SKKN Một số giải pháp thực hiện dạy lồng ghép tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy lịch sử Việt Nam tại trường THPT Lê Hồng Phong
Như chúng ta đã biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều quan trọng là các thế hệ sau phải biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người phù hợp với công việc, lứa tuổi, môi trường sống, học tập và làm việc của bản thân.
Đối với học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc dạy học tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức của Bác. Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh.
Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thông qua đó góp phần giáo dục học sinh trở thành công dân tốt, biết sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có trách nhiệm đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Trong phạm vi của đề tài, bản thân tôi mong muốn tìm hiểu thực trạng của việc vận dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường và từ đó đề xuất một số kinh nghiệm trong việc vận dụng đạt hiệu quả, chất lượng.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp thực hiện dạy lồng ghép tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy lịch sử Việt Nam tại trường THPT Lê Hồng Phong”. Mục đích giáo dục tư tưởng, nhân cách cho học sinh học tập và làm theo Bác, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường và từng bước đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay. Bản thân tôi khi áp dụng phương pháp này tôi thấy tiết học sinh động hẳn lên, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra thích thú. Để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền, lưu lại kí ức các em sẽ sâu hơn, lâu hơn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DẠY LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà Chức vụ: Giáo viên - TTCM SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch Sử THANH HÓA NĂM 2019 THANH HÓA NĂM 2019 MỤC LỤC PHỤ LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Như chúng ta đã biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều quan trọng là các thế hệ sau phải biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người phù hợp với công việc, lứa tuổi, môi trường sống, học tập và làm việc của bản thân. Đối với học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc dạy học tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức của Bác. Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh. Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thông qua đó góp phần giáo dục học sinh trở thành công dân tốt, biết sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có trách nhiệm đối với gia đình, quê hương, đất nước. Trong phạm vi của đề tài, bản thân tôi mong muốn tìm hiểu thực trạng của việc vận dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường và từ đó đề xuất một số kinh nghiệm trong việc vận dụng đạt hiệu quả, chất lượng. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp thực hiện dạy lồng ghép tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy lịch sử Việt Nam tại trường THPT Lê Hồng Phong”. Mục đích giáo dục tư tưởng, nhân cách cho học sinh học tập và làm theo Bác, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường và từng bước đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay. Bản thân tôi khi áp dụng phương pháp này tôi thấy tiết học sinh động hẳn lên, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra thích thú. Để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền, lưu lại kí ức các em sẽ sâu hơn, lâu hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đề xuất lồng ghép một số nội dung về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử dân tộc tại trường THPT Lê Hồng Phong, góp phần trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức của Người. Đồng thời làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh. Từ đó phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thông qua đó góp phần giáo dục học sinh trở thành công dân tốt, biết sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những nội dung cơ bản về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và vận dụng vào công tác giảng dạy lịch sử Việt Nam tại trường. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, phân tích, tổng hợp, lịch sử, lô gic, khảo sát thực tế. 1.5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu - Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua việc dạy học lịch sử hiện nay. Đề tài góp phần đưa chỉ thị 05- CT/TW của Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng hơn trong môi trường giáo dục. - Trên cở sở đó đề tài đề ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung trong giờ học lịch sử nói riêng. - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử, giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. 1.6. Điểm khó của đề tài Chỉ dạy lồng ghép qua các bài học, thời lượng mỗi tiết học ít nên học sinh không có thời gian thực hành, giáo viên không đủ thời gia để truyền thụ hết những bài học về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.1. Lí luận chung về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất, quan tâm hàng đầu đến vấn đề đạo đức. Bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía, đồng thời chính Người đã tự mình, trong cả cuộc đời, thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn nhất những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra. Hồ Chí Minh vừa là nhà lý luận về đạo đức, vừa là một tấm gương đạo đức trong sáng, gần gũi và độc đáo nhất. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nền đạo đức Việt Nam mang bản chất mới và đã được chính Người gọi tên cho nó, đó là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Từ cuộc sống thực của nhân dân, từ sự từng trải sâu sắc và tu dưỡng của chính mình, từ niềm tin lớn lao vào khát vọng và sức vươn lên cái chân, cái thiện, cái mỹ của con người, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp các phẩm chất đạo đức cho con người Việt Nam, cho mọi người, mọi đối tượng, trong mọi lĩnh vực hoạt động và sinh sống của con người, trong mọi phạm vi. Từ đó, Người khái quát thành những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam, những chuẩn mực chung của nền đạo đức cách mạng Việt Nam. Một là, trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất bao trùm nhất, quan trọng nhất. Vận dụng khái niệm truyền thống về trung và hiếu, Hồ Chí Minh đã đưa vào đó nội dung hoàn toàn mới: trung với nước là sự trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân. Nước ở đây là nước của dân, còn dân là người làm chủ, chủ nhân của đất nước, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Vì thế, theo Hồ Chí Minh, tư tưởng mà Người đề xướng “hiếu với dân”, không phải chỉ dừng lại ở chỗ thương dân, mà là gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. “Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội...” là chuẩn mực đạo đức bao trùm của con người Việt Nam, là định hướng chính trị - đạo đức lớn nhất cho mỗi người, là khát vọng vươn lên tự hoàn thiện mình của tất cả chúng ta theo ngọn cờ, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Hai là, yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức đẹp đẽ và cao cả nhất mà Hồ Chí Minh yêu cầu và khẳng định đối với con người Việt Nam và chính Hồ Chí Minh đã chứng minh tuyệt vời phẩm chất đó bằng toàn bộ cuộc đời mình. Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, già hay trẻ, trai hay gái... hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người, nhưng trước hết là dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột. Không có tình yêu thương đó, không có thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Tình yêu thương đó gắn liền với thái độ tôn trọng con người, biết cách nâng đỡ con người, rộng lượng và khoan dung với người, đồng thời nghiêm khắc với mình. Vì yêu thương vô hạn đối với con người, Hồ Chí Minh coi đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do là con đường để giải phóng con người, coi con người được giải phóng và được sống trong độc lập, tự do là nguyện vọng sâu xa và hạnh phúc lớn lao của chính con người. Yêu thương con người gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào khả năng tự giải phóng của con người, vào năng lực và khát vọng vươn lên tự hoàn thiện mình theo lý tưởng chân, thiện, mỹ. Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những phẩm chất được Hồ Chí Minh đề cập nhiều nhất, thường xuyên nhất trong các bài viết, bài nói về đạo đức cách mạng. Phẩm chất này gắn với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể, hàng ngày của mỗi con người, là cái nhìn thấy được của đạo đức, không thể che giấu, gắn chặt giữa nói và làm, suy nghĩ và hành động.... Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, có kế hoạch, sáng tạo và có năng suất cao. Kiệm là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của nhân dân, của nước, của bản thân, tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, không phô trương, hình thức, xa xỉ, hoang phí.... Liêm là “Luôn luôn tôn trọng của công, của dân”, liêm khiết trong mọi hoàn cảnh “không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình”. Chính “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn” đối với mình đối với người và đối với việc. “Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”. Hồ Chí Minh đã dành nhiều bài nói, bài viết để phân tích, giải thích sinh động, cụ thể và sâu sắc về các phẩm chất trên, đồng thời chỉ ra quan hệ mật thiết giữa chúng với nhau. Cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. Người yêu cầu mọi người dân Việt Nam đều phải rèn luyện, tu dưỡng theo tác phẩm chất trên, trong đó đặc biệt là cán bộ, đảng viên có chức, có quyền: “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Bốn là, tinh thần quốc tế chân chính, trong sáng là yêu cầu và phẩm chất đạo đức mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt ra ngoài quốc gia, dân tộc, xây dựng tình đoàn kết “bốn hương vô sản đều là anh em”, tình đoàn kết với các dân tộc, với nhân dân các nước, với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, hữu nghị, công lý và tiến bộ xã hội. Trở về và thấu hiểu sâu hơn nữa cội nguồn Hồ Chí Minh, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta vững tâm, kiên định đi tới trong cuộc đấu tranh vì một nền đạo đức Việt Nam ngang với tầm vóc của dân tộc và thời đại, thấm sâu những tư tưởng lớn của Người về đạo đức mới, đạo đức cách mạng. 2.1.2. Mối quan hệ giữa tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với lịch sử Việt Nam hiện đại. Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương vô cùng trong sáng và cao thượng, kết tinh của tinh hoa văn hoá Việt Nam và nhân loại. Cuộc đời của Người là biểu tượng cao đẹp về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước, yêu nhân dân tha thiết, đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Người để lại cho chúng ta một tấm lòng nhân hậu, một tình cảm chan chứa yêu thương, vì nước, vì dân, vì Đảng; một trí tuệ anh minh, mẫn tiệp; một tầm nhìn xa rộng, sâu sắc; một mẫu mực tuyệt vời về cách sống, cách nghĩ, cách viết, cách nói, cách làm việc. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một bản anh hùng ca, một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất cộng sản, về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng, và là sự cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam suốt một chặng đường trong thế kỉ XX. Cuộc đời của Người cũng đã làm nên một thời đại oai hùng trong lịch sử 4000 năm của dân tộc – Thời đại Hồ Chí Minh. Có thể nói lịch sử Việt Nam trong 1/3 của thế kỉ XX gắn liền tên tuổi và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, vì vậy việc lồng ghép tư tưởng và đạo đức của Người vào lịch sử dân tộc Việt Nam trong thời kỳ này như là một tự nhiên và tất yếu. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một vùng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan. Người ra đi tìm đường cứu nước khi 21 tuổi, với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước, Người bôn ba khắp năm châu bốn biển. Chính cuộc hành trình này đã giúp Người hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của nhân dân lao động. Vì thế, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin một cách tự nhiên, như một tất yếu lịch sử, và đã tìm thấy ở đó những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập vào năm 1930, cùng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam đã cơ bản được hình thành, con đường cứu nước của Việt Nam đã cơ bản được xác định. Sự đúng đắn ngay từ đầu của tư tưởng, đường lối cách mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh vạch ra đã được thực tiễn chứng minh và khẳng định. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là thắng lợi của cách mạng tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Nhà nước do dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", giải phóng hoàn toàn miền Bắc, xây dựng hậu phương lớn cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Đó là thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi bước đầu với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế mà hiện nay nhân dân ta đang tiến hành. Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta như non cao, biển rộng. Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. Người đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, gồm ba bộ phận. Đó là: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Thời đại Hồ Chí Minh; và Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 2.1.3. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy lịch sử Việt Nam hiện đại Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, trước những âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ thù trong việc thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ”, những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của kẻ thù về Bác Hồ, Đảng Cộng sản Việt Nam; phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước. Vì vậy, cần chú trọng việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ. Việc lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy lịch sử Việt Nam hiện đại góp phần xây dựng lòng tin của thế hệ trẻ đối với sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN trước những biến động của tình hình thế giới và những mặt trái của cơ chế thị trường tác động vào đời sống kinh tế nước ta. Thực tế cho thấy, khi giảng dạy bộ môn Lịch sử, các thầy cô giáo đã có sự liên hệ từng sự kiện, hiện tượng, biến cố lịch sử gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu rõ hơn, thì bây giờ trên cơ sở sự liên hệ đó chúng ta khắc sâu cho học sinh những phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh. Bộ môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, vì môn Lịch sử ở nhà trường chúng ta dạy học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đảm bảo cung cấp những kiến thức thực sự khách quan và khoa học để tiến hành giáo dục tốt tư tưởng, đạo đức cách mạng. Trong thời gian qua, hưởng ứng chỉ thị 05 – CTTW của Bộ chính trị về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cuộc thi viết về Bác, hát về Bác, kể chuyện về Bác được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Nhưng nay, Đảng xác định cần đưa tư tưởng đó vào thực tế trong cuộc sống để giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy, nhiệm vụ này được đặt lên vai ngành giáo dục, đặc biệt là một số môn thuộc nhóm xã hội nhân văn. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1 Thuận lợi. Bản thân là một giáo viên có 20 năm giảng dạy môn Lịch sử nên tôi nắm bắt rất rõ đặc điểm của bộ môn, mục đích, yêu cầu của chương trình và nắm bắt rất rõ những khó khăn mà các em gặp phải khi lĩnh hội kiến thức lịch sử; được Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong nhà trường giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, công nghệ đã góp phần rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên thông qua việc cung cấp các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho công tác giảng dạy theo phương pháp mới (giáo án điện tử, mô hình mô phỏng.). Khoa học kĩ thuật phát triển cũng giúp cho việc tìm kiếm tư liệu lịch sử đối với giáo viên và học sinh tương đối dễ dàng, giáo viên và học sinh có thể tiếp cận thông qua mạng internet và qua các nguồn sách báo vô cùng phong phú. Sự phong phú các câu chuyện về tấm gương đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử chính là những nguồn tài liệu vô cùng quý giá giúp cho giáo viên lịch sử vận dụng kiến thức vào trong tiết dạy sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Gần đây Bộ giáo dục đào tạo đã xuất bản rất nhiều tài liệu tham khảo như bộ sách “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”, tổ chức nhiều cuộc hội thảo bộ môn lịch sử, là một thuận lợi cho giáo viên khi sử dụng nhằm làm cho bài học lịch sử thêm sinh động. Vẫn còn một bộ phận học sinh theo khối C có năng khiếu về môn Lịch sử rất chú tâm trong các giờ học. 2.2.2 Khó khăn. Bước sang những năm đầu của thế kỉ XXI, Đảng và nhà nước ta tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới một cách toàn diện và sâu rộng. Nhờ đó bộ mặt kinh tế, xã hội ngày càng phát triển không ngừng, từng bước hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, khi chúng ta mở rộng cửa hội nhập thì cũng phải hứng chịu ảnh hưởng bên ngoài vào lớp trẻ đó chính là sự phổ biến tư tưởng hưởng thụ, lối sống thực dụng. Cuốn theo dòng thác đổi mới và phát triển của đất nước, tư tưởng, lối sống đó đã len lỏi vào tận học đường, gây không ít xáo trộn trong suy nghĩ và hành động của học sinh. Học sinh trình độ đầu vào không cao, nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn. Học sinh có tâm lí học học các môn văn hóa, trong đó có lịch sử là để cho qua, nên không có sự đầu tư cho môn học. Các trang thiết bị phục vụ dạy học vẫn còn thiếu, xuống cấp. Đa số các em chưa biết khai thác các kênh thông tin để nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức Lịch sử. Qua học tập môn Lịch sử, qua sinh hoạt đoàn, qua việc tiếp nhận những thông tin đại chúng, ở mức độ nhất định các em cũng đã hiểu được cuộc đời hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác đối với dân tộc và nhân loại nhưng hiểu biết của các em về Bác Hồ còn đơn giản, chưa sâu sắc, nặng về cảm tính, thậm chí một bộ phận học sinh không chiụ tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức còn mang tính đối phó, nên tác động về tư tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao. - Kết quả điều tra bằng bài trắc nghiệm khi chưa dạy lồng ghép tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. TT Lớp Sĩ số Hiểu sâu sắc Hiểu cơ bản Chưa hiểu nhiều Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 12 C3 38 2 5,3 25 65,7 11 29 2 12 C4 40 1 0,3 22 55 19 42,5 Là giáo viên dạy học lịch sử, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi cho rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Bởi vì cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã gắn liền với chiều dài của lịch sử dân tộc. Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Người đã đi xa nhưng Người đã để
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_thuc_hien_day_long_ghep_tu_tuong_dao_d.doc