SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai

SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai

Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn “, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định.”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học.”. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh.

Ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dân được nâng lên, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhân cách con người cũng đã có nhiều biến đổi, đặc biệt là giới trẻ. Sự thay đổi đó có nhiều mặt tích cực, nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực đôi khi ở mức độ trầm trọng. Trong Nghị quyết TW 2, khóa VIII, Đảng ta đã nhận định: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận sinh viên, học sinh có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” . Mặt khác những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, do chạy theo bệnh thành tích làm cho một số nơi nặng về dạy chữ hơn là dạy người, những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại làm cho mối quan hệ thầy trò đôi khi bị xấu đi, truyền thống tôn sư trọng đạo bị ít nhiều mai một dần.

 

doc 36 trang thuychi01 5992
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI 
 Người thực hiện: Mai Thị Hương
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục  “Tiên học lễ, hậu học văn “, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm  “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...”. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh.
Ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dân được nâng lên, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhân cách con người cũng đã có nhiều biến đổi, đặc biệt là giới trẻ. Sự thay đổi đó có nhiều mặt tích cực, nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực đôi khi ở mức độ trầm trọng. Trong Nghị quyết TW 2, khóa VIII, Đảng ta đã nhận định: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận sinh viên, học sinh có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” . Mặt khác những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, do chạy theo bệnh thành tích làm cho một số nơi nặng về dạy chữ hơn là dạy người, những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại làm cho mối quan hệ thầy trò đôi khi bị xấu đi, truyền thống tôn sư trọng đạo bị ít nhiều mai một dần. 
Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập sâu vào học đường và có xu hướng gia tăng. Tệ nạn sử dụng ma túy trong học sinh đã làm hủy hoại thể lực, trí tuệ, đạo đức của thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Sự du nhập văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh, các trang web “đen”, game online làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu, tình dục và cách nghĩ trong lứa tuổi học sinh mà nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về những vấn đề này. Đặc biệt vấn nạn bạo lực học đường hiện nay như những cơn sóng ngầm, bởi thỉnh thoảng đâu đó trong môi trường sư phạm lại dấy lên vụ học sinh gây hấn, hành hung lẫn nhau, thậm chí đánh trả lại các thầy, cô giáo... Việc hàng nghìn vụ học sinh đánh nhau mỗi năm và tính chất vụ việc ngày càng nặng tính “côn đồ” đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của học sinh và những đối tượng khác trong xã hội. Vấn nạn bạo lực học đường do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: ảnh hưởng của môi trường xã hội, do các bậc cha mẹ thiếu sự quan tâm nhưng quan trọng nhất có lẽ do việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thanh niên hiện nay chưa đi đúng hướng, chưa phát huy hết tác dụng của nó.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã chủ trương “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh- sinh viên” và nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, kế hoạch 5 năm (2005-2010) là chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng văn hóa, đạo đức và lối sống.
Trong những năm qua, trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích nhất định về việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhưng do ảnh hưởng của xu hướng hội nhập cùng với những tiêu cực nảy sinh từ nền kinh tế thị trường đã có những tác động mạnh mẽ đến tâm lý, đời sống của mọi người, hậu quả là vẫn còn học sinh có những hành vi lệch chuẩn về đạo đức, vì thế công tác giáo dục đạo đức (giáo dục đạo đức) cho học sinh vẫn còn nhiều khó khăn, bởi hành vi lệch chuẩn về đạo đức của học sinh ngày càng diễn ra phức tạp và nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp quản lý công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh là vấn đề trở nên hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nên tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai ” với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn việc quản lý giáo dụcđạo đức cho học sinh ở nhà trường nói riêng và ở các trường trung học phổ thông của tỉnh Thanh Hoá nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai, thông qua đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai huyện Quảng Xương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 
Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học sinh và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh.
1.4.2. Phương pháp quan sát, điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, xử lý số liệu.
Đánh giá thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai trong năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017. Những yếu tố liên quan để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai trong những năm tiếp theo.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận 
2.1.1 Giáo dục đạo đức là gì?
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục để hình thành trong họ những yếu tố, tình cảm, niềm tin, lý tưởng và tất cả được thể hiện ở những hành vi đạo đức. Thông qua việc giáo dục đạo đức, các quy tắc, các chuẩn mực đạo đức được cá nhân nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ hơn, góp phần điều chỉnh hành vi của con người phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội. 
Ngày nay giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với Dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức Xã hội chủ nghĩa, là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá nhân. Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước vấn đề của xã hội ... giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống.
2.1.2 Vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh
Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 khẳng định: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ và thẩm mỹ góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Điều 2 chương I của Luật giáo dục nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khoẻ thẩm mỹ và nghề nghiệp. Trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. [4]
Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt, mang tầm chiến lược và ở một chừng mực nào đó có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp giáo dục nói riêng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung. Cụ thể:
Giáo dục đạo đức góp phần hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng trong nhân cách học sinh. Giáo dục đạo đức sẽ tạo động lực thôi thúc học sinh hăng hái quyết tâm nghiên cứu học tập, tiếp thu tri thức khoa học để nâng cao trình độ nhận thức, cổ vũ, động viên học sinh tự ý thức, tự rèn luyện, hình thành niềm tin, hình thành thế giới quan khoa học cho mình.
Giáo dục đạo đức có ý nghĩa quyết định trực tiếp giúp học sinh hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa cuộc sống và xây dựng phẩm chất đạo đức, ý chí, tính kỷ luật, cung cách ứng xử trong nhân cách học sinh.
Học sinh cấp trung học phổ thông thuộc lứa tuổi vị thành niên, ở độ tuổi này các em dễ xúc động, dễ vui, dễ buồn chán. Đồng thời ở lứa tuổi này học sinh có nhu cầu giao tiếp lớn, các em dễ tiếp thu những mặt tốt, tích cực nhưng cũng dễ ảnh hưởng bởi những mặt xấu, tiêu cực, nên sẽ có những hành động thiếu suy nghĩ, nhiều lúc vi phạm pháp luật mà vẫn không biết. Công tác giáo dục đạo đức sẽ góp phần giúp cho học sinh khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém và phát huy hơn nữa những mặt mạnh trong học tập và trong rèn luyện đạo đức, giúp họ nhận rõ giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân văn, nhân bản. Trên cơ sở đó, học sinh lựa chọn những giá trị đạo đức, hình thành niềm tin và lý tưởng sống, củng cố và phát triển những giá trị nhân cách tốt đẹp.
Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc có vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách, khái quát lại ở những điểm cơ bản sau: là cơ sở nền tảng để phát triển nhân cách mới cho thế hệ trẻ Việt Nam; là động lực, là ngọn nguồn phát triển dân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần và bản lĩnh cho thế hệ trẻ vươn lên trong giai đoạn mới; các giá trị đạo đức truyền thống được kế thừa, phát huy gia nhập cấu trúc nhân cách trở thành các phẩm chất mới của học sinh, giúp họ đứng vững trước tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu hóa.
2.2. Thực trạng
2.2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương 
Trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai đóng trên địa bàn xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương là một huyện nghèo, nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp và khai thác, đánh bắt hải sản. Nhưng là huyện có nhiều xã nằm ven quốc lộ 1A, chiều dài quốc lộ 1A đi qua huyện dài tới 15 km. Vì vậy việc buôn bán giao thương được tập trung hầu hết tại những địa điểm này. Mặt khác, một số xã thuộc vùng tuyển sinh nhà trường như Quảng Chính, Quảng Trung là những vùng nước lợ, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng thuỷ sản, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhiều nhà trắng tay chỉ sau một trận lụt. Vì vậy, không ít phụ huynh thuộc vùng này đã đi làm ăn tận Trung Quốc gửi con lại cho ông bà trông, cá biệt có gia đình không có người thân chỉ có hai chị em ở lại chăm sóc nhau. Điều đó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập và thực hiện nề nếp ở các học sinh.
2.2.2 Đặc điểm trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai 
Nhà trường được thành lập tháng 8 năm 2001 với hình thức là trường bán công. Thời gian đầu nhà trường chỉ có 8 lớp với một dãy nhà bằng, sau 17 năm xây dựng nhà trường đã có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đảm bảo cho 27 lớp với hơn 1000 học sinh học trong một ca.
Năm học 2017-2018 nhà trường có 70 cán bộ-giáo viên trong đó: Ban giám hiệu là 3 đồng chí, giáo viên đứng lớp là 61, còn lại là nhân viên văn phòng và bảo vệ nhà trường.
Địa bàn tuyển sinh của trường gần với các trường trung học phổ thông có bề dày thành tích, đa số các học sinh có học lực giỏi và chăm ngoan tại các trường THCS vùng tuyển sinh lại đăng kí học trái tuyến, nên công tác tuyển sinh của nhà trường gặp rất nhiều khó khăn.
Phần lớn học sinh nhà trường là con em nông thôn, điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, bố mẹ chỉ lo đi làm ăn phó mặc con em mình cho nhà trường dạy dỗ. Thêm vào đó, trên đường học sinh đến trường, quán intenet mọc lên rất nhiều, một bộ phận học sinh nhà trường đã chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi tệ nạn xã hội này.
Do tuổi đời của đại bộ phận giáo viên trong nhà trường còn trẻ, kinh nghiệm giáo dục còn chưa nhiều, lại đang ở độ tuổi sinh nở và nuôi con nhỏ, nên việc uốn nắn, chăm sóc và dạy dỗ học sinh còn hạn chế.
2.2.3. Thực trạng đạo đức của học sinh trung học phổ thông Đặng Thai Mai
Nhìn chung, phần lớn học sinh ở trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai đều chăm ngoan, có ý thức trong việc thực hiện nền nếp, kỷ cương trường học, học sinh được xếp đạo đức loại tốt, khá chiếm tỷ lệ khá cao và tăng lên theo các năm nhất là học sinh có hạnh kiểm tốt. Tuy nhiên số học sinh xếp hạnh kiểm trung bình và hạnh kiểm yếu vẫn còn khá nhiều. Trong hai năm học 2014 – 2015, 2015 – 2016, qua thống kê những vi phạm của học sinh ở trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai, tổng số lượt vi phạm của học sinh là 415 lỗi vi phạm gồm các nội dung vi phậm với tỉ lệ như sau:
Bảng 2: Những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh trung học phổ thông
TT
Nội dung vi phạm
Số lượng học sinh
vi phạm
Tỷ lệ
%
1
Nói chuyện riêng, gây mất trật trong lớp học
285
68,67
2
Nghỉ học không phép, đi trễ, ...
105
25,30
3
Lười học, không thuộc bài
132
31,80
4
Xích mích, gây gỗ, đánh nhau.
45
10,84
5
Mê chơi game, trò chơi điện tử,
16
3,85
6
Gian lận trong kiểm tra, thi cử
12
2,89
7
Nói tục, chửi thề,
17
4,89
8
Nhuộm tóc, không mặc đồng phục
75
18,07
9
Làm hư hao tài sản nhà trường
08
1,92
10
Hút thuốc, uống rượu,
08
1,92
11
Xem thường, vô lễ với người lớn
05
1,20
12
Xả rác nơi công cộng
45
10,84
13
Sử dụng thuốc lá
05
1,20
14
Vi phạm an toàn giao thông
14
3,37
Qua bảng trên, cho thấy những biểu hiện vi phạm của học sinh thường là nói chuyện riêng, đùa giỡn, gây mất trật tự trong lớp học, nghỉ học không xin phép, đi trễ và trốn tiết, thiếu ý thức trong học tập, gây gổ đánh nhau trong và ngoài lớp, gây mất vệ sinh hay xả rác nơi công cộng, vi phạm các qui định về nề nếp, mê chơi các trò chơi điện tử như: game, chat. Ngoài ra còn có những biểu hiện vi phạm khác, mặc dù tỷ lệ học sinh vi phạm ít nhưng mang tính chất rất nghiêm trọng như xem thường và vô lễ với giáo viên, tình trạng học sinh uống rượu- bia, hút thuốc, quan hệ không đúng mực, phá hoại tài sản và làm hư hỏng bàn ghế, vi phạm an toàn giao thông đường bộ
 Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của học sinh
Qua theo dõi và lấy ý kiến một số giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cán bộ lớp trong nhà trường bằng phiếu điều tra (145 phiếu) cho thấy nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức của học sinh như sau:
Bảng 3 Những nguyên nhân làm đạo đức học sinh đang sa sút
TT
Nội dung trả lời
Số ý kiến
Tỷ lệ (%)
1
Do quản lý nhà trường chưa tốt
15
10,3
2
Do giáo viên chưa gương mẫu
23
15,8
3
Do cha mẹ học sinh chưa gương mẫu
26
17,9
4
Do tác động tiêu cực của xã hội
65
44,8
5
Do học sinh học yếu kém
62
42,8
6
Do cách giáo dục chưa phù hợp (nặng dạy chữ, nhẹ dạy người).
34
23,4
Qua đó cho ta thấy:
Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến đạo đức học sinh trường bị sa sút do sự tác động nhiều mặt ngoài xã hội như: Trên địa bàn huyện có nhiều nhà máy, công ty được hình thành kéo theo nhiều người dân không những trong huyện mà còn có người dân ở huyện ngoài đến sinh sống và làm việc, một mặt nhà trường gần với các khu du lịch biển nổi tiếng của Thanh Hoá như Sầm Sơn, Quảng Lợi, .... nên một số tệ nạn xã hội xâm nhập vào địa bàn huyện, một số dịch vụ văn hóa thiếu lành mạnh (những tụ điểm cà phê không lành mạnh, phim ảnh, dịch vụ Internet, bi da, quán nhậu), đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng học sinh trốn học, bỏ tiết, gây gổ đánh nhau, vi phạm pháp luật. Ngoài ra, do học sinh mất kiến thức căn bản nên vào lớp thường không chú ý nghe giảng, tâm lý chán học, nên nói chuyện riêng không chép bài, không chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
Một số giáo viên chưa là tấm gương tốt cho học sinh noi theo: còn lên lớp chậm, chưa chuẩn mực trong tác phong và lời ăn, tiếng nói, chưa chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Một số giáo viên chưa thật sự quan tâm đến công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh, còn quan tâm về dạy chữ hơn dạy người, thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
Công tác tổ chức và chỉ đạo-kiểm tra-đánh giá của Ban giám hiệu đôi lúc còn buông lỏng, chưa sát sao
Một số cha mẹ học sinh thật sự chưa gương mẫu cho con em, suốt ngày vất vả làm ăn, gia đình không hòa thuận, ly dị, không quan tâm con cái đã góp phần vào sự sa sút đạo đức của các em. Bên cạnh đó có nhiều ý kiến cho rằng sự quá tải của chương trình học, sự nặng nề về lý thuyết đã làm cho nhà trường, giáo viên và học sinh quá mệt mỏi. Thời gian sinh hoạt vui chơi, giải trí lành mạnh, những tiết học về rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng còn quá ít, những yếu tố này cũng phần nào hạn chế hiệu quả của công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh hiện nay.
Vì thế công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh đạt hiệu quả chưa cao, đây là vấn đề mà nhà trường, gia đình và xã hội phải quan tâm, đòi hỏi mọi người cùng nhận thức đúng đắn và hãy cùng nhau tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất cho việc giáo dụcđạo đức và quản lý giáo dụcđạo đức cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh trong tình hình hiện nay.
2.3. Những giải pháp quản lý công tác quản lý công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai
2.3.1. Tăng cường công tác chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Ban lãnh đạo nhà trường trong việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh.
- Triển khai kịp thời sâu rộng mọi Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng thông qua các buổi chào cờ hay các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước như ngày 2/9, 20/11, 22/12, 3/2, 8/3, 26/3, 30/4, 01/5.
- Phân công một đồng chí trong Ban giám hiệu phụ trách nền nếp của học sinh và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Đảng viên phụ trách các hoạt động quan trọng của nhà trường như: công tác chủ nhiệm, Đoàn trường, chi đoàn giáo viên, tổ chuyên môn, Công đoàn trường  để các đảng viên phát huy vai trò tiên phong của mình trong các hoạt động quản lý, giáo dục đạo đức học sinh.
- Ngay từ đầu năm học, Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường đã đưa ra kế hoạch gắn liền với việc giáo dục đạo đức học sinh từng tháng, từng tuần theo các chủ điểm giao cho Đoàn thanh niên phối hợp với Công đoàn nhà trường và Giáo viên chủ nhiệm các lớp triển khai thực hiện. (Phụ lục 1)
- Nhà trường đã ban hành Quy tắc ứng xử đối với cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh, dựa trên sự hướng dẫn của Sở giáo dục. Quy tắc ứng xử văn hoá được thực hiện thường xuyên tại trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai trên cơ sở tự phê bình, phê bình trung thực, thẳng thắn và gắn với các tiêu chí gắn với đánh giá, xếp loại, khen thưởng giáo viên nhân viên và học sinh. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh kí cam kết việc thực hiện tốt quy tắc đó nhằm hướng tới một môi trường sư phạm trong sáng lành mạnh, có văn hóa. (Phụ lục 2)
- Bên cạnh đó, để giáo dục đạo lí “Lá lành đùm lá rách” , tình yêu thương và sự sẻ chia cho các em học sinh đồng thời tạo điều kiện để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo Hội chữ thập đỏ, hội Khuyến học tổ chức các chương trình nhân đạo từ thiện vào những dịp tết Nguyên Đán và đầu năm học
H.1. Một số hình ảnh trong chương trình “Xuân yêu thương”
- Ngoài ra, để giáo dục đạo đức “uống nước nhớ nguồn” cho học sinh, vào cuối mỗi khóa học Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo tổ chức lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh khối 12. (Phụ lục 5)
2.3.2. Không ngừng nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm.
- Chi bộ Đảng, Ban lãnh đạo trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng quan trọng trong công tác gi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_giao.doc