SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở trường THCS Định Mỹ đạt hiệu quả

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở trường THCS Định Mỹ đạt hiệu quả

Toán học tạo cho người học có cơ hội rèn luyện khả năng suy đoán và tưởng tượng. Toán học còn có tiềm năng phát triển phẩm chất đạo đức, góp phần hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh. Toán học ra đời từ thực tiễn và lại quay trở về phục vụ thực tiễn. Toán học còn hình thành và hoàn thiện những nét nhân cách như say mê và có hoài bão trong học tập, mong muốn được đóng góp một phần nhỏ công sức của mình cho sự nghiệp phát triển của đất nước, ý chí vượt khó, cảm nhận được cái đẹp, trung thực, tự tin, khiêm tốn, . Biết tự đánh giá mình, tự rèn luyện để đạt tới một nhân cách hoàn thiện toàn diện hơn.

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài, là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong nhà trường THCS. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi chương trình Toán lớp 8, 9 bậc THCS đối với các học sinh có học lực từ khá trở lên yêu thích bộ môn Toán và có hướng phấn đấu dự thi học sinh giỏi cấp THCS ở trường THCS Định Mỹ từ năm học 2014 – 2015 đến nay.

Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa năng lực của bản thân trong môn học có ưu thế. Đồng thời giáo viên cũng có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, rèn kỹ năng sư phạm.

Trong dạy học, thông thường nếu giáo viên giúp học sinh học giỏi một bộ môn nào đó thì các em sẽ có hứng thú để theo đuổi và có năng lực, động cơ để học tập tốt môn đó. Là giáo viên ai cũng muốn mình có được những học sinh mà bản thân mình thấy tâm huyết, có được các học sinh tâm huyết thì giáo viên đó sẽ cố gắng đào sâu chuyên môn, đầu tư về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và đây cũng là tiền đề quan trọng để giáo viên đó thực hiện một giờ dạy, môn dạy với các học sinh thuộc nhiều đối tượng khác đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng bộ môn.

 

docx 31 trang Trần Đại 27/04/2023 7055
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở trường THCS Định Mỹ đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PGDĐT HUYỆN THOẠI SƠN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Thoại Sơn, ngày 19 tháng 11 năm 2019
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: . 	Nam, nữ: ..
- Ngày tháng năm sinh: ..
- Nơi thường trú: ..
- Đơn vị công tác: ...
- Chức vụ hiện nay: .. 
- Trình độ chuyên môn: .
- Lĩnh vực công tác:..
II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 
Trường THCS Định Mỹ là một trường nông thôn của Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang – Trường được thành lập năm 1972. Từ buổi đầu, nhà trường chưa có cơ sở vật chất đầy đủ nên việc dạy và học là hết sức khó khăn. Mặc dù vậy nhưng cả thầy và trò đều không quản ngại khó khăn vất vả, ra sức học tập và rèn luyện. Cũng chính từ những khoá học đầu tiên đó, nhiều học sinh đã đem kiến thức, trí tuệ, tài năng của mình phục vụ cho quê hương, đất nước. Nhiều cựu học sinh của nhà trường đã trở nên rất thành đạt về kinh tế, đảm nhận nhiều chức vụ cao trong các cơ quan nhà nước.
Chính từ những tấm gương vượt khó đó mà trong giai đoạn hiện nay, một trong những mục tiêu quan trọng của nhà trường là phải đào tạo được nguồn nhân lực có tài và đức để phục vụ cho quê hương, đất nước. Để thực hiện được mục tiêu nói trên thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là hết sức quan trọng. Qua quá trình giảng dạy bản thân đã rút ra được những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Định Mỹ như sau:
          * Thuận lợi:     
            - Được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo của nhà trường, tổ chuyên môn. 
- Cơ sở vật chất, phòng học của trường khá đầy đủ tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học.
- Đa số em học sinh trong đội tuyển đều ngoan hiền, chăm học và đặc biệt là yêu thích bộ môn Toán.
* Khó khăn:
 - Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế.
- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học thêm tăng tiết trái buổi, cộng thêm chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng học sinh giỏi, do đó kết quả không cao là điều tất yếu.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, dạy theo kinh nghiệm của bản thân, theo sự chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn thành tốt công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, công đoàn đó là một thực tế do lãnh đạo nhà trường lúc nào cũng muốn giao công việc cho những giáo viên tốt, có uy tín. Chính vì lý do đó, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế.
- Một số ít phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, khi nhà trường chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi lại chưa quan tâm đúng mức đến việc cho con em mình đi bồi dưỡng.
- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: “ Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở trường THCS Định Mỹ đạt hiệu quả”
- Lĩnh vực: Toán 8, 9
III- Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Ngày nay, xã hội ngày một phát triển nên nhiệm vụ xã hội đặt ra cho giáo dục ngày càng cao hơn. Ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng hiểu biết kiến thức và vận dụng kỹ năng, các nhà trường còn phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm. Nó có tác dụng thiết thực và mạnh mẽ; không những hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh, tạo ra khí thế hăng say vươn lên học tập giành những đỉnh cao của học sinh mà còn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các thầy cô giáo. Đối với nhà trường, chất lượng học sinh giỏi khẳng định xu thế phát triển, khẳng định được chất lượng dạy của Thầy và chất lượng học của trò. Bên cạnh đó chất lượng học sinh giỏi còn khẳng định thương hiệu của nhà trường và uy tín đối với các cấp quản lí, đặc biệt là đối với nhân dân địa phương. Đây là một nhiệm vụ không phải trường nào cũng có thể làm tốt vì nhiều lý do như: 
- Kiến thức trên lớp giáo viên chỉ dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nên chưa đủ để học sinh có thể làm tốt một đề thi học sinh giỏi môn Toán cấp Huyện, cấp Tỉnh. 
- Đời sống kinh tế của học sinh còn nhiều khó khăn về cả vật chất và tinh thần, tài liệu học tập thì rất hạn chế.
- Phần lớn các bậc phụ huynh ở nông thôn không quan tâm nhiều đến việc học của con em mình.
- Một số học sinh không có đủ kinh phí mua đồ dùng cá nhân phục vụ cho mục đích ôn tập.
Từ năm 2009 tôi chuyển về trường THCS Định Mỹ công tác và đến năm học 2014 – 2015 tôi được giao nhiệm vụ dạy và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Toán của trường cho đến nay. Thấy được vai trò hết sức quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi luôn trăn trở : Mình phải làm gì để góp sức lực nhỏ bé của mình vào sự nghiệp trồng người? Làm sao để nâng cao chất lượng, số lượng học sinh giỏi môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung? Với những trăn trở về mặt kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp bồi dưỡng... Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo ý kiến Thầy, Cô, đồng nghiệp, tham mưu với tổ chuyên môn, với ban giám hiệu, tôi mạnh dạn đầu tư kiến thức, tìm tòi tài liệu trên mạng, sách tham khảo, tìm kiếm giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và kết quả thật khả quan. 
Trong đề tài này, tôi cũng mạnh dạn nêu “ Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở trường THCS Định Mỹ đạt hiệu quả” để cùng đồng nghiệp trao đổi, góp ý nhằm giúp công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và môn Toán nói riêng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. 
Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Toán học tạo cho người học có cơ hội rèn luyện khả năng suy đoán và tưởng tượng. Toán học còn có tiềm năng phát triển phẩm chất đạo đức, góp phần hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh. Toán học ra đời từ thực tiễn và lại quay trở về phục vụ thực tiễn. Toán học còn hình thành và hoàn thiện những nét nhân cách như say mê và có hoài bão trong học tập, mong muốn được đóng góp một phần nhỏ công sức của mình cho sự nghiệp phát triển của đất nước, ý chí vượt khó, cảm nhận được cái đẹp, trung thực, tự tin, khiêm tốn,. Biết tự đánh giá mình, tự rèn luyện để đạt tới một nhân cách hoàn thiện toàn diện hơn.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài, là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong nhà trường THCS. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi chương trình Toán lớp 8, 9 bậc THCS đối với các học sinh có học lực từ khá trở lên yêu thích bộ môn Toán và có hướng phấn đấu dự thi học sinh giỏi cấp THCS ở trường THCS Định Mỹ từ năm học 2014 – 2015 đến nay.
Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa năng lực của bản thân trong môn học có ưu thế. Đồng thời giáo viên cũng có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, rèn kỹ năng sư phạm. 
Trong dạy học, thông thường nếu giáo viên giúp học sinh học giỏi một bộ môn nào đó thì các em sẽ có hứng thú để theo đuổi và có năng lực, động cơ để học tập tốt môn đó. Là giáo viên ai cũng muốn mình có được những học sinh mà bản thân mình thấy tâm huyết, có được các học sinh tâm huyết thì giáo viên đó sẽ cố gắng đào sâu chuyên môn, đầu tư về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và đây cũng là tiền đề quan trọng để giáo viên đó thực hiện một giờ dạy, môn dạy với các học sinh thuộc nhiều đối tượng khác đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng bộ môn.
Nội dung sáng kiến
Như chúng ta đã biết, để có học sinh giỏi đạt kết quả cao trong các kỳ thi do Huyện, Tỉnh tổ chức cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tố chất học sinh, ý thức học tập của học sinh, khả năng tự học ở nhà, sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội, việc bồi dưỡng của giáo viên trực tiếp giảng dạy,và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn bởi vì yếu tố may mắn chỉ là một phần rất nhỏ. Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Nhưng chúng ta cần bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì? Bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả? Điều đó quả là một vấn đề cần chúng ta đặc biệt qua tâm, suy nghĩ.
3.1. Tiến trình thực hiện:
Năm học 2014 – 2015 bản thân tôi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi Toán của Trường. Khi đó tôi cũng chưa có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, chưa có tài liệu bồi dưỡng càng không biết nên dạy học sinh những gì? Do đó nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi mà lãnh đạo nhà trường giao cho tôi thực sự khá khó khăn. Không lùi bước trước những khó khăn ban đầu nên tôi đã lên mạng tìm tòi tài liệu, các dạng đề thi chọn học sinh giỏi của tỉnh An Giang những năm về trước cũng như các tỉnh khác. Đồng thời cũng chọn lọc ra một số chuyên đề mà các đề thi học sinh giỏi thường ra để làm tư liệu dạy cho các em. Bên cạnh việc tự nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo tôi cũng thường xuyên trao đổi với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để tìm ra giải pháp bồi dưỡng các em hiệu quả nhất.
Năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017 tôi không chọn được đội tuyển để bồi dưỡng nhưng cũng thường xuyên nghiên cứu tài liệu, theo dõi các đề thi học sinh giỏi cấp Huyện, Tỉnh để bổ sung vào vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình. Bên cạnh đó tôi cũng đã tổ chức cho học sinh tham dự cuộc thi giỏi Toán trên mạng “ Violympic” và cũng khá thành công.
Năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019 tôi lại tiếp tục công việc bồi dưỡng học sinh giỏi của mình nhưng lần này bản thân tôi thấy không còn áp lực như lần đầu vì bản thân đã tích lũy được một ít kinh nghiệm.
3.2. Thời gian thực hiện:
Từ năm học 2014 – 2015 đến nay.
3.3. Biện pháp tổ chức thực hiện:
Qua thực tế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán của bản thân từ năm học 2014 – 2015 đến nay, tôi xin chia sẻ “ Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở trường THCS Định Mỹ đạt hiệu quả” của bản thân như sau:
3.3.1.Bản thân mỗi giáo viên bồi dưỡng cần có tinh thần, trách nhiệm, nhiệt tình say mê công việc và phải có chuyên môn vững vàng.
Muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Tuy vậy, vai trò của người thầy trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là hết sức quan trọng. Người giáo viên trước hết phải có ý thức tích cực, tự giác trau dồi, tích lũy chuyên môn, đọc nhiều, hiểu sâu vấn đề mà mình dạy; thường xuyên tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp; chủ động tìm tòi tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang website nào hữu ích, các đề thi hay, chuyên đề hấp dẫn để sưu tầm tài liệu và hướng dẫn học sinh tìm tài liệu học tập.
Người giáo viên phải biết “truyền lửa” cho học sinh, tạo cho các em niềm say mê và hứng thú môn học, tinh thần ham học hỏi tìm tòi. Trong quá trình giảng dạy, khuyến khích các em có những lời giải độc đáo, mang tính mới lạ, sáng tạo. Với một sáng kiến của các em, có thể là rất nhỏ, nhưng ta khéo léo khuyến khích coi nó là một công trình khoa học nhỏ. Từ đó, nhen nhóm nó thành ngọn lửa say mê nghiên cứu để dần có được công trình khoa học lớn hơn.
Giáo viên cần quan tâm cả điều kiện hoàn cảnh gia đình, cách học, quá trình tự học của học sinh, coi việc tự học của học sinh học sinh là quyết định sự thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; tư vấn cho học sinh cách sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý và hiệu quả, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, giải trí; chú ý kết hợp các biện pháp về tâm lý. Sau mỗi kỳ thi, sẽ có những em thành công và có những em thất bại, giáo viên nên yêu cầu các em viết ra suy nghĩ của mình về nguyên nhân thành công (thất bại) của bản thân, đề ra phương hướng, kế hoạch và mục tiêu cho những lần thi sau tạo động lực phấn đấu.
Ý thức được các yêu cầu nêu trên nên tôi cũng đã cố hoàn thiện bản thân về tác phong lên lớp, thường xuyên thay đổi phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh,... Đặc biệt là luôn tìm tòi nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách đọc nhiều loại sách tham khảo. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ nên việc tìm tòi nâng cao kiến thức là không khó, đối với bản thân tôi cũng thường xuyên tham khảo các tài liệu trên mạng để phục vụ cho công tác giảng dạy, có thể kể đến các trang Web hay như:   (trang web của Bộ GD&ĐT);  (thi toán trên mạng);   (bách khoa toàn thư mở tiếng Việt). Trong các trang web kể trên tôi đặc biệt thích trang “” vì ở đó tôi có thể tìm hiểu thêm nhiều dạng toán mới, kích thích tư duy người học. Không chỉ có bản thân tôi nghiên cứu trên trang  bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên yêu cầu học sinh mình dạy bồi dưỡng phải tạo tài khoản và vào đó thi để nâng cao kiến thức cho bản thân, đồng thời có thể ghi chép lại các bài Toán hay, Toán khó để sau này Thầy và Trò cùng nhau suy nghĩ tìm hướng giải thích hợp.
Bản thân cũng thường xuyên tham gia các buổi họp chuyên đề phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi giúp bản thân nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Cần nắm vững phương châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao - Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có thuật có cơ bản trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau. Để giải được các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải hiểu kiến thức một cách cơ bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt.
Lý do phải dạy theo nhưng phương châm nêu trên:
- Dạy chắc cơ bản trước rồi mới nâng cao: Các bài cơ bản là những bài dễ, chỉ liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm vững từng loại trước đã. Sau đó mới nâng cao dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được. Đối với học sinh giỏi bước này có thể làm nhanh, hoặc cho tự làm nhưng phải kiểm tra, biết nắm chắc cơ bản rồi mới nâng cao, nếu bỏ qua bước này trình độ của học sinh sẽ không ổn định và không vững chắc.
- Mỗi loại cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, quan trọng là phải rút ra phương pháp rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phương pháp, cần kiểm tra thẩm định xem học sinh đã nắm chắc chắn chưa, nếu chưa chắc chắn cần phải củng cố đến khi được mới thôi.
- Hầu hết các bài đều có thể quy về một loại nào đó cùng nhiều bài khác có quy tắc giải chung, đó là phổ biến: mỗi loại bài toán có một loại nguyên tắc, cứ xác định đúng loại bài, sử dụng đúng nguyên tắc là giải quyết được. Nhưng cá biệt có một ít bài không theo những nguyên tắc chung, thuộc những tình huống cá biệt, có thể sử dụng những cách riêng, thường không rõ quy luật, nhưng giải quyết nhanh. Cần phải coi trọng loại bài có nguyên tắc là chính. Loại sau chỉ nên giới thiệu sau khi đã học kỹ loại trên, vì loại đó học bài nào chỉ biết bài đó mà không áp dụng cho nhiều bài khác được.
Không nên nôn nóng, bỏ qua bước làm chắc cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, không nhận ra và ghi nhớ được từng đơn vị kiến thức kỹ năng, kết quả là không định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang. 
Không áp đặt tâm lý trong thi cử và không nặng thành tích đối với học sinh dẫn đến học sinh bị áp lực từ nhiều phía.
Cuối cùng là công tác kiểm tra kiến thức sau mỗi chuyên đề để nắm chắc khả năng tiếp thu, vận dụng của các em từ đó các em rút ra được những sai sót mà sửa chữa, giáo viên cũng có kế hoạch bù đắp những lỗ hỏng cho học sinh (nếu có).
3.3.2. Định hướng cho học sinh yêu thích môn Toán, lựa chọn học sinh thông qua các tiết dạy trên lớp.
Về cấu trúc, học sinh giỏi phải đạt được 3 yêu cầu:
- Có năng lực tư duy tốt, thông minh (óc tưởng tượng, suy diễn, quy nạp, khái quát hoá tốt).
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức vươn lên, ham hiểu biết, tự giác, tích cực học tập.
- Giàu tính sáng tạo.
Quá trình hình thành, phát triển năng khiếu, trí thông minh ở học sinh thường trải qua 3 giai đoạn:
- Hình thành năng khiếu ban đầu.
- Bộc lộ, phát triển năng khiếu.
- Thể hiện tài năng, năng khiếu với những điều kiện xã hội, môi trường tối ưu, thuận lợi.
Do vậy cần biết phát hiện sớm khả năng, sở trường ở học sinh, tạo điều kiện tốt để các em học tập, phát huy tốt khả năng tư duy, tính sáng tạo, thể hiện được năng khiếu của mình. Đối với bản thân, tôi thường được lãnh đạo nhà trường phân công dạy Toán những lớp học sinh cuối cấp đó là khối 8 và 9 tạo điều kiện thuận lợi để bản thân có thể nâng cao kiến thức cho học sinh trên lớp để chuẩn bị tốt cho kỳ thi chọ học sinh giỏi cấp Huyện. Nhưng để tạo được một đội tuyển học sinh giỏi Toán tốt tôi cũng thường xuyên trao đổi với các giáo viên trong tổ chuyên môn về tình hình học tập của những học sinh khối 6 và 7 nhằm phát hiện kịp thời và có kế hoạch định hướng cho các em học tập và rèn luyện ở năm cuối cấp để chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi.
Như chúng ta đã biết nhân tài là kết quả của 99% là mồ hôi, nước mắt. Một học sinh vốn thông minh nhưng không được tôi luyện, kèm cặp, bồi dưỡng thường xuyên thì cũng khó có thể khẳng định, phát triển được trí thông minh ở các em. Đó cũng là yêu cầu đặt ra trong quá trình chỉ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi ở các nhà trường. Nó đòi hỏi ở sự đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng tích cực, ở năng lực đội ngũ nhà giáo nhằm tạo điều kiện phục vụ dạy học và bồi dưỡng kiến thức cho học sinh. Đặc biệt là cải tiến khâu bồi dưỡng học sinh giỏi về phương pháp dạy, nghiên cứu tài liệu, lựa chọn học sinh trong đội tuyển, tạo động lực, niềm tin cho người dạy, người học.
Để học sinh có được sự yêu thích, hứng thú lựa chọn bộ môn Toán bồi dưỡng không phải là một ngày hay một tháng mà đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại vun đắp lý tưởng cho học sinh thông qua mỗi tiết học trong một thời gian dài. 
Hằng năm, bắt đầu vào năm học lớp 8, song song với việc dạy kiến thức cơ bản tôi luôn có sự mở rộng kiến thức thực tế cho học sinh, cập nhật các thông tin thời sự có liên quan và ứng dụng của bộ môn Toán vào thực tế cuộc sông qua mỗi tiết học, từ đó hình thành cho học sinh hứng thú học tập bộ môn Toán.
Cứ ngày qua ngày như vậy hầu như các em đều có sự yêu thích bộ môn Toán và có xu hướng tìm hiểu sâu về bộ môn ngày càng nhiều. Từ đó qua các tiết dạy ta có thể lựa chọn được những học sinh tâm huyết để chọn vào đội tuyển sau này. 
Nếu chúng ta có thể thực hiện tốt bước này thì đó cũng là thành công bước đầu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
3.3.3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi một cách hợp lý.
Trong quá trình bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi, bản thân người bồi dưỡng cần phải lập một kế hoạch giảng dạy thật cụ thể, chi tiết, chia ra nhiều giai đoạn (mỗi giai đoạn phải cụ thể đến từng tuần). Trong từng giai đoạn gắn liền với nội dung thực hiện, đảm bảo tính hệ thống, đầy đủ, chặt chẽ và chuyên sâu theo các chuyên đề; tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Sau mỗi giai đoạn cần rút kinh nghiệm nghiêm túc, đề ra phương hướng thực hiện và điều chỉnh cho các giai đoạn tiếp sau đó.
Về kế hoạch, chương trình bồi dưỡng: 
- Đầu năm học khi nhận được nhiệm vụ phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân đã lên kế hoạch chi tiết cho việc bồi dưỡng dựa vào kế hoạch cụ thể của Phó Hiệu Trưởng chuyên môn là : Bắt đầu dạy khi nào ? Số tiết được dạy được kê giờ cho việc bồi dưỡng là bao nhiêu tiết ? Dạy ở phòng nào? Một tuần dạy bao nhiêu buổi ?... 
- Công việc tiếp theo là biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng cần rõ ràng, cụ thể, chi tiết từng chuyên đề khai thác tối ưu các dạng bài, rèn luyện các kỹ năng trình bày từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_toan_o_t.docx