SKKN Một số kinh nghiệm dạy tốt chương III, Hệ soạn thảo văn bản Môn Tin học 10 ở trường THPT Lê Lợi

SKKN Một số kinh nghiệm dạy tốt chương III, Hệ soạn thảo văn bản Môn Tin học 10 ở trường THPT Lê Lợi

Môn Tin học 10 ở bậc THPT bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức và thao tác cơ bản về tin học như: biết các linh kiện của máy tính, có kỹ năng sử dụng máy tính an toàn, biết soạn thảo văn bản, sử dụng mạng internet hiệu quả, Giúp ích trong việc học tập và công việc trong đời sống xã hội hiện nay. Từ đó hình thành phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động trong thời kỳ hội nhập cho học sinh như:

+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy giải quyết các bài toán từ đơn giản đến phức tạp.

+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức quản lý và xử lý thông tin.

+ Tạo thói quen sử dụng máy tính an toàn và hiệu quả trong việc học tập, giải trí và các công việc khác, .

+ Có thái độ đúng khi sử dụng các sản phẩm tin học và biết khả năng ứng dụng CNTT trong học tập và các hoạt động xã hội khác

 

doc 9 trang thuychi01 15943
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy tốt chương III, Hệ soạn thảo văn bản Môn Tin học 10 ở trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm dạy tốt chương III, Hệ soạn thảo văn bản
Môn Tin học 10 ở trường THPT Lê Lợi
I. Ý nghĩa đề tài.
1. Ý nghĩa thực tiễn.
Môn Tin học 10 ở bậc THPT bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức và thao tác cơ bản về tin học như: biết các linh kiện của máy tính, có kỹ năng sử dụng máy tính an toàn, biết soạn thảo văn bản, sử dụng mạng internet hiệu quả,  Giúp ích trong việc học tập và công việc trong đời sống xã hội hiện nay. Từ đó hình thành phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động trong thời kỳ hội nhập cho học sinh như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy giải quyết các bài toán từ đơn giản đến phức tạp.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức quản lý và xử lý thông tin.
+ Tạo thói quen sử dụng máy tính an toàn và hiệu quả trong việc học tập, giải trí và các công việc khác, ...
+ Có thái độ đúng khi sử dụng các sản phẩm tin học và biết khả năng ứng dụng CNTT trong học tập và các hoạt động xã hội khác
2. Ý nghĩa xã hội.
Khi học sinh học hết chương trình tin học 10 THPT các em có thể sử dụng tốt một số phần mềm hổ trợ cho việc học các môn học khác như:
	+ Phần mềm hệ điều hành Windows giúp cho học sinh có thể sử dụng thành thạo các thao tác đối với máy tính.
+ Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word giúp học sinh ứng dụng từ các môn học khác để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đẹp mắt và đúng quy định.
+ Trình duyệt Web Internet Explorer giúp học sinh có thể tra cứu thông tin hữu ích giúp cho việc học tập và giải trí đạt hiệu quả cao hơn.
II. Thực trạng của đề tài.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát các lớp 10A2, 10A3, 10A4, 10A6 tôi đang trực tiếp giảng dạy thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành và thông qua hình thức kiểm tra. Khi tổng hợp tôi thu được kết quả như sau:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện chuyên đề
Số hs
Tỷ lệ
Thao tác nhanh, đúng
9/173
5%
Thao tác đúng
25/173
15%
Thao tác chậm
30/173
17%
Chưa biết thao tác
109/173
63%
III. Những điều kiện cụ thể khi thực hiện đề tài ở trường THPT Lê Lợi.
1. Thuận lợi:
a) Nhà trường
- Nhà trường có 2 phòng Tin học đã một phần nào đáp ứng được nhu cầu thực hành của học sinh.
- Hệ thống máy chiếu và các linh kiện máy tính hiện có đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
b) Giáo viên
	Đội nghũ giáo viên đảm bảo về số lượng, được đào tạo chính qui.
c) Học sinh
	Đa số học sinh có tinh thần ham học hỏi, yêu thích công nghệ thông tin.
2. Khó khăn:
a) Nhà trường:
- Mỗi tiết thực hành có tới từ 2 đến 3 học sinh ngồi cùng một máy nên các em có ít thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ.
- Cấu hình máy tính thấp, máy tính hay lỗi ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là các giờ thực hành mạng Internet.
b) Giáo viên:
Kinh nghiệm chưa nhiều, việc đầu tư vào chuyên môn chưa xứng tầm đối với môn khoa học hiện đại.	
c) Học sinh:
Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính thụ động.
3. Nhiệm vụ của đề tài
	- Sử dụng các thiết bị và linh kiện máy tính hiện có để giảng dạy. Nhằm giúp cho học sinh sau khi học xong chương 3 “Hệ soạn thảo văn bản” học sinh có thể tự soạn thảo một văn bản hoàn chỉnh.
	- Giúp học sinh có nhận thức đúng khi học tin học và sử dụng máy tính hiệu quả khi thực hành trên phòng máy.
IV. Nội dung và giải pháp thực hiện.
1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:
- Ngay từ những bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học 10, giáo viên phải cho học sinh xác định rõ mục tiêu bài học và cho học sinh nhận biết rằng học tin học không chỉ học sử dụng máy tính mà tin học là một ngành khoa học. Ứng dụng của tin học hiện nay đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài ra giáo viên cần phải chỉ rõ các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết.
Ví dụ 1: Bài 1 “Tin học là một ngành khoa học” giáo viên phải chỉ rõ những ứng dụng của tin học trong đời sống hiện nay. Chia lớp theo nhóm cho học sinh thảo luận để kể ra những ứng dụng trong thực tế mà học sinh được biết như: ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, trong giáo dục, trong bệnh viện, trong các lĩnh vực khoa học, các lĩnh vực tực động hóa, đặc biệt là những ứng dụng ngay tại trường THPT Lê Lợi, 
Ví dụ 2: Bài 3 “Giới thiệu về máy tính”. Khi giáo viên giới thiệu các bộ phận của máy tính. Giáo viên chỉ rõ tác dụng của từng bộ phận đó như:
- Khi giới thiệu con chuột, giáo viên phải mô tả con chuột và có những loại nào hiện nay, trên thân con chuột có những phím nào, chức năng của các phím đó, cách tay đặt lên con chuột đó như thế nào. Cho học sinh quan sát và cầm con chuột, quan sát thao tác của giáo viên khi sử dụng chuột trong quá trình học tập.
- Khi giới thiệu bàn phím, giáo viên phải mô tả chức năng của từng phím, cách đặt tay lên bàn phím để thao tác cho thuận tiện khi làm việc với máy tính. Cho học sinh quan sát bàn phím và quan sát thao tác của giáo viên khi sử dụng bàn phím trong quá trình làm việc với máy tính.
- Khi giới thiệu thiết bị lưu trữ, giáo viên mô tả chức năng của thiêt bị đó và hiện nay có những loại thiết bị lưu trữ nào, ...
Giáo viên phải biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
Ví dụ 3: Khi học chương 3 “Soạn thảo văn bản”. Giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản. Khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để xem và chỉnh sửa.
Ví dụ 4: Khi dạy bài “Bài tập và thực hành 7” giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của GV và lời nói của GV. Trong khi thực hành, nếu học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho một lần nữa các thao tác cho học sinh đó.
Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học như máy chiếu, các bộ phận của các máy tính đã hỏng áp dụng vào trong giờ dạy lý thuyết để học sinh quan sát và dễ nhận biết, giúp cho giờ học lý thuyết cũng như giờ học thực hành đạt hiệu quả hơn.
Qua đợt khảo sát đầu năm học học với học sinh các lớp 10A2, 10A3, 10A4, 10A6 dạy bài 3 “Giới thiệu về máy tính”. Lớp 10A2 và lớp 10A3 sử dụng đồ dùng trực quan bằng máy chiếu, được thao tác trên máy tính và các bộ phận của máy tính. Còn lớp 10A4, 10A6 sử dụng đồ dùng trực quan bằng hộp thoại miêu tả hình ảnh trong sách giáo khoa thông qua máy chiếu.
Khi tổng hợp kết quả thu được:
Mức độ nhận biết các thiết bị
Lớp 10 A2
Lớp 10A3
Lớp 10A4
Lớp 10A6
Nhận biết nhanh, đúng
30/44
32/43
10/43
8/43
Nhận biết nhanh
12/44
9/43
15/43
12/43
Nhận biết chậm
2/44
2/43
15/43
15/43
Chưa biết các thiết bị
0/44
0/43
3/43
8/43
Khi dạy thực hành giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và làm bài tập.
2. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tâp thực hành phải phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của học sinh.
Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng các bài tập thực hành một cách có hệ thống.
3. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
4. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy học.
5. Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (cờ caro), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario Typing), phần mềm luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí (Solitare, minesweeper)
6. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
7. Giáo viên hướng đẫn học sinh tìm kiếm nguồn thông tin trên mạng Internet phục vụ tốt hơp cho quá trình học tập.
Ví dụ: Trong chương 4 “Mạng máy tính và Internet”, giáo viên giới thiệu cho học sinh một số wedsite phục vụ việc học tốt hơn môn tin học và cách tìm kiếm thông tin để học tốt hơn các môn học khác như: www.pcworld.com.vn, www.hocmai.vn, www.google.com.vn, ...
8. Giáo viên chỉ rõ cho học sinh biết cách sử dụng máy tính được lâu dài và hiệu quả như: Bật/tắt máy tính đúng qui trình, vệ sinh máy tính thường xuyên, không sử dụng máy tính vào mục đích khác khi chưa được sự đồng ý của giáo viên, không làm lây truyền vius máy tính dưới mọi hình thức, ...
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy thường xuyên với các đồng nghiệp.
Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản thân.
V. Những kết quả cụ thể qua quá trình thực nghiệm.
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học ở các lớp 10A2, 10A3, 10A4, 10A6. So sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện chuyên đề
Sau khi thực hiện chuyên đề
Tỷ lệ tăng, giảm
Số Hs
Tỷ lệ
Số Hs
Tỷ lệ
Thao tác nhanh, đúng
9/173
5%
87/173
50%
Tăng: 45%
Thao tác đúng
25/173
15%
67/173
39%
Tăng: 24%
Thao tác chậm
30/173
17%
19/173
11%
Giảm: 6%
Chưa biết thao tác
109/173
63%
0/173
0%
Giảm: 63%
(Tỷ lệ phần trăm đã được làm tròn)
VI. Kết luận.
1. Kết luận
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp giảng dạy bằng trực quan áp dụng vào việc dạy học chương 3, Hệ soạn thảo văn bản môn Tin học 10 đã trình bày ở trên giúp học sinh không những nắm vững kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn và có chất lượng thực sự hiệu quả.
2. Kiến nghị
- Nhà trường cần có kế hoạch bảo trì phòng máy tốt hơn để giúp học sinh có điều kiện được thực hành.
- Tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Trên đây là những kinh nghiệm giúp dạy tốt hơn chương III, Hệ soạn thảo văn bản môn Tin học 10 ở trường THPT Lê Lợi.
Mong được sự góp ý của hội đồng đánh giá sáng kiến kinh nghiệp và đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệp của tôi được áp dụng thiết thực hơn, sâu sắc hơn.
VII. Tài liệu tham khảo.
1. Một số trang wep:
2. Sách giáo khoa Tin học 10.
3. Sách bài tập Tin học 10.
4. Sách giáo viên Tin học 10.
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tin học 10.
Thọ Xuân, ngày 06 tháng 06 năm 2016
Người viết sáng kiến
Lê Đăng Duy
MỤC LỤC
	Trang
I. Ý nghĩa đề tài	1
II. Thực trạng của đề tài	2
III. Những điều kiện cụ thể khi thực hiện đề tài ở trường THPT Lê Lợi	2
IV. Nội dung và giải pháp thực hiện	3, 4, 5, 6
V. Những kết quả cụ thể qua quá trình thực hiện	7
VI. Kết luận	 7, 8
VII. Tài liệu tham khảo	8

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_tot_chuong_iii_he_soan_thao_van.doc