SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn Đại số 7 tiết 13 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn Đại số 7 tiết 13 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để hiện thực mục tiêu đó, nội dung học vấn phổ thông thường bao gồm nhiều môn học khác nhau. Tuy nội dung và nhiệm vụ các môn học có thể khác nhau, song chúng vẫn có những mối quan hệ nhất định, nhiều khi là rất chặt chẽ. Chính đặc trưng này của học vấn phổ thông đã giúp phát triển toàn diện nhân cách của HS, cũng là biểu hiện quan trọng của chất lượng giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học các môn học nói chung, việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của môn học, cũng như khai thác mối quan hệ giữa các môn học đã không được quan tâm đúng mức. Điều đó dẫn đến chất lượng giáo dục phổ thông, mà biểu hiện cụ thể thường là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế, cũng như năng lực giải quyết vấn đề của HS bị hạn chế. Góp phần khắc phục những hạn chế này của chất lượng giáo dục phổ thông, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến đã nghiên cứu và vận dụng lý thuyết sư phạm tích hợp hay dạy học tích hợp

 Hiện nay tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học và xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, tạo điều kiện phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Ngoài ra, dạy học tích hợp sẽ làm giảm trùng lặp nội dung các môn học từ đó góp phần làm giảm tình trạng quá tải của nội dung học tập, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy và học. Tuy nhiên, nước ta chỉ mới quan tâm nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông trong những năm gần đây, và chủ yếu là ở bậc Tiểu học. Riêng bậc trung học thì dạy học tích hợp vẫn chưa được áp dụng một cách phổ biến và hệ thống. Chính vì vậy, việc đề xuất những giải pháp triển khai dạy học tích hợp ở bậc trung học cơ sở là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

 

doc 32 trang thuychi01 7542
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn Đại số 7 tiết 13 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 	Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để hiện thực mục tiêu đó, nội dung học vấn phổ thông thường bao gồm nhiều môn học khác nhau. Tuy nội dung và nhiệm vụ các môn học có thể khác nhau, song chúng vẫn có những mối quan hệ nhất định, nhiều khi là rất chặt chẽ. Chính đặc trưng này của học vấn phổ thông đã giúp phát triển toàn diện nhân cách của HS, cũng là biểu hiện quan trọng của chất lượng giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học các môn học nói chung, việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của môn học, cũng như khai thác mối quan hệ giữa các môn học đã không được quan tâm đúng mức. Điều đó dẫn đến chất lượng giáo dục phổ thông, mà biểu hiện cụ thể thường là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế, cũng như năng lực giải quyết vấn đề của HS bị hạn chế. Góp phần khắc phục những hạn chế này của chất lượng giáo dục phổ thông, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến đã nghiên cứu và vận dụng lý thuyết sư phạm tích hợp hay dạy học tích hợp
	Hiện nay tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học và xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, tạo điều kiện phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Ngoài ra, dạy học tích hợp sẽ làm giảm trùng lặp nội dung các môn học từ đó góp phần làm giảm tình trạng quá tải của nội dung học tập, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy và học. Tuy nhiên, nước ta chỉ mới quan tâm nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông trong những năm gần đây, và chủ yếu là ở bậc Tiểu học. Riêng bậc trung học thì dạy học tích hợp vẫn chưa được áp dụng một cách phổ biến và hệ thống. Chính vì vậy, việc đề xuất những giải pháp triển khai dạy học tích hợp ở bậc trung học cơ sở là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
 Trong số các môn học ở trường THCS thì môn toán là môn học công cụ, cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản để học sinh tìm hiểu các môn học khác. Là giáo viên dạy toán, tôi luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiến thức về các môn khác cho học sinh.
 Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu, thu thập thông tin qua báo đài và internet, đặc biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học tích hợp nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong các bài giảng và đã thu được kết quả đáng khích lệ, tôi xin được chia sẻ với đồng nghiệp “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn đại số 7 tiết 13 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau”.
Mục đích nghiên cứu
 	Đề tài này nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Quá trình áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong tiết dạy toán lớp 7. Hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức Địa lí, Vật lí, Sinh học, hiểu biết xã hội để giải các bài toán về dãy tỉ số bằng nhau.
Đối tượng nghiên cứu.
	Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về một số kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn khi dạy học tiết 13 đại số 7 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
Phương pháp nghiên cứu.
PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; 
PP thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp
 Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết. Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là để đảm bảo cho mỗi học sinh biết vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ; qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và chính vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân học sinh, giúp các em thành công trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai.
2.1.2. Đặc trưng của dạy học tích hợp
 Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực
học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp có những đặc trưng sau đây :
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
- Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt.
- Giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
- Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc làm cho con người trở nên"mù chữ chức năng", nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiều thông tin, nhưng không dùng được. Như vậy, dạy học tích hợp là cải cách giảm tải kiến thức không thực sự có giá trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức có ích. Để lựa chọn nội dung kiến thức đưa vào chương trình các môn học trước hết phải trả lời kiến thức nào cần và có thể làm cho học sinh biết huy động vào các tình huống có ý nghĩa. Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thụ lượng tri thức rời rạc.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1.1. Thuận lợi
 Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học toán là học sinh có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập bộ môn. Quan điểm dạy học này hiện nay cần được áp dụng ở nhiều cấp học. Thực hiện dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Toán là môn khoa học công cụ, kiến thức của môn Toán gắn liền với các yếu tố tự nhiên, xã hội Trong dạy học môn Toán có thể tích hợp giáo dục với nội dung như: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng hiện có ngày càng cạn kiệt, giáo dục kỹ năng sống đặc biệt là những vấn đề mang tính thời sự như: chủ quyền biên giới quốc gia biển đảo, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, hậu quả của nó với việc giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe
 Trong chương trình môn Toán ở trường THCS, học sinh có thể sử dụng kiến thức ở nhiều môn học “liên quan” để giải quyết một số vấn đề như: 
Địa lí: Biết tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh, và tư tưởng văn hóa giáo dục
Hình học: Kiến thức về diện tích của tam giác vuông bằng nửa tích của hai cạnh góc vuông
Vật lí: Biết công thức tính quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian
Sinh học: nắm vững kiến thức về sự quang hợp ở cây xanh, ý nghĩa của sự quang hợp 
 Hiểu biết xã hội về an toàn giao thông thông qua giải toán
 2.1.2. Khó khăn
 * Từ phía giáo viên: Giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự mày mò, tự tìm hiểu nên không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn.
 * Từ phía học sinh: Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy có thể do nhiều lí do khác nhau mà phần lớn các em vẫn học theo xu hướng thụ động; các em không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các giờ học; học lệch nên không tích cực hợp tác cho việc chuẩn bị các giờ học tích hợp liên môn hoặc không thể sử dụng kiến thức của các môn “liên quan” như một công cụ để khai thác kiến thức mới ở môn toán.
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Dạy học tích hợp không chỉ là sự kết hợp đơn thuần giữa lý thuyết và thực hành trong một tiết hoặc buổi dạy. Chúng ta cần phải hiểu rằng, phía sau quan điểm đó là một triết lý giáo dục, nó phản ánh mục tiêu của việc học. Theo quan điểm truyền thống thì mục tiêu của dạy học là cung cấp một hệ thống các kiến thức hoặc kỹ năng riêng lẻ cho học sinh để sau đó học sinh muốn làm bất kì việc gì với những kiến thức và kỹ năng đó. Còn theo quan điểm dạy học tích hợp thì mục tiêu của dạy học là hướng đến việc đào tạo ra những con người với những năng lực cụ thể để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.
Trước hết giáo viên cần xác định rõ những ưu điểm và những vướng mắc khi dạy tích hợp:
- Mục tiêu của việc học được học sinh xác định một cách rõ ràng ngay tại thời điểm học;
- Nội dung dạy học: Tránh những kiến thức, kỹ năng bị trùng lặp; phân biệt được nội dung trọng tâm và nội dung ít quan trọng; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh;
- Phương pháp dạy học: Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống; Thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học;
- Đối với người học: cảm thấy quá trình học tập có ý nghĩa vì nó giải quyết được một tình huống, một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống từ đó có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn.
Tuy nhiên, khi thực hiện dạy học tích hợp cũng gặp phải không ít khó khăn vì đây còn là một quan điểm còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, với tâm lý học sinh và phụ huynh học sinh. 
Để thực hiện tiết học có hiệu quả tôi quan tâm đến các yếu tố sau đây:
- Phải biết nguyên tắc, quy trình các bước xây dựng các chủ đề tích hợp.
+ Việc xây dựng tiết học tích hợp được thực hiện theo nguyên tắc: hướng đến mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học; Đảm bảo tích hợp nội dung phương pháp dạy học. Nội dung học sinh khai thác, vận dụng kiến thức của môn học để phát hiện và giải quyết vấn đề một cách chủ động và sáng tạo với tinh thần hợp tác; Gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh; Phù hợp với năng lực hiện có của học sinh; Phù hợp với điều kiện khách quan của trường học hiện nay; Đảm bảo để tổ chức cho học sinh học tập tích cực, giúp học sinh khai thác kiến thức môn, phát hiện một số kỹ năng, năng lực chung.
+ Các bước xây dựng tiết học tích hợp:
 Bước 1: Rà soát chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình, SGK; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự 
Bước 2: Xác định bài học tích hợp và các địa chỉ tích hợp, bao gồm: Tên bài học Đóng góp của các môn vào bài học.
 Bước 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho bài học tích hợp. 
Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: 
- Kiến thức 
- Kĩ năng 
- Thái độ 
- Định hướng năng lực hình thành 
Bước 5: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp. 
Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp (chú ý tới các PPDH tích cực). 
- Khi dạy học giáo viên phải sáng tạo và linh hoạt khi lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với mỗi chủ đề tích hợp. Các phương pháp thường được sử dụng đó là Phương pháp dạy học theo dự án, Phương pháp trực quan, Phương pháp thực địa, Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Rà soát chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình, SGK; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự.
 Khi thực hiện rà soát chương trình sách giáo khoa môn toán tôi nhận thấy bài toán về dãy tỉ số bằng nhau là một dạng toán cơ bản trong chương trình môn Toán lớp 7. Sử dụng kiến thức giải toán bằng tính chất dãy tỉ số bằng nhau giúp học sinh giải quyết được nhiều bài tập trong các môn học khác như Vật lí, sinh học , Hình học. 
Xác định bài học tích hợp và các địa chỉ tích hợp, bao gồm: Tên bài học Đóng góp của các môn vào bài học.
Tên bài học: tiết 13 - luyện tập
Tiết 13 là tiết luyện tập sau tiết: Tính chất dãy tỉ số bằng nhau. Ở tiết trước các em đã biết cách sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để giải bài toán về tỉ lệ đồng thời cũng đã biết cách vận dụng kiến thức vào giải các bài toán có lời văn áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau
Đóng góp của các môn học vào bài học
Địa lí: Học sinh biết tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh, và tư tưởng văn hóa giáo dục.
 Hình học: Học sinh được củng cố kiến thức về diện tích của tam giác vuông bằng nửa tích của hai cạnh góc vuông.
Vật lí: Biết công thức tính quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian.
Sinh học: Học sinh nắm vững kiến thức về sự quang hợp ở cây xanh, ý nghĩa của sự quang hợp. 
 Hiểu biết xã hội về an toàn giao thông.
Dự kiến thời gian 1 tiết 
Xác định mục tiêu dạy học 
* Kiến thức: 
 - HS nắm được các dạng toán cơ bản áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
 - Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra là:
Địa lí: Biết tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh, và tư tưởng văn hóa giáo dục.
 Hình học: Kiến thức về diện tích của tam giác vuông bằng nửa tích của hai cạnh góc vuông.
Vật lí: Biết công thức tính quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian.
Sinh học: nắm vững kiến thức về sự quang hợp ở cây xanh, ý nghĩa của sự quang hợp. 
 Hiểu biết xã hội về an toàn giao thông vào giải toán.
 * Kỹ năng:
 - Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
 - Trình bày tốt các dạng bài tập áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
 - Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn và hiểu biết về chủ quyền qốc gia biên giới, biển đảo, tự nhiên xã hội trong giai đoạn hiện nay.
* Thái độ:
 - GD ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.
 - Có tình yêu đối với biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, có niềm tự hào về trung đoàn 923 (Sao Vàng – Thọ Xuân) trong công cuộc bảo vệ biển đảo.
 - Có ý thức bảo vệ môi trường, hiểu được tác hại của sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
 - Có ý thức tốt khi tham gia giao thông.
* Hình thành và phát triển năng lực: đọc hiểu, giải quyết vấn đề, ghi nhớ, tư duy lô gic, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, liên hệ thực tế, trình bày.
Cần quan niệm rõ mục tiêu dạy học là hướng tới mục tiêu học tập bộ môn của trò (chứ không phải của thầy), GV phải hình dung sau khi học xong bài học, HS phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào. Mục tiêu đề ra là cho HS, thông qua các hoạt động học tập tích cực, vì thế khi xác định mục tiêu học tập cần :
- Lấy trình độ HS chung của cả lớp làm căn cứ, nhưng phải hình dung thêm yêu cầu phân hoá đối với những nhóm HS có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi HS được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa với sức mình.
- Chú trọng đồng đều đến các lĩnh vực : kiến thức, kỹ năng, tư duy và thái độ. Mỗi lĩnh vực GV nên cụ thể hoá các mức độ sao cho có thể đánh giá được càng cụ thể càng tốt, qua đó có được thông tin phản hồi về nhận thức của HS sau mỗi nội dung dạy học.
- Tránh xây dựng các mục tiêu chung chung cho nhiều bài học, quá khái quát cho nhiều nội dung dạy học, hoặc xa rời nội dung và phương pháp dạy học, hoặc mang nặng tính chủ quan của GV. 
- Môi trường học tập phải tạo nên sự gắn kết giữa nội dung và phương pháp dạy học, là cơ sở để GV chủ động đổi mới các hình thức tổ chức giáo dục làm cho việc học tập của HS trở nên lý thú, có hiệu quả thiết thực.
 Xác định mục tiêu học tập càng cụ thể, càng sát hợp với yêu cầu chương trình, với điều kiện hoàn cảnh dạy học thì càng tốt. Mục tiêu được xác định như vậy sẽ là căn cứ để thầy đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động dạy, để cho trò tự đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động học, từng bước thực hiện các nhiệm vụ, nhằm đạt mục đích dạy học một cách vững chắc.
Xây dựng nội dung của bài học tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp. 
Bài số 1: Có nội dung tích hợp với môn địa lí nhằm giáo dục về chủ quyền biển đảo. Trong bài tập này học sinh cần nhớ tính chất dãy tỉ số bằng nhau để áp dụng vào bài.
Bài số 2: Có nội dung tích hợp với môn Hình học nhằm giáo dục về chủ quyền biển đảo. Trong bài tập này học sinh cần nhớ cách tính diện tích tam giác vuông và tính chất dãy tỉ số bằng nhau để áp dụng vào bài.
Bài số 3: Có nội dung tích hợp với môn Vật lí nhằm giáo dục về chủ quyền biển đảo, giáo dục truyền thống về trung đoàn không quân 923( Sao Vàng – Thọ Xuân). Trong bài tập này học sinh cần nhớ cách tính vận tốc khi biết quãng đường và thời gian và tính chất dãy tỉ số bằng nhau để áp dụng vào bài.
Bài số 4: Sưu tầm trên Intenetr có nội dung tích hợp với môn Sinh học. Trong bài tập này học sinh cần nhớ lại 1 số kiến thức của môn Sinh để áp dụng vào bài học.
Đồng thời giáo dục ý nghĩa của việc trồng cây xanh bảo vệ môi trường
Bài số 5: Là bài tập có kiến thức liên hệ thực tế trong cuộc sống thường ngày trong Trong bài tập này học sinh sẽ phải vận dụng một số kiến thức trong thực tế cuộc sống để áp dụng vào bài học. Đồng thời nêu nên được ý nghĩa việc thực hiện an toàn giao thông trong mỗi học sinh.
Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp 
Để đạt đến các mục tiêu dạy học thông qua phương pháp dạy học tích cực, tôi chủ động dự kiến các hoạt động học tập của HS trong tiết học. Có thể nói HĐHT là trọng tâm của hoạt động dạy học, qua đó GV thể hiện các ý đồ về phương pháp giúp HS đạt được mục tiêu học tập.
Mỗi HĐHT là một tình huống gợi động cơ học tập; một HĐHT thường gồm nhiều HĐ thành phần với mục đích riêng; thực hiện xong các HĐ thành phần thì mục đích chung của cả HĐ cũng được thực hiện. Vì thế, GV phải có sự đầu tư về chất lượng và kết quả của HĐ, suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến của các HĐ đề ra cho HS, dự kiến các giải pháp điều chỉnh để đảm bảo thời gian.
 Tâm thế của người thầy giáo
 Kinh nghiệm bản thân cho thấy, yếu tố đầu tiên đem đến thành công cho một giờ dạy trên lớp là tâm thế thoải mái, sự tự tin của người thầy giáo khi bước vào lớp học. Một là do chính thầy giáo chuẩn bị bài kỹ càng nên học sinh dễ tiếp thu bài; hai là chính sự tự tin của người thầy làm không khí lớp học thêm phấn chấn.
 Sự chi phối của tâm thế người thầy đối với hiệu quả lên lớp như vậy, nhưn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_lien_mon_dai_so_7_t.doc