SKKN Một số kinh nghiệm chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ người dân tộc thiểu số tại lớp A2 khoá học 2014 - 2017 của trường THPT Quan hoá

SKKN Một số kinh nghiệm chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ người dân tộc thiểu số tại lớp A2 khoá học 2014 - 2017 của trường THPT Quan hoá

Quan Hoá là huyện miền núi, biên giới, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 140 km về phía Tây. Do đó, tỉ lệ người dân tộc trên địa bàn huyện cao. Theo số liệu thống kê năm 2008, dân tộc Thái là 30.094 người (chiếm 65,60%); Mường 11.117 người (chiếm 24,23%); Mông 378 người (chiếm 0,82%); Hoa 174 người (chiếm 0,38%) riêng dân tộc kinh chỉ chiếm có 4.120 người (chiếm 8,97%) [1]

 Trường THPT Quan Hoá là một trường điểm thuộc địa bàn huyện với đặc thù là trường THPT miền núi, biên giới nên tỉ lệ học sinh người dân tộc thiểu số theo đó chiếm tỉ lệ lớn chủ yếu là học sinh người dân tộc Thái, Mường và Mông. Cụ thể ở năm học 2016- 2017, số lượng học sinh của trường là 557 học sinh trong đó học sinh người dân tộc thiểu số là 508 em chiếm 91,2%.

 Tập thể lớp A2 khoá 2014- 2017, do tôi chủ nhiệm trong thời gian 3 năm có số lượng học sinh là 31 em trong đó học sinh người dân tộc là 27/31 học sinh chiếm tỉ lệ 87,09 % trong đó học sinh người Mông là 01 em chiếm tỉ lệ: 3,22%; học sinh người dân tộc Thái là 22 em chiếm 70,96%; Học sinh người Mường là 4 em chiếm 12,91%; Học sinh người kinh là 4 em chiểm 12,91%.

 Đặc biệt trong đó học sinh nữ là người dân tộc thiểu số là 18/31 em chiếm tỉ lệ 58,06% trong tổng số học sinh của lớp. Bên cạnh những ưu điểm như chất phác, thật thà, ngoan ngoãn, hiền lành thì đa số các em học sinh nữ trong lớp có hoàn cảnh gia đình khó khăn bố mẹ chủ yếu làm nghề nông hoặc nghề lao động tự do không ổn định. Mặt khác ở giai đoạn bước vào cấp THPT ở lứa tuổi thanh niên các em có nhiều sự biến đổi về tâm sinh lí nhưng nhiều em phải xa gia đình xuống thị trấn trọ học thiếu sự quản lí, giáo dục từ gia đình. Học lực của các em chỉ ở mức trung bình và trung bình khá khả năng tự giác trong học tập không cao, vốn tiếng phổ thông (Tiếng việt) còn nghèo nàn và hạn chế

Xuất phát từ những đặc điểm trên tôi nhận thấy rằng muốn giúp đỡ các em học sinh nữ người dân tộc thiểu số vượt qua được những rào cản tâm lí, tự tin hơn trong học tập và rèn luyện từng bước hoàn thiện bản thân, trưởng thành hơn. Mặt khác để xây dựng được một tập thể lớp tiên tiến toàn diện mọi mặt thì điều quan trọng và cần thiết đó là cần phải chý ý đến công tác chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho các em học sinh nữ là người dân tộc thiểu số đó chính là lý do tôi chọn nội dung: “Một số kinh nghiệm chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ người dân tộc thiểu số tại lớp A2 khoá học 2014- 2017 của trường THPT Quan hoá” để làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2016- 2017.

 

doc 15 trang thuychi01 6360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ người dân tộc thiểu số tại lớp A2 khoá học 2014 - 2017 của trường THPT Quan hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
	Quan Hoá là huyện miền núi, biên giới, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 140 km về phía Tây. Do đó, tỉ lệ người dân tộc trên địa bàn huyện cao. Theo số liệu thống kê năm 2008, dân tộc Thái là 30.094 người (chiếm 65,60%); Mường 11.117 người (chiếm 24,23%); Mông 378 người (chiếm 0,82%); Hoa 174 người (chiếm 0,38%) riêng dân tộc kinh chỉ chiếm có 4.120 người (chiếm 8,97%) [1]
	Trường THPT Quan Hoá là một trường điểm thuộc địa bàn huyện với đặc thù là trường THPT miền núi, biên giới nên tỉ lệ học sinh người dân tộc thiểu số theo đó chiếm tỉ lệ lớn chủ yếu là học sinh người dân tộc Thái, Mường và Mông. Cụ thể ở năm học 2016- 2017, số lượng học sinh của trường là 557 học sinh trong đó học sinh người dân tộc thiểu số là 508 em chiếm 91,2%.
	Tập thể lớp A2 khoá 2014- 2017, do tôi chủ nhiệm trong thời gian 3 năm có số lượng học sinh là 31 em trong đó học sinh người dân tộc là 27/31 học sinh chiếm tỉ lệ 87,09 % trong đó học sinh người Mông là 01 em chiếm tỉ lệ: 3,22%; học sinh người dân tộc Thái là 22 em chiếm 70,96%; Học sinh người Mường là 4 em chiếm 12,91%; Học sinh người kinh là 4 em chiểm 12,91%.
 Đặc biệt trong đó học sinh nữ là người dân tộc thiểu số là 18/31 em chiếm tỉ lệ 58,06% trong tổng số học sinh của lớp. Bên cạnh những ưu điểm như chất phác, thật thà, ngoan ngoãn, hiền lành thì đa số các em học sinh nữ trong lớp có hoàn cảnh gia đình khó khăn bố mẹ chủ yếu làm nghề nông hoặc nghề lao động tự do không ổn định. Mặt khác ở giai đoạn bước vào cấp THPT ở lứa tuổi thanh niên các em có nhiều sự biến đổi về tâm sinh lí nhưng nhiều em phải xa gia đình xuống thị trấn trọ học thiếu sự quản lí, giáo dục từ gia đình. Học lực của các em chỉ ở mức trung bình và trung bình khá khả năng tự giác trong học tập không cao, vốn tiếng phổ thông (Tiếng việt) còn nghèo nàn và hạn chế
Xuất phát từ những đặc điểm trên tôi nhận thấy rằng muốn giúp đỡ các em học sinh nữ người dân tộc thiểu số vượt qua được những rào cản tâm lí, tự tin hơn trong học tập và rèn luyện từng bước hoàn thiện bản thân, trưởng thành hơn. Mặt khác để xây dựng được một tập thể lớp tiên tiến toàn diện mọi mặt thì điều quan trọng và cần thiết đó là cần phải chý ý đến công tác chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho các em học sinh nữ là người dân tộc thiểu số đó chính là lý do tôi chọn nội dung: “Một số kinh nghiệm chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ người dân tộc thiểu số tại lớp A2 khoá học 2014- 2017 của trường THPT Quan hoá” để làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2016- 2017.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ người dân tộc thiểu số trong trường THPT nói chung và trong tập thể lớp A2 khoá 2014- 2017 nói riêng nhằm mục đích:
- Giúp các em vượt qua được những khó khăn, rào cản tâm lí trong học tập, trong quan hệ với bạn bè và quan hệ với người xung quanh. Trên cơ sở đó đạt được thành tích tốt trong học tập và rèn luyện đạo đức từ đó hoàn thiện về thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho các em học sinh nữ người dân tộc tự tin tiếp tục học lên cao hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trên cơ sở từng cá nhân nữ học sinh người dân tộc thiếu số hoàn thiện và trưởng thành là cơ sở và điều kiện quan trọng để xây dựng tập thể lớp A2 khoá 2014- 2017 trở thành một tập thể tiên tiên toàn diện qua đó giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Học sinh nữ là người dân tộc thiểu số ở lớp A2 khoá 2014 - 2017
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Dùng để thu thập thông tin của các học sinh nữ người dân tộc trong lớp như: Họ tên; Ngày, tháng, năm sinh; Họ tên bố, mẹ; Hộ khẩu thường trú và dân tộc; Hoàn cảnh gia đình; Học lực và hạnh kiểm (cấp THCS)
	Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng như: Thế nào là tâm lí học sinh THPT và chăm sóc hỗ trợ tâm lí cho học sinh THPT; Tâm lí học sinh nữ, học sinh dân tộc thiểu số trường THPT
	Phương pháp thống kê, sử lí số liệu: Tính toán tỉ lệ học sinh người dân tộc toàn trường, học sinh người dân tộc thiếu số, học sinh nữ là người dân tộc ở trong lớp, tỉ lệ học sinh nữ đạt học lực giỏi, khá, giỏi cấp tỉnh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Một số vấn đề liên quan đến tâm lí học sinh THPT:
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí học sinh THPT: 
+ Đặc điểm cơ thể: Ở lứa tuổi học sinh THPT các em bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hoà và cân đối về sinh lí bên cạnh đó về tâm lí thì sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển.
+ Những điều kiện xã hội của sự phát triển: Trong gia đình các em ngày càng được khẳng định vị trí, được tham gia bàn bạc công việc của gia đình, yêu cầu cao hơn trong công việc và suy nghĩ; Trong nhà trường các em được coi là nòng cốt của các phong trào, hệ thống tri thức ngày càng phát triển phong phú; Ngoài xã hội các em đựoc làm chứng minh thư, được tham gia bầu cử và có những em đủ 18 tuổi có thể kết hôn.
Đặc điểm học tập và phát triển trí tuệ ở lứa tuổi học sinh THPT
+ Đặc điểm của hoạt động học tập: Học sinh ở lứa tuổi THPT học tập tích cực, năng động cao, đòi hỏi sự phát triển mạnh của tư duy lí luận, hình thành hứng thú học tập liên quan đến xu hướng nghề nghiệp
+ Đặc điểm trí tuệ: Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt [2]
- Những đặc điểm nhân cách chủ yếu: các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai
- Giao tiếp và đời sống tình cảm: ở lứa tuổi này các em có khuynh hướng tham gia vào nhiều nhóm bạn khác nhau 
- Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề: Việc lựa chọn nghề nghiệp trở thành công việc khẩn thiết của học sinh THPT
2.1.2. Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho học sinh THPT
	Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho học sinh THPT là quá trình tác động có chủ định của thầy, cô giáo đến học sinh nhằm giúp các em vượt qua những rào cản tâm lí trong cuộc sống cũng như khi tham gia vào các hoạt động ở trường học, gia đình và cộng đồng.
	Chăm sóc tâm lí cho học sinh là một quá trình vì nó đi từ những hiểu biết của thầy cô giáo về học sinh đến việc phát hiện những vướng mắc (rào cản) tâm lí của học sinh, để từ đó có những tác động can thiệp phù hợp.
	Chăm sóc bao gồm cả những hoạt động hướng dẫn và tư vấn. Tuy nhiên, đó là những hoạt động hướng dẫn, tư vấn để thực hiện can thiệp tích cực vào thái độ, tình cảm của đối tượng học sinh được chăm sóc. Chăm sóc tâm lí cho học sinh dựa trên nền tảng của sự hiểu biết và tình cảm giữa thầy cô giáo và từng đối tượng học sinh của hoạt động này
2.1.3. Một số vấn đề tâm lí học sinh nữ ở trường THPT 
	- Tuổi dậy thì và những thay đổi của các em học sinh nữ ở trường THPT: Tuổi dậy thì bắt đầu từ 10 đến 13 tuổi và kết thúc 17- 19 tuổi (đối với các em nữ thường dậy thì sớm hơn các em trai 1-2 năm). Ở các em gái ngay khi bước vào tuổi dậy thì cơ thể bắt đầu phát triển nhanh hơn mức bình thường, các em gái cao rất nhanh và khi 18 tuổi các em có thể cao bằng một người phụ nữ trưởng thành. Giai đoạn dậy thì chính thức được đánh dấu bằng lần hành kinh đầu tiên, báo hiệu trứng bắt đầu rụng và có khả năng có thai. Giai đoạn này diễn ra những biến đổi quan trọng cho việc chuẩn bị làm mẹ sau này[7]
	- Cùng với sự biến đổi về thể chất đời sống tâm lí, tình cảm của các em học sinh THPT cũng trải qua những biến đổi sâu sắc các em có cảm giác sâu sắc rằng các em không còn là trẻ con nữa các em muốn được đối xử như người lớn và thoát khỏi sự rằng buộc của bố mẹ và gia đình. Các em muốn độc lập trong suy nghĩ và hành động và ở giai đoạn này các em bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới xuất hiện những cảm giác mới lạ, lí trí chưa đủ để giúp các em làm chủ được bản thân khiến các em chưa có hành vi đúng mực có hại cho sức khoẻ khi quan hệ với bạn khác giới. 
	- Hiện nay nhiều trường THPT có hiện tượng học sinh nữ có những biểu hiện tiêu cực như: Bỏ nhà đi, doạ tự tửđiều này có liên quan rất lớn tới tâm lí lứa tuổi của học sinh nữ ở trường THPT [6]
2.1.4. Một số vấn đề tâm lí học sinh dân tộc thiểu số ở trưòng THPT.
	- Nhiều em do sinh sống ở địa bàn vùng sâu, vùng xa nên nhiều em đi học muộn có em muộn tới 2- 3 tuổi
	- Các em học sinh người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao có độ nhạy cảm thính giác, thị giác đây là điều kiện thuận lợi cho các em tri giác đối tượng. Tuy nhiên trong học tập sự định hướng tri giác theo các nhiệm vụ đặt ra ở các em lại chưa cao. Các em hay bị thu hút vào những thuộc tính có màu sắc bên ngoài rực rỡ, hấp dẫn nên khó phân biệt đâu là thuộc tính bản chất, đâu là thuộc tính không bản chất. Trong học tập đặc biệt là nội dung liên quan đến quan sát các em người dân tộc thiểu số có thể nhận ra từng dấu hiệu, từng thuộc tính đơn lẻ của sự vật và hiện tượng nhưng quá trình tổng hợp, khái quát để đi đến nhận xét chung lại hạn chế.
	- Vốn tiếng phổ thông (tiếng việt) của các em rất nghèo nàn đây là thiệt thòi của các em. Từ đây các em rất khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập thể hiện rõ nhất khi làm bài kiểm tra, trả lời câu hỏi, kĩ năng đọc yếu, phát âm tiếng la tinh rất khó khăn và đặc biệt rất khó giải thích từ hán việt và hiểu các quy tắc về chính tả, viết hoa [5]. Do đó các em bị hạn chế khả năng tư duy và nhận thức khoa học vì vậy các em thường học yếu các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Lí, Hoá, Sinh, Tin.
	- Các em cũng chưa có thói quen lao động trí óc. Đa số các em ngại suy nghĩ, ngại động não, khi gặp phải vấn đề khó trong bài học là các em bỏ qua. Các em thường có thói quen suy nghĩ một chiều nên dễ thừa nhận người khác nói điều đó dẫn tới khả năng tự học của các em rất kém [3]
	- Tư duy trực quan - hình ảnh thường tốt hơn tư duy trừu tượng - logic. Các em không khó khăn khi tư duy về các sự vật, hiện tượng cụ thể, gần gũi với đời sống của các em nhưng với những vấn đề đòi hỏi phải suy nghĩ trừu tượng và phức tạp các em thường gặp phải rất nhiều khó khăn. [4]
	- Trong giao tiếp, các em học sinh người dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn. Các em muốn thể hiện tình cảm nhưng rất khó nói ra bằng lời. Từ đó các em hay xấu hổ, không mạnh dạn trao đổi với các thầy cô giáo điều đó gây ảnh hưởng không ít tới việc tiếp thu kiến thức ở lớp cũng như tự học ở nhà của các em.
	- Tình cảm và cảm xúc của các em người dân tộc thiểu số cũng có những nét khác biệt, mang đậm màu sắc dân tộc. Tình cảm, cảm xúc của các em lứa tuổi này rất chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng không có hiện tượng quanh co hoặc khéo che đậy những tình cảm của mình.
	- Các em người dân tộc thiểu số thường gắn bó với gia đình, làng bản và đặc điểm nơi sống của các em khá riêng biệt, các gia đình sống nhỏ lẻ hoặc cụm dân cư ở từng góc núi, quả đồi.
	- Các em cũng có kiểu kết bạn khá đặc biệt các em thường chơi thành nhóm, nếu hợp nhau thì kết thành bạn tri kỉ thân thiết, thậm chí có khuyết điểm cũng bao che cho nhau đến cùng.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
	- Tập thể lớp A2 khoá 2014- 2017 có số lượng học sinh là 31 em trong đó số học sinh nữ người dân tộc là 18 em chiếm tỉ lệ 58,06 % chủ yếu là 2 dân tộc Thái và Mường. Đặc điểm học sinh nữ người dân tộc thiểu số trong lớp có những điểm nổi bật sau: 
	Về thuận lợi::
	Tất cả các em nữ đều ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức xây dựng tập thể. Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
	Gia đình các em mặc dù còn khó khăn nhiều về kinh tế, không có điều kiện ở gần để quản lí, động viên và giáo dục các em. Nhưng đa phần các bậc phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình.
Khó khăn::
	 Điểm tuyển sinh đầu vào lớp 10 của các em nữ thấp. Qua kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 10 do nhà trường tổ chức cũng chưa cho thấy sự chuyển biến. Điều đó cho thấy học lực của các em đa phần ở mức trung bình, trung bình khá và thậm chí có một số em còn yếu. 
Mặt khác do môi trường học cấp THPT có nhiều điểm mới hơn so với THCS nên các em cũng chưa quen cách học. 
Đa phần các em yếu các môn Toán, Lí, Hoá, Sinh, Tin và Ngoại ngữ.
 Ý thức tự giác trong học tập chưa cao, do hạn chế về ngôn ngữ tiếng việt nên các em gặp nhiều khó khăn trong tiếp thu bài.
Hoàn cảnh gia đình các em về cơ bản là khó khăn bố, mẹ chủ yếu làm nghề nông hoặc nghề tự do.
Do phải xa gia đình đi ở trọ học nên các em thiếu sự quản lí của gia đình bản thân vốn không tự giác và học lực yếu nên các em gặp phải nhiều khó khăn
Các em nữ người dân tộc thiểu số có tư tưởng yêu sớm và lập gia đình sớm. Do vậy, nhiều em bước vào lớp 10 đã có người yêu thậm chí là đã ăn hỏi nên các em đó thường khó tập trung vào việc học hành
Một số em khi vừa xa gia đình thì ham chơi, dễ bị cuốn hút vào mối quan hệ mới sao nhãng việc học.
Bên cạnh đó có những em khá nhút nhát, không dễ mở lòng tâm sự với thầy cô giáo những suy nghĩ và dự định của bản thân.
2.3. Một số giải pháp chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho học sinh nữ người dân tộc thiểu số tại tập thể lớp chủ nhiệm.
	Trong quá trình chủ nhiệm lớp A2 khoá 2014- 2017, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau để chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho các em học sinh nữ là người dân tộc thiểu số trong lớp cụ thể các giải pháp đó như sau:
2.3.1. Cần phải nắm bắt được tâm lí của của học sinh nữ người dân tộc thiểu số.
	Có thể khẳng định đây là biện pháp đầu tiên, quan trọng bởi lẽ Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) không thể chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho các em nếu không nắm bắt được tâm lí của các em.
	GVCN có thể nắm bắt tâm lí của học sinh nữ người dân tộc bằng nhiều cách khác nhau như: Qua phiếu điều tra, qua thực tế tiếp xúc và dạy học trên lớp, qua các kênh giao tiếp Tuy nhiên một kênh quan trọng đó là cần sớm thu thập thông tin về các em qua phiếu điều tra ngay từ khi các em vào lớp 10 cụ thể mẫu phiếu đó có thể có nội dung như sau:
Họ và tên học sinh
Ngày, tháng, năm sinh
Nơi sinh
Dân tộc
Hộ khẩu thường trú
Họ tên bố:Nghề nghiệp:Trình độ học vấn: Số điện thoại liên lạc:..dân tộc:
Họ tên mẹ:Nghề nghiệp:..Trình độ học vấn:.số điện thoại liên lạc:..dân tộc.
Tình trạng sức khoẻ
Xu hướng nghề nghiệp 
10) Sở thích
11) Học lực và hạnh kiểm năm trước 
12) Thành phần/ cơ cấu gia đình 
13) Tình trạng sức khoẻ 
14) Môn học yêu thích 
15) Môn học gặp nhiều khó khăn 
16) Năng lực các em có 
17) Hứng thú riêng của hs
Theo ý kiến của bản thân học sinh
Theo ý kiến của phụ huynh 
18) Học sinh tham gia vào các nhóm nào: Trong trường; ngoài trường 
19) Số lượng trẻ dưới 18 tuổi trong gia đình và năm sinh cụ thể của các em 
20) Điều kiện về nhà ở của gia đình
Kênh này giúp GVCN có nguồn thông tin tổng hợp để theo dõi tâm lí học sinh trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của các em trong 3 năm.
Ngoài ra GVCN có thể nắm bắt tâm lí các em thông qua học bạ cấp THCS GVCN nên giành thời gian tìm hiểu phần nhận xét của những giáo viên cấp THCS. Cần thiết đối với những trường hợp đặc biệt giáo viên có thể trao đổi qua điện thoại với GVCN cũ để hiểu rõ hơn về tâm lí các em.
GVCN cũng có thể thông qua quan sát học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục để nắm bắt tâm lí hoặc thông qua các học sinh trong lớp, nhóm bạn, gia đình và địa phương nơi các em sinh sống. 
2.3.2. Tiến hành phân loại đối tượng học sinh nữ người dân tộc cần chăm sóc và hỗ trợ tâm lí.
Sau khi nắm bắt đặc điểm hoàn cảnh gia đình, tâm lí của các em nữ học sinh người dân tộc trong lớp GVCN cần tiến hành phân loại học sinh theo cấp độ cần hỗ trợ và chăm sóc tâm lí như: Nhóm những em có tâm lí ổn định (Ngoan ngoãn, tự giác trong học tập rèn luyện, học lực tốt, hạnh kiểm tốt); Nhóm các em có tâm lí không ổn định (Hoàn cảnh gia đình khó khăn, học lực trung bình, hạnh kiểm không ổn định, ý thức tập thể và rèn luyện chưa cao); Nhóm học sinh có tâm lí đặc biệt (Gia đình rất khó khăn, cha hoặc mẹ không còn, bố mẹ li thân, các em sống với người thân do bố mẹ đi làm xa, cá tính thể hiện rõ nét, hạnh kiểm khá, trung bình, sống khép kín). Trên cơ sở đó GVCN sẽ lên kế hoạch chăm sóc và hỗ trợ tâm lí phù hợp cho từng đối tượng.
2.3.3. Lên kế hoạch chăm sóc và hỗ trợ tâm lí cho từng đối tượng học sinh nữ người dân tộc đã phân loại.
Trong các nhóm đối tượng học sinh nữ người dân tộc cần chăm sóc và hỗ trợ tâm lí thì nhóm học sinh có tâm lí đặc biệt sẽ được quan tâm hàng đầu với nhiều biện pháp phối hợp. Đối với nhóm đối tượng này do tâm lí các em không ổn định và chịu tác động nhiều của hoàn cảnh bản thân nên GVCN cần chú ý đến hoàn cảnh của các em, GVCN cùng cần phải kịp thời “ cập nhât” những thay đổi của hoàn cảnh bản thân các em để kịp thời điều chỉnh phương pháp, GVCN cần tạo dựng cho các em một điểm tựa vững chắc về tâm lí bởi vì đối tượng thuộc nhóm có tâm lí cá biệt các em thường thiếu thốn tình cảm, thiếu sự thấu hiểu và chia sẻ nhất là của người thân do vậy GVCN chính là người gần gũi và tạo dựng niềm tin tâm lí cho các em. GVCN có thể thông qua tiết dạy của bản thân tại lớp hoặc các buổi sinh hoạt cuối tuần lồng ghép một cách “ Tự nhiên” có “chủ đích” những câu chuyện về nghị lực vươn lên của một số cá nhân học sinh tiêu biểu có thành tích vượt lên hoàn cảnh và để các em tự nhiên làm “phép so sánh” với bản thân. 
Bên cạnh ưu tiên đối với nhóm có tâm lí đặc biệt GVCN cũng cần chú ý tới 2 nhóm còn lại. Đối với nhóm có tâm lí ổn định GVCN cần chú ý tới biện pháp động viên, khuyến khích, tuyên dương để các em phấn đấu hơn nữa. Còn nhóm có tâm lí chưa ổn định GVCN cũng cần theo dõi sát sao có những định hướng cụ thể, và đề ra mục tiêu rõ ràng để các em vươn lên.
Kế hoạch chăm sóc và hỗ trợ của GVCN đối với từng đối tượng cần có sự linh hoạt mềm dẻo theo sự biến đổi tâm lí của học sinh.
2.3.4. Tiến hành liệu pháp cá nhân đối với học sinh nữ người dân tộc.
Sau khi nắm được những thông tin cần thiết và lên kế hoạch cho từng đối tượng học sinh nữ người dân tộc GVCN có thể tiến hành tiếp xúc riêng với từng em học sinh một cách “bí mật” học sinh khác không biết để các em có thể tự nhiên tâm sự với giáo viên về bản thân và những vấn đề khó khăn của mình. GVCN có thể khéo léo nhờ các em việc gì đó để tranh thủ thời gian hỏi han, trò chuyện với các em như những người bạn. Trong buổi nói chuyện đó giáo viên cần chú ý không làm các em căng thẳng tâm lí và cần tạo cho các em cảm giác rằng các em được quan tâm cũng như không có cảm giác là cô đang “ lấy thông tin” từ mình. Sự cởi mở của giáo viên hết sức quan trọng đối với các em.
2.3.5. Tiến hành liệu pháp nhóm đối với học sinh nữ người dân tộc.
Sau khi đã nắm thông tin về việc các em học sinh nữ người dân tộc tham gia vào các nhóm bạn nào (Hay chơi với bạn nào trong và ngoài lớp) giáo viên cũng tiến hành tiếp xúc với bạn hoặc nhóm bạn đó. Mục đích thông qua bạn và nhóm bạn của học sinh để kiểm chứng thông tin về học sinh để có biện pháp chăm sóc tâm lí cho các em tối ưu, phù hợp nhất
2.3.6. Tiến hành khảo sát hành vi của học sinh nữ người dân tộc kết hợp với phỏng vấn học sinh: đối với biện pháp này GVCN cần phải thật sự khéo léo bởi vì nếu không sẽ phản tác dụng bởi các em nghĩ rằng GVCN đang theo dõi, điều tra mình từ đó các em sẽ không mở lòng thậm chí sẽ thu mình lại khi đó GVCN lại phải bắt đầu lại từ đầu là rất khó. GVCN có thể tổ chức một cuộc thi nhỏ nhỏ trong lớp và giao cho một cá nhân học sinh đứng ra dẫn chương trình với hệ thống câu hỏi mà GVCN đã chuẩn bị trước GVCN không tham gia trực tiếp mà quan sát và lắng nghe câu trả lời của học sinh để từ đó hiểu và nắm rõ tâm lí của các em để tìm kiếm giải pháp chăm sóc và hỗ trợ tâm lí kịp thời và hiệu quả.
2.3.7. Xây dựng kế hoạch giáo dục mang tính cá thể hoá cho c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_cham_soc_ho_tro_tam_li_hoc_sinh_nu_n.doc