Phe-Gly) Chọn đáp án: C
Dạng 2. Bài tập thủy phân không hoàn toàn peptit: 
 	Sử dụng “Phương pháp bảo toàn số mol gốc aminoaxit”
Bài tập 1: (ĐH 2011-Khối A): Thủy phân hết m gam tetrapeptit
 Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là 
	A. 90,6. 	B. 111,74.	C. 81,54. 	D. 66,44. 
Hướng dẫn:
Lần lượt tính số mol các sản phẩm: nAla = 28,48/89 = 0,32 mol;
n Ala-Ala = 32/160 = 0,2 mol;	nAla-Ala-Ala = 27,72/231 = 0,12 mol
 Chú ý: Số mol gốc Ala trước và sau phản ứng bằng nhau.
Gọi số mol Ala-Ala-Ala-Ala là a (mol). Trước phản ứng: ngốc (Ala) = 4.a	 
Sau phản ứng: ngốc (Ala) = 1. nAla + 2. n Ala-Ala + 3. nAla-Ala-Ala
Ta có: 4a = 1. 0,32 + 2. 0,2 + 3. 0,12 → a = 0,27 mol
Vậy m = 302. 0,27 = 81,54 gam. Chọn đáp án C.
Bài tập 2: Thủy phân 101,17 gam một tetrapeptit mạch hở: Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 42,72 gam Ala; m gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:
	A. 40,0	B. 59,2	C. 24,0	D. 48,0
Hướng dẫn:
nAla = 42,72/89 = 0,48 mol; 	nAla-Ala-Ala = 27,72/231 = 0,12 mol
n Ala-Ala-Ala-Ala = 101,17/302 = 0,335 mol;	n Ala-Ala = a mol
Ta có số mol gốc Ala trước và sau phản ứng bằng nhau nên:
4.0,335 = 1. 0,48 + 2.a + 3. 0,12 → a = 0,25 mol
m = 160. 0,25 = 40 gam. Chọn đáp án A.
Bài tập 3: Thủy phân một lượng tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m là 
	A. 29,006. 	B. 38,675. 	C. 34,375. 	D. 29,925.
Hướng dẫn:
Số mol các sản phẩm:
nAla-Gly = 0,1 mol; 	nGly-Ala = 0,05 mol;	nGly-Ala-Val = 0,025 mol;	
nGly = 0,025 mol;	nVal = 0,075 mol
Đặt số mol Ala-Val và Ala lần lượt là a, b
Từ hỗn hợp sản phẩm dễ dàng ghép mạch peptit ban đầu là: 
Ala-Gly-Ala-Val (x mol)
Chú ý bảo toàn gốc Gly ta có: x.1 = 0,025.1 + 0,025.1 + 0,05.1 + 0,1.1
 → x = 0,2 mol
Xét bảo toàn với gốc Val ta có: 0,2.1 = 0,025.1 + 0,075.1 + a.1 → a = 0,1 mol
Xét bảo toàn với gốc Ala ta có: 0,2.2 = 0,1.1 + 0.05.1 + 0.025.1 + a.1 + b.1 
→ b = 0,125 mol
Vậy m = 0,125.89 + 0,1. 188 = 29,925 gam. Chọn đáp án D.
Bài tập 4: Cho biết X là tetrapeptit (mạch hở) tạo thành từ 1 amino axit (A) no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng trong phân tử A chứa 15,73%N theo khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị m là:
	A. 149 gam	B. 161 gam	C. 143,45 gam	D. 159,25 gam
Hướng dẫn:
A có CTPT là H2N-CnH2n-COOH
Từ % khối lượng N → n = 2. Vậy A là Alanin
X: Ala-Ala-Ala-Ala. Giải tương tự bài tập 3 tìm được m = 143,45 gam)
Chọn đáp án C.
Bài tập 5: Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một aminoacid X mạch hở ( phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ). Phần trăm khối lượng Nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M,Q (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường Axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X.
Giá trị của m là
A. 4,1945.	B. 8,389.	C. 12,58.	D. 25,167.
 	Hướng dẫn:
aa là Gly; theo bảo toàn gốc Gly ta có: 3x + 4x = 0,005.3 + 0,035.2 + 0,05
 → x= 27/1400→ m= 8,389 gam, Chọn đáp án B
Dạng 3. Bài toán thủy phân hoàn toàn peptit.
 	* Trường hợp axit hoặc kiềm chỉ với vai trò xúc tác.
Xn + (n-1) H2O à n aminoaxit.
Ta luôn có: - Số mol Peptit = Số mol aminoaxit - Số mol H2O 
	Bài tập 1: Cho 13,32 gam peptit X do n gốc alanin tạo thành, thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit thu được 16,02 gam alanin duy nhất. X thuộc loại nào?
A. Tripeptit.	B. Tetrapeptit.	C. Hexapeptit.	D. Đipeptit.
Hướng dẫn:
BTKL: mH2O = 16,02-13,32= 2,7; n H2O = 0,15; nAla = 0,18 --> 5/6
 Chọn đáp án: C
Bài tập 2: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin X thuộc loại nào?
A. Tripeptit.	B. Tetrapeptit.	C. Hexapeptit.	D. Đipeptit.
Hướng dẫn:
 Phương trình phản ứng: [Ala] a[Gly] b(a+b-1) + (a+b-1) H2O → aAla + bGly Theo bảo toàn khối lượng: mH2O = 22,25 + 56,25 - 65 → nH2O =0,75 
Vậy (a+b-1)0,25= 0,75 và 0,75a=0,25b → a=1, b=3
 → X là tetrapeptit Chọn đáp án B hoặc: 0,75:0,25:0,75 = 3:1:3
Bài tập 3: Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi peptit được cấu tạo từ một loại α-aminoaxit, tổng số nhóm –CO–NH– trong 2 phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. Giá trị của m là
A. 104,28.	B. 116,28.	C. 109,5.	D. 110,28.
Hướng dẫn:
Ta có : nGlyxin : n Alanin = (81 :75) : ( 42,72: 89) = 9/4
Mà nX : nY = 1 : 3 và tổng số nhóm –CO-NH- trong X và Y bằng 5 ; X và Y chỉ cấu tạo từ 1 loại amino axit nên => X là tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala và Y là tripeptit Gly-Gly-Gly (dựa vào tỉ lệ mol và tỉ lệ gốc) 
 A4 + 3H2O®4A ; G3 + 2H2O ®3G 
Suy ra nX = nAla : 4 = 0,48 :4 = 0,12 => nY = 0,12 x 3= 0,36 (mol)
Suy ra mM = 0,12x(89x4 – 18x3) + 0,36x(75x3-18x2) = 104,28 gam
 Chọn đáp án A
Bài tập 4: Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi peptit đều được cấu tạo từ một loại α-aminoaxit, tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ mol là 1 : 3. Khi thủy phân m gam hỗn hợp M thu được 81 gam Glyxin và 42,72 gam Alanin. Giá trị của m là
A. 104,28.	B. 116,28.	C. 109,50.	D. 110,28.
Hướng dẫn:
Ta có n gly = 1,08 mol, nala = 0,48 mol => gly:ala = 9:4 
=> theo tỉ lệ mol 1:3 thì có tổng số gốc aminoaxit là 9+4 = 13
Nếu số gốc aminoaxit trong X, Y lần lượt là a, b 
=> Số liên kết peptit là a +b -2 = 5 => a+b=7 
Và theo tỉ lệ 1:3 => a + 3b = 13 => a = 4, b = 3 , nX : nY = x : 3x mol
X + 3 H2O à aa 	Y + 2 H2O à aa
x 3x 3x 6x
BT nito: 4x + 3x.3 = 1,08 + 0,48 => x = 0,12 mol
BTKL m(X,Y) + 18. 9.0,12 = 42,72 + 81 => m = 104,28.
 Chọn đáp án A.
* Trường hợp thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường kiềm.
Xét phản ứng giữa một peptit mạch hở X chứa n gốc amino axit (n-peptit) với dung dịch NaOH (đun nóng). Ta có phương trình phản ứng tổng quát như sau:
TH1: Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm COOH thì
Xn + nNaOH → nMuối + H2O
TH2: Nếu phân tử X chứa x gốc amino axit có hai nhóm –COOH (Glu), còn lại là các amino axit có 1 nhóm COOH thì
Xn + (n+x)NaOH → nMuối +(1+x) H2O
Trong đó chú ý bảo toàn khối lượng: mpeptit + mkiềm p/ư = mmuối + mnước
Bài tập 1: (Đề TSCĐ 2012): Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là 
	A. 1,46. 	B. 1,36. 	C. 1,64. 	D. 1,22.
Hướng dẫn:
Vì Glyxin và Alanin đều chứa 1 nhóm –COOH trong phân tử nên ta có:
Gly-Ala + 2KOH → muối + H2O
 	 a mol 2a mol a mol
Gọi số mol Gly-Ala là a (mol), ta có: 146.a + 2a.56 = 2,4 + 18.a → a = 0,01 mol
 Vậy m = 146.0,01 = 1,46 gam. Chọn đáp án A.
Bài tập 2: Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị m là:
	A. 47,85 gam	B. 42,45 gam	C. 35,85 gam	D. 44,45 gam
Hướng dẫn:
nAla-Gly-Ala = 0,15 mol. Vì Glyxin và Alanin đều chứa 1 nhóm –COOH trong phân tử nên ta có:
Ala-Gly-Ala + 3NaOH → muối + H2O
 	 0,15 mol 0,15.3 mol 0,15 mol
Ta có: 32,55 + 0,45.40 = mmuối + 0,15.18 → mmuối = 47,85 gam. Chọn đáp án A.
Bài tập 3: (ĐH 2012-Khối B): Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là 
	A. 54,30. 	B. 66,00. 	C. 44,48. 	D. 51,72. 
Hướng dẫn:
Do X, Y tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2, nên:
X + 4NaOH → muối + H2O
	a mol 4a mol a mol
Y + 3NaOH → muối + H2O
	2a mol 6a mol	 2a mol
Ta có: 10.a = 0,6 → a = 0,06 mol
Áp dụng BTKL ta có: m + 0,6.40 = 72,48 + 18.3.0,06 → m = 51,72 gam. 
 Chọn đáp án D.
Bài tập 4: Đun nóng 32,9 gam một peptit mạch hở X với 200 gam dung dịch NaOH 10% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 52 gam muối khan. Biết răng X tạo thành từ các α-amino axit mà phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Số liên kết peptit trong X là:
	A. 10	B. 9	C. 5	D. 4
Hướng dẫn:
mNaOH = 20 gam; Gọi số gốc amino axit trong X là n
Do X tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2, nên:
X + nNaOH → muối + H2O
	 0,5 mol 0,05 mol
Ta có: mX + mNaOH = mmuối + mnước → mH2O = 32,9 + 20 – 52 = 0,9 gam .
→ nH2O = 0,05 mol
Ta có: 0,05.n = 0,5 → n = 10.
Số Liên kết peptit sẽ là (n - 1 = 9). Chọn đáp án B.
Bài tập 5: Thủy phân hoàn toàn 21,8 gam đipeptit mạch hở Glu-Ala trong NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 28,0	B. 24,0	C. 30,2	D. 26,2
Hướng dẫn:
Do phân tử axit glutamic có chứa 2 nhóm -COOH nên:
Glu-Ala + 3NaOH → muối + 2H2O
	 	 0,1 mol	0,3 mol 	 0,2 mol
Áp dụng BTKL ta có: 21,8 + 0,3.40 = mmuối + 0,2.18 → mmuối = 30,2 gam. 
 Chọn đáp án C.
* Trường hợp thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường axit.
Xét phản ứng giữa một peptit mạch hở X chứa n gốc amino axit (n-peptit) với dung dịch HCl (đun nóng). Ta có phương trình phản ứng tổng quát như sau:
TH1: Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm NH2 thì
Xn + nHCl + (n -1)H2O → n muối 
TH2: Nếu phân tử X chứa x gốc amino axit có hai nhóm NH2 (VD: Lys), còn lại là các amino axit có 1 nhóm –NH2 thì
Xn + (n+x)HCl + (n -1)H2O → n muối 
Trong đó chú ý bảo toàn khối lượng: mpeptit + maxit p/ư + mnước = mmuối 
Bài tập 1: Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là:
	A. 37,50 gam	B. 41,82 gam	C. 38,45 gam	D. 40,42 gam
Hướng dẫn:
Vì Glyxin và Alanin đều chứa 1 nhóm -NH2 trong phân tử nên ta có:
Gly-Ala-Gly + 3HCl + 2H2O → muối
 0,12 mol 0,36 mol 0,24 mol
mmuối = 24,36 + 36,5.0,36 + 18.0,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giai_bai_tap_peptit_on_thi_thpt_quoc.doc
  • docTrang bìa, phụ lục, phiếu đánh giá.doc