SKKN Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông Lê Viết tạo, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Đổi mới giáo dục – đào tạo nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng là một vấn đề quan trọng cấp thiết được Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo cũng như toàn xã hội quan tâm.
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã nêu: “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học [1].
Quán triệt quan điểm của Đảng trong chỉ thị 15 của Bộ Giáo dục-Đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở các trường nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Nhà giáo giữ vai trò chủ động trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn người học giữ vai trò chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học” [7].
Luật Giáo dục 2005, Điều 24.2 đã ghi rõ: “Phương pháp giảng dạy phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [6] .
I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Đổi mới giáo dục – đào tạo nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng là một vấn đề quan trọng cấp thiết được Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo cũng như toàn xã hội quan tâm. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã nêu: “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học [1]. Quán triệt quan điểm của Đảng trong chỉ thị 15 của Bộ Giáo dục-Đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở các trường nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Nhà giáo giữ vai trò chủ động trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn người học giữ vai trò chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học” [7]. Luật Giáo dục 2005, Điều 24.2 đã ghi rõ: “Phương pháp giảng dạy phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [6] . Mặc dù đã có nhiều cố gắng, cho đến nay sự chuyển biến về đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn rất khiêm tốn. Phổ biến vẫn là cách dạy truyền thụ một chiều phối hợp với giảng giải xen kẽ vấn đáp. Học sinh vẫn đang là những thực thể thụ động, nghe, ghi, nhớ và tái hiện. Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế quá trình đổi mới phương pháp dạy học song chúng tôi cho rằng không phải do đội ngũ giáo viên chưa nhận thức đúng về vấn đề này. Tiếp cận với đội ngũ giáo viên, có thể thấy đa số họ đều tâm huyết, mong muốn đổi mới, nhưng lại lúng túng không biết nên đổi mới cái gì, đổi mới như thế nào và bắt đầu từ đâu? Hơn nữa quá trình đổi mới nhà trường cũng như đổi mới phương pháp dạy học chịu sự tác động trực tiếp cách thức quản lý của Hiệu trưởng. Tiếp cận từ góc độ quản lý, chúng tôi thấy rằng Hiệu trưởng trường THPT phần lớn mới chỉ dừng lại ở chủ trương mà còn thiếu những biện pháp cụ thể để tác động và liên kết người dạy với người học, chưa tạo được động lực của việc dạy học, chưa lựa chọn những nội dung đổi mới thiết thực và có trọng tâm, chưa tổ chức quá trình đổi mới một cách khoa học và hữu hiệu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì nghiên cứu về quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông Lê Viết Tạo, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu. Vì vậy đề tài nghiên cứu được lựa chọn là: “Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông Lê Viết tạo, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề ra một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông Lê Viết Tạo huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông Lê Viết Tạo, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu văn bản quy phạm: văn bản, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, tài liệu lưu trữ, - Nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phân tích và tổng hợp lý thuyết. - Phương pháp điều tra, thăm dò. - Phương pháp kiểm tra, so sánh, đánh giá. - Phương pháp thống kê, tổng hợp. - Phương pháp quan sát, trắc nghiệm, chuyên gia. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Ngay từ thời cổ đại, tư tưởng quản lý phương pháp dạy học đã được thể hiện trong những quan điểm của các nhà triết học đồng thời là những nhà giáo dục. Xô-cờ-rát (469-399 trước CN) một trong những nhà triết học phương Tây, đã đề xuất và thực hiện một phương pháp dạy học mà người đời gọi là “PP Xôcơrát”, đó chính là phương pháp đàm thoại trong dạy học đang được sử dụng cho đến nay. Khổng Tử (551-479 trước CN) một nhà triết học-nhà giáo dục phương Đông lại rất coi trọng tính tích cực của học sinh trong dạy học. Ông nói: “Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho. Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra được ba góc kia thì không dạy nữa”. Tiếp nối tư tưởng này, thế kỷ XVI, A.komensky nhà giáo dục Cộng hòa Séc nhấn mạnh “ hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh làm việc nhiều hơn”. Những tư tưởng trên đây vẫn còn nguyên giá trị cho các chủ thể quản lý phương pháp dạy học trong thời đại ngày nay. Ở Việt Nam ngay từ những ngày đầu của nền giáo dục cách mạng, trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã viết; “ Từ giờ phút này trở đi, các cháu bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu”. Bức thư của Người chính là Cương lĩnh của nền giáo dục Việt Nam mới, là định hướng cho phương pháp dạy học, dạy học cần làm phát triển hoàn toàn năng lực sẳn có của người học. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học đã được xuất bản như: - “ Mô hình dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm” của tác giả Nguyễn Kỳ, năm 1996 - “ Giáo dục học; Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn” của GS. Hà Thế Ngữ, năm 2001 - “ Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” của GS.TSKH Thái Duy Tuyên, năm 2008. Tuy nhiên vấn đề quản lý đổi mới phương pháp dạy học còn ít được tác giả nghiên cứu. Trong các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ 2013-2017 hay trong tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa phân ban lớp 10,11,12 Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung khá nhiều nội dung cho vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Các nhà giáo dục kêu gọi giáo viên, học sinh phải đổi mới tư duy về phương pháp dạy học. Họ cho rằng:“ Phương pháp là linh hồn của một nội dung đang vận động”; “ học phương pháp chứ không học dữ liệu”; “ Thầy giáo tồi truyền đạt chân lý. Thầy giáo giỏi dạy cách tìm chân lý”. Trong thực tiễn quản lý dạy học ở các trường phổ thông, đặc biệt là các trường tiên tiến, các đơn vị điển hình, các Hiệu trưởng giỏi đã có nhiều sáng kiến trong việc quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Đó là cơ sở lý luận và thực tiễn đáng trân trọng, làm chỗ dựa cho quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Tại trường THPT Lê Viết Tạo, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, mặc dù Hiệu trưởng đã đặt vấn đề này ở tầm quan trọng trong sự phối hợp với các hoạt động toàn diện của nhà trường, nhưng lại chưa có những hướng dẫn và quy định cụ thể để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thích hợp với từng môn học. Vì thế những lý luận về phương pháp dạy học mới, thậm chí cả những thiết kế cụ thể cho từng bài dạy theo hướng đổi mới dường như vẫn nằm nguyên trên những trang sách mà chưa biến thành hoạt động hàng ngày của giáo viên và học sinh. Chính vì vậy, tôi cho rằng việc nghiên cứu, áp dụng những giải pháp quản lý cụ thể nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Lê Viết Tạo là cần thiết, với lòng mong muốn đánh thức một tiềm năng, là sự đóng góp khiêm tốn của tác giả nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục ở huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1 Thực trạng chung. Trường THPT Lê Viết Tạo là một trong 8 trường THPT, trong đó 6 trường công lập, 1 trường tư thục và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề của huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, khu vực miền ven biển có trường THPT Hoằng Hoá III, trường tư thục Hoằng Hóa; Các xã vùng Đông nam có trường THPT Hoằng Hoá IV; Các xã vùng Tây bắc có các trường THPT Hoằng Hoá II, trường THPT Lưu Đình Chất; Các xã, thị trấn vùng trung tâm có các trường THPT Lương Đắc Bằng, trường THPT Lê Viết Tạo và Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề. Trường THPT Lê Viết Tạo thành lập tháng 9 năm 2003 với quy mô 18 lớp trở lên, được sự chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, sự hỗ trợ tạo điều kiện của huyện ủy, UBND huyện Hoằng Hóa đến nay nhà trường đang trên đà phát triển, đại bộ phận giáo viên đã tỏ ra yên tâm với công việc giảng dạy. Tuy nhiên những năm gần đây số lượng lớp giảm, giáo viên thừa nhiều, lộ trình nhà trường sát nhập, giải thể chưa cụ thể, ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ, giáo viên nhà trường, nhiều giáo viên có tâm lý ngại khó, ỷ lại, chưa chịu đổi mới phương pháp dạy học, vẫn sử dụng cách dạy lỗi thời, không thu hút được hứng thú học tập của học sinhđã dẫn đến hiệu quả các giờ dạy chưa cao; nhận thức và việc nắm bắt thông tin về chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục còn hạn chế, đặc biệt việc cập nhập thông tin trên mạng internet và các phương tiện kỹ thuật khác để hỗ trợ cho chuyên môn hầu như chưa có; thời gian giáo viên dành cho đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu còn rất ít, việc tiếp cận tri thức mới chưa nhiều Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục THPT Lê Viết Tạo của huyện Hoằng Hoá có xu hướng giảm, đặc biệt là kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh giảm rõ rệt, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Nhiệm vụ đặt ra cho Ban giám hiệu nhà trường làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đưa vị thế nhà trường theo kịp các trường THPT trong huyện. 2.2.2.Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên. Đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý đủ đảm bảo cho công tác quản lý nhà trường. Đội ngũ giáo viên thừa 24 giáo viên so với định mức, hầu hết là giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng Giáo dục & Đào tạo; Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên trên chuẩn đạt 15/56 = 26,79% rất thuận lợi cho đổi mới phương pháp giáo dục; Số cán bộ quản lý; Trình độ tin học, ngoại ngữ còn chưa đáp ứng, vẫn còn một bộ phận cán bộ giáo viên, nhân viên chưa đủ khả năng khai thác những chức năng cơ bản của máy tính, chưa vận dụng được máy tính vào công tác hỗ trợ giảng dạy, quản lý. 2.2.3. Thực trạng về học sinh và tình hình học tập của học sinh ở trường trung học phổ thông Lê Viết Tạo. Học sinh trường THPT Lê Viết Tạo huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá phần đa là con em nông thôn, nên điều kiện học tập của các em là khó khăn, nhất là vùng ven biển và vùng xa trung tâm. Trong khi đó giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở cũng bất ổn định về đội ngũ, thiếu đồng bộ về các bộ môn học. Do vậy, ngay từ cấp dưới nhiều em đã “Mất gốc” ở một số bộ môn cơ bản khi bước vào THPT. Điểm thi tuyển vào lớp 10 luôn ở mức thấp hơn so với trường THPT khác trên địa bàn. Có thể khẳng định rằng số lượng, chất lượng học tập của học sinh trong những năm qua đã có sự tiến bộ đáng kể, song không đều, chưa thực sự ổn định so với các trường trong huyện; Chất lượng đại trà luôn đảm bảo nhưng số lượng học sinh yếu vẫn còn chiếm tỷ lệ. Trong khi đó, học sinh giỏi toàn diện và học sinh đạt các giải cao trong các kỳ thi chưa cao, chất lượng mũi nhọn chưa thật vững chắc; Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT chưa cao, thiếu ổn định, tỷ lệ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng còn thấp so với các trường trong huyện. Học sinh chậm đổi mới tư duy sáng tạo, phương pháp học tập, tự nghiên cứu học tập để phù hợp với chương trình, nội dung, phương pháp mới; Nhiều học sinh chưa có ý thức tự học, đào sâu suy nghĩ, chưa có tính độc lập sáng tạo; Tâm lý thụ động, còn trông chờ ở Thầy về khối lượng tri thức Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực trường THPT Lê Viết Tạo 3 năm học từ 2013-2014 đến 2015-2016 như sau: 1/ Hạnh kiểm: Năm học HS Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2013- 2014 719 477 66.34 189 26.29 51 7.09 2 0.28 2014-2015 560 400 71.43 122 21.79 27 4.82 11 1.96 2015-2016 517 384 74.28 97 18.76 30 5.80 6 1.16 2/ Học lực: Năm học HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2013-2014 719 13 1.81 306 42.56 363 50.49 37 5.14 0 0 2014-2015 560 45 8.04 269 48.04 205 36.61 41 7.32 0 0 2015-2016 517 15 2.90 221 42.75 268 51.84 12 2.32 1 0.19 [5] 2.3. Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Lê Viết Tạo, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Giải pháp 1: Quản lý tốt hoạt động của tổ chuyên môn: Mục tiêu của giải pháp: Nâng cao hiệu lực quản lý của các tổ chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình, đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức thực hiện: Tổ chuyên môn là nơi triển khai, thực hiện mọi chủ trương về chuyên môn của cấp trên, đồng thời là đơn vị cơ sở quản lý trực tiếp hoạt động của giáo viên. Nếu tổ chuyên môn không hoạt động thì mọi chủ trương về đổi mới phương pháp dạy học không thể đi vào thực tiễn được. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn có thể tóm tắt như sau: a. Lập kế hoạch, xây dựng quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn nhằm đổi mới phương pháp dạy học: Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học, Hiệu trưởng yêu cầu các tổ chuyên môn cần có kế hoạch cụ thể, có chỉ tiêu phấn đấu rõ ràng, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong tổ, cuối mỗi năm học cần có báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn mà họ đảm nhận. Từ các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, Hiệu trưởng cần cụ thể hóa thành các văn bản quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn, ban hành và hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra với các nội dung: - Về việc thực hiện nề nếp kỷ cương trong dạy học, như thực hiện chương trình, soạn bài, thực hiện giờ lên lớp, sử dụng đồ dùng dạy học, kiểm tra, chấm chữa bài, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học. - Về nền nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ: cần quy định cụ thể về số lượng các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học sẽ thực hiện trong năm học, trong từng học kỳ, phù hợp với từng môn học. Chẳng hạn, dạy học tạo tình huống có vấn đề trong môn Toán học; sử dụng thiết bị dạy học, tăng cường thực hành đối với các môn Lý, Hóa, Sinh, tăng cường cảm xúc nghệ thuật cho học sinh trong các môn khoa học xã hội, - Về quyền hạn và trách nhiệm của tổ trưởng trong việc giám sát việc thi hành các quy định đó. Tất cả những quy định cần được tổ chuyên môn tổ chức học tập, thảo luận và cụ thể hóa trong kế hoạch của từng giáo viên, được thông qua trước tổ và được Ban Giám hiệu phê duyệt. Chẳng hạn “Quy định và hướng dẫn cụ thể về soạn bài theo hướng đổi mới phương pháp dạy học”. b. Tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động của các tổ: - Tổ chức, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề dạy học theo phương pháp dạy học mới cho từng môn học. - Tổ chức, chỉ đạo soạn bài hoặc trao đổi theo nhóm về cách thức thiết kế hệ thống câu hỏi, hệ thống các hoạt động, các thao tác học tập cho học sinh, cách thức tạo tình huống trong dạy học, thống nhất hình thức dạy học cho từng môn học, bài học. - Tổ chức, chỉ đạo việc dạy thể nghiệm theo từng chuyên đề, thực tập thao giảng, hội thi tay nghề sư phạm, tổng kết kinh nghiệm theo từng chuyên đề của từng môn học, triển khai áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm, góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ và nâng cao chất lượng dạy và học. - Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về sử dụng các thiết bị dạy học, các phương tiện kỹ thuật dạy học, kinh nghiệm về tự sáng tạo đồ dùng dạy học bằng những nguyên liệu sẳn có, dễ kiếm, rẻ tiền. - Tổ chức trao đổi về các nội dung tự học, tự bồi dưỡng, vừa tiết kiệm thời gian tự học cho cá nhân, đồng thời góp phần làm tăng hiệu quả công tác tự bồi dưỡng. c. Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá: Ban giám hiệu cần trực tiếp sinh hoạt với các tổ, để kiểm tra một cách thường xuyên hoạt động của các tổ, tìm hiểu nguyên nhân của việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt, có biện pháp chỉ đạo uốn nắn, khắc phục kịp thời. Kết quả đánh giá cần được sự đồng tình, ủng hộ của các đoàn thể và thông qua Hội đồng giáo dục nhà trường. Đồng thời với việc tăng cường kiểm tra thường xuyên đến hoạt động của các tổ, kiểm tra việc thực hiện kỷ cương nền nếp dạy và học, Hiệu trưởng cần xây dựng được các chuẩn đánh giá mới, trong đó cần đổi mới các tiêu chí đánh giá nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Chẳng hạn xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy cho từng môn học. Hiện nay, tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy được xây dựng chung cho tất cả các bộ môn, áp dụng cho tất cả các tiết học, nặng về đánh giá hoạt động của thầy, mà chưa lấy kết quả hoạt động của trò làm tiêu chuẩn chính để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên; phần đánh giá mức độ tích cực của học sinh còn chung chung, không có tiêu chí đánh giá về việc rèn luyện kỹ năng của học sinh qua giờ học. d. Tạo động lực cho hoạt động của các tổ: Hoạt động của tổ có được triển khai đúng kế hoạch, có chất lượng hay không, phụ thuộc phần lớn vào sự nhiệt tình và năng lực tổ chức của tổ trưởng. Vì vậy, để tạo động lực cho hoạt động của các tổ, Hiệu trưởng cần giao quyền cho tổ trưởng, hướng dẫn họ trong việc tổ chức, chỉ đạo các thành viên của tổ thực hiện tốt các nhiệm vụ, đồng thời có thể đề bạt với cấp trên để bổ nhiệm họ ở những cương vị cao hơn, khen và thưởng thích đáng những công lao mà họ đã cống hiến cho tập thể. Giải pháp 2: Quản lý có hiệu quả hoạt động của tổ chủ nhiệm và các đoàn thể trong trường Mục tiêu của giải pháp: Phát huy tác dụng của tổ chủ nhiệm, của Đoàn thanh niên trong việc giáo dục động cơ, thái độ học tập, hình thành và phát triển phương pháp học tập đúng đắn cho học sinh. Tổ chức thực hiện: a. Quản lý việc lập kế hoạch, xây dựng các quy định nội bộ và hướng dẫn thực hiện hoạt động của tổ chủ nhiệm và các đoàn thể: Kế hoạch của từng bộ phận phải có các chỉ tiêu cụ thể nhằm đổi mới phương pháp dạy học; chẳng hạn kế hoạch của tổ chủ nhiệm cần đề ra các chỉ tiêu, biện pháp bồi dưỡng, rèn luyện và kiểm tra phương pháp tự học của học sinh; kế hoạch của Đoàn cần có chỉ tiêu cụ thể về số lần tổ chức hội thảo, ngoại khóa, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm học tập, Các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học cần được cụ thể hóa thành quy định nội bộ về đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, đồng thời ban hành hướng dẫn thực hiện của các tổ chức nói trên; Đó là những quy định về: - Nền nếp sinh hoạt, về quản lý học sinh theo hướng phát huy tính tự chủ, độc lập sáng tạo trong hoạt động cho học sinh, tránh hiện tượng chạy theo thành tích, gò ép học sinh. - Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của ban chấp hành Đoàn về cơ chế hoạt động và phối hợp hoạt động giữa các tổ chức nói trên. b. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của tổ chủ nhiệm, của Đoàn thanh niên: Trong chỉ đạo hoạt động cần chú trọng đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, tạo nên sự phong phú đa dạng, lôi cuốn được học sinh tham gia tích cực, tự giác. Cần tổ chức các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí bổ ích, tạo điều kiện cho học sinh tham gia hoạt động xã hội, để qua đó giáo dục đạo đức, lòng ham hiểu biết, sự say mê học tập cho học sinh. c. Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá thi đua: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua tập thể, cá nhân học sinh, chú trọng các tiêu chí nhằm đổi mới phương pháp học tập, khuyến khích tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong học tập và rèn luyện. Tiến hành kiểm tra, xếp loại hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm và công khai kết quả xếp loại. Tăng cường kiểm tra của Ban giám hiệu đến hoạt động của tổ chủ nhiệm, của Đoàn thanh niên bằng nhiều hì
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_o.doc