SKKN Một số giải pháp và biện pháp gây hứng thú cho học sinh luyện tập thể dục, thể thao
Giáo dục thể chất là một môn học không thể thiếu trong nền giáo dục Việt Nam, nó góp phần quan trọng trong nền giáo dục toàn diện của nước nhà, nhằm mục đích đào tạo ra những thế hệ học sinh phát triễn toàn diện về “đức, trí, thể, mĩ.” Theo chủ trương cuả Đảng và nhà nước đã đế ra. Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, là để xây dựng một xã hội văn minh, giằu đẹp. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Bác nói: “ mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ.”
Giáo dục thể chất cho học sinh là nhằm nâng cao sức khoẻ, phục vụ cho việc học tập, lao động sản xuất, bảo vệ tổ quốc, xây dựng quê hương giằu đẹp. Thể dục thể thao là vốn quý chung của con người, tập luyện thể dục thường xuyên, liên tục, có hệ thống là để rèn luyện sức dẻo dai, nâng cao thể lực, kéo dài tuổi thọ làm ra nhiều của cải vật chất. vì vậy sức khoẻ là vốn quý của của dân tộc noi chung và của mỗi người nói riêng.
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LUYỆN TẬP THỂ DỤC, THỂ THAO Người thực hiện: Lê Văn Sâm Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Thể dục THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC I. Mở đầu 2 1.1 Lí do chọn đề tài. 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng. 4 2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 5 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 6 3.1 Kết luận 6 3.2 Kiến nghị 6 Tài liệu tham khảo 7 I. MỞ ĐẦU: 1.1. Lí do chọn đề tài. Giáo dục thể chất là một môn học không thể thiếu trong nền giáo dục Việt Nam, nó góp phần quan trọng trong nền giáo dục toàn diện của nước nhà, nhằm mục đích đào tạo ra những thế hệ học sinh phát triễn toàn diện về “đức, trí, thể, mĩ.” Theo chủ trương cuả Đảng và nhà nước đã đế ra. Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, là để xây dựng một xã hội văn minh, giằu đẹp. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Bác nói: “ mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ.” Giáo dục thể chất cho học sinh là nhằm nâng cao sức khoẻ, phục vụ cho việc học tập, lao động sản xuất, bảo vệ tổ quốc, xây dựng quê hương giằu đẹp. Thể dục thể thao là vốn quý chung của con người, tập luyện thể dục thường xuyên, liên tục, có hệ thống là để rèn luyện sức dẻo dai, nâng cao thể lực, kéo dài tuổi thọ làm ra nhiều của cải vật chất. vì vậy sức khoẻ là vốn quý của của dân tộc noi chung và của mỗi người nói riêng. Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới. Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, là lứa tuổi phát triễn về tầm vóc và thể lực nên rất cần được vận động để làm tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể nhằm thúc đẩy quá trình phá triễn của cơ thể cả về tâm lý và sinh lý. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn. Vậy trên nền tảng giáo dục thể chất đặt ra, với những phương pháp được sử dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng tập luyện kích thích, hay động viên, nhiều phương pháp khác để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập. Với những yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Sử dụng một số giải pháp và biện pháp gây hứng thú cho học sinh tập luyện thể dục thể thao.” . 1.2. Mục đích nghiên cứu. + Tạo cho các em sự hứng thú, say mê trong tập luyện. + Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo cho việc học tập. + Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: + Học sinh trung học phổ thông. + Rèn luyện thân thể trong nhà trường và luyện tập ở nhà. 1.4. Phương pháp nghiên cứu : + Tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong tập luyện giờ thể dục, nâng cao chất lượng giờ học. + Sử dụng tranh ảnh, các dụng cụ học tập: Tranh các loại, các hình ảnh đẹp trong thi đấu thể thao. + Kết hợp sử dụng các phương pháp “trò chơi” mang tính chât bổ trợ cho nội dung bài tập. + Nói chuyện về thành tích thi đấu thể thao, tác dụng của việc tập luyện thể dục thể thao. + Phương pháp thi đua khen thưởng các thành tích trong thể dục thể thao Ví dụ như bài khởi động, bóng chuềyn, bóng rổ, cầu lông, đá cầu Tổ chức tập luyên chia nhóm để thi đâu với nhau mang tính chất tập mà chơi, chơi mà tập. Kịp thời tuyên dương những nhóm học sinh có thành tích cao hơn. Tổ chức những trò chơi bổ trợ cho bài tập, tao hưng phấn cho học sinh. II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Trong môn thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm hăng say, hứng thú trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, thực hiện kĩ thuật động tác một cách chính xác, hoàn hảo là cơ sở cho tập luyện nâng cao thành tích. Muốn đạt được những yêu cầu trên người giáo viên cần phải có những suy nghĩ tìm ra những phương pháp, biên. Pháp để học sinh tích cực tập luyện. Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Giáo viên phải tập làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay. Đã gọi là làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật. Vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em. Khi giảng giải phân tích kỷ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích dễ hiểu kết hợp với xem tranh ảnh để minh hoạ kỹ thật động tác làm tăng sự chú ý cho học sinh. Trong tiết học thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dễ gây hứng thú cho học sinh. Như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng, tăng độ khó vv.. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng. Những tiết học thể dục cứ lặp đi lặp lại một nội dung làm cho học sinh dễ nhàm chán, dẫn đến việc tập luyện qua loa, tập đối phó, thâm chi còn lẫn trốn tập luyện. Giáo viên chưa đưa ra những giải pháp biện pháp để học sinh nâng cao được ý thức tập luyện, chưa tập luyện hết khả năng của mình nên kết quả kiểm tra thành tích không cao. Một thực trạng nữa là điểm đánh giá học sinh chi đạt và chưa đạt nên các em không có sự nỗ lực trong tâp Luyện. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Giải pháp đầu tiên là giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài dạy, chuẩn bị sân bãi và dụng cụ tranh ảnh đầy đủ để phục vụ tốt cho giờ học. Sau khi ổn định lớp song cho học sinh tiến hành khởi động kỹ. Bài khởi động phải được giáo viên hướng dẫn lại và khởi động cùng học sinh, điều này tạo sự phấn khích cho học sinh có ý thức tập luyện ngay từ đầu giờ học. Nội dung này phần lớn giáo viên giao cho cán sự lớp điều hành nên các em khởi động không nghiêm túc Trước khi vào nội dung chính giáo viên cho kiểm tra nội dung bài cũ một số học sinh. Việc kiểm tra bài cũ là làm cho học sinh có ý thức tập nội dung mới tốt hơn. Vào nội dung bài mới giáo viên thực hiện các động tác mâu một cách chính xác, kết hợp với phân tích gỉảng giải kĩ thuật động tác đồng thời cho xem tranh ảnh nếu có. Biện pháp: Quán triệt trước trước khi học sinh thực hiện kỉ thuật động tác, việc này làm cho học sinh có ý thức cao hơn khi tiến hành tập luyện. Khi học sinh tiến hành tập giáo viên phải quan sát kĩ những học sinh nào tập luyện đúng sai để kip thời động viên khen ngợi hoạc sửa sai ngay. Sau khi học sinh đã năm vững kĩ thuật động tác, giáo viên tiến hành cho học sinh tập luyện nâng cao bằng cách tổ chức học sinh thành nhóm tập luyện mang tính chất thi đấu với nhau, nêú nhóm nào thắng giáo viên sẽ tuyên dương khen thưởng, còn nhóm nào thua thì bị phạt tập một bài tập thể lực bổ có tính chất bổ trợ cho cho nội dung bài tập luyện chính. Tổ chức các chơi cuối giờ học để giải toả căng thăng đồng thời cũng bổ trợ cho nội dung bài tập. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Qua áp dụng những giải pháp và biện pháp trên, học sinh tập luyện hăng say và nhiêt Tình hơn kết quả kiểm tra thì thành tích đạt cao hơn. Bảng so sánh thành tích môn chạy bền giữa 2 lớp12 . Lớp không áp dụng sáng kiến và lớp áp dụng sáng kiến: Lớp 12 A6 không áp dụng sáng kiến có 43HS Mức Số(p,s). Nam có 26 HS Số hs = % Số (p,s). Nữ có 17 hs Số hs = % Đạt 4’5’’- 4’20’’ 6 = 23,0% 2’2’’- 2’10’’ 3 = 17,6% Khá 3’50’’- 4’4’’ 9 = 34,6% 2’00’’-2’01’’ 5 = 29,4% Giỏi 3’40’’- 3’49’’ 9 = 34,6% 1’ 50’’ 6 = 35,3% Chưa đạt 4’21’’ 2 = 7,6% 2’11’’ 3 = 17,6% Lớp 12A7 có áp dụng sáng kiến có 44 HS. Mức : số (p,s). Nam có 19 HS số hs = % số (p,s). Nữ có 25 HS số hs = % Đạt 4’5’’- 4’20’’ 8 = 42,1% 2’2’’- 2’10’’ 9 = 36,0% Khá 3’50’’- 4’4’’ 6 = 31,5% 2’00’’-2’01’’ 8 = 32,0% giỏi 3’40’’- 3’49’’ 3 = 4,2% 1’ 50’’ 4 = 16,0% Chưa đạt 4’21’’ 2 = 10,5% 2’11’’ 4 = 16,0% III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận. Nếu áp dụng các giải pháp và biện pháp trên vào tất cả những giờ học thể dục thì học sinh sẻ tập luyện nhiệt tình và hăng say hơn, kết quả là thành tích cao hơn, 3.2. Kiến nghị. Hàng năm phải mua bổ sung dụng cụ tập luyện để học sinh có điều kiện tập luyện tốt hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Lê Văn Sâm Tài liệu tham khảo. 1. Sách giáo viên thể dục lớp 10 - Nhóm tác giả: Vũ Đức thu, TRương Anh Tuấn, Trần Dư, Vũ bích Huệ, Trần Đồng Lâm, Nguyễn kim Minh, Đặng Ngọc Quang, Hồ Đắc Sơn, Vũ Thị Thư, Trần Văn Vinh. - Nhà xuất bản Giáo Dục - Xuất Bản 2012 2. Sách giáo viên thể dục lớp 11 - Nhóm tác giả: Vũ Đức thu, TRương Anh Tuấn, Trần Dư, Vũ bích Huệ, Trần Đồng Lâm, Nguyễn kim Minh, Đặng Ngọc Quang, Hồ Đắc Sơn, Vũ Thị Thư, Trần Văn Vinh. Nhà xuất bản Giáo Dục-Xuất Bản 2013 3. Sách giáo viên thể dục lớp 12 - Nhóm tác giả: Vũ Đức thu, TRương Anh Tuấn, Trần Dư, Vũ bích Huệ, Trần Đồng Lâm, Nguyễn kim Minh, Đặng Ngọc Quang, Hồ Đắc Sơn, Vũ Thị Thư, Trần Văn Vinh - Nhà xuất bản Giáo Dục - Xuất Bản 2012
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_va_bien_phap_gay_hung_thu_cho_hoc_sinh.doc