SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng so sánh văn học cho học sinh trung tâm GDNN – GDTX

SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng so sánh văn học cho học sinh trung tâm GDNN – GDTX

Cảm thụ văn học là một hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Mục đích của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mỹ của văn chương nhằm khơi dậy, bồi dưỡng mỹ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả. Muốn cảm thụ được người đọc phải tri giác, liên tưởng, tưởng tượng thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản, thể nghiệm giá trị tinh thần và hứng thú với sắc điệu thẩm mỹ của nó. Khi đến với văn bản văn học bằng cả trí tụê và tình cảm, cả nhận thức và kinh nghiệm người đọc sẽ mở được cánh cửa thực sự để đi vào thế giới của nghệ thuật. Bản chất của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản. Do vậy, rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh thông qua kiểu bài so sánh hiện đang có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

So sánh là một thao tác lập luận rất quan trọng không chỉ trong văn học mà còn rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Việc rèn luyện tốt tư duy so sánh sẽ giúp học sinh có cái nhìn sắc bén, không phiến diện về các vấn đề văn học cũng như các vấn đề trong cuộc sống.

Cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một biên pháp hữu hiệu để vừa nâng cao năng lực cảm thụ văn chương, vừa nâng cao tri thức và bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh, giúp các em có khả năng cảm thụ sâu sắc tác phẩm văn chương, góp phần đảm bảo tính nghệ thụât đặc thù của môn ngữ văn trong trường phổ thông.

Trong văn học tuy cùng viết bằng một thế loại, cùng chung một đề tài, vào cùng một thời điểm nhưng mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực đều là một sáng tạo độc đáo, so sánh sẽ làm nổi bật vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo ấy của mỗi tác phẩm. Trên cơ sở đó mới có thể nhận xét, đánh giá được những đóng góp riêng của mỗi nhà văn, mỗi hiện tượng văn học.

 

doc 19 trang thuychi01 5950
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng so sánh văn học cho học sinh trung tâm GDNN – GDTX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH VĂN HỌC CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GDNN – GDTX 
PHẦN I. MỞ ĐẦU	1
 1. Lý do chọn đề tài	2
 2. Mục đích nghiên cứu	2
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................3
 4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3 
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN	3
 1. Cơ sở lí luận	3
 2. Thực trạng vấn đề	5
PHẦN III: GIẢI PHÁP	5
 1. Trước khi có sáng kiến	5
 1.1.Về phía giáo viên...........................................................................................5
 1.2 Về phía học sinh.............................................................................................6
 2. Các giải pháp mang tính khả thi.......................................................................6
 2.1 Giải pháp 1 ....................................................................................................7
2.2. Giải pháp 2 	....9
 2.3 Giải pháp 3............................................................................................12 
 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 	..16
3.1 Đối với giáo viên 	16
3.2 Đối với học sinh 	16
 4. Kết luận và kiến nghị	16
4.1 Kết luận	16
4.2 Kiến nghị	17
Tài liệu tham khảo...............................................................................................18
Danh mục sáng kiến đã đạt giải...........................................................................19
PHẦN I: MỞ ĐẦU
. Lí do chọn đề tài
Cảm thụ văn học là một hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Mục đích của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mỹ của văn chương nhằm khơi dậy, bồi dưỡng mỹ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả. Muốn cảm thụ được người đọc phải tri giác, liên tưởng, tưởng tượng thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản, thể nghiệm giá trị tinh thần và hứng thú với sắc điệu thẩm mỹ của nó. Khi đến với văn bản văn học bằng cả trí tụê và tình cảm, cả nhận thức và kinh nghiệm người đọc sẽ mở được cánh cửa thực sự để đi vào thế giới của nghệ thuật. Bản chất của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản. Do vậy, rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh thông qua kiểu bài so sánh hiện đang có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
So sánh là một thao tác lập luận rất quan trọng không chỉ trong văn học mà còn rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Việc rèn luyện tốt tư duy so sánh sẽ giúp học sinh có cái nhìn sắc bén, không phiến diện về các vấn đề văn học cũng như các vấn đề trong cuộc sống.
Cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một biên pháp hữu hiệu để vừa nâng cao năng lực cảm thụ văn chương, vừa nâng cao tri thức và bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh, giúp các em có khả năng cảm thụ sâu sắc tác phẩm văn chương, góp phần đảm bảo tính nghệ thụât đặc thù của môn ngữ văn trong trường phổ thông.
Trong văn học tuy cùng viết bằng một thế loại, cùng chung một đề tài, vào cùng một thời điểm nhưng mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực đều là một sáng tạo độc đáo, so sánh sẽ làm nổi bật vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo ấy của mỗi tác phẩm. Trên cơ sở đó mới có thể nhận xét, đánh giá được những đóng góp riêng của mỗi nhà văn, mỗi hiện tượng văn học.
Khám phá cái hay, cái đẹp, cái độc đáo riêng biệt của các tác phẩm văn học, của phong cách tác giả, thời đạitrong sự đối sánh đòi hỏi một năng lực cảm thụ tinh tế và một khả năng khái quát tổng hợp, lí giải sâu sắc. Học sinh có cơ hội để phát huy năng khiếu, sở trường, được thể hiện những cảm nhận riêng, những phát hiện độc đáo, lí giải đánh giá theo sự hiểu biết và cách nghĩ của mình một cách phong phú đa dạng. Cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một kĩ năng cần thiết, một chiếc chìa khoá giúp các em mở cánh cửa đi vào thế giới của nghệ thuật.
Có thể nói so sánh là một thao tác lập luận hết sức cần thiết trong văn nghị luận: một mặt nó làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, mặt khác nó chứng tỏ người viết có kiến thức rộng rãi, phong phú, có được khả năng tư duy và cảm thụ văn học tốt. 
 2. Mục đích nghiên cứu:
Gần đây trong đề thi THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở câu nghị luận văn học 5 (điểm) thường xuất hiện dạng đề so sánh. Bên cạnh đó các kỳ thi học sinh giỏi các cấp cũng rất chú trọng dạng đề này. Vì vậy: “Rèn kỹ năng so sánh văn học cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX” chính là giúp thầy cô và các em đáp ứng tốt yêu cầu của xu hướng ra đề thi hiện nay trong việc ôn luyện và làm bài kiểm tra, bài thi.
So sánh văn học là một trong những dạng đề khó nhưng rất hay và phù hợp với mục đích tuyển chọn và phân loại học sinh. Nên “Rèn kỹ năng so sánh văn học cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX” còn giúp cho giáo viên đánh giá đúng năng lực học sinh, nhất là những học sinh có năng lực cảm thụ tốt, tư duy khái quát cao. Bởi vì để làm được dạng bài so sánh văn học đòi hỏi học sinh không những chỉ tái hiện kiến thức, hiểu được nội dung và nghệ thuật mà còn phải biết phát hiện ra cái mới của mỗi nhà văn, tức là chỉ ra điểm độc đáo của nhà văn ấy cũng như vai trò của nhà văn đó trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam. 
 Học sinh trung bình chỉ biết phân tích đơn thuần hết tác phẩm này đến tác phẩm khác hay hết hình tượng này đến hình tượng khác, nhưng học sinh khá sẽ biết chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai tác phẩm hay hai hình tượng đó. Còn học sinh giỏi sẽ biết lí giải vì sao có sự giống và khác nhau giữa hai tác phẩm hay hai hình tượng ấy. 
 Đối với các đối tượng học sinh Trung tâm GDNN – GDTX, các yêu cầu về năng lực lỉ giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí với năng lực của các em. 
“Rèn kĩ năng so sánh văn học cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX” cũng là một bước đổi mới trong kiểm tra thi cử, tránh được sự nhàm chán của lối văn theo mẫu và kiểm tra được một cách khá toàn diện những kĩ năng và kiến thức cần có của học sinh như: kiến thức tác phẩm, kiến thức về tác giả, giai đoạn, kiến thức lí luận văn họckĩ năng phân tích bình giá, so sánh, lí giải
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Qua khảo sát các tác giả tác phẩm trong chương trình THPT và những đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia người viết đưa ra một vài giải pháp rèn kĩ năng so sánh văn học chủ yếu với những tác giả, tác phẩm có liên quan đến chương trình thi THPT Quốc gia và đối tượng là học sinh lớp 12 của Trung tâm GDNN - GDTX Ngọc Lặc.
4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp điều tra, khảo sát.
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp phát huy tính sáng tạo của học sinh.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 - Tham khảo kinh nghiệm của các giáo viên khác trong Trung tâm.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì “so sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”. 
Theo Từ điển Tu từ - phong cách học – thi pháp học của tác giả Nguyễn Thái Hoà (NXB Giáo dục) thì “so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe”.
Từ những khái niệm trên vận dụng vào việc rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh, có thể thấy so sánh giúp cho học sinh hiểu rõ hơn đối tượng (có thể là những chi tiết, nhân vật, hình tượng, quan niệm, phát hiện) cảm nhận được những mới mẻ, độc đáo của đối tượng cũng như những sáng tạo của nghệ sĩ. Để rèn luyện và hướng dẫn học sinh thực hiện tốt phương pháp này nói riêng, cảm thụ văn học nói chung, về phía học sinh, giáo viên cần đặt ra những yêu cầu cụ thể.
Như vậy, so sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Trong thực tế đời sống, so sánh trở thành một thao tác phổ biến, thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức, đánh giá của con người trong nhiều lĩnh vực và hoàn cảnh.
Với phân môn làm văn trong nhà trường phổ thông, khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo hai lớp nghĩa khác nhau.
Thứ nhất, so sánh văn học là một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập lụân như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào SGK Ngữ văn 11.
Thứ hai, nó được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận văn học, tức là một kiểu bài nghị luận văn học. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập trong chương trình ngữ văn THPT.
Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết.
Trong đề tài này khái niệm so sánh văn học chủ yếu được hiểu theo nghĩa là một kiểu bài nghị luận.
Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. 
1.2. Yêu cầu của thao tác so sánh:
- So sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, chung một bình diện để tránh khập khiễng.
- So sánh trên nhiều cấp độ: nhỏ nhất là giữa các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh; lớn hơn là các nhân vật, sự kiện, tác phẩm, tác giả và phong cách
- So sánh thường đi đôi với nhận xét, đánh giá thì so sánh đó mới trở nên sâu sắc.
1.3. Yêu cầu đối với người sử dụng thao tác so sánh.
Phải có vốn tri thức rộng về văn chương kết hợp với trí tụê sắc sảo và năng khiếu liên tưởng, tưởng tượng.
Phải có khả năng nắm vấn đề cụ thể, chi tiết đồng thời có khả năng khái quát, tổng hợp.
So sánh để làm nổi bật đối tượng chứ không phải phô trương kiến thức, rơi vào lan man, mất trọng tâm. So sánh phải tự nhiên, phù hợp không gượng ép.
Như vậy, kiểu bài cảm thụ văn học trong quan hệ đối sánh là kiểu bài nghị luận mà đối tượng được đưa ra cảm thụ không phải là một tác phẩm riêng lẻ mà ít nhất phải từ hai tác phẩm (hay đoạn trích) trở lên. Đối với kiểu bài này, người làm bài phải biết phân tích các đối tượng trong thế so sánh để tìm ra những chỗ giống nhau, khác nhau, từ đó hiểu rõ hơn về cái hay, cái đẹp của các tác phẩm, nét độc đáo trong phong cách của mỗi tác giả
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, nếu chúng ta biết chọn và đưa ra nhiều đề văn thuộc dạng này không chỉ giúp các em củng cố được thao tác phân tích, tổng hợp, khái quát nâng cao vấn đề mà còn là cơ hội để các em biết xâu chuỗi và vận dụng một cách nhuẫn nhuyễn các kiến thức đã học, phát huy năng lực sáng tạo của các em.
2. Thực trạng vấn đề
 Do tác động của cơ chế thị trường, các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội đã ít nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động của Trung tâm, ảnh hưởng đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Đời sống kinh tế của nhân dân các dân tộc trong huyện tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến con em mình còn hạn chế. 
Đối tượng tuyển sinh vào Trung tâm GDNN – GDTX Ngọc Lặc là những học sinh không đủ điều kiện vào học các trường THPT, cán bộ đương chức, cán bộ kế cạn chưa tốt nghiệp THPT của các xã, thị trấn, cơ quan trên địa bàn huyện. Học viên của Trung tâm chủ yếu là con em cac dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại rất khó khăn. Trình độ học viên, học sinh đầu vào thấp so với các trường THPT trong huyện. Chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp, chủ yếu là học sinh yếu kém không đậu được vào các trường THPT trong huyện.
Trong thực tế những năm gần đây, các kỳ thi học sinh giỏi cũng như thi THPT Quốc gia môn Văn, hầu như năm nào câu nghị luận văn học cũng có so sánh văn học. Mục đích so sánh là để thấy được chỗ giống nhau, nhằm soi sáng mặt kế thừa truyền thống và mặt đổi mới của tác phẩm, hoặc đánh giá những chuyển biến trong tư tưởng và phong cách của một cây bút trong những tác phẩm viết cùng một đề tài, một chủ đềở nhiều thời điểm khác nhau. Có khi so sánh chỉ để làm nổi bật một vài chi tiết, hình ảnh, từ ngữ nào đó của tác phẩm.
PHẦN III: GIẢI PHÁP 
1. Trước khi có sáng kiến 
 Trung tâm GDNN – GDTX Ngọc Lặc có truyền thống luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt danh hiệu Trung tâm tiên tiến cáp Tỉnh, được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III năm 1998. Đặc biệt Trung tâm GDNN – GDTX Ngọc Lặc là đơn vị đoàn kết, vượt khó, có tinh thần trách nhiệm cao,tập thể cán bộ giáo viên vững vè nghiệp vụ, giàu lòng yêu nghề. Trung tâm GDNN – GDTX Ngọc Lặc có địa bàn phân tán trên 2 cụm trong huyện , khoảng cách giữa 2 cụm lại quá xa nhau: cụm Trung tâm cách cụm Nguyệt ấn 30km. Điều này gây bất cập trong việc quản lí, điều hành của Ban giám đốc.
1.1.Về phía giáo viên
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, giáo viên gặp phải không ít những khó khăn, thử thách.Trong phân phối chương trình, kiểu bài so sánh văn học không hề được đưa vào nên chưa bao giờ nó được xuất hiện trong tiết Làm văn như một bài học độc lập tương đương như những dạng bài khác hoặc được giới thiệu qua các tài liệu tự chọn của Bộ Giáo dục. Vì vậy, việc “rèn kĩ năng so sánh văn học cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX” gặp phải không ít khó khăn.
Do phân phối chương trình và thời gian trên lớp hạn chế, nên hầu hết giáo viên chỉ chú ý đi sâu, đào kĩ vào các vấn đề trung tâm của tác phẩm, không có điều kiện so sánh, đối chiếu tác phẩm này với tác phẩm kia, nếu có cũng chỉ mang tính chất liên hệ, mở rộng chứ không có thời gian để đối chiếu ở từng phương diện cụ thể.
Vì thế, trong hoạt động chuyên môn đọc văn, làm văn ở chương trình PTTH, giáo viên và học sinh ít có thời gian bàn về so sánh văn học.
Một phần còn do chính bản thân người dạy ngại sáng tạo, không chịu đổi mới trong cách ra đề kiểm tra, nên so sánh văn học dường như nếu có chỉ được liên tưởng chút ít trong bài dạy chứ không được đề cập và xem xét như một kiểu bài có vai trò quan trọng, cần quan tâm, đầu tư thời gian, công sức. Giáo viên hầu hết ra đề qua loa, không bám sát tình hình thi cử. không chịu tìm tòi, khai thác sự độc đáo trong mỗi tác giả, tác phẩm.
1.2 Về phía học sinh
 Phần lớn học sinh trung tâm là người dân tộc, vùng sâu, vùng xa, học lực yếu nên còn lúng túng, chưa có kĩ năng so sánh văn học. So sánh tác phẩm văn học đòi hỏi học sinh phải tổng hợp nhiều kĩ năng. Trong khi, nhiều giáo viên chưa thực sự chú ý, quan tâm đến kiểu bài này, tài liệu tham khảo, hướng dẫn về kiểu bài này còn khá mỏng và hạn chế. Nên hầu hết học sinh của Trung tâm đều tỏ ra lúng túng, và rất ngại làm đề so sánh tác phẩm văn học. 
Nếu câu nghị luận văn học chỉ là về một tác phẩm, đoạn tríchnói chung đơn giản, học sinh có thể làm được. Nhưng nếu là nghị luận về nhóm tác phẩm, đoạn tríchthì sẽ khó và phức tạp, đòi hỏi học sinh tư duy tổng hợp – so sánh. Và những câu này được coi như là một thử thách đối với học sinh Trung tâm GDNN – GDTX .
 Vì thế khi gặp đề bài này, học sinh chỉ biết đơn thuần cảm thụ lần lượt hai đối tượng chứ không biết chỉ ra từng đặc điểm giống nhau và khác nhau, đặc biệt rất hiếm trường hợp học sinh biết lí giải nguyên nhân giống và khác nhau ấy là do đâu, dựa trên cơ sở nào để giải thích.
Do vậy, việc rèn kĩ năng so sánh văn học cho học sinh ở trên lớp cũng gặp phải những khó khăn, bởi không phải em nào cũng hào hứng.
 2. Các giải pháp mang tính khả thi
 2. 1.Giải pháp 1: Nhóm các tác phẩm có chung đề tài, chủ đề.
2.1.1. Nhóm các tác phẩm
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tập hợp các tác phẩm đã học thành những chủ đề lớn, nhỏ: Đất nước, tình yêu, người lính, số phận con người, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
Có thể nhóm một số tác phẩm theo chủ đề như sau:
* Cảm hứng về nhân dân, đất nước:
- Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
- Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
- Việt Bắc (Tố Hữu)
 * Cảm hứng nhân đạo:
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Chí Phèo (Nam Cao)
- Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
- Vợ nhặt (Kim Lân)
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Tây tiến (Quang Dũng)
- Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
- Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
* Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
 - Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
- Vợ nhặt (Kim Lân)
- Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
2.1.2. Tự thành lập đề
Sau khi nhóm các tác phẩm theo chủ đề, đề tài, Giáo viên nên yêu cầu học sinh tự thành lập các đề văn cảm thụ trong thế đối sánh (thiết lập ngân hàng đề).
Cách làm như sau: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thiết lập các đề theo dạng: cùng viết về A nhưng mỗi tác phẩm, tác giả lại có những cách khám phá, thể hiện mới mẻ đặc sắc chứ không đơn thuần là B. Nêu cảm nhận của anh/chị về 2 nhân vật, 2 đoạn văn, đoạn thơ, 2 chi tiết.
Từ đó, các em sẽ thấy rằng không thể tuỳ tiện ngẫu nhiên đặt các tác phẩm trong thế đối sánh. Hai đối tượng nên cùng loại (gần nhau) để nhận thức được những điều khác biệt. Cần xác định được điểm chung, tiêu chí và mục đích của sự đối sánh trước khi ra đề, sẽ tránh sự khập khiễng, gượng ép khi đặt các đối tượng cảm thụ quá khác xa nhau trong một đề văn.
2.2. Giải pháp 2: Xây dựng phương pháp làm bài so sánh văn học
2.2.1.Rèn kĩ năng phân tích đề:
Phân tích đề là một trong những khâu quan trọng quyết định chất lượng bài văn. Vì vậy, giúp học sinh có được kĩ năng này cũng là nhiệm vụ của giáo viên. Để có được kĩ năng này, giáo viên cần trang bị cho học sinh những kĩ năng cụ thể như:
2.2.1.1 .Nhận diện, phân biệt đề:
Trước hết, học sinh cần nhận biết đề văn cảm thụ trong thế đối sánh là:
Những đề nêu rõ yêu cầu phân tích và so sánh, thấy được nét chung, riêng
Ví dụ : Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều là những truỵên ngắn hay đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Anh/chị hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong sự thể hiện chủ đề chung đó.
Những đề yêu cầu cảm nhận từ hai đối tượng trở lên trong cùng một đề văn
Ví dụ 1: Cảm nhận của Anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ Nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). 
Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn viết về vẻ đẹp hai dòng sông trong Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường. 
2.2.1.2.Xác định yêu cầu của đề:
Trước hết, cần xác định đối tượng cảm thụ, so sánh, phạm vi kiến thức cần huy động sao cho đúng và trúng.
Muốn vậy cần rèn cho các em thói quen đọc kĩ đề, gạch chân những từ quan trọng. Có thể đưa ra một loạt đề cảm thụ trong thế đối sánh cùng về hai tác giả, tác phẩm, chỉ thay đổi cách hỏi, câu lệnh để rèn cho học sinh kĩ năng xác định trọng tâm vấn đề.
Trước một đề văn cần đặt các câu hỏi: Tại sao đề lại yêu cầu cảm thụ các đối tượng đó trong thế đối sánh? giữa chúng có những điểm gì chung lớn nhất (cùng đề tài, cảm hứng, thể loại, giai đoạn) sự khác biệt nổi bật giữa chúng? từ sự giống và khác nhau ấy, đề văn muốn chúng ta khẳng định vấn đề gì? (về đặc điểm giai đoạn, trào lưu, bản chất nghệ thuật, sự sáng tạo của người nghệ sĩ, tiến trình phát triển của lịch sử văn học?) Những câu hỏi ấy sẽ giúp học sinh xác định mục đích, yêu cầu của đề văn và thâm ý của người ra đề.
2.2.1.3.Xác định thao tác nghị luận cơ bản:
Một bài văn cần phối hợp rất nhiều thao tác nghị luận song cần lưu ý học sinh xác định đâu là thao tác nghị luận chính, đâu là thao tác nghị luận bổ trợ. Trong bài cảm thụ trong thế đối sánh thao tác cơ bản là cảm thụ (phân tích) và đối sánh (so sánh). Có nhiều học sinh chỉ nặng về đối sánh mà quên mất cảm thụ, có học sinh thì ngược lại. Xác định được thao tác chính học sinh sẽ có cơ sở để xây dựng hệ thống luận điểm hợp lí và khoa học cho bài viết.
2.2.2. Rèn kĩ năng lập ý - lập dàn ý;
2.2.2.1.Các bước lập ý:
Bước 1: Trước hết, cần phân tích đối tượng thành nhiều bình diện để cảm thụ đối sánh. Trên đại thể, hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tuỳ từng đối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ khác nhau. Cách chia tách phải căn cứ vào đặc trưng l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_so_sanh_van_hoc_cho_hoc_si.doc