SKKN Một số kiến thức bổ trợ giúp dạy tốt bài 12 “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân” môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS Nga Thái

SKKN Một số kiến thức bổ trợ giúp dạy tốt bài 12 “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân” môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS Nga Thái

Như chúng ta đã biết, dạy học Giáo dục công dân là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống để các em có cách ứng xử phù hợp, tự điều chỉnh hành vi, hình thành và phát triển nhân cách Nhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh qua môn học. Giáo dục công dân là bộ môn mang tính trìu tượng cao vừa rất cụ thể vì kiến thức cơ bản bộ môn đòi hỏi tính khoa học, chính xác nhưng lại gắn liền với các mối quan hệ ứng xử của mỗi con người trong cuộc sống hiện tại. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng mang tính đặc thù khác với các môn học khác đó là sự kết hợp hài hòa giữa kiểm tra đánh giá cho điểm và nhận xét thông qua thái độ của học sinh. Giảng dạy giáo dục công dân ở bậc THCS đặc biệt là lớp 9 cuối cấp, đối tượng học sinh đang có sự biến chuyển mạnh mẽ về tâm, sinh lý. Đây là giai đoạn giao thoa về nhận thức vì vậy dạy giáo dục công dân nói chung, giảng dạy phần pháp luật nói riêng đòi hỏi người dạy phải khéo léo trong việc truyền tải các đơn vị kiến thức pháp luật đến học sinh để các em tiếp thu một cách chính xác, chủ động, áp dụng tốt vào thực tế cuộc sống để điều chỉnh hành vi “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”.

Qua quá trình thực tế giảng dạy, tiếp thu và triển khai chuyên đề, chấm thi giáo viên giỏi và tham gia ra đề thi học sinh giỏi giáo dục công dân nhiều năm tôi thấy môn giáo dục công dân phần pháp luật ở lớp 9 có nhiều phạm trù khó khiến người dạy và người học lúng túng trong quá trình truyền tải, tiếp nhận và xử lý các đơn vị kiến thức. Một trong những bài khó nhất nhưng lại rất quan trọng trong chương trình giáo dục pháp luật đối với học sinh cuối cấp THCS là tiết 19 + 20 bài 12: “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân”. Sở dĩ đây là phạm trù pháp luật quan trọng vì nó cung cấp những kiến thức cơ bản Quyền con người về hôn nhân và gia đình trong pháp luật Việt Nam hiện hành cho đối tượng học sinh “tiền hôn nhân”, “tiền sinh sản”. Với kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, thời lượng 2 tiết và thực trạng của giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường THCS hiện nay bản thân tối thấy đa số giáo viên gặp khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, nhất là khi phân tích khái niệm, nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân, giải quyết những tình huống thực tế về hôn nhân và gia đình ở địa phương giảng dạy Xuất phát từ thực tế đó qua hai năm nghiên cứu tìm hiểu và thực nghiệm tôi quyết định chọn đề tài “Một số kiến thức bổ trợ giúp dạy tốt bài 12 “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân” môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS Nga Thái” để cung cấp thêm một số nội dung kiến thức và bài tập bổ trợ giúp giáo viên GDCD lớp 9 dạy tốt hơn chuẩn mực pháp luật này.

 

doc 11 trang thuychi01 9932
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kiến thức bổ trợ giúp dạy tốt bài 12 “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân” môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS Nga Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lý luận 
 2. Thực trạng của vấn đề 
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
III.	KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 2. Kiến nghị
1
2
2
2
3
3
4
4
4
6
9
11
11
11
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, dạy học Giáo dục công dân là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống để các em có cách ứng xử phù hợp, tự điều chỉnh hành vi, hình thành và phát triển nhân cáchNhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh qua môn học. Giáo dục công dân là bộ môn mang tính trìu tượng cao vừa rất cụ thể vì kiến thức cơ bản bộ môn đòi hỏi tính khoa học, chính xác nhưng lại gắn liền với các mối quan hệ ứng xử của mỗi con người trong cuộc sống hiện tại. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng mang tính đặc thù khác với các môn học khác đó là sự kết hợp hài hòa giữa kiểm tra đánh giá cho điểm và nhận xét thông qua thái độ của học sinh. Giảng dạy giáo dục công dân ở bậc THCS đặc biệt là lớp 9 cuối cấp, đối tượng học sinh đang có sự biến chuyển mạnh mẽ về tâm, sinh lý. Đây là giai đoạn giao thoa về nhận thức vì vậy dạy giáo dục công dân nói chung, giảng dạy phần pháp luật nói riêng đòi hỏi người dạy phải khéo léo trong việc truyền tải các đơn vị kiến thức pháp luật đến học sinh để các em tiếp thu một cách chính xác, chủ động, áp dụng tốt vào thực tế cuộc sống để điều chỉnh hành vi “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”.
Qua quá trình thực tế giảng dạy, tiếp thu và triển khai chuyên đề, chấm thi giáo viên giỏi và tham gia ra đề thi học sinh giỏi giáo dục công dân nhiều năm tôi thấy môn giáo dục công dân phần pháp luật ở lớp 9 có nhiều phạm trù khó khiến người dạy và người học lúng túng trong quá trình truyền tải, tiếp nhận và xử lý các đơn vị kiến thức. Một trong những bài khó nhất nhưng lại rất quan trọng trong chương trình giáo dục pháp luật đối với học sinh cuối cấp THCS là tiết 19 + 20 bài 12: “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân”. Sở dĩ đây là phạm trù pháp luật quan trọng vì nó cung cấp những kiến thức cơ bản Quyền con người về hôn nhân và gia đình trong pháp luật Việt Nam hiện hành cho đối tượng học sinh “tiền hôn nhân”, “tiền sinh sản”. Với kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, thời lượng 2 tiết và thực trạng của giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường THCS hiện nay bản thân tối thấy đa số giáo viên gặp khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, nhất là khi phân tích khái niệm, nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân, giải quyết những tình huống thực tế về hôn nhân và gia đình ở địa phương giảng dạyXuất phát từ thực tế đó qua hai năm nghiên cứu tìm hiểu và thực nghiệm tôi quyết định chọn đề tài “Một số kiến thức bổ trợ giúp dạy tốt bài 12 “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân” môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS Nga Thái” để cung cấp thêm một số nội dung kiến thức và bài tập bổ trợ giúp giáo viên GDCD lớp 9 dạy tốt hơn chuẩn mực pháp luật này.
2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp bổ trợ và nâng cao nhận thức cho học sinh kiến thức về hôn nhân và gia đình, hạn chế nạn tảo hôn. Hiểu rõ hơn tình yêu và giới tính.
Hỗ trợ kiến thức và bài tập bổ trợ cho giáo viên dạy GDCD 9, góp phần nâng cao chất lượng, hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông.
Bổ sung thêm những kiến thức mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
	Đề tài được áp dụng cho giáo viên dạy GDCD huyện Nga Sơn và đối tượng học sinh lớp 9 ở trường THCS Nga Thái với những kiến thức bổ trợ để giáo viên và học sinh có kiến thức đầy đủ, toàn diện hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân theo Pháp luật Viết Nam hiện hành. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
	Các phương pháp chính: Khảo sát điều tra nắm tình hình thực tế ở địa phương, và nhà trường, qua đó tìm hiểu cơ sở lý luận..., phân tích các giải pháp, tổng hợp - so sánh đánh giá kết quả để rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra đề xuất giúp bài học đạt hiệu quả cao hơn.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận:
Trước hết ta cần hiểu Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
Ở Việt Nam, trong lịch sử và hiện tại, gia đình đã luôn được xác định là thiết chế xã hội rất quan trọng – Tế bào của xã hội. Do vậy, dù ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, chế độ xã hội nào, gia đình luôn được Nhà nước quan tâm tác động bằng chính sách, điều chỉnh bằng pháp luật. Hôn nhân và gia đình ở Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào bản chất của chế độ xã hội qua mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
Dưới các chế độ cũ (phong kiến, thực dân), quyền con người về hôn nhân và gia đình được xác định theo giáo lý nho giáo. Do vậy tư tưởng “phụ quyền” và “gia trưởng” là nguyên tắc chủ đạo trong các quan hệ hôn nhân và gia đình. Quyền được xác lập và ưu tiên cho người đàn ông: cha, chồng, con trai, quyền và nghĩa vụ của người phụ nữ: mẹ, vợ, con gái . . . mang tính phụ thuộc vào lợi ích của người đàn ông trong gia đình. Mặt khác, quyền về hôn nhân và gia đình trong các chế độ xã hội này xác định theo nguyên tắc phụ thuộc về thứ bậc “trên dưới”: phụ – tử, huynh – đệ. Trong đó, quyền của người thuộc bậc dưới cũng phụ thuộc vào lợi ích của người thuộc bậc trên
Dưới chế độ của Nhà nước ta hiện nay, quyền con người về hôn nhân và gia đình (quyền kết hôn, ly hôn, nhóm quyền được làm cha, làm mẹ và làm con, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, quyền đại diện, quyền về nơi cư trú, quyền xác định họ, tên, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, quyền về lao động, tư do kinh doanh) đã trở thành một trong các quyền cơ bản nhất của cá nhân được pháp luật ghi nhận trong Hiến pháp, các văn bản luật có liên quan cụ thể nhất là Hiến pháp 1992 và “Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”. Nguyên tắc cơ bản trong công nhận và bảo đảm thực thi quyền con người về hôn nhân và gia đình là bình đẳng, không phân biệt đối xử, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
* Bài 12: “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân” ở lớp 9 bậc THCS chúng ta cần lưu ý những đơn vị kiến thức cơ bản sau:
- Cơ sở quan trọng của hôn nhân.
- Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam:
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân:
+ Độ tuổi kết hôn, điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.
+ Những trường hợp cấm kết hôn.
+ Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong gia đình
* Bài tập bổ trợ khắc sâu kiến thức.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Một số tồn tại trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ở nước ta hiện nay:
- Trường hợp tảo hôn, cưỡng hôn, ép buộc trong hôn nhân vẫn còn tồn tại ở 
nông thôn. Một số nơi nhiều cặp vợ chồng không có đăng ký kết hôn, chưa được pháp luật thừa nhận.
	- Phân biệt đối xử giữa con trai và con gái dẫn đến vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình.
- Một bộ phận không nhỏ công dân thiếu hiểu biết pháp luật về hôn nhân
- Mặt trái tác động của hội nhập, mạng intenet đến vấn đề hôn nhân
- Một số dân tộc vẫn còn hiện tượng kết hôn trong phạm vi ba đời, cùng dòng máu về trực hệ.
2.2. Thực trạng công tác dạy và học môn Giáo dục công dân ở bậc THCS hiện nay:
- Về quản lý chỉ đạo: hiện tại nhiều cấp quản lý chưa thật sự quan tâm đến 
môn Giáo dục công dân, vẫn còn coi đó là môn phụ nên chưa tạo điều kiện về tài liệu cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn.
- Về đội ngũ giáo viên Giáo dục công dân ở bậc THCS: Huyện Nga Sơn nói chung và trường THCS Nga Thái nói riêng phần lớn được đào tạo thiếu tính chuyên sâu, đa số là giáo viên cao đẳng sư phạm Văn - Công dân; Sử - Công dân; Địa - Công dântrong đó môn GDCD được coi là môn 2 đào tạo theo tỷ lệ 7/3 khi ra trường giáo viên thường chú trọng chuyên sâu môn thứ nhất nên ít quan tâm đến môn GDCD vì vậy kiến thức môn GDCD hạn chế, đặc biệt là kiến thức về pháp luật. 
- Việc cập nhật kiến thức pháp luật của giáo viên dạy GDCD còn chậm, đặc biệt là kiến thức về hôn nhân và gia đình. Đa số giáo viên GDCD khi dạy bài 12 ở lớp 9 chủ yếu mới truyền đạt lại kiến thức trong sách giáo khoa, chưa phân tích sâu và giải thích cặn kẽ các đơn vị kiến thức, tình huống pháp luật về hôn nhân dẫn đến học sinh tiếp thu một cách thụ động, còn mơ hồ quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
- Học sinh lớp 9 cuối cấp thường coi nhẹ môn GDCD vì không tham gia thi vào THPT, một bộ phận không nhỏ các em thiếu những kiến thức cơ bản về hôn nhân và gia đình.
2.3. Khảo sát thực trạng dạy và học bài 12 “quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân”môn GDCD lớp 9.
- Về phía giáo viên: (Số liệu khảo sát năm 2015 qua thanh tra, dự giờ và ý kiến phản hồi của giáo viên dạy GDCD ở huyện Nga Sơn)
Tổng số GV tham gia khảo sát
Dạy khá, tốt
Dạy đạt yêu cầu
Gặp khó khăn
SL
%
SL
%
SL
%
32
5
15,6
8
25,1
19
59,3
	- Về phía học sinh: (số liệu khảo sát qua kết quả học tập của học sinh lớp 9 trường THCS Nga Thái năm học 2014 2015)
Tổng số HS lớp 9 tham gia khảo sát
Hiểu bài khá, tốt
Hiểu bài
Chưa hiểu bài
SL
%
SL
%
SL
%
129
10
7,7
50
38,8
69
53,5
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
Từ thực trạng trên bản thân là cốt cán bộ môn của huyện tôi đã nghiên cứu Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật Hôn nhân gia đình năm 2014(có hiệu lực từ 01/01/2015), tìm tòi bổ sung những kiến thức cơ bản và đề xuất một số bài tập bổ trợ nhằm tháo gỡ những khó khăn cho dạy và học chủ đề pháp luật này.
3.1. Một số kiến thức bổ trợ giúp dạy tốt bài 12 “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân” :
3.1.1. Cơ sở quan trọng của hôn nhân: 
Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân. Vấn đề đặt ra ở đây giáo viên cần làm rõ khái niệm “tình yêu chân chính”: yêu chân thành, không vụ lợi, sẵn sàng cùng nhau chia sẻ và vượt qua mọi khó khăn thử thách.
3.1.2. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng: từ 
cơ sở tình yêu chân chính tự nguyện đi đến hôn nhân, không bị ép buộc, cưỡng hôn. Vợ chồng bình đẳng, pháp luật cấm chế độ đa thê.
- Nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình: giảm sức ép dân số, tránh tình trạng “trọng nam, khinh nữ” tư tưởng vẫn còn tồn tại trong xã hội ta hiện nay.
3.1.3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân:
- Độ tuổi kết hôn, điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật: ỏ Việt Nam theo luật định nam đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ đủ từ 18 tuổi trở lên (ta cần nói rõ đủ 20 và 18 tuổi trở lên tính theo ngày tháng năm sinh dương lịch, tránh cho học sinh hiểu nhầm theo cách tính tuổi của nhiều vùng nông thôn miền Bắc: tính tuổi theo âm lịch = tuổi dương lịch + 1 tuổi “mụ”). Ở đây giáo viên cần giải thích rõ độ tuổi kết hôn theo luật định là xét về thể chất, tinh thần của con người Việt Nam, nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên ở độ tuổi phát triển đầy đủ về thể chất cũng như trí tuệ, đảm bảo sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Riêng độ tuổi kết hôn do Đoàn thanh niên phát động: nam từ 24 tuổi trở lên, nữ từ 22 tuổi trở lên nhằm vợ chồng đảm bảo có trình độ học vấn, có công ăn việc làm và ổn định về kinh tế, chín chắn trong tình yêu, có đủ kiến thức trong việc xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định được pháp luật thừa nhận nhưng cũng không nên bỏ qua ý kiến đóng góp đúng đắn của cha mẹ, anh em, bè bạn, tránh tư tưởng lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp. 
Mặt khác quy định độ tuổi kết hôn và điều kiện được pháp luật công nhận, kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giảm và chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân không giá thú vẫn đang diễn ra ở nhiều miền trên đất nước ta, tình trạng tảo hôn ở nhiều vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc, vùng xã xôi hẻo lánh hiện tại vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao.
- Những trường hợp cấm kết hôn: chúng ta chủ yếu khai thác sâu các vấn đề: “giữa những người có dòng máu về trực hệ,; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”: giáo viên có thể tích hợp kiến thức của bộ môn sinh học để giải thích lý do: kết hôn cận huyết dễ dẫn đến nhiều bi kịch: nhiều bệnh nguy hiểm, suy thoái giống nòi( có thể liên hệ trong lịch sử với triều đại nhà Trần, hoặc các cuộc hôn nhân cận huyết của đồng bào dân tộc vẫn đang diễn ra hiện nay. Giáo viên sử dụng các bài viết, tranh ảnh phản ánh hậu quả của hôn nhân cận huyết giúp học sinh hiểu rõ quy định của pháp luật)
Cấm kết hôn: giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; vì nó trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam (Loạn luân - Trái luân thường đạo lý).
- Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong gia đình: cần khẳng định rõ sự bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trong việc nuôi dạy con cái, sử dụng tài sản chung, tôn trọng danh dự và nhân phẩm, nghề nghiệp của nhau (cần phân tích để học sinh có thái độ lên án các hành vi bạo lực gia đình; các hủ tục coi nhẹ người phụ nữ “đàn ông trên nhà, đàn bà dưới bếp”hiện nay vẫn còn diễn ra ở nhiều vùng miền trên đất nước ta.
3.1.4. Một số kiến thức bổ trợ mở rộng về hôn nhân cận huyết và tảo hôn:
* Thông tin:
Hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc thiểu số ở nước ta bao gồm các trường hợp sau: Hôn nhân anh chị em họ chéo (tức hôn nhân con cô con cậu): Con cô con cậu lấy nhau, có thể là con gái cô lấy con trai cậu, hoặc con gái cậu lấy con trai cô; Hôn nhân anh chị em họ song song tức hôn nhân con gì – con già và (hôn nhân con chú – con bác). Một biểu hiện rõ nét của hôn nhân cận huyết thống ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hôn nhân con cô con cậu. Đây là hình thức hôn nhân giữa con của anh hoặc em trai với con của chị hoặc em gái.
Hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống còn phổ biến ở nhiều vùng, nhiều dân tộc, đặc biệt là một số dân tộc vùng cao, vùng sâu như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru. Đặc biệt là các dân tộc Si La (Điện Biên, Lai Châu), Lô Lô, Pu Péo (Hà Giang), Rơ Mân, Brâu (Kon Tum) là những dân tộc dưới 1.000 dân đang có nguy cơ suy giảm do tình trạng hôn nhân cận huyết. Trường hợp hôn nhân con cô con cậu xảy ra khá phổ biến trong cộng đồng người Lô Lô. Cứ 50 trường hợp kết hôn thì có 12 trường hợp kết hôn là con cô, con cậu. Tại thị trấn Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) có 50 hộ thì có 8 trường hợp kết hôn con cô, con cậu; xã Hồng Trị năm 2005 trong 12 trường hợp kết hôn thì có tới 8 trường hợp là quan hệ hôn nhân con cô con cậu. Theo tập tục, người Brâu dù có họ trong 3 đời, nhưng khi ưng nhau thì có thể làm lễ cưới. Họ lí giải “nếu lấy người khác thì của cải bị chia sẻ
	* Hậu quả:
- Hôn nhân cận huyết: Thực tế y học đã chứng minh hôn nhân cận huyết thống là cơ sở cho những gen lặn bệnh lý tương đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau và kết quả là dù khoẻ mạnh, họ vẫn có thể sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu xanh), bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời Rất dễ mắc phải những bệnh về tim mạch. Đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh. Con bị dị tật như: câm, điếc, vẹo đầu, mùBệnh Down, bạch tạng hoặc da bị vảy cáSức đề kháng kém và sinh lực yếu. Kém phát triển về chiều cao và cận năng. Nhiều trường hợp bị thiểu năng, trí tuệ không phát triển.
- Tảo hôn: Người tảo hôn: Lấy nhau nhưng không có hạnh phúc, do sự ép buộc của gia đình, lại còn nhỏ không hiểu hết những trách nhiệm và bổn phận của mình trong hôn nhân...  Gia đình: Sẽ phải nuôi gia đình trẻ vì chưa đi làm kiếm tiền được, có kiếm được thì không đủ để trang trải cho gia đình... Cộng đồng: những đưa con sinh ra sẽ ảnh hưởng bởi lối sống và suy nghĩ của cha mẹ, sẽ dẫn tới những vụ tảo hôn tiếp theo, chưa kể không hợp nhau sẽ bỏ nhau, coi thường tình yêu và hôn nhân...
3.2. Các bài tập bổ trợ giúp học sinh khắc sâu bài học:
3.2.1: Bài tập:
Bài tập 1:
Học xong cao đẳng, trong thời gian chờ việc làm chị H bị bố mẹ ép lấy anh T con một gia đình khá giả làng bên. Sau 5 năm chung sống chị sinh được hai con gái, từ đó anh T thường tụ tập rượu chè, về nhà anh lấy cớ vợ sinh toàn 
con gái để chửi bới, đánh đập vợ, con.
	Nhận xét của em về việc làm của bố mẹ chị H và anh T chồng chị?
	Bài tập 2: 
	Sau khi sinh đứa con đầu và thứ hai đều là gái, vợ chồng anh Bình đã đẻ thêm đứa con thứ ba là trai. Kể từ khi có con trai anh chị đã dành hết tình yêu thương, chăm sóc cho câu con trai, ít quan tâm đến hai cô con gái.
	Nhận xét của em về việc làm của vợ chồng anh Bình?
	Bài tập 3:
	Anh Hải còn 2 tháng nữa tròn 20 tuổi, chị Hoa 19 tuổi. hai người yêu nhau 
sâu sắc. Được sự nhất trí của hai bên gia đình họ quyết định tổ chức đám cưới.
	Hôn nhân của họ có được Pháp luật thừa nhận không? Vì sao?
	Bài tập 4: 
	Chị Lan (20 tuổi) là con nuôi gia đình bác Ba. Chị và anh Đức (24 tuổi) con trai bác Ba yêu nhau sâu sắc, hai người đã quyết định đi tới đăng ký kết hôn.
	Cuộc hôn nhân của họ có được pháp luật thừa nhận không vì sao?
	3.2.2.	Hướng dẫn giải bài tập:
	Bài tập 1: Trong bài tập này ta cần chú ý đến cơ sở của hôn nhân, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình và những quy định của pháp luật nước ta để phân tích lý giải. Dưới đây là nội dung cụ thể:
* Việc làm của bố mẹ chị H và anh T chồng chị là trái quy định của pháp luật: bố mẹ chị H ép gả con là không tuân thủ theo nguyên tắc của chế độ hôn nhân, đây là cuộc hôn nhân không tự nguyện, không được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.
 	* Việc làm của anh T chồng chị H trái quy định của pháp luật: 
 	- Vợ chồng không bình đẳng, không tôn trọng danh dự và nhân phẩm của vợ.
 	- Phân biệt đối xử giữa con trai và con gái.
	- Bạo hành gia đình.
	Bài tập 2: 	Ở bài tập giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình và những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam để lí giải:
	* Việc làm của vợ chồng anh Bình là trái quy định của pháp luật:
	- Phân biệt đối xử giữa các con (Khoản 5 điều 2 Hiến pháp 1992: Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái)
	- Vợ chồng anh Bình vi phạm (không thực hiện) chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình: mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con (gia đình anh sinh con thứ 3)
	Bài tập 3: Yêu cầu vận dụng Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân để giải quyết bài tập:
	* Hiện tại hôn nhân của hai người chưa được pháp luật thừa nhận vì anh Hải chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định: nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới dược đăng ký kết hôn. Hiện tại Anh Hải chưa đủ 20 tuổi.
	* Hai người yêu nhau sâu sắc và được sự đồng ý của hai bên gia đình nên phải đợi 2 tháng nữa anh Hải mới đủ tuổi kết hôn theo luật định (đủ 20 tuổi) và được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kết hôn.
	Bài tập 4: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức Điều 4, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (phần tư liệu tham khảo trong SGK) và qyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân để giải quyết bài tập:
	* Cuộc hôn nhân của hai người được pháp luật thừa nhận vì không vi phạm vào các trường hợp cấm kết hôn:
	- Hôn nhân của họ được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, tự nguyện, bình đẳng
	- Anh Đức và chị Lan đã đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật (anh Tuấn đã 24 tuổi, chị Lan 20 tuổi)
	- Tuy là anh em nhưng hai người không có quan hệ dòng máu, trực hệ; không có họ hàng trong phạm vi 3 đời (chị Lan là con nuôi của gia đình bác Ba)
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
	Sau hai năm nghiên cứu, triển khai và thực hiện đối với giáo viên dạy GDCD trên địa bàn huyện Nga Sơn thông qua công tác công tác thanh tra, dự giờ, lấy ý kiến phản hồi và học sinh qua hai năm thi học sinh giỏi huyện, thi khảo sát chất lượng học kỳ II khi gặp những đơn vị kiến thức về 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kien_thuc_bo_tro_giup_day_tot_bai_12_quyen_va_ng.doc