SKKN Một số kinh nghiệm để tiến tới xây dựng thư viện trường tiểu học Trung Xuân đạt chuẩn

SKKN Một số kinh nghiệm để tiến tới xây dựng thư viện trường tiểu học Trung Xuân đạt chuẩn

Trường Tiểu học Trung Xuân là một trong những trường học thuộc vùng sâu vùng xa của huyện Quan Sơn. Do vậy, các công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác trong năm học luôn được PGD&ĐT, BGH nhà trường quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao. Trước tình hình đó, công tác Thư viện trường học là một trong các nội dung được nhà trường đặc biệt quan tâm.

 Để thư viện nhà trường có đủ các điều kiện theo tiêu chuẩn đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Là người quản lý trong trường tôi luôn trăn trở “Làm thế nào để trường có một thư viện có đầy đủ sách báo, tạp chí, tài liệu và phải làm gì để thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện và thực hiện tốt công tác xã hội hóa thư viện”.

 Năm học 2014 – 2015 trường TH Trung Xuân được tổ chứ Tầm nhìn thế giới hỗ trợ xây dựng thư viện và đưa thư viện vào sử dụng trong năm học 2015 – 2016 song thực tế giáo viên và học sinh vẫn chưa có đầy đủ các loại sách, báo phục vụ cho giảng dạy và học tập. Cơ sở vật chất của thư viện chưa đầy đủ, và chất lượng chưa được cao. Cán bộ thư viện hợp đồng trường do đó còn có những hạn chế trong hoạt động thư viện, do vậy việc tổ chức các hoạt động chưa phong phú về nội dung và hình thức.

 Xuất phát từ thực trạng của thư viện nhà trường còn chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới của ngành giáo dục. Về đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy. Vì vậy việc xây dựng một thư viện có đầy đủ cơ sở vật chất, sách báo, tạp chí . để thư viện đạt chuẩn theo QĐ số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT là một yêu cầu hết sức cần thiết.

 Trong phạm vi đề tài này tôi muốn nêu ra “Một số kinh nghiệm để tiến tới xây dựng thư viện trường tiểu học Trung Xuân đạt chuẩn”. Nhằm nâng cao hoạt động của thư viện góp phấn nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

 

doc 18 trang thuychi01 6814
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm để tiến tới xây dựng thư viện trường tiểu học Trung Xuân đạt chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trường Tiểu học Trung Xuân là một trong những trường học thuộc vùng sâu vùng xa của huyện Quan Sơn. Do vậy, các công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác trong năm học luôn được PGD&ĐT, BGH nhà trường quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao. Trước tình hình đó, công tác Thư viện trường học là một trong các nội dung được nhà trường đặc biệt quan tâm. 
 Để thư viện nhà trường có đủ các điều kiện theo tiêu chuẩn đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Là người quản lý trong trường tôi luôn trăn trở “Làm thế nào để trường có một thư viện có đầy đủ sách báo, tạp chí, tài liệu và phải làm gì để thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện và thực hiện tốt công tác xã hội hóa thư viện”.
 Năm học 2014 – 2015 trường TH Trung Xuân được tổ chứ Tầm nhìn thế giới hỗ trợ xây dựng thư viện và đưa thư viện vào sử dụng trong năm học 2015 – 2016 song thực tế giáo viên và học sinh vẫn chưa có đầy đủ các loại sách, báo phục vụ cho giảng dạy và học tập. Cơ sở vật chất của thư viện chưa đầy đủ, và chất lượng chưa được cao. Cán bộ thư viện hợp đồng trường do đó còn có những hạn chế trong hoạt động thư viện, do vậy việc tổ chức các hoạt động chưa phong phú về nội dung và hình thức. 
 Xuất phát từ thực trạng của thư viện nhà trường còn chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới của ngành giáo dục. Về đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy. Vì vậy việc xây dựng một thư viện có đầy đủ cơ sở vật chất, sách báo, tạp chí ... để thư viện đạt chuẩn theo QĐ số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT là một yêu cầu hết sức cần thiết.
         Trong phạm vi đề tài này tôi muốn nêu ra “Một số kinh nghiệm để tiến tới xây dựng thư viện trường tiểu học Trung Xuân đạt chuẩn”. Nhằm nâng cao hoạt động của thư viện góp phấn nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
 	Quá trình nghiên cứu đề tài nhằm đạt được những mục đích sau:
 	1. Tìm hiểu các tiểu chuẩn để xây dựng một thư viện chuẩn..
 	2. Tìm hiểu thực trạng thư viện nhà trường.
 	3. Đề xuất kinh nghiệm để xây dựng thư viện chuẩn.
 	III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 	Một số kinh nghiệm để tiến tới xây dựng thư viện trường tiểu học Trung Xuân đạt chuẩn.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sưu tầm tài liệu, đọc tài liệu, tra cứu thông tin. 
 2. Phương pháp điều tra: Tham quan, tìm hiểu tình hình thực tế.
 3. Phương pháp thực nghiệm: Đưa biện pháp đề xuất vào thực nghiệm.
PHẦN B: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 	I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1. Khái niệm thư viện:
 	Thư viện là nơi tàng trữ, lưu giữ bảo quản sách báo, tạp chí, tài liệu và tổ chức cho người đọc khai thác sử dụng.
 	Thư viện trường phổ thông là thư viện khoa học chuyên ngành Giáo dục và Đào tạo, nằm trong hệ thống thư viện nói chung và thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản quy phạm pháp luật về công tác thư viện nhà nước.
 	Thư viện không những là cơ sở vật chất trọng yếu, nó đảm bảo số lượng và chất lượng sách giáo khoa, sách nghiệm vụ của giáo viên và sách tham khảo dùng chung mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá khoa học của giáo viên và học sinh trong những buổi ngoại khoá. Hoạt động của thư viện thực sự đã góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự nghiên cứu cho học sinh đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị, xây dựng nếp sống văn hoá mới trong nhà trường. Ngoài ra thư viện còn giúp các em học sinh biết sử dụng và khai thác sách báo trong thư viện phù hợp với trình độ và nhận thức của mình. 
2. Nhiệm vụ của thư viện nhà trường:
Nhiệm vụ của thư viện trường học là cung ứng đầy đủ các loại sách báo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh. 
Sưu tầm và giới thiệu những sách báo cần thiết phục vụ giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa học, bổ sung kiến thức của các môn học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học. 
Phối hợp với thư viện phòng văn hóa huyện, thư viện địa phương để chủ động khai thác, sử dụng vốn sách báo, trang thiết bị chuyên dùng làm phong phú nội dung kho sách báo và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thư viện. 
Tổ chức quản lý đúng nghiệp vụ thư viện.
 	3. Qui định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (Ban hành kèm theo quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT)
a. Tiêu chuẩn thứ nhất: 
Sách giáo khoa: Đảm bảo cho mỗi học sinh có một bộ SGK.
Sách nghiệp vụ của giáo viên: Mỗi tên sách nghiệp vụ của giáo viên phải đủ cho giáo viên có một bản và 3 bản lưu tại thư viện (tính theo bộ môn mà giáo viên trực tiếp giảng dạy).
Sách tham khảo: Trường ở Thành phố, Thị xã, đồng bằng tối thiểu mỗi học sinh có 02 cuốn sách. Các trường miền núi vùng có điều kiện kinh tế khó khăn tối thiểu mỗi học sinh có 01 cuốn sách, số sách tham khảo phải có đầy đủ tên sách theo danh mục dùng chung cho thư viện các trường phổ thông do BGD&ĐT hướng dẫn hàng năm.
Báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa: 
Báo, tạp chí: Báo nhân dân, báo giáo dục & thời đại, tạp chí giáo dục, tạp chí thế giới mới, tạp chí tập san của ngành phù hợp với ngành học cấp học.
Bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa: Đảm bảo đủ các loại bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa do nhà xuất bản giáo dục xuất bản và ban hành từ năm 1998 đảm bảo mỗi tên bản đồ tranh ảnh được tính tối thiểu theo lớp, cứ 02 lớp cùng khối có 01 bản.
b. Tiêu chuẩn thứ 2: Về cơ sở vật chất.
Phòng thư viện: được đặt ở trung tâm hoặc nơi thuận tiện đảm bảo diện tích tối thiểu là 50m2 để làm phòng đọc và kho sách.
Trang thiết bị chuyên dùng: Có giá, tủ chuyên dùng, đủ bàn ghế, ánh sáng, có tủ hoặc hộp mục lục, sổ mục lục, bảng để giới thiệu với ban đọc. Phòng đọc cho giáo viên có tối thiểu 20 chỗ ngồi, phòng đọc cho học sinh tối thiểu có 25 chỗ ngồi, nơi làm việc của cán bộ thư viện, nơi để sách.
c. Tiêu chuẩn thứ 3: Về nghiệp vụ.
Tất cả các loại ấn phẩm trong thư viện phải được đăng ký mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện. Có nội quy thư viện, hàng năm cán bộ thư viện phải tổ chức biên soạn từ 01 đến 02 thư mục phục vụ cho giảng dạy và học tập trong nhà trường.
d. Tiêu chuẩn thứ 4: 
Tổ chức quản lý: Hiệu trưởng phân công 01 lãnh đạo trường trực tiếp phụ trách công tác thư viện, bố trí công tác cán bộ thư viện, chỉ đạo thực hiện và báo cáo lên cấp trên về khả năng huy động các ngồn kinh phí bổ xung sách cho thư viện.
Cán bộ làm công tác thư viện: Mỗi trường phải bố trí 1 giáo viên làm công tác thư viện. Nếu là giáo viên kiêm nghiệm thì phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác thư viện trường học, được hưởng lương và các tiêu chuẩn khác như giáo viên đứng lớp.
Phối hợp trong công tác thư viện: Thư viện phải có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh và hội CMHS để cán bộ thư viện khai thác phát triển phong trào đọc sách báo, tài liệu của trường .
Kế hoạch kinh phí hoạt động: Hàng năm thư viện lập kế hoạch đầu tư củng cố phát triển mua sách, đảm bảo chỉ tiêu phần trăm, tỷ lệ giáo viên và học sinh thường xuyên sử dụng sách, báo thư viện.
Hoạt động của thư viện: Có nội dung hoạt động phù hợp với giáo dục toàn diện, phục vụ tốt các hoạt động ngoại khoá, cho thuê, mượn SGK theo đúng chế dộ chính sách hiện hành.
e. Tiêu chuẩn thứ 5: Quản lý thư viện
Các danh hiệu thư viện: 
Thư viện trường học đạt chuẩn: đạt đầy đủ 5 tiêu chuẩn nêu trên, Sở GD&ĐT cấp giấy chứng nhận thư viện trường học đạt chuẩn cho các thư viện trường phổ thông của địa phương.
Thư viện trường học tiên tiến: là thư viện đạt chuẩn có những mặt vượt trội, có ít nhất từ 3 tiêu chuẩn trở lên.
Thư viện trường học xuất sắc: là thư viện đạt tiên tiến có những hoạt động đặc biệt xuất sắc, có hiệu quả cao, có sáng tạo.
II. THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG:
Trường TH trung Xuân là một trong những trường vùng sâu vùng xa với tổng số diện tích của địa phương là 4918,98 ha. có 7 thôn bản. Dân số là 1712 người chủ yếu là dân tộ Thái chiếm 99%. Trình độ dân trí không đồng đều, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương luôn chăm lo quan tâm tới sự nghiệp giáo dục. Trường TH năm học 2015 – 2016 có tổng số là 10 lớp thực hiện ở 5 khu với 122 học sinh, trong đó học sinh dân tộc là 120 em. Tổng số CB,GV,NV là 20, sồ giáo viên trình độ trên chuẩn là 16. số còn lại đều đạt chuẩn, có 01 nhân viên thư viện hợp đồng trường.
 	Năm học 2014-2015 trường TH đã được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo Quan Sơn cùng với Tầm nhìn thế giới đã xây dựng thư viện cho nhà trường với đầy đủ các phòng. Song cơ sở vật chất của thư viện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho giáo viên và học sinh, chất lượng một số đầu sách đã lạc hậu, sách cũ nhiều nên việc bảo quản còn khó khăn. Số lượng báo và tạp chí tuy đã có nhưng chưa phong phú về thể loại. Cán bộ phụ trách thư viện là giáo viên kiêm nhiệm do đó còn hạn chế về nghiệp vụ thư viện, do vậy việc tổ chức các hoạt động chưa phong phú về nội dung và hình thức. 
 Để đáp ứng yêu cầu hiện ngày càng cao của đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường, nhằm thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt là giáo dục tiểu học, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Trường TH Trung Xuân đã xác định: Cần phải có một thư viện chuẩn, Phòng đọc phải được trang trí đúng tiêu chuẩn: Có các góc, các bảng biểu, có đủ sách báo tạp chí, có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thư viện, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của việc đổi mới giáo dục phổ thông, để từ đó mở mang tầm nhận thức cho giáo viên và học sinh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
Trên nền tảng thư viện đã được xây dựng đủ các phòng, song về trang thiết bị bên trong thư viện như trang trí các góc, các bảng biểu, các giá để sách, bàn đọc, nhu cầu về sách báo, tạp chí, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thư viện cần được đầu tư và nâng cấp, đồng thời bổ sung các đầu sách trong danh mục quy định và kho sách cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Là một nhà quản lý trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của nhà trường, tôi đã có kế hoạch xây dựng thư viện đạt chuẩn theo quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT. Bằng những giải pháp cụ thể, tranh thủ sự hỗ trợ của Tầm nhìn thế giới, sự nỗ lực và trí tuệ của tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội. Trong năm học 2015-2016 thư viện nhà trường đã có đủ trang thiết bị bên trong, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách truyện, báo Nhà trường đang tiếp tục hoàn thiện trang trí các góc trong phòng đọc và hoàn thiện tất các các tiêu chuẩn để tiến tới đề nghị Phòng giáo dục và đào tạo Quan Sơn; Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa kiểm tra công nhận thư viện trường đạt chuẩn theo quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng thư viện chuẩn tuy có rất nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít những khó khăn, nhưng với lòng quyết tâm của người lãnh đạo, tất cả các tiêu chí của thư viện chuẩn theo quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT nhà trường sẽ phấn đấu hoàn thành và đưa vào hoạt động trong những năm học tới.
III. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để xây dựng thành công thư viện theo tiêu chuẩn 01 của Bộ giáo dục và Đào tạo cần tuân thủ các quy trình sau đây:
1. Công tác tuyên truyền, vận động. 
1.1. Công tác tuyên truyền
Qua quá trình nghiên cứu 5 tiêu chuẩn của thư viện chuẩn theo quyết định 01/2003/QĐ BGD&ĐT, để các thông tin này đến được với mọi tầng lớp nhân dân, với cộng đồng, với các thầy cô giáo và các em học sinh cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Các nội dung tuyên truyền gồm vai trò vị trí và chức năng của thư viện, đặc biệt là sự cần thiết phải xây dựng thư viện đạt chuẩn theo quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT để phục vụ yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới chương trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, nhằm đáp ứng yêu cầu hiện tại trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, làm cho mọi người hiểu rõ và cùng nhau chia sẻ những khó khăn của nhà trường trong việc xây dựng các tiêu chí của thư viện.
Các hình thức tuyên truyền đó là: 
- Tuyên truyền trong các buổi chào cờ đầu tuần
- Tuyên truyền trong hội đồng sư phạm
- Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã đến mọi khu dân cư.
- Tuyên truyền trong các hội nghị mở rộng của Đảng và chính quyền địa phương.
- Tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh học sinh của toàn trường.
Với chính quyền địa phương vừa kết hợp tuyên truyền miệng và thông qua công tác truyền thông các hoạt động có hiệu quả cụ thể của tìm hiểu sách từ thư viện. Từ đó chiếm được thiện cảm và sự thu hút của các cấp các ngành thông qua những hoạt động hiệu quả và thiết thực của giáo viên và học sinh. Chẳng hạn thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy về cuộc thi : “Kể chuyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho các Đảng viên của các chi bộ. Nhà trường một mặt tham gia tích cực từ giáo viên đến học sinh, mặt khác chi ủy chi bộ giới thiệu những quần chúng là giáo viên và học sinh có khả năng tham gia kể những câu chuyện được chắt lọc từ sách báo của thư viện trường, đã đạt được kết quả cao. 
1.2. Công tác vận động:
Bên cạnh đó nhà trường tham mưu với Phòng giáo dục phối hợp với tổ chức Tầm nhìn thể giới hỗ trợ các trang thiết bị cho thư viện, tổ chức các cuộc thi như: “Ngày hội đọc sách”, “Giao lưu Tiếng việt của chúng em” kinh phí do Tầm nhìn hỗ trợ. Từ đó nâng cao hiệu quả của công tác thư viện trong nhận thức của nhân dân địa phương.
Nhờ việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã làm thay đổi nhận thức đối với lãnh đạo Đảng, chính quyền và cộng đồng xã hội làm cho mọi người hiểu rõ: “Xây dựng thư viện đạt chuẩn theo quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT là việc làm cần thiết, kịp thời và trách nhiệm chung của mọi người, mọi tổ chức và toàn xã hội. Đầu tư cho tri thức là đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”.
 	2. Lập kế hoạch
 	Sau khi làm tốt công tác tuyên truyền thì việc lập kế hoạch là vô cùng quan trọng và cần thiết. Muốn lập kế hoạch được chính xác đầy đủ, phải nắm được tình hình phát triển trường lớp, tổng số giáo viên và học sinh, mục tiêu chương trình đào tạo, các nguồn kinh phí của thư viện nhà trường. Đối với trường TH Trung Xuân việc lập kế hoạch để tiến tới xây dựng thư viện chuẩn 01 cụ thể như sau:
a. Tiêu chuẩn thứ nhất: 
Sách giáo khoa: Đảm bảo cho mỗi học sinh có một bộ SGK.
Sách nghiệp vụ của giáo viên: Mỗi tên sách nghiệp vụ của giáo viên phải đủ cho giáo viên có một bản và 3 bản lưu tại thư viện (tính theo các môn học mà giáo viên trực tiếp giảng dạy). 
Sách tham khảo: Tối thiểu mỗi học sinh có 01 cuốn sách, số sách tham khảo phải có đầy đủ tên sách theo danh mục dùng chung cho thư viện các trường phổ thông do BGD&ĐT hướng dẫn hàng năm.
Báo, tạp chí: Ngoài các báo được nhà nước hỗ trợ như báo thiếu nhi dân tộc, Thư viện đặt mua, tạp chí giáo dục, tạp chí thế giới mới, tạp chí tập san của ngành phù hợp với ngành học cấp học.
Bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa: Đảm bảo đủ các loại bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa do nhà xuất bản giáo dục xuất bản và ban hành đảm bảo mỗi tên bản đồ tranh ảnh được tính tối thiểu theo lớp, cứ 02 lớp cùng khối có 01 bản.
b. Tiêu chuẩn thứ 2: Về cơ sở vật chất.
Phòng thư viện: Được đặt ở trung tâm hoặc nơi thuận tiện đảm bảo diện tích tối thiểu là 50m2 để làm phòng đọc và kho sách.
Trang thiết bị chuyên dùng: Có giá, tủ chuyên dùng, đủ bàn ghế, ánh sáng, có tủ hoặc hộp mục lục, sổ mục lục, bảng để giới thiệu với bạn đọc. Phòng đọc cho giáo viên có tối thiểu 20 chỗ ngồi, phòng đọc cho học sinh tối thiểu có 25 chỗ ngồi, nơi làm việc của cán bộ thư viện, nơi để sách.
 	c. Tiêu chuẩn thứ 3: Về nghiệp vụ
Tất cả các loại ấn phẩm trong thư viện phải được đăng ký mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện. Có nội quy thư viện, hàng năm cán bộ thư viện phải tổ chức biên soạn từ 1 đến 2 thư mục phục vụ cho giảng dạy và học tập trong nhà trường. 
 	d. Tiêu chuẩn thứ 4: 
Phân công đồng chí Dương Văn Nguyên phó hiệu trưởng nhà trường trực tiếp phụ trách công tác thư viện, hợp đồng trường 01 cán bộ thư viện, chỉ đạo thực hiện và báo cáo lên cấp trên về khả năng huy động các ngồn kinh phí bổ sung sách cho thư viện nhất là nguồn kinh phí từ Tầm nhìn.
Cán bộ làm công tác thư viện: Trường hợp đồng cán bộ thư viên làm công tác thư viện, được hưởng lương bằng mức lương tối thiểu.
Thư viện đã có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, có nhóm trẻ nòng cốt và hội CMHS để cán bộ thư viện khai thác phát triển phong trào đọc sách báo, tài liệu của trường.
Trong từng năm học thư viện lập kế hoạch đầu tư củng cố phát triển mua sách, đảm bảo chỉ tiêu phần trăm, tỷ lệ giáo viên và học sinh thường xuyên sử dụng sách, báo thư viện.
Các hoạt động của thư viện: Có nội dung hoạt động phù hợp với giáo dục toàn diện, giáo dục kỹ năng sống... phục vụ tốt các hoạt động ngoại khoá, cho thuê, mượn SGK theo đúng chế độ chính sách hiện hành.
e. Tiêu chuẩn thứ 5: Quản lý thư viện
Thư viện trường học đạt chuẩn: Đạt đầy đủ 5 tiêu chuẩn nêu trên, Sở GD&ĐT cấp giấy chứng nhận thư viện trường học đạt chuẩn cho các thư viện trường phổ thông của địa phương.
Tháng 8/2016 lập hồ sơ báo cáo phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT về kiểm tra công nhận thư viện. 
*. Trong quá trình lập kế hoạch cần tập trung vào các nội dung sau:
- Thành lập tổ công tác thư viện:
Khi thành lập tổ công tác thư viện cần phân công nhiệm vụ cụ thể trong mỗi thành viên, cụ thể như sau:
Hiệu trưởng: Ra quyết định thành lập tổ công tác thư viện của trường mình. Đồng thời tham mưu với địa phương với Tầm nhìn thế giới để huy động thêm nguồn kinh phí cho thư viện đồng thời phối hợp với Đoàn thanh niên, đội thiếu niên, công đoàn cơ sở, hội cha mẹ học sinh để từng bước xây dựng hoàn thiện thư viện. 
Phó Hiệu trưởng: Trực tiếp phụ trách các hoạt động của thư viện, báo cáo thường xuyên với hiệu trưởng về tình hình thư viện và lên kế hoạch hàng năm bổ sung cơ sở vật chất cho thư viện, đồng thời chỉ đạo kiểm kê thanh lý ấn phẩm của thư viện.
Cán bộ phụ trách thư viện: Giúp hiệu trưởng làm dự trù kinh phí mua sắm cơ sở vật chất hàng năm của thư viện. Tổ chức thực hiện những hoạt động về thư viện trong nhà trường. Nắm tình hình sách báo và tiến độ sử dụng sách báo của giáo viên và học sinh. Mua sắm các ấn phẩm của thư viện theo yêu cầu của chuyên môn. Quản lý và bảo quản sách báo trong nhà trường.
Tổ trưởng chuyên môn: Chỉ đạo tổ tham gia công tác thư viện, giới thiệu sách phục vụ tổ sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn học sinh tìm hiểu và sử dụng sách.
Giáo viên chủ nhiệm: Chỉ đạo các mặt về phân phối sách mới, thu hồi sách cho mượn, hướng dẫn bảo quản sách và sử dụng sách.
Toàn bộ các thành viên trong tổ đều có trách nhiệm phát hiện các nguồn sách quý, sưu tầm sách mới (những loại sách có trong danh mục và ngoài danh mục) tổ chức phục vụ các nhu cầu dạy học theo mục tiêu đào tạo.
Đại diện cha mẹ học sinh: Có nhiệm vụ cùng nhà trường tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh ủng hộ xây dựng quỹ thư viện.
b. Thống kê đầu việc: Liệt kê những công việc, những nhiệm vụ cần bổ sung mà thư viện cần phải hoàn thành trong thời gian quy định của kế hoạch đó là:
- Tiếp tục xử lý nghiệp vụ thư viện.
- Bổ sung các đầu sách vào kho sách.
- Các hợp đồng đặt sách với cơ quan phát hành và ấn định số lượng cần thiết, dự trù số lượng cho từng loại.
- Trang trí phòng đọc cho giáo viên và học sinh.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho phòng thư viện.
- Tổ chức hoạt động của thư viện vào nề nếp.
c. Dự trù nguồn kinh phí:
Năm học 2015-2016 nhà trường lập dự trù kinh phí mua bổ sung SGK, sách ngiệp vụ, sách tham khảo và các sách có trong danh mục thư viện trường phổ thông và trang trí thư viện với tổng số tiền là: 40.000.000 đồng.
 	Để có được nguồn kinh phí cho việc xây dựng thư viện theo quyết định 01/2003/QĐ/BGD& ĐT. Ngay từ đầu năm học 2015 -2016 nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền và phối hợp với Tầm nhìn, địa phương để huy động nguồn kinh phí, t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_de_tien_toi_xay_dung_thu_vien_truong.doc