SKKN Một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện ở trường tiểu học Xuân Lộc

SKKN Một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện ở trường tiểu học Xuân Lộc

Ai cũng biết sách là kho tàng tri thức của nhân loại, nhưng trong những năm gần đây văn hóa đọc trong giới trẻ dường như bị lãng quên, nhường chỗ cho văn hóa nghe nhìn phát triển mạnh. Đây là một vấn đề cấp bách cần xây dựng thói quen đọc sách trong mỗi học sinh để hình thành nhân cách, tích lũy tri thức và khôi phục, xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng người Việt Nam. Chính vì vậy, Thư viện đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc cho thế hệ trẻ.

Thư viện trường phổ thông là một bộ phận của cơ sở vật chất chủ yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên trong nhà trường.

 

doc 18 trang thuychi01 21025
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện ở trường tiểu học Xuân Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Ai cũng biết sách là kho tàng tri thức của nhân loại, nhưng trong những năm gần đây văn hóa đọc trong giới trẻ dường như bị lãng quên, nhường chỗ cho văn hóa nghe nhìn phát triển mạnh. Đây là một vấn đề cấp bách cần xây dựng thói quen đọc sách trong mỗi học sinh để hình thành nhân cách, tích lũy tri thức và khôi phục, xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng người Việt Nam. Chính vì vậy, Thư viện đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc cho thế hệ trẻ. 
Thư viện trường phổ thông là một bộ phận của cơ sở vật chất chủ yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên trong nhà trường.
 Thư viện trường học không đơn thuần thực hiện chức năng là kho lưu trữ sách mà nhiệm vụ hàng đầu của nó là tìm ra các giải pháp hiệu quả xây dựng môi trường Thư viện, có nghĩa là xây dựng Thư viện thân thiện, xây dựng văn hóa đọc, phục vụ tốt nhu cầu bạn đọc, thu hút bạn đọc yêu mến sách và thường xuyên tìm đến Thư viện như một địa chỉ lý tưởng, nơi tổ chức nhiều hoạt động phong phú và đa dạng như tra cứu và đọc sách, giới thiệu sách, tự học, biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập, vui chơi giải trí... 
Việc thực hiện những nhiệm vụ trên sẽ phát huy tối đa vai trò và chức năng của Thư viện trong việc giáo dục toàn diện học sinh, xây dựng một Thư viện Mở có khả năng thu hút đông đảo bạn đọc đến thư viện đọc sách và yêu mến sách.
 Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, để các hoạt động giáo dục trong nhà trường đảm bảo an toàn, thân thiện và hiệu quả thì vai trò của thư viện trong nhà trường là hết sức quan trọng. Thư viện phải làm thế nào để thu hút được nhiều bạn đọc, tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi tham gia đọc sách, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và nâng cao chất lượng dạy và học. Song song với hoạt động giáo dục của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì tại trường Tiểu học Xuân Lộc, mô hình xây dựng thư viện thân thiện được quan tâm nhằm đáp ứng các yêu cầu đó.
 Việc xây dựng môi trường đọc sách gần gũi thân thiện trở nên cấp thiết hiện nay. Làm sao để các thư viện trường lâu nay vẫn bị xem là “kho sách” có thể phát huy vai trò hỗ trợ giáo dục đào tạo, trở thành những nơi thú vị, không chỉ kích thích đọc sách mà còn là môi trường khơi gợi sự sáng tạo. Góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh tiểu học đã và đang là những trăn trở của các nhà quản lý giáo dục và những người làm nhiệm vụ Thư viện- Thiết bị trường học.
 Xây dựng thư viện trường học thân thiện phải được xây dựng dựa trên hướng tiếp cận của mô hình trường học thân thiện lấy quyền trẻ em là nền tảng cho mọi hoạt động. Phải tạo được một không gian học tập mở, để cho học sinh có cơ hội tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách; Mặt khác, thư viện tạo điều kiện và để học sinh tích cực tham gia các hoạt động của thư viện một cách linh hoạt, hiệu quả, từ đó hỗ trợ cho việc dạy học tích cực, dạy và học mọi lúc, mọi nơi, nhằm góp phần phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở tích cực giữa các đối tượng trong nhà trường.
 Tuy nhiên một thực trạng hiện nay là trẻ em đang bị chi phối bởi rất nhiều các phương tiện và văn hóa nghe nhìn khiến các em trở nên không còn hứng thú với việc đọc sách. Điều chúng ta nên làm hơn bao giờ hết, để thúc đẩy nhu cầu và hứng thú đọc sách cho các em lứa tuổi tiểu học là tạo ra môi trường đọc sách phù hợp, thân thiện, biến những cuốn sách trong thư viện trở thành thú vị, dần dần xây dựng xã hội đọc sách và cao hơn là xã hội học tập.
 Để khắc phục những tồn tại phổ biến hiện nay trong các thư viện trường học, đồng thời mong muốn xây dựng mô hình thư viện thân thiện thật sự hiệu quả tại trường Tiểu học Xuân Lộc, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện ở trường tiểu học Xuân Lộc”.
II. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng môi trường Thư viện đạt hiệu quả chính là việc xây dựng văn hóa đọc, tạo niềm thú vui đọc sách tri thức truyền thống của cha ông ta từ ngàn đời xưa để lại; thu hút lượng đông đảo bạn đọc đến thư viện để tra cứu và đọc sách, tham gia vào các hoạt động giới thiệu sách bổ ích và hấp dẫn, biến Thư viện thành địa chỉ sinh hoạt văn hóa và nghỉ ngơi, giải trí thích thú, lành mạnh sau những giờ giảng dạy và học tập căng thẳng trên lớp, trở thành “Điểm hẹn” quý báu của giáo viên và học sinh.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm tình hình của giáo viên và học sinh trong nhà trường
- Tổ chức mô hình thư viện trường học thân thiện tại trường Tiểu học Xuân Lộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa.
IV- Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế việc đọc sách của học sinh.
- Thu thập thông tin, thống kê và xử lý thông tin.
- Tham quan thực tế vận dụng linh hoạt để tổ chức hoạt động phù hợp.
- Khảo sát, so sánh có biện pháp điều chỉnh và động viên phong trào.
B- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận.
Thư viện trường học là một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường, nó được xem như cầu nối giữa thế giới tri thức của nhân loại với đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh trong trường. Để Thư viện trường học phát huy tốt vai trò, ý nghĩa của nó - là điểm đến cần thiết của giáo viên, học sinh, đồng thời tạo cơ hội thuận lợi nhất cho học sinh phát huy tiềm năng của thư viện một cách toàn diện - là nơi các em học sinh thỏa sức sáng tạo và hứng thú tham gia các hoạt động Thư viện thì vấn đề về vốn sách, địa điểm, cách bài trí Thư viện, cách sắp xếp sách một cách khoa học để bạn đọc dễ dàng lựa chọn, tổ chức không gian Thư viện đẹp mắt, thoáng đãng, thái độ phục vụ của cán bộ Thư viện, trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề và sự năng động biết tập hợp, đề ra những kế hoạch hoạt động của thư viện nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh sẽ là nhân tố quyết định chất lượng và thành công của một Thư viện thân thiện. Thư viện đạt hiệu quả chính là tiền đề nhằm xích gần học sinh đến với văn hóa đọc nhiều hơn, góp phần phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở, tích cực giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường.
Việc khai thác, bổ sung đầu sách, phân loại sách, mô tả sách, biên soạn thư mục hàng tháng của Thư viện cũng là một trong những yếu tố thu hút bạn đọc tìm đến thư viện đọc sách. Đầu sách cần được cập nhật thường xuyên, phong phú về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh một cách thiết thực nhất.
Công tác phục vụ cũng như thái độ làm việc của cán bộ Thư viện cũng rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của Thư viện. Thông qua cán bộ Thư viện, vốn tài liệu quý giá mới được cập nhật, khai thác và sử dụng. Giá sách được bố trí một cách khoa học, bặt mắt, có nhiều hình thức hoạt động mới của Thư viện. Thực tiễn hoạt động của các Thư viện cho thấy việc xây dựng môi trường Thư viện “thân thiện” có hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu bạn đọc đến thư viện, xây dựng văn hóa đọc trong học sinh là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.
Trong khi đó hiện nay sự phát triển của công nghệ thông tin, nào là games, chat..., với nhiều trò chơi ngày càng da dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn giới trẻ vào tham gia rất nhiều. Vì vậy việc ham mê đọc sách, báo của các em ngày càng mai một dần.
Mặt khác, ở độ tuổi học sinh Tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, trẻ thích quan sát các sự vật, hiện tượng nhiều màu sắc, hấp dẫn và gần gũi, thích đọc các thể loại sách báo với những đặc trưng nổi bật, tham gia các hình thức đọc sách sinh động, khi đó sẽ kích thích nhu cầu tìm đọc của học sinh. 
 Tư duy hình tượng đã chi phối quá trình đọc sách và lựa chọn sách của các em. Sự chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý chủ định. Trẻ thường chỉ quan tâm tìm đọc truyện tranh với các hình ảnh trực quan sinh động, màu sắc tươi sáng và các tình tiết diễn biến nhanh. Vốn từ ngữ của các em chưa nhiều, tranh ảnh hình vẽ hỗ trợ cho các em hiểu và cảm thụ tác phẩm sâu sắc hơn. Sự tập trung chú ý của trẻ còn thiếu tính bền vững, lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình đọc sách. Bởi vậy là người cán bộ thư viện cần trang trí những góc đọc sách sinh động có hình ảnh trực quan phong phú để thu hút các em tham gia đọc sách một cách hứng thú, say mê, yêu sách.
Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi quyết định nghiên cứu xây dựng thư viện “ thân thiện” tại trường Tiểu học Xuân Lộc, thu hút sự tham gia tích cực, chủ động của học sinh, giáo viên, ban giám hiệu, cha mẹ học sinh và các thành viên trong cộng đồng. Học sinh có trách nhiệm hơn khi các em được tham gia vào các hoạt động và quản lý thư viện tốt hơn. Sự tham gia của các đối tượng có liên quan nhằm huy động nguồn lực tổng hợp để xây dựng thành công và đảm bảo sự phát triển bền vững của thư viện trường học. Đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển tất cả các kỹ năng cho học sinh. Các kỹ năng nhận thức có thể phát triển thông qua việc đọc sách và các trò chơi mang tính giáo dục. Kỹ năng vận động, kỹ năng thực hành, sự khéo léo có thể được trau dồi thông qua các hoạt động thêu thùa, nặn đất...theo hướng tổ chức của thư viện trường.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
Trước đây thư viện trường ít hoạt động và chưa có hiệu quả cao, chủ yếu là đầu năm cho học sinh, giáo viên mượn sách báo. Không gian phong đọc hạn chế không đảm bảo cho nhu cầu đọc của học sinh.
 Ngay từ những ngày đầu thư viện tuy còn rất nhiều những khó khăn về cơ sở vật chất, phòng đọc chung với kho chứa sách, mà hầu hết sách trong kho lại là sách lạc hậu, rách nát không phong phú về chủng loại, số lượng bản còn hạn chế. Cùng với sự trưởng thành không ngừng và những thành tích lớn lao của nhà trường, thư viện từng ngày càng được củng cố và ngày càng được phát huy góp phần tích cực trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong trường. Qua nhiều năm phấn đấu liên tục, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, thư viện trở thành thư viện đạt chuẩn theo Quyết định 01. Năm học 2006 – 2007 được Sở giáo dục và đào tạo về thẩm định xét công nhận thư viện đạt chuẩn và thư viện Tiên Tiến.
 Trường Tiểu học Xuân Lộc toàn trường có 21 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Có 10 lớp học với tổng số 257 em học sinh. Giờ đây thư viện trường đã được đặt trong một toà nhà đẹp đẽ khang trang. Với một phòng kho rộng rãi có diện tích 48m2, hai phòng đọc riêng biệt mỗi phòng có diện tích 48m2. Tổng số sách trong thư viện có 3582 bản sách với trên 450 tên sách các loại, có10 loại báo và tạp chí. 
 Nhìn chung, thư viện trường tiểu học Xuân Lộc có kho sách chưa thể nói là đồ sộ về số lượng nhưng cũng đã đáp ứng đủ cho giáo viên và học sinh tham khảo khi có nhu cầu một cách thân thiện.
 Hàng năm tổng số vốn tài liệu được bổ sung bằng nhiều nguồn quỹ khác nhau, làm cho kho sách ngày càng phát triển phong phú về chủng loại và chất lượng. Hơn nữa trong những năm qua việc triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, cải tiến phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thì vai trò của thư viện trường lại càng trở lên quan trọng trong hoạt động dạy và học. Vốn sách được bổ sung đầy đủ, kịp thời hàng năm đáp ứng nhu cầu bạn đọc, phục vụ tốt cho công tác đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Thư viện có 1 quy chế hoạt động phù hợp với chương trình dạy học và các hoạt động khác của nhà trường. Song tình trạng học sinh đến thư viện đọc sách, báo với niềm say mê còn hạn chế, chủ yếu mới chỉ thu hút số ít học sinh hoàn thành tốt. Một số em thích đọc các loại truyện mang tính giải trí, một số học sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới thiệu sách. Hầu hết các em chưa có phương pháp đọc, thường đọc theo sở thích qua loa, chưa có niềm đam mê tìm tòi, khám phá, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách và sự cần thiết của việc đọc sách báo đối với học tập và rèn luyện của mình.
- Ngay từ đầu năm học tôi đã thống kê số học sinh khối 4,5 vào thư viện đọc sách
STT
Lớp
Sĩ số
Số học sinh vào thư viện
Tổng số %
1
5A
25
19
76%
2
5B
26
20
77%
3
4A
26
21
80%
4
4B
26
20
77%
Qua thống kê tôi nhận thấy do những nguyên nhân sau:
- Do đầu sách báo còn hạn chế, các hình thức tổ chức đọc còn đơn điệu, chưa hấp dẫn, chưa phù hợp với việc học của học sinh. Do học sinh chưa nhận thức đúng đắn tác dụng của thư viện trong việc học tập, chưa biết cách đọc, chưa có thói quen tự học, tự tìm hiểu trong sách, chưa hiểu hết mối liên hệ, tầm quan trọng giữa việc học trên lớp với việc tham khảo sách nên chưa thấy hết giá trị của từng cuốn sách.
- Do quỹ thời gian học tập ở lớp (2 buỗi trên ngày) nên học sinh ít có thời gian đọc sách báo ở thư viện (chỉ đọc vào giờ ra chơi)
- Cán bộ thư viện chưa nắm hết được tâm lí của học sinh, cách giới thiệu sách chua hấp dẫn, tạo hứng thú đọc cho các em, hoạt động của thư viện chưa có nhiều điểm mới để thu hút bạn đọc,... 
Chính vì những điều như trên, để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện. Tôi xin được mạnh dạn đưa ra những cách làm của bản thân để góp phần cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học. Xây dựng “Thư viện thân thiện” của trường.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Trong quá trình làm công tác thư viện tại trường Tiểu học Xuân Lộc, qua quá trình nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn; từ những cách làm cũ đã thực hiện tại trường trong những năm trước, tôi đã phân tích những ưu điểm, nhược điểm của từng cách làm và áp dụng một số giải pháp mới để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trong nhà trường, xây dựng thư viện “ thân thiện” trong trường. Sau đây tôi xin trình bày những giải pháp đã làm áp dụng tại trường Tiểu học Xuân lộc trong năm học 2016-2017.
1. Giải pháp 1: Xây dựng nội quy thư viện
Ngay từ đầu năm học, để đảm bảo chất lượng hoạt động, tôi đã xây dựng nội quy thư viện. Thư viện là tài sản vô giá của nhà trường. Tất cả thành viên trong trường đều là bạn đọc của thư viện, có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng thư viện. Bạn đọc cần thực hiện đúng các quy định sau:
1. Vào thư viện phải giữ gìn trật tự và giữ vệ sinh chung, tôn trọng người xung quanh.
2. Mỗi lần mượn không quá 4 quyển sách. Thời hạn mượn sách là 1 tuần. Nếu đọc chưa xong bạn đọc phải đến thư viện xin gia hạn.
3. Báo chí, từ điển, sách quý hiếm chỉ được sử dụng tại chỗ.
4. Bạn đọc cần giữ gìn sách báo cẩn thận, không được làm rách, làm bẩn, không vẽ viết vào sách báo, cần tham gia bọc và tu sửa sách thường xuyên.
5. Bạn đọc làm mất sách phải đền sách mới hoặc đền tiền tương đương với giá trị thực tế. Nếu làm hư hỏng, tùy mức độ phải bồi thường thỏa đáng.
6. Mỗi học kì nhà trường xét duyệt khen thưởng các bạn đọc sử dụng thường xuyên và có nhiều đóng góp cho thư viện.
7. Khi chọn sách phải để sách ngay ngắn gọn gàng, không để sách trên mặt giá, giữ gìn sách cẩn thận.
Tôi đã tổ chức cho học sinh phát thanh viên măng non nhằm tuyên truyền đến từng học sinh qua tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần hay giờ ra chơi. Bên cạnh đó, tôi treo bảng nội quy ngay ở vị trí dễ thấy trong thư viện, mỗi khi học sinh vào thư viện tôi thường hướng dẫn học sinh đọc, nghiên cứu lại yêu cầu, từ đó học sinh toàn trường đều nắm được nội quy thư viện và có ý thức thực hiện đảm bảo. 
 2. Giải pháp 2. Xây dựng kho tài liệu:
Kho tài liệu là cơ sở vật chất quan trọng của Thư viện. Nó đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của bạn đọc về việc tra cứu, tìm tư liệu trong quá trình giảng dạy và học tập. Vì vậy, xây dựng kho sách Thư viện là một việc làm cần thiết và thường xuyên. Cán bộ Thư viện phải tâm huyết và có trách nhiệm với nghề, để luôn tìm cách nâng cao vốn tài liệu của Thư viện bằng nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức xây dựng kho tài liệu một cách có khoa học và hệ thống, tạo lập một trật tự sắp xếp hợp lý, dễ tìm, bảo quản tốt, tổ chức phục vụ được thuận tiện, đồng thời 
- Phát huy có hiệu quả nguồn lực trong nhà trường, đây là nguồn nhân lực chủ chốt và quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của Thư viện trường học. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tham khảo ý kiến của các đồng chí tổ trưởng chuyên môn các khối để tìm hiểu nhu cầu về tài liệu và sách đọc của giáo viên nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. Sau đó, tôi lập danh sách tên các đầu sách Giáo khoa, sách tham khảo và sách nghiệp vụ còn thiếu, trình lên Ban Giám Hiệu nhà trường mua và cán bộ Thư viện có trách nhiệm xử lý nghiệp vụ . Kịp thời tổ chức giới thiệu sách để mọi người đến Thư viện đọc và mượn sách. 
Hiện nay, kho sách đã có: 3582 cuốntrong đó: Sách giáo khoa: 1229 cuốn, sách nghiệp vụ: 713 cuốn, sách tham khảo: 1047 cuốn, truyện: 593 cuốn. Ngoài ra, còn phát động giáo viên tặng sách, tài liệu cho Thư viện như những sáng kiến kinh nghiệm và sách do chính giáo viên trong trường viết, trực tiếp phục vụ các giáo viên và học sinh của trường.
Ngày đầu năm học đã phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội phát động phong trào quyên góp sách, xây dựng tủ sách dùng chung của Thư viện, như phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay”, hay trong Ngày Hội đọc sách cũng có nội dung “Trao đổi sách cũ”. Đây thực sự là những phong trào thiết thực đối với việc bổ sung vốn sách cho Thư viện, xây dựng kho tài liệu phong phú về số lượng cũng như thể loại sách. 
Một trong những yếu tố khích lệ giáo viên và học sinh tích cực tặng nhiều sách cho Thư viện là những lời cảm ơn nồng nhiệt của Thư viện dành cho những bạn đọc tặng sách đăng trên bảng Tin trước cửa Thư viện, Thư viện có những phần thưởng khen ngợi, tuyên dương trước toàn trường các cá nhân hay tập thể có sách tặng cho Thư viện với số lượng lớn.
- Đối với nguồn nhân lực ngoài trường, tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu tổ chức trao đổi, hợp tác với trung tâm học tập cộng đồng địa phương, với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội Khuyến học xã để tăng cường nguồn sách cho thư viện. Với những việc làm đó Thư viện của trường đã tăng được: 245 Cuốn . 
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TỔ CHỨC ỦNG HỘ SÁCH
STT
Các tổ chức ủng hộ
Số lượng
Gi chú
1
Hội phụ huynh học sinh
60 cuốn
2
Trung tâm học tập cộng đồng
30 cuốn
3
Hội khuyến học xã
30 cuốn
4
Tập thể giáo viên
125 cuốn
Việc tổ chức xây dựng kho tài liệu cần phân loại và sắp xếp tài liệu theo nội dung: sách Giáo khoa, sách Tham khảo, sách nghiệp vụ, truyện đặt chúng ở một vị trí trong kho sách, kí hiệu cho mỗi kệ để phục vụ bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Để thống nhất những ấn phẩm của nhiều tác giả viết về một môn học hay một đề tài nhất định vào một giá sách. Ngoài ra, Thư viện bố trí thêm nhiều tủ sách, như: Tủ sách về Bác Hồ, Tủ sách Kỹ năng sống, Tủ sách Pháp luật, Sáng kiến - kinh nghiệm, Tủ sách truyện Thiếu nhi, Tủ Báo chí.
 3. Giải pháp 3: Tăng cường nghiệp vụ thư viện
Sau khi Thư viện đã có nguồn sách, tài liệu, thì làm tốt công tác kỹ thuật thư viện, bao gồm các nội dung sau:
+ Sách, báo, tài liệu mua về tiến hành đăng ký;
+ Phân loại, mô tả;
+ Xây dựng hệ thống mục lục;
+ Đóng dấu, dán nhãn vào sách, ghi ký hiệu;
+ Xếp sách, kiểm kê bảo quản kho sách;
+ Biên soạn thư mục.
- Tổ chức phục vụ người đọc trong thư viện:
+ Đọc sách tại chỗ: Trong phòng đọc chuẩn bị hệ thống mục lục, thư mục. Bạn đọc tìm mục lục, chọn sách mượn và đọc tại thư viện.
	Ngoài ra tôi còn tổ chức các buổi giới thiệu sách, kể chuyện theo sách theo chủ đề hàng tháng để kích thích đọc sách, ham tìm hiểu và từ đó tài liệu nhanh chóng đến tay với bạn đọc. 
 4. Giải pháp 4: Trang bị cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động tại phòng đọc của học sinh.
 Tại phòng đọc của học sinh nhà trường đã chia ra các góc hoạt động như góc đọc sách, góc viết, góc nghệ thuật, ... Mỗi góc đều có biển tên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_thu_vien_than_thien_o_truong.doc