SKKN Một số kinh nghiệm dạy học văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận trong trường THPT

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận trong trường THPT

Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Môn văn thuộc nhóm khoa học xã hội, có tầm quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng và tình cảm cho học sinh. Là một môn công cụ, nó có mối quan hệ với các môn học khác, có tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại. Điều này đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lí thuyết, học đi đôi với hành, kiến thức gắn liền với thực tiễn.

 Đổi mới trong chương trình THPT hiện nay coi trọng việc biên soạn chương trình theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Chương trình Ngữ văn THPT được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Việc lựa chọn văn bản theo tiêu chí kiểu văn bản, tương ứng với kiểu văn bản và thể loại văn bản. Yêu cầu của môn học, bên cạnh tính lí luận phù hợp với tâm lí lứa tuổi còn phải chú ý tính thực tiễn, cập nhật gắn với đời sống hàng ngày, có tính lâu dài trong sự quan tâm chung của xã hội.

 

doc 25 trang thuychi01 5751
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận trong trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Tiêu mục
Trang
I.
MỞ ĐẦU
1
1.
Lí do chọn đề tài
1
1.1
Cơ sở lí luận
1
1.2
Cơ sở thực tiễn
1
2.
Mục đích nghiên cứu
2
2.1
Mục đích
2
2.2
Thời gian, địa điểm
2
2.3
Đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn
2
3.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2
4.
Phương pháp nghiên cứu
2
4.1
Nghiên cứu cơ sở lí luận
2
4.2
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn
2
II.
NỘI DUNG
3
1.
Cơ sở lí luận của vấn đề
3
1.1
Hệ thống các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận trong chương trình lớp 11 và 12 THPT
3
1.2
Nội dung của các văn bản 
4
1.3
Hình thức của các văn bản 
4
2.
Thực trạng của vấn đề
5
2.1
Về phía văn bản
5
2.2
Về phía giáo viên
5
2.3
Về phía học sinh
6
2.4
Tổng hợp số liệu qua khảo sát, quan sát
6
2.5
Đánh giá thực trạng vấn đề
6
3.
Các giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy 
6
3.1
Xác định kiểu loại văn bản
6
3.2
Xác định mục tiêu cần đạt của văn bản
7
3.3
Thiết kế bài giảng
7
3.4
Sử dụng đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học
14
3.5
Sử dụng các tư liệu và các phương tiện dạy học
17
3.6
Khái quát bài học
17
3.7
Liên hệ cuộc sống
17
3.8
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
17
4.
Hiệu quả của sáng kiến
18
III.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
1.
Kết luận
18
2.
Kiến nghị
19
IV
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
V
PHỤ LỤC: Một số hình ảnh minh họa cho phần thiết kế bài giảng “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” của Trần Đình Hượu
21
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài: 
1.1. Cơ sở lí luận:
Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Môn văn thuộc nhóm khoa học xã hội, có tầm quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng và tình cảm cho học sinh. Là một môn công cụ, nó có mối quan hệ với các môn học khác, có tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại. Điều này đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lí thuyết, học đi đôi với hành, kiến thức gắn liền với thực tiễn. 
 Đổi mới trong chương trình THPT hiện nay coi trọng việc biên soạn chương trình theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Chương trình Ngữ văn THPT được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Việc lựa chọn văn bản theo tiêu chí kiểu văn bản, tương ứng với kiểu văn bản và thể loại văn bản. Yêu cầu của môn học, bên cạnh tính lí luận phù hợp với tâm lí lứa tuổi còn phải chú ý tính thực tiễn, cập nhật gắn với đời sống hàng ngày, có tính lâu dài trong sự quan tâm chung của xã hội. 
 Văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận trong trường THPT có nội dung gần gũi, bức thiết với đời sống của cộng đồng và xã hội hiện đại như: Độc lập dân tộc, môi trường, văn hóa, HIV/AIDS Do vậy, các văn bản này giúp cho giáo viên dễ dàng đạt được tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn bài học với thực tiễn. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi muốn tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn để trang bị cho bản thân phương pháp dạy học có hiệu quả hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
 	- Hiện nay, học sinh có xu hướng xem nhẹ các môn học xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Điều này khiến cho chất lượng môn học có hướng giảm sút. Học sinh không say mê, không yêu thích, không thiết tha với môn học mà nghiêng về các môn học có xu hướng thời cuộc. Điều này khiến cho các thầy cô giáo nhiệt huyết với nghề phải tạo được giờ học có nhiều hứng thú, học sinh phải mong chờ đến giờ học Ngữ văn, tìm ra những khó khăn, thuận lợi để kịp thời bổ sung và rút kinh nghiệm cho bản thân.
 	- Chương trình Ngữ văn THPT đưa vào một số văn bản mới (Chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận) chiếm tỉ lệ không nhiều song vấn đề ở chỗ lí luận dạy học các văn bản này chưa được đặt ra. Do đó, trong quá trình dạy học sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt có ý kiến xuất phát từ chỗ: các văn bản này không có chất văn hoặc không nhiều chất văn, quá trình giảng dạy biến thành lí thuyết về một vấn đề có tính xã hội, luân lí, thuyết minh và hiệu quả chưa cao. 
 	- Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn thay sách trong nhiều năm, tôi nhận thấy mình và đồng nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế về phương pháp, hiểu biết về kiến thức, nhất là các loại văn bản trên. Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận trong trường THPT”, để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy học các văn bản trên và để học sinh yêu thích hơn. 
2. Mục đích nghiên cứu:
2.1. Mục đích
Để khắc phục hạn chế, khó khăn trong quá trình dạy văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận trong chương trình THPT, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Từ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy góp phần tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn và bổ sung thêm lí luận về phương pháp dạy học phục vụ cho giảng dạy trong trường THPT, nhất là hai khối lớp 11 và 12 các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận. Đi sâu nghiên cứu tình hình học tập của học sinh đối với các văn bản: chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 
 	- Xác định cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí, cơ sở thực tiễn của việc dạy và học các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận.
 	- Phân tích thực trạng của giờ dạy và học các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận.
 	- Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm làm cho học sinh hứng thú khi học các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận. 
2.2. Thời gian, địa điểm:
 	 - Thời gian: Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 09 năm 2013 (Năm học 2013- 2014) và hoàn thành tháng 03 năm 2016.
- Địa điểm: Trường THPT Ngọc Lặc- Ngọc Lặc- Thanh Hóa
2.3. Đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn:
- Lí luận: Kinh nghiệm của tôi góp phần tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn và bổ sung thêm lí luận về phương pháp dạy học các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận. 
- Thực tiễn: Tài liệu này góp phần cho việc tham khảo, phục vụ cho giảng dạy trong trường THPT, nhất là hai khối lớp 11 và 12.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
 	- Đối tượng nghiên cứu là học sinh hai khối 11 và 12. Xuất phát từ đặc trưng của môn học là phản ánh đời sống bằng hình tượng nghệ thuật, người giáo viên phải giúp cho học sinh có được bản lĩnh để có thể chủ động chiếm lĩnh được văn bản. Vì vậy, giáo viên phải hướng dẫn để học sinh biết tự tìm tòi, tự khám phá một cách hào hứng và sáng tạo.
- Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận trong chương trình lớp 11 và 12 THPT
4. Phương pháp nghiên cứu: 
4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận: dựa vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của bộ môn Ngữ văn và đối tượng học sinh trong trường THPT.
4.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: qua quan sát, khảo sát, tổng kết và rút kinh nghiệm được tích lũy trong nhiều năm giảng dạy các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận. Để thực hiện đề tại này tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự giờ của đồng nghiệp để từ đó phát hiện ra những ưu điểm và tồn tại trong bài dạy của đồng nghiệp.
- Phương pháp so sánh: so sánh để phân loại, đối chiếu kết quả nghiên cứu.
- Bên cạnh đó tôi còn chú trọng các phương pháp như đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi ý kiến cùng đồng nghiệp
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Quá trình nghiên cứu đề tài này tôi tập trung vào các sách giáo viên, sách giáo khoa các lớp dưới THCS và THPT. Đặc biệt tôi tham khảo tài liệu dạy học môn Ngữ văn theo văn bản. Nhìn chung, các tài liệu này mới đề cập đến phương pháp dạy học một cách chung chung, chưa cụ thể và khó có thể áp dụng tới mọi đối tượng, mọi vùng miền khác nhau. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu này với mục đích lĩnh hội các quan điểm, các tư tưởng, phương pháp từ các tài liệu. Đồng thời tôi đưa ra những ý kiến, quan điểm riêng nhằm góp phần làm cho người dạy có thêm sự lựa chọn phương pháp dạy các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận phù hợp với đối tượng học sinh. 
1.1. Hệ thống các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận trong chương trình lớp 11 và 12 THPT:
Lớp
Tên văn bản
Loại văn bản
Nội dung
11
1. Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh.
Chính luận
Tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta.
2. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Ăng-ghen.
Chính luận
Tầm vóc và cống hiến quan trọng của Các Mác, tình cảm thương tiếc vô hạn của Ăng-ghen đối với Các Mác.
12
1. Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh.
Chính luận
Giá trị to lớn nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản tuyên ngôn, vẻ đẹp tư tưởng và tâm hồn Hồ Chí Minh. 
2. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1.12.2003 – Cô-Phi-An-Nan
Nhật dụng
Sự im lặng và lảng tránh trách nhiệm tham gia vào cuộc chiến đấu chống lại đại dịch HIV/AIDS. Không nên giữ thái độ phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
3. Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu
Khoa học và chính luận
Đặc điểm của vốn văn hóa truyên thống Việt Nam.
1.2. Nội dung của các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận.
- Văn bản chính luận đề cập đến các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống (Về luân lí xã hội ở nước ta; Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác; Tuyên ngôn độc lập) với mục đích bàn bạc, trao đổi, thảo luận hay phê phán một tư tưởng, quan điểm nhằm đạt tới một ích lợi nào đó. Chính vì lẽ đó, các văn bản chính luận luôn có một khuynh hướng tư tưởng, lập trường rõ ràng; đề cao tình cảm, tăng cường tính luận chiến và khuynh hướng công khai cho nên văn bản chính luận gần hơn với tính chất tuyên truyền trong lời văn tuyên truyền và hùng biện. Đặc trưng của văn bản chính luận ở nội dung còn là khả năng luận thuyết, nhằm trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc, người nghe bằng lập luận và lí lẽ. Điều quan trọng đó là nhằm đưa ra những ví dụ sinh động làm cơ sở cho lập luận bằng những hình tượng minh họa, chứa đựng một nội dung mang tính phổ quát. 
 	- Văn bản nhật dụng mang nội dung gần gũi và bức thiết với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại (Tuyên ngôn độc lập, Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1.12.2003). Các văn bản này hướng người đọc tới các vấn đề mang tính thời sự hàng ngày mà mỗi cá nhân cũng như cộng đồng đều quan tâm. Do đó, nó giúp người đọc hướng tới tăng khả năng thực hành, áp dụng và gắn với thực tiễn đời sống.
 	- Văn bản khoa học và chính luận mang tính cập nhật thông tin, lĩnh hội tri thức, ứng dụng vào thực tế học tập, lao động Vì vậy, loại văn bản này đòi hỏi khả năng thông báo trực tiếp nội dung thông tin, cập nhật, tính chính xác của thông tin (Nhìn về vốn văn hóa dân tộc). Đặc biệt, văn bản khoa học và chính luận chú trọng đến thao tác tư duy lôgic.
1.3. Hình thức của các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận
- Xuất phát từ đặc điểm bài học, bản thân tôi xét thấy các văn bản này đều xuất hiện dưới dạng các luận điểm. Từ đó triển khai thành các cấp độ luận điểm lớn, nhỏ khác nhau. Về đại ý các loại văn bản này có cấu tạo thành hai phần rõ nét. 
Phần 1: thường nêu ra các tiền đề chung có tác dụng chỉ ra thực trạng, thực tế hiện tại của vấn đề (thực trạng xã hội hay thực trạng tên nạn xã hội, những cống hiến và đóng góp, vấn đề độc lập dân tộc, đặc điểm vốn văn hóa). 
Phần 2: nêu ra tư tưởng hay hướng tới tiến bộ của ngày mai, tấm lòng của người viết đối với những đóng góp về tiến bộ khoa học xã hội, thực tế về mặt lịch sử, ví dụ chứng minh, phương hướng giải quyết, liên hệ thực tế với bản thân đối với dân tộc hay xã hội 
- Lập luận của các văn bản trên đều dựa trên lập trường và lợi ích chung của đất nước, dân tộc và cộng đồng. Đặt lợi ích tập thể lên trên hết, các văn bản trên đều hướng tới việc đưa ra một bố cục hết sức rõ ràng, mạch lạc và chặt chẽ. Như vậy, bố cục về mặt hình thức của các văn bản này hướng tới cái chung, cái cộng đồng sau đó hướng tới cách giải quyết, khắc phục và vận dụng vào thực tế đời sống xã hội.
- Với những đặc điểm về nội dung và hình thức trên, có thể nói các văn bản này hướng đến số đông người đọc, nhất là học sinh ngày nay. Rào cản đối với họ không chỉ ở ngôn ngữ khô khan mang tính chính trị hay thời sự mà còn là khoảng cách văn hóa giữa quá khứ và hiện tại, nhất là những khó khăn trong việc tìm kiếm những tư liệu tham khảo dẫn đến việc dạy và học rất khó khăn. 
2. Thực trạng của vấn đề: 
 	Trong quá giảng dạy và khảo sát kĩ lưỡng các văn bản này, tôi thấy có một thực trạng khách quan trong quá trình tổ chức hoạt động của giáo viên cho học sinh tiếp nhận kiến thức và kĩ năng chủ yếu dựa trên hai hình thức hoạt động cơ bản là hoạt động độc lập và hoạt động tập thể. Tuy nhiên, cả hai hoạt động trên kết quả thu được đều không cao, không chắc chắn, thiếu rõ ràng, nhất là khả năng ghi nhớ rất yếu. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi xét thấy có các nguyên nhân sau đây:
2.1. Về phía văn bản:
 	- Các văn bản này đều viết dưới dạng các luận điểm, mang tính chính trị - thời sự và xã hội cao. Ngôn ngữ thường khô khan, ít cảm xúc, mang tính lí thuyết, ít dùng các biện pháp nghệ thuật. Đặc biệt các văn bản này viết dưới dạng nghị luận, ít biểu cảm, khó thuộc, khó nhớ, dẫn đến học sinh ngại học.
 	- Các yếu tố của đời sống được phản ánh trong các văn bản này thường xuất phát từ bối cảnh xã hội từ thế kỉ trước, xa lạ với học sinh dẫn đến làm cho học sinh khó cảm nhận về giá trị nội dung tư tưởng.
 	- Tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của con người trong các văn bản này khác nhiều so với học sinh ngày nay. 
2.2. Về phía giáo viên:
- Coi các văn bản này như một thể loại cụ thể không giống như truyện, kí Trong quá trình khai thác, bình giá ở các phương diện nội dung mà chưa chú trọng đến các vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh. 
- Quá nhấn mạnh đến kiến thức trong văn bản mà ít chú trọng đến liên hệ thực tế, nên khai thác cơ bản còn chưa đầy đủ. 
- Chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các biện pháp tổ chức giờ dạy nhằm tạo hứng thú cho học sinh. 
- Phương tiện dạy học mới hoặc chưa sử dụng tốt công nghệ thông tin trong dạy học: băng hình, các đoạn phim, tranh ảnh
- Hệ quả: Cấu trúc bài giảng thiếu hợp lí; Tổ chức các hoạt động dạy học chưa khoa học; Giờ dạy tẻ nhạt không thực sự hứng thú, không thu hút sự chú ý của học sinh; giao nhiệm vụ cho học sinh chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chưa hấp dẫn khiến học sinh chưa tập trung khám phá, tìm tòi và sáng tạo; Thời gian hướng dẫn, tìm tòi, tổ chức chưa đủ, còn bị xem nhẹ 
2.3. Về phía học sinh:
- Các văn bản này là các văn bản viết về các vấn đề chính trị - xã hội, thời lượng dành cho giờ học hạn chế nên trở ngại cho việc tạo hứng thú học tập ở học sinh.
- Khả năng tự lập để phát hiện vấn đề còn hạn chế, ỷ lại cho giáo viên tìm hiểu khám phá kiến thức. Đặc biệt là học sinh ở các trường miền núi.
- Tinh thần và thái độ của học sinh chưa cao, thường chú trọng về các môn học thuộc khối tự nhiên.
2.4. Tổng hợp số liệu qua quan sát, khảo sát:
Năng lực cảm thụ
Các văn bản
Năm học 
2013- 2014
(Đơn vị %)
Năm học 
2014- 2015
(Đơn vị %)
Năm học 
2015- 2016
(Đơn vị %)
Tốt - Khá
31/188 = 16,49
17/95 = 17,89
25/103 = 24,27
Trung bình
110/188 = 58,51
52/95 = 54,74
60/103 = 58,25
Yếu
47/188 = 25
26/95 = 27,37
18/103 =17,47
2.5. Đánh giá thực trạng: 
- Các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận đưa vào giảng dạy với số lượng không nhiều nhưng rất mới; Giáo viên ít có kinh nghiệm, thường lúng túng về phương pháp.
- Giáo viên chưa có nhiều kĩ năng sử dụng máy chiếu, trang thiết bị, các tư liệu nên công việc mở rộng kiến thức bằng phim ảnh, tài liệu còn rất hạn chế. 
- Giáo viên chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của bài học đối với từng loại văn bản.
- Giáo viên chưa có đủ tài liệu, chưa có ý thức sưu tầm tư liệu liên quan để bổ sung cho bài học thêm phong phú.
- Học sinh khi học các văn bản này phần nhiều là mơ hồ, lười học, lười suy nghĩ. 
3. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy các văn bản trên
Xuất phát từ thực trạng đó, làm thế nào để học sinh tích cực học tập, tìm hiểu bài một cách chủ động và sáng tạo và có hứng thú khi học các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận luôn được tôi trăn trở. Qua thời gian nghiên cứu, tìm tòi và thử nghiệm, tôi rút ra một số kinh nghiệm giảng dạy và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy như sau:
3.1. Xác định kiểu loại văn bản:
Việc nghiên cứu văn bản, thiết kế bài học nhất thiết phải suy xét trước đặc điểm của bài học, kiểu loại, đặc trựng của văn bản.
- Công việc đầu tiên khi chuẩn bị bài giảng, giáo viên cần xem xét văn bản thuộc kiểu nào? 
- Tiến hành suy nghĩ xem tiến hành nó như thế nào cho hiệu quả hơn, hợp lí hơn? 
- Chúng ta có thể tiến hành theo những cách thức sau:
+ Học sinh đọc văn bản; xác định kiểu loại; đặc trưng của văn bản.
+ Giáo viên chốt lại: kiểu loại, đặc trưng và nêu các vấn đề gợi mở để học sinh tìm hiểu.
3.2. Xác định mục tiêu cần đạt của văn bản:
Tập trung nhấn mạnh vào hai khía cạnh: Trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm và thái độ cho học sinh. Điều này có nghĩa là qua văn bản, cung cấp và mở rộng hiểu biết cho học sinh về các vấn đề gần gũi, có ý nghĩa bức thiết đối với đời sống xã hội hiện tại cũng như quá khứ và tương lai. Từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộng đồng của học sinh.
Ví dụ 1: Văn bản “Tuyên ngôn độc lập”, mục tiêu bài học được xác định từ văn bản chính luận như sau:
 1. Kiến thức:
- Tác giả: Khái quát về quan điểm sáng tác và quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
- Tác phẩm: gồm ba phần. Phần một: nêu nguyên lí chung; phần hai vạch trần những tội ác của thực dân Pháp; phần ba tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững quyền độc lập, tự do của toàn thể dân tộc.
 2. Kĩ năng:
 	- Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của người.
- Đọc - hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại. 
3. Thái độ: Lòng yêu mến, kính phục vị “anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới”. Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội
Ví dụ 2: Văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003”, mục tiêu xác định từ văn bản nhật dụng như sau: 
 1. Kiến thức:
 	- Thông điệp quan trọng nhất gửi toàn thế giới: không thể giữ thái độ im lặng hay kì thị, phân biệt đối xử với những người đang bị nhiễm HIV/ AIDS.
 2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản nhật dụng.
- Biết cách tạo lập văn bản nhật dụng.
3. Thái độ: Giaó dục cách sống nghiêm túc, đúng đắn trong việc phòng chống HIV/AIDS.
3.3. Thiết kế bài giảng:
- Công việc thiết kế bài học của giáo viên là hết sức quan trọng, bởi thiết kế sao cho khoa học, sắp xếp hợp lí các hoạt động của thầy và trò, thiết kế và xây dựng các câu hỏi hợp lí tập trung vào trọng tâm, vừa sức tiếp thu của học sinh. Tùy thuộc vào đối tượng học sinh và kiểu loại văn bản, nhất là các loại văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận, giáo viên đưa ra phương pháp dạy và học thích hợp, linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất thì không nên chỉ áp dụng một phương pháp nào đó cho tất cả các đối tượng học sinh.
- Chuẩn bị thiết kế bài giảng các văn bản chính luận, nhật dụng, khoa học và chính luận: Khi thiết kế cần thực hiện các bước sau:
 	+ Bước 1: Đọc nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, sách bài tập và các tài liệu tham khảo. 
+ Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt, hình dung đối tượng giảng dạy, sưu tầm các tài liệu tranh, ảnh, phim tư liệu... 
+ Bước 3: Lập dàn ý cho hệ thống câu hỏi thảo luận, phát vấn và lời giảng của giáo viên. Cần chú ý đặt câu hỏi sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
+ Bước 4: Thiết kế, hình dung cách tổ chức các hoạt động dạy học, các phương tiện dạy học. 
Ví dụ: khi thiết kế bài giảng “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” của Trần Đình Hượu, chúng ta có thể thực hiện các bước sau đây:
 A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: 
	- Về nội dung: Những mặt ưu điểm và nhược điểm, tích cực và hạ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_van_ban_chinh_luan_nhat_dung.doc