SKKN Một số kinh nghiệm dạy tích hợp bài 4: “Bảo vệ hòa bình” ở môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Nga Nhân

SKKN Một số kinh nghiệm dạy tích hợp bài 4: “Bảo vệ hòa bình” ở môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Nga Nhân

Hiện nay, việc dạy học tích hợp liên môn đang được ngành giáo dục quan tâm. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình dạy và học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp sẽ giúp phát triển các năng lực, giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ.

Chương trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy". Vì vậy việc dạy học tích hợp liên môn là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đối với môn Giáo dục công dân, mục tiêu giáo dục và phát triển nhân cách con người luôn được xác định là quan trọng nhất. Kiến thức bộ môn cũng có liên quan đến kiến thức của nhiều môn học. Vì vậy, một trong những phương pháp giảng dạy bộ môn hiệu quả đó là tích hợp liên môn trong quá trình dạy học.

Bài “ Bảo vệ hòa bình” được giảng dạy trong chương trình GDCD lớp 9- Bài 4 với mục tiêu giáo dục giúp học sinh hiểu thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình, vì sao cần phải bảo vệ hòa bình. Giá trị của hòa bình và tác hại của chiến tranh. Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới. Hiểu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày. Qua đó, học sinh xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để bảo vệ hòa bình. Hơn nữa còn giáo dục các em biết thể hiện tình yêu hòa bình ở mọi nơi, mọi lúc. Có kỹ năng phân tích, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến vấn đề về hòa bình, chiến tranh. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhằm góp phần bảo vệ hòa bình. Muốn đạt được mục tiêu của bài học cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó phương pháp tích hợp kiến thức các bộ môn đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy tích hợp bài 4: “Bảo vệ hòa bình” ở môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Nga Nhân”.

 

doc 21 trang thuychi01 13444
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy tích hợp bài 4: “Bảo vệ hòa bình” ở môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Nga Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
I.
MỞ ĐẦU
 2
1.
Lí do chọn đề tài 
 2
2.
Mục đích nghiên cứu
 2
3.
3 Đối tượng nghiên cứu
3
4.
Phương pháp nghiên cứu
3
II.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.
Thực trạng
 4
2.1.
Thuận lợi
 4
2.2.
Khó khăn
4
2.3.
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn, tồn tại
5
2.4.
Kết quả khảo sát và nhận xét
5
3.
Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
6
3.1.
Các nguyên tắc tích hợp
6
3.2.
Tác dụng của dạy học tích hợp
6
3.3.
Cách tổ chức thực hiện khi dạy bài 4: Bảo vệ hòa bình
6
4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
III.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
1.
Kết luận
19
2.
Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
 DANH MỤC
21
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
	Hiện nay, việc dạy học tích hợp liên môn đang được ngành giáo dục quan tâm. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình dạy và học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp sẽ giúp phát triển các năng lực, giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ.
Chương trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy". Vì vậy việc dạy học tích hợp liên môn là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đối với môn Giáo dục công dân, mục tiêu giáo dục và phát triển nhân cách con người luôn được xác định là quan trọng nhất. Kiến thức bộ môn cũng có liên quan đến kiến thức của nhiều môn học. Vì vậy, một trong những phương pháp giảng dạy bộ môn hiệu quả đó là tích hợp liên môn trong quá trình dạy học. 
Bài “ Bảo vệ hòa bình” được giảng dạy trong chương trình GDCD lớp 9- Bài 4 với mục tiêu giáo dục giúp học sinh hiểu thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình, vì sao cần phải bảo vệ hòa bình. Giá trị của hòa bình và tác hại của chiến tranh. Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới. Hiểu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày. Qua đó, học sinh xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để bảo vệ hòa bình. Hơn nữa còn giáo dục các em biết thể hiện tình yêu hòa bình ở mọi nơi, mọi lúc. Có kỹ năng phân tích, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến vấn đề về hòa bình, chiến tranh. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhằm góp phần bảo vệ hòa bình. Muốn đạt được mục tiêu của bài học cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó phương pháp tích hợp kiến thức các bộ môn đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy tích hợp bài 4: “Bảo vệ hòa bình” ở môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Nga Nhân”.
2. Mục đích nghiên cứu: 
Việc dạy học theo hướng tích hợp các bộ môn cho Bài 4: Bảo vệ hòa bình sẽ giúp các em tích cực chủ động trong quá trình học tập. Học sinh sẽ thích thú, hào hứng nắm bài một cách hiệu quả, giờ học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn. Qua đó sẽ rèn được các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập và trong thực tiễn, nâng cao khả năng tổng hợp phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề cho học sinh. Từ đó, các em biết xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện, hòa bình, nhân ái, vị tha, biết yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa, trân trọng và học tập những việc làm yêu hòa bình trong cuộc sống.
 Hơn nữa, tôi còn muốn thông qua bài học, giúp các em phát triển năng lực phân tích, đánh giá quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến vấn đề bảo vệ hòa bình, năng lực thuyết trình, vận dụng kiến thức liên môn để trả lời câu hỏi trong bài học, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
Vấn đề dạy học tích hợp liên môn Giáo dục công dân với các môn học khác để học sinh đạt được mục tiêu về kiến thức của bài học là: hiểu được thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình, giá trị của hòa bình và tác hại của chiến tranh. Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới, các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, học sinh xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để cần phải bảo vệ hòa bình ở mọi nơi, mọi lúc.
	3. Đối tượng nghiên cứu: (Tích hợp kiến thức Bảo vệ hòa bình cho HS lớp 9B trường THCS Nga Nhân)
	- Nghiên cứu mạch kiến thức tích hợp của các môn: Lịch sử, Ngữ văn, Âm nhạc, Địa lí, Mỹ thuật, Sinh học, Hóa học, hiểu biết xã hội có thể sử dụng trong bài dạy.
	- Nghiên cứu và dạy học tích hợp để có kết luận đúng cho việc áp dụng dạy học tích hợp liên môn trong bộ môn học giáo dục công dân nói riêng và trong nhà trường nói chung.
 - Nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh khi được học giờ học tích hợp liên môn.
	4. Phương pháp nghiên cứu:
	Để thực hiện SKKN này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
	- Phương pháp thu thập thông tin qua đồng nghiệp, mạng Internet...
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
	- Phương pháp thực nghiệm trên cơ sở dạy bài Bảo vệ hòa bình với học sinh lớp 9B.
	- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm và một số phương pháp khác
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 	Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Từ đó, ta hiểu rằng, dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách hướng tới mục tiêu tích hợp. 
Tích hợp vấn đề hòa bình là một nội dung rất hay và ý nghĩa, nhất là đối với dân tộc Việt Nam. Trong quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài, chúng ta đã đúc kết nên truyền thống yêu chuộng hòa bình và chăm lo giữ gìn hòa hiếu với các nước láng giềng. Hòa bình của Việt Nam luôn gắn với độc lập, tự do. Ngày nay, lại gắn liền với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hòa bình của Việt Nam liên kết với hòa bình của khu vực và thế giới.
 Việt Nam từng là một địa chỉ chiến tranh, ngày nay là một địa chỉ hòa bình. Từ cuối những năm 1980, nắm vững xu thế hòa bình và phát triển của thế giới, nhạy cảm trước thời cuộc và vận nước, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới; phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Công cuộc đổi mới, cải cách và mở cửa được phát động, chúng ta tích cực bình thường hóa quan hệ với các nước, phá bỏ bao vây cấm vận, đề ra chủ trương xây dựng nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy liên kết khu vực và thế giới.
	Nhiều môn học ít nhiều đề cập đến vấn đề hòa bình theo các cách khác nhau. Nhiệm vụ của tôi là tìm ra những điểm tương thích ở các môn học để tạo ra một bài tích hợp hợp lý, hiệu quả và thực tế.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
2.1. Thuận lợi:
- Những năm vừa qua, giáo viên được tham gia sinh hoạt trong “Trường học kết nối” rất thuận lợi để mỗi người đổi mới dạy tích hợp liên môn.
- Giáo viên được tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh do Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tổ chức từ tháng 8 năm 2018.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin với trang thiết bị dạy học khá phong phú, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên trong nhà trường là cơ hội giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy hiệu quả, học sinh dễ tìm hiểu tài liệu và thu thập tư liệu môn học qua hệ thống thông tin đại chúng, mạng Internet.
- Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện, góp ý bài dạy để giáo viên tiến hành dạy học thực nghiệm đạt kết quả tốt.
2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì việc dạy học tích hợp liên môn cũng còn gặp phải nhiều trở ngại và khó khăn sau:
- Khi dạy tích hợp, giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy một môn/ tiết học nên khi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. 
- Để soạn một tiết dạy tích hợp đòi hỏi giáo viên phải giành thời gian đầu tư nghiên cứu. Chính vì vậy, nhiều thầy cô ngại thay đổi nên chất lượng nhiều giờ học chưa cao. 
- Đa số giáo viên dạy môn Giáo dục công dân có trình độ đào tạo ban đầu là Cao đẳng sư phạm Văn- Giáo dục công dân, Sử- Giáo dục công dân, trong đó môn Giáo dục công dân là môn dạy thứ hai nên còn một số hạn chế.
- Sự tác động của đời sống, của các trang mạng xã hội như Facebook, Zalokhiến đạo đức của học sinh bị xuống cấp. 
- Nhiều học sinh không yêu thích môn Giáo dục công dân, đặc biệt là học sinh lớp 9. Các em chỉ chủ yếu tập trung học ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh để thi vào cấp THPT, còn với môn Giáo dục công dân, các em chỉ xem đó là môn phụ cho nên cách học còn hời hợt, mang tính đối phó.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn, tồn tại:
- Vốn hiểu biết về kiến thức các môn học, hiểu biết xã hội của mỗi giáo viên còn hạn chế nên phần tích hợp có thể còn mờ nhạt, chưa hợp lý.
- Vì phải đảm nhận dạy nhiều lớp, nhiều môn, thêm cả công tác kiêm nhiệm nên các thầy cô đôi khi chịu nhiều áp lực. Từ đó, sự đầu tư nghiên cứu vấn đề còn chưa thấu đáo.
 2.4. Kết quả khảo sát và nhận xét:
 	Tôi rất băn khăn, trăn trở khi nhìn thấy thực trạng trên, bản thân muốn nghiên cứu vấn đề để thay đổi cách nhìn đối với môn Giáo dục công dân nên đã tiến hành khảo sát học sinh ngay từ cuối năm học 2017-2018.
 Bảng khảo sát tình hình học tập của lớp 8: 
 (Tháng 5 năm học 2017 - 2018) 
Lớp
Số HS
Kết quả khảo sát
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8B
22
1
4.5
4
18.2
10
45.5
7
31.8
8A
23
1
4.3
3
13
11
47.8
8
34.9
Nhìn vào bảng khảo sát, ta thấy trình độ học lực, khả năng tiếp thu bài của hai lớp là ngang nhau. Tuy nhiên kết quả khảo sát là quá thấp. Tỉ lệ học sinh giỏi thấp, chỉ chiếm 4.4%. Tỉ lệ học sinh yếu chiếm 33.3% cả khối. Điều này thật đáng báo động. Tâm lí ngại học môn GDCD khiến cho bản thân giáo viên dạy GDCD phải trăn trở. Nếu giáo viên cứ giữ lối dạy học cũ, không có sự tích hợp sẽ càng khiến cho học sinh chán học hơn. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học 2018-2019, tôi đã tìm cách thay đổi phương pháp dạy học nhằm kích thích sự hứng thú của học sinh đối với môn học này. Để đối chiếu kết quả học tập giữa hai lớp, tôi tiến hành áp dụng dạy học tích hợp liên môn ở lớp 9B song song với việc dạy học theo phương pháp truyền thống ở lớp 9A qua bài 4 Bảo vệ hòa bình.
3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1. Các nguyên tắc tích hợp:
Để thực hiện một tiết dạy tích hợp đạt hiệu quả cao, đầu tiên, tôi luôn bám sát vào các nguyên tắc tích hợp sau:
- Đảm bảo tính mục tiêu: Giáo viên phải lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng hướng tới mục tiêu giáo dục của lớp học, đó là tạo nên con người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc.
- Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phù hợp, không ôm đồm. Kiến thức tích hợp chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho nội dung chính.
- Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức, kĩ năng liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập.
3.2. Tác dụng của dạy học tích hợp:
- Đối với giáo viên: Dạy học tích hợp sẽ kích thích giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một lượng kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay.
- Đối với học sinh: Học sinh hứng thú với những tiết học hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học. Các em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
3.3. Cách tổ chức thực hiện khi dạy bài 4: Bảo vệ hòa bình
* Bước 1: Xác định những môn học/ vấn đề cần tích hợp trong bài:
Trên cơ sở nghiên cứu mạch kiến thức tích hợp liên môn để dạy bài" Bảo vệ hòa bình", tôi đã mạnh dạn đưa vào bài học các kiến thức liên môn sau: 
- Môn Lịch sử: Giúp học sinh tái hiện lại kiến thức lịch sử về chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai, về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Từ đó thấy được sự tàn khốc, hủy diệt của chiến tranh và giá trị của một nền hòa bình.
- Môn Ngữ văn: Văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của nhà văn Mác Két( Môn Ngữ văn 9) đã đưa ra nguy cơ về một cuộc chiến tranh thế giới sẽ xảy ra, đó là một cuộc chiến tranh hạt nhân- cuộc chiến tranh hủy diệt. Từ đó giúp học sinh thấy được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình của toàn thế giới.
- Môn Địa lí: Giúp học sinh nắm được vị trí địa lí một số khu vực hay xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang. Từ đó hiểu, thông cảm và chia sẻ sâu sắc cho cuộc sống bất ổn của người dân, đặc biệt là trẻ em các khu vực có chiến tranh.
- Môn Mĩ thuật: Bằng những kiến thức Mĩ thuật vẽ theo đề tài đã học trong môn mỹ thuật, học sinh có thể vận dụng để thực hiện bài tập về chủ đề bảo vệ hòa bình. Qua đó, HS có thể rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức bài học qua vẽ sơ đồ tư duy, vẽ tranh cổ động về bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
- Tích hợp môn Âm nhạc: Học sinh cảm nhận được khát vọng hòa bình qua bài hát Như hòn bi xanh hoặc Trái đất này là của chúng mình. Từ đó thấy được một trong những việc làm bảo vệ hòa bình là yêu thích và hát bài hát về hòa bình. 
- Tích hợp môn Hóa học: HS biết được chất độc hại (chất điôxin) mà Mĩ đã ném xuống miền Nam Việt Nam. Hành động của chúng đã gây ra tội ác vô nhân đạo nhất loài người, khiến 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam.
- Tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường: Chiến tranh gây hậu quả hủy diệt, ô nhiễm môi trường nặng nề. 
- Tích hợp môn Sinh học: HS hiểu được sự biến đổi gen làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nòi giống Việt Nam khi bị nhiễm chất độc màu da cam từ chiến tranh.
- Tích hợp sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 9 - NXB giáo dục Việt Nam: 
 Truyện Cánh cửa hòa bình giúp ta hiểu được phong cách đối ngoại của Bác trong việc tạo lập mối quan hệ hữu nghị, hòa bình với bạn bè bốn phương. Từ đó, chúng ta biết tạo lập mối quan hệ thân thiết, chan hòa, cởi mở với mọi người xung quanh.
- Tích hợp kiến thức về biển đảo: 
+ Tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 (Khóa XI) về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
+ Giáo dục chủ quyền biển đảo.
* Bước 2: Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Tích hợp môn Âm nhạc 6:
- GV đặt vấn đề: Em hãy kể tên một số bài hát nói về hòa bình mà em biết? 
+ HS dựa vào kiến thức âm nhạc trả lời: Bài hát Như hòn bi xanh, Trái đất này là của chúng mình.
- Em thích nhất bài hát nào? Hãy bắt cái để cả lớp chúng ta cùng hát một đoạn trong bài hát em thích?
+ Cả lớp cùng hát 1 đoạn
GV giới thiệu: Các em ạ. Hòa bình là điều mong muốn của tất cả mọi người, mọi dân tộc trên thế giới. Có hòa bình, con người sẽ có cơm ăn, áo mặc, được đến trường, được tham gia các hoạt động, được làm chủ bản thân, có quyền bầu cử, ứng cử. Vì vậy, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Để tìm hiểu về vấn đề này, cô trò ta sẽ cùng đến với bài Bảo vệ hòa bình nhé!
 Với việc sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức âm nhạc để giới thiệu bài, tôi đã mở ra cho học sinh việc chuẩn bị tìm hiểu bài Bảo vệ hòa bình”với tâm thế hoàn toàn thoải mái và ý nghĩa.
Hoạt động 2: Thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình?
*Tích hợp môn Lịch sử 8:
- GV bật slide 1: Hình ảnh về chiến tranh thế giới và phần ĐVĐ 1, 2 trong SGK trang 12.
* Yêu cầu kiến thức: Học sinh nắm được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình
- Kỹ năng: Phân tích, nhận biết vấn đề.
- Thái độ: Yêu hòa bình, thấy được hậu quả của chiến tranh.
- Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực tư duy
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực đàm thoại.
- Phương pháp: Phương pháp phân tích số liệu, liên môn lịch sử, hiểu biết xã hội.
Cụ thể như sau: 
Sau khi HS quan sát hình ảnh và thông tin trong SGK, GV nêu câu hỏi : 
- Dựa vào kiến thức lịch sử, em hãy cho biết: Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra vào năm nào ?
- Nêu số người chết trong chiến tranh? Tại sao con số này lại tăng lên 5 lần?
- Hậu quả mà trẻ em trên thế giới phải gánh chịu là gì? Nêu suy nghĩ của em về những số liệu trên?
 Từ phân tích trên, HS sẽ trả lời được: Chiến tranh gây ra hậu quả đau thương, tàn khốc, li tán và nỗi bất hạnh chết chóc cho nhân loại, đặc biệt là cho trẻ em.
 Để nhấn mạnh hậu quả mà chiến tranh gây ra, GV tiếp tục sử dụng câu hỏi tích hợp môn lịch sử.
- GV bật slide 2: Hình ảnh về 2 thành phố Hirosima, Nagasaki của Nhật bị quân đội Mĩ ném bom nguyên tử.
- Em có nhận xét gì về hậu quả mà bom nguyên tử gây ra?
 Dựa vào kiến thức lịch sử và hiểu biết của bản thân, HS chỉ ra: Mức độ nguy hiểm của bom nguyên tử sẽ gây ra sức hủy diệt cực lớn cho nhân loại.
 Sau đó GV hướng tới bài học: Thế nào là hòa bình?
 HS trình bày: 
Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh, hay xung đột vũ trang. Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia dân tộc, giữa con người với con người. Là khát vọng của toàn nhân loại.
Để HS có kiến thức về bảo vệ hòa bình, GV tiếp tục hướng dẫn HS quan sát hình ảnh bom Mĩ hủy diệt bệnh viện Bạch Mai và thông tin phần ĐVĐ 3 trong SGK
- GV bật slide 3: Bom Mĩ hủy diệt Bệnh viện Bạch Mai 
- GV hỏi: Vì sao đế quốc Mĩ lại ném bom vào các bệnh viện( như bệnh viện Bạch Mai)?
- HS: Vì đó là nơi cứu người. Chúng muốn hủy diệt tận gốc sự sống của con người Việt Nam.
- GV: Tội ác của chúng không chỉ dừng lại ở đó mà chúng còn cho máy bay rải chất điôxin xuống Miền Nam Việt Nam. Các em hãy quan sát hình ảnh sau: 
- GV bật slide 4: Máy bay Mĩ rải chất điôxin xuống miền Nam Việt Nam 
*Tích hợp môn Hóa học (bài Hữu cơ); môn Sinh học (bài Đột biến gen và bài Những bệnh tật của con người) lớp 9: 
- GV: Hình ảnh máy bay Mĩ rải chất điôxin xuống miền Nam Việt Nam gợi cho em suy nghĩ gì? 
- HS quan sát và phát hiện vấn đề: Mức độ rải dày đặc, khủng khiếp, với diện tích rộng lớn Thể hiện sự độc ác, vô nhân đạo của đế quốc Mĩ.
	Từ đó HS có thể thấy được tác hại của chất điôxin đối với con người qua phần tích hợp môn Hóa học. 
- GV bật slide 5: Nạn nhân chất độc da cam 
GV cung cấp cho HS một số kiến thức về chất điôxin (chất độc màu da cam): Là tên gọi của một nhóm hợp chất hữu cơ của Clo. Chúng có cấu trúc đặc biệt, cả thảy có khoảng 80 loại khác nhau. Đây là loại thuốc độc hại nhất. Nó có thể làm rụng lá cây, tăng tỉ lệ đột biến gen ở các vùng bị rải chất độc. Khi vào cơ thể con người, nó tương đương với bệnh ung thư và HIV. Trong suốt cuộc chiến, quân Mĩ đã rải xuống Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất độc màu da cam.
GV: Hình ảnh trên chỉ là một trong số vô vàn những hình ảnh đau thương mà nhân dân Việt Nam( cụ thể là những gia đình bị nhiễm chất độc màu da cam) đến nay vẫn đang phải oằn mình chống chọi.
	Đến đây, GV có thể cho HS tích hợp luôn với môi trường: Chất điôxin không chỉ gây dị tật bẩm sinh cho biết bao thế hệ Việt Nam mà còn hủy hoại đến môi trường sinh thái: Cây cỏ chết cháy, các loài động vật không sống nổi, con người bị bệnh tật
 Từ hiểu biết này, GV hướng HS đến câu hỏi sau: Đó là chiến tranh phi nghĩa mà đế quốc Mĩ gây ra cho Việt Nam. Vậy, em hãy phân biệt chiến tranh chính nghĩa và phi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_tich_hop_bai_4_bao_ve_hoa_binh_o.doc