SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 phần lí thuyết

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 phần lí thuyết

Trong điều kiện đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020 thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là: Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Giáo dục và Đào tạo là một trong những yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực, là nền tảng của chiến lược phát triển con người.

Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, ngành Giáo dục trong những năm qua đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

 Hiện nay trong các trường phổ thông đang đẩy mạnh các hoạt động phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây chính là bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước trong tương lai, là một trong những nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của nhà trường. Vì vậy, trong những năm qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp, các ngành. Các nhà trường đã có nhiều giải pháp mang tình bền vững trong công tác bồi bưỡng học sinh giỏi như: Lựa chọn đội ngũ Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tích lũy tài liệu qua nhiều năm; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy học được tăng cường giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt; có cơ chế khen thưởng, động viên giáo viên, học sinh,. Đa số giáo viên nhận thức được trách nhiệm, tâm huyết đầu tư nhiều thời gian cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

 

doc 40 trang thuychi01 23445
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 phần lí thuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU................
I. Lý do chọn đề tài:..........
II. Mục đích nghiên cứu:.......
III. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................
VI. Phương pháp nghiên cứu:...
B. PHẦN NÔI DUNG.............................................
I. Cơ sở lí luận......
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.............................
1. Những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:.
1.1. Thuận lợi:...
1.2. Khó khăn:...
2. Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí 9 trước khi thực hiện các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm:.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:..................................
1. Giáo viên phải không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp:...
2. Phát hiện những học sinh có khả năng về môn Địa lí và tiến hành tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi:..........................................................
3. Xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng:...................................
4. Sưu tầm, biên soạn tài liệu bồi dưỡng:.................................................
5. Phương pháp bồi dưỡng:.......................................................................
5.1: Hướng dẫn học sinh khai thác các kiến thức lí thuyết cơ bản:..........
5.2: Hướng dẫn học sinh khai thác các kiến thức lí thuyết nâng cao:.......
6. Hướng dẫn học sinh nhận dạng câu hỏi:...............................................
6.1. Đối với dạng câu hỏi trình bày:..........................................................
6.2. Đối với dạng câu hỏi chứng minh:.....................................................
6.3. Đối với dạng câu hỏi giải thích:.........................................................
6.4. Đối với dạng câu hỏi so sánh:............................................................
7. Thường xuyên kiểm tra kiến thức của chuyên đề mới ôn luyện...........
8. Rèn kĩ năng luyện các dạng đề tổng hợp (bao gồm cả kiến thức lí thuyết và bài tập):...................................................................................... 
9. Gặp gỡ, nhắc nhở và động viên học sinh trước khi đi thi.....................
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...
I. Kết luận. 
II. Kiến nghị .
PHỤ LỤC .
2
2
3
3
3
3
3
4
4
4
5
5
6
6
7
7
9
10
10
11
11
12
12
13
14
14
15
16
16
17
17
18
19
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong điều kiện đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020 thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là: Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Giáo dục và Đào tạo là một trong những yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực, là nền tảng của chiến lược phát triển con người.
Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, ngành Giáo dục trong những năm qua đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
	Hiện nay trong các trường phổ thông đang đẩy mạnh các hoạt động phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây chính là bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước trong tương lai, là một trong những nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của nhà trường. Vì vậy, trong những năm qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp, các ngành. Các nhà trường đã có nhiều giải pháp mang tình bền vững trong công tác bồi bưỡng học sinh giỏi như: Lựa chọn đội ngũ Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tích lũy tài liệu qua nhiều năm; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy học được tăng cường giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt; có cơ chế khen thưởng, động viên giáo viên, học sinh,... Đa số giáo viên nhận thức được trách nhiệm, tâm huyết đầu tư nhiều thời gian cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tuy nhiên, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn còn những tồn tại, khó khăn nhất định. Chất lượng đội ngũ giáo viên trong các nhà trường chưa có sự đồng đều ở các bộ môn, giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, khối lượng công việc nhiều, nên việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có phần bị hạn chế; chất lượng học tập của các khối lớp, các đội tuyển chưa đồng đều; một số học sinh và phụ huynh không có nhu cầu ôn luyên những môn được coi là môn phụ (trong đó có bộ môn Địa lí).
Là cán bộ quảnh lí phụ trách chuyên môn nhà trường, đồng thời cũng là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi xác định ngoài các nhiệm vụ chuyên môn khác thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một trong những nhiệm vụ cần hết sức được quan tâm, đầu tư. Bởi vì đối với các nhà trường, chất lượng học sinh giỏi các bộ môn phản ánh một cách chính xác hơn năng lực dạy học của giáo viên, đặc biệt là năng lực chuyên sâu bộ môn của giáo viên giảng dạy. 
Với mong muốn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt hơn, góp phần nâng cao về số lượng cũng như chất lượng của đội tuyển học sinh giỏi môn mình phụ trách. Tôi đã chọn và mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiêm: “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 phần lí thuyết” chia sẻ một số kinh nghiệm đúc rút được trong qua trình giảng dạy thời gian vừa qua.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác bồi dưỡng và chất lượng học sinh giỏi môn Địa lí của trường THCS Vân Du, giáo viên rút ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác bồi dượng học sinh tại đơn vị. Tìm ra các giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
Với mục đích chính là chia sẻ một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, thông qua đó đưa ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí 9, góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Địa lí.
	Thông qua việc giáo viên hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thưc bộ môn giúp các em có cách nắm bắt kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, tạo được hứng thú học tập đối với bộ môn Địa lí.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí 9 phần kiến thức lí thuyết.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện sáng kiến, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 Phương pháp tổng hợp đánh giá.
 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp thực nghiệm. 
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ngày nay, khi thế giới bước sang giai đoạn toàn cầu hóa, kinh tế tri thức ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia thì vai trò của những nhân tài đất nước càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy không có đất nước nào lại không chăm lo đến việc phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những quan niệm và cách thức phát hiện, bồi dưỡng nhân tài khác nhau. 
	Ở Việt Nam, ngay từ xa xưa ông cha ta đã luôn chú trọng đến việc tìm kiếm, bồi dưỡng người tài và đúc rút thành kinh nghiệm quí báu "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, ngày nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, quan tâm đến nhân tố con người và bồi dưỡng nhân tài. Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc những nhiệm kì gần đây đều khẳng định: Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo là đầu tư phát triển. Song song với nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà, thì đầu tư chất lượng mũi nhọn là một việc làm thiết thực của các cấp quản lý giáo dục nói chung, các cơ sở giáo dục nói riêng. Thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ trên, có nghĩa là ngành giáo dục đang góp phần đáng kể vào công cuộc đẩy mạnh “Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa” đất nước.
 Bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình trang bị thêm kiến thức, kĩ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực trong các lĩnh vực cụ thể. Bồi dưỡng học sinh giỏi là chủ động tạo ra môi trường và những điều kiện thích hợp cho người học phát huy cao độ nội lực của mình đi đôi với việc tiếp nhận một cách thông minh hiệu quả ngoại lực (Người thầy có vai trò quan trọng hàng đầu). Cốt lõi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là giúp người học về phương pháp, biết cách học, cách nghiên cứu, cách tư duy cách tự đánh giá, tận dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm, thu thập, để xử lí thông tin để tự học.
Môn Địa lí là môn học giúp học sinh có những hiểu biết về Trái Đất – môi trường sống của con người; về thiên nhiên và hoạt động kinh tế của con người trên thế giới, các khu vực trên thế giới; về đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, các vùng, địa phương học sinh đang sinh sống. Từ đó, các em biết vận dụng các kiến thức Địa lí để giảỉ thích bản chất các sự vật, hiện tượng Địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với năng lực của học sinh. Vì vậy, việc bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí sẽ giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức, tự học, tự sáng tạo và vận dụng vào thực tế khi giải quyết các tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí là quá trình cung cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ năng Địa lí, từ đó giúp các em biết vận dụng vào để giải quyết từng vấn đề cụ thể. Trong khi đó, khối lượng kiến thức trong môn Địa lí tương đối nhiều và khó học. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức lí thuyết trong môn Địa lí có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến kết quả làm bài của học sinh. Học sinh có nắm chắc và hiểu được kiến thức lí thuyết thì mới biết vận dụng vào giải quyết từng vấn đề cụ thể, thực tốt các kĩ năng trong môn Địa lí. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
1.1. Thuận lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện và đặc biệt là Phòng GD&ĐT Thạch Thành. Từ năm học 2009 - 2010 trường THCS Vân Du (đơn vị tôi đang công tác) đã được chủ tịch UBND huyện phê duyệt Kế hoạch xây dựng nhà trường là một trong hai Trung tâm giáo dục chất lượng cao của huyện nhà. Nhà trường đã được tăng cường đội ngũ cán bộ, giáo viên có chất lượng chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư khá hoàn chỉnh. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Tập thể cán bộ, giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp, đoàn kết thống nhất trong nhiệm vụ chung, có tinh thần xây dựng, giúp đỡ học hỏi, rèn luyện nâng cao tay nghề, tích cực năng nổ trong các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Đây chính là môi trường thuận lợi cho bản thân tôi thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Phần lớn học sinh trường THCS Vân Du ngoan, ý thức học tập tốt. Chất lượng của học sinh đạt học lực khá, giỏi cao. Nhiều học sinh có năng khiếu học tập môn Địa lí.
 Bản thân là giáo viên trẻ, nhiệt tình, được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng tiếp cận tốt với công nghệ thông tin. Tích cực trao đổi, học hỏi bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường để học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết áp dụng vào công tác. Nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cho huyện Thạch Thành dự thi cấp tỉnh nên có những kinh nghiệm nhất định và có cơ hội trau rồi kiến thức.
1.2. Khó khăn:
 Số lượng học sinh trong địa bàn Thị trấn Vân Du ít, lại không thu hút được học sinh tại các xã lân cận (tổng số học sinh toàn trường những năm gần đây chỉ trên, dưới 200 học sinh, học sinh khối 9 chỉ có dưới 50 em) nên chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường chưa ổn định, không đồng đều ở các khối lớp, các bộ môn và nên việc duy trì số học sinh giỏi các môn gặp nhiều khó khăn, việc lựa chọn nguồn học sinh giỏi không nhiều.
Điều kiện kinh tế, đời sống, trình độ dân trí của địa phương chưa cao; việc đầu tư học tập của con em của nhiều bậc phụ huynh còn hạn chế.
 Các em lớp 9 đã được tiếp cận với các nội dung sinh hoạt hướng nghiệp, đa số phụ huynh học sinh đã bước đầu định hướng nghề nghiệp và định hướng thi khối cho con em mình. Việc thi chất lượng đầu vào lớp 10 không có môn Địa lí, do vậy thường các em chỉ lựa chọn các môn học mang tính thực dụng cao như Văn, Toán, Tiếng Anh  Nhiều em học tốt môn Địa lí nhưng lại không tham gia vào đội tuyển do sự định hướng của gia đình.
2. Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí 9 trước khi thực hiện các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm qua, trường THCS Vân Du chúng tôi ngoài nhiệm vụ đảm bảo chất lượng giáo dục đại trà thì nhiệm vụ nâng cao chất lượng mũi nhọn, đặc biệt là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các các môn văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Nhờ sự nổ lực cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh mà nhà trường luôn là đơn vị đứng trong tốp đầu của huyện về kết quả dự thi học sinh giỏi các cấp. Tuy vậy số lượng cũng như chất lượng của các đội tuyển học sinh giỏi nói chung cũng như môn Địa lí nói riêng còn chưa ổn định, chưa đạt được nhiều giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. 
Đối với bộ môn Địa lí, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng gặp phải không ít khó khăn. Hiện nay, phần lớn học sinh đều cho rằng môn Địa lí là môn phụ, thời gian học tập dành cho môn Địa lí khá ít, chủ yếu các em tập trung vào việc học tập các môn học theo định hướng của phụ huynh, chính vì vậy nhiều học sinh không có nhu cầu tham gia ôn đội tuyển học sinh giỏi Địa lí. Xuất phát từ điều này mà việc chọn lọc học sinh tham gia đội tuyển cũng gặp rất nhiều khó khăn. Những học sinh giỏi thường không tham gia thi môn Địa lí, mà chủ yếu là các em học sinh tốp sau, chất lượng “đầu vào” đội tuyển không cao nên nhiều học sinh khả năng nhận thức chậm, kỹ năng tính toán còn hạn chế. Mặt khác ở trường THCS Vân Du trong những năm gần đây số lượng học sinh mỗi khối ít nên việc lựa chọn nguồn cho đội tuyển Địa lí càng trở nên khó khăn hơn. Cố gắng sắp xếp hợp lí thì mỗi môn cũng chỉ có 1 đến 2 học sinh “cứng” thuộc bộ môn của mình.
Thống kê kết quả thi học sinh giỏi môn Địa lí trong những năm đầu bồi dưỡng tại trường tôi nhận thấy: số lượng học sinh tham ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi khá ít, kết quả chưa cao, chưa có tính bền vững, có năm số giải cấp huyện rất thấp và không có học sinh dự thi cấp tỉnh.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	Muốn bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đạt kết quả cao, theo tôi cần có nhiều yếu tố: đó là sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao của các cấp ngành, đoàn thể, sự quan tâm của BGH, chuyên môn nhà trường; sự ủng hộ, tạo điều kiện của gia đình học sinh, nhưng quan trọng nhất vẫn là 2 yếu tố, đó là giáo viên đứng lớp và học sinh.
	Tùy thuộc vào đặc trưng của từng bộ môn học và điều kiện cụ thể từng nhà trường và địa phương mà giáo viên có các giải pháp phù hợp, hiệu quả cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhưng trong khuôn khổ của sáng kiến cũng như điều kiện cụ thể áp dụng tại trường THCS Vân Du, tôi chỉ xin tập trung vào một số giải pháp mà bản thân tôi đã, đang làm và bước đầu đạt kết quả.
1. Giáo viên phải không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp.
	Xuất phát từ quan niệm coi môn Địa lí là môn học phụ, môn không quan trọng của học sinh và phụ huynh, việc thi tuyển vào lớp 10 chỉ thực hiện ở 3 môn, trong đó không có môn Địa lí. Mặt khác, do đặc trưng bộ môn khá khô khan, nội dung kiến thức nhiều, bao gồm cả những kiến thức khoa học xã hội và khoa học tự nhiên nên đã khiến cho nhiều em không tha thiết với bộ môn Địa lí. Đứng trước thực tế đó, nếu giáo viên chỉ lên lớp cho hết trách nhiệm, kém nhiệt tình, tâm huyết  thì sẽ vô tình đẩy xa các em hơn đối với bộ môn Địa lí. Vì vậy, muốn cho học sinh yêu thích môn Địa lí, thì người giáo viên phải không ngừng trau dồi kiến thức, luôn giữ được ngọn lửa đam mê của tình yêu nghề nghiệp và lan truyền ngọn lửa ấy đến với các em học sinh. Cố gắng tiếp cận và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, sáng tạo trong mỗi bài dạy. 
	Trong dạy học, mỗi môn học đều có giá trị riêng của nó, người giáo viên phải thực sự nhiệt tình, xem việc giảng dạy bộ môn của mình là trách nhiệm, là sứ mệnh cao cả và là vinh quang nghề nghiệp. Bởi vì việc thầy cô có yêu nghề, yêu thích bộ môn của mình giảng dạy thì mới tạo được tiền đề tốt nhất để động viên, khơi gợi niềm đam mê học tập bộ môn của các em học sinh. Đây cũng chính là động lực để tôi luôn cố gắng tìm tòi, suy ngẫm, tìm ra những phương pháp hợp lí, phù hợp nhất đối với từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Từ đó giúp các em có niềm tin, sự đam mê và hứng thú tìm tòi kiến thức trong bộ môn Địa lí. 
	Đối với bản thân tôi, từ sự đam mê, tâm huyết nghề nghiệp và ý thức cầu tiến, đã từng bước trưởng thành hơn trong lĩnh vực chuyên môn, dần tạo được uy tín trước bạn bè, đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh và đặc biệt là đã lôi cuốn được các em học sinh đến với môn học của mình. Trong những năm gần đây số lượng học sinh tự nguyện đăng kí tham gia đội tuyển môn Địa lí đã tăng lên, các em thực sự say mê môn học, tự tin với lựa chọn của mình. 
Phát hiện những học sinh có khả năng về môn Địa lí và tiến hành tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi:
Đây là khâu rất quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. Do khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh có sự khác nhau, nên người giáo viên cần phát hiện chính xác năng lực của từng đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp. Nếu giáo viên xác định đối tượng học sinh không chính xác thì kết quả bồi dưỡng sẽ không cao. Vì vậy, giáo viên tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí 9 cần lưu ý một số điểm sau:
Việc phát hiện học sinh phải được theo dõi ngay từ năm học lớp 8. Trước hết đó phải là các em yêu thích môn Địa lí; chịu khó tìm đọc tư liệu và ham học hỏi, có khả năng tư duy tốt, có tố chất để có thể đáp ứng được yêu cầu của kiến thức thuộc chương trình Địa lí lớp 9 (kinh nghiệm của tôi là chọn những em học tốt các môn tự nhiên như Toán, Vật lý, Hóa học  thì sẽ học tốt môn Địa lí). Từ cuối năm học lớp 8, tiến hành phổ biến chủ trương thành lập đội tuyển để các em đăng kí và lập danh sách đội tuyển. 
Tham mưu với BGH nhà trường, tổ chuyên môn, hội ý với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn khác để thống nhất danh sách đội tuyển. Trường hợp một em có nhiều giáo viên ở đội tuyển khác lựa chọn thì phải có các ý kiến để phân tích, đánh giá khả năng của học sinh phù hợp với đội tuyển nào. Đối với trường THCS Vân Du thường thì ngoài căn cứ vào nguyện vọng lựa chọn đội tuyển của bản thân các em học sinh, còn có sự can thiệp của chuyên môn nhà trường, sự thống nhất của các giáo viên bộ môn dạy lớp 9 trong việc chọn và phân chia đội tuyển để đảm bảo mỗi đội tuyển đều có nhân tố tốt nhất ở bộ môn của mình. 
Việc lựa chọn đội tuyển nên lập danh sách số học sinh nhiều hơn số học sinh thuộc đội tuyển chính thức, điều này giúp giáo viên không bỏ sót những học sinh có tố chất thuộc môn học của mình. Hơn nữa, trong quá trình bồi dưỡng, kiểm tra và khảo sát có thể loại bớt học sinh không đáp ứng được yêu cầu của bộ môn, việc nà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mo.doc
  • docBai SKKN.doc
  • docDANH MỤC.doc