SKKN Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức ở trường thpt Đào Duy Từ

SKKN Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức ở trường thpt Đào Duy Từ

Nhân loại đang bước vào xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, là thời đại mà các quốc gia muốn tồn tại và phát triển phải mở cửa đón nhận nền văn minh, giao thoa văn hóa, kinh tế, chính trị. với các nước khác. Quá trình này tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội đất nước. Trong đó, một trong những lĩnh vực quan trọng nhất là văn hóa. Qúa trình toàn cầu hóa đã làm cho văn hóa Việt Nam trở nên hiện đại, có thể hòa nhịp cùng thế giới. Tuy nhiên, nó cũng sẽ tạo ra một số hậu quả nghiêm trọng. Một trong những biểu hiện quan trọng là sự thay đổi giá trị và suy thoái đạo đức mạnh mẽ của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay.

 Để khắc phục tình trạng này, đảm bảo cho thế hệ trẻ vừa tiếp thu những giá trị văn minh vừa gìn giữ được những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp cần có sự chung tay giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó, giáo dục nhà trường có vai trò nòng cốt, vô cùng quan trọng. GD ĐĐ được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng cho các mặt giáo dục khác trong quá trình phát triển của HS.

Hiện nay, chúng ta đang hàng ngày phải đối diện với vấn đề bạo lực học đường, tệ nạn xã hội học đường, những hành vi cư xử thiếu văn hóa của HS với bạn bè, với người lớn, với môi trường tự nhiên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này chính là do việc GD ĐĐ trong nhà trường chưa thực sự mang lại hiệu quả do những hạn chế về mặt nội dung, hình thức và PP giáo dục. Vấn đề đạo đức của thế hệ tương lai trở thành mối quan tâm to lớn của toàn Đảng, toàn dân và đặt ra cho ngành giáo dục những thách thức mới. Để nâng cao chất lượng của công tác GD ĐĐ, phải thực hiện đổi mới toàn diện mà trong đó tất yếu phải có những giải pháp QL hoạt động này một cách hiệu quả.

TP Thanh Hóa là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh. Đây cũng là nơi tập trung nhiều trường THPT lớn và cũng đang phải đối diện với một vấn đề nhức nhối hiện nay là sự sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận HS THPT. Đạo đức học là vấn đề cấp bách của các trường THPT trong TP. Chính vì vậy, cần phải đưa ra những giải pháp QL để nâng cao hơn nữa chất lượng GD ĐĐ, nhanh chóng phát huy hiệu quả của công tác giáo dục trên thực tiễn.

 

doc 25 trang thuychi01 5960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức ở trường thpt Đào Duy Từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ
*********************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ
 Họ và tên: Chu Hồng Văn
 Đơn vị: Trường THPT Đào Duy Từ TP Thanh Hóa
Năm học: 2015 - 2016
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, là thời đại mà các quốc gia muốn tồn tại và phát triển phải mở cửa đón nhận nền văn minh, giao thoa văn hóa, kinh tế, chính trị... với các nước khác. Quá trình này tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội đất nước. Trong đó, một trong những lĩnh vực quan trọng nhất là văn hóa. Qúa trình toàn cầu hóa đã làm cho văn hóa Việt Nam trở nên hiện đại, có thể hòa nhịp cùng thế giới. Tuy nhiên, nó cũng sẽ tạo ra một số hậu quả nghiêm trọng. Một trong những biểu hiện quan trọng là sự thay đổi giá trị và suy thoái đạo đức mạnh mẽ của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay. 
 Để khắc phục tình trạng này, đảm bảo cho thế hệ trẻ vừa tiếp thu những giá trị văn minh vừa gìn giữ được những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp cần có sự chung tay giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó, giáo dục nhà trường có vai trò nòng cốt, vô cùng quan trọng. GD ĐĐ được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng cho các mặt giáo dục khác trong quá trình phát triển của HS.
Hiện nay, chúng ta đang hàng ngày phải đối diện với vấn đề bạo lực học đường, tệ nạn xã hội học đường, những hành vi cư xử thiếu văn hóa của HS với bạn bè, với người lớn, với môi trường tự nhiên... Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này chính là do việc GD ĐĐ trong nhà trường chưa thực sự mang lại hiệu quả do những hạn chế về mặt nội dung, hình thức và PP giáo dục. Vấn đề đạo đức của thế hệ tương lai trở thành mối quan tâm to lớn của toàn Đảng, toàn dân và đặt ra cho ngành giáo dục những thách thức mới. Để nâng cao chất lượng của công tác GD ĐĐ, phải thực hiện đổi mới toàn diện mà trong đó tất yếu phải có những giải pháp QL hoạt động này một cách hiệu quả.
TP Thanh Hóa là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh. Đây cũng là nơi tập trung nhiều trường THPT lớn và cũng đang phải đối diện với một vấn đề nhức nhối hiện nay là sự sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận HS THPT. Đạo đức học là vấn đề cấp bách của các trường THPT trong TP. Chính vì vậy, cần phải đưa ra những giải pháp QL để nâng cao hơn nữa chất lượng GD ĐĐ, nhanh chóng phát huy hiệu quả của công tác giáo dục trên thực tiễn.
Chính vì những lí do này, chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức ở trường THPT Đào Duy Từ,TP Thanh Hoá”, chúng tôi mong muốn được góp phần tháo gỡ những khó khăn trong việc GD ĐĐ cho HS trong Trường THPT Đào Duy Từ tại TP Thanh Hóa hiện nay, giúp cho công tác giáo dục trong nhà trường phát huy được hiệu quả hơn trong thực tế.
II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
Đưa ra những giải pháp nhằm QL công tác GD ĐĐ ở trường THPT Đào Duy Từ, TP Thanh Hoá.
III. Phạm vi nghiên cứu
	Đề tài được nghiên cứu, thực hiện trong phạm vi trường THPT Đào Duy Từ. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. Cơ sở lý luận.
1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cùng với sự xuất hiện tư tưởng đạo đức, ở thời cổ đại, con người đã sớm ý thức vai trò quan trọng của việc GD ĐĐ. Những tư tưởng về GD ĐĐ xuất hiện sớm nhất gắn với tên tuổi của các nhà giáo dục như Democrit, Platon, Aristot (Hy Lạp cổ) hay Khổng Tử, Trang Tử (Trung Quốc).
Đến thời hiện đại, việc GD ĐĐ đã có sự đổi mới rõ rệt về nội dung, hình thức, PP giáo dục và được nâng lên tầm cao mới, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Trong nhiều năm qua, công tác GD ĐĐ đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà QL giáo dục, nhà giáo, nhà đạo đức học. 
Về nội dung GD ĐĐ cho HS, tác giả Phạm Minh Hạc trong công trình Về phát triển con người thời kỳ CNH – HĐH đã nêu rõ các định hướng giá trị đạo đức cần cung cấp cho con người Việt Nam nói chung và HS nói riêng hiện nay. Trong cuốn Tâm lý học đại cương, ông cũng nêu lên 6 giải pháp cơ bản GD ĐĐ cho người Việt Nam thời kỳ CNH – HĐH.
 Tác giả Phạm Trung Thanh trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đạo đức HS THCS của tỉnh Hải Dương đã đưa ra 10 kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng GD ĐĐ HS. GS. TS Đặng Vũ Hoạt viết bài Đổi mới hoạt động của giáo viên CN với việc GD ĐĐ cho HS. Tác giả Võ Huỳnh Ngọc Vân nghiên cứu các biện pháp phối hợp giữa Hiệu trưởng và tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc GD ĐĐ HS. Tác giả Nguyễn Kim Bôi nêu một số giải pháp nâng cao chất lượng GD ĐĐ HS ở trường THPT Trần Đăng Ninh, tỉnh Hà Tây. Ngoài ra, chúng tôi còn tiếp cận với một số công trình nghiên cứu của PGS.TS. Phạm Khắc Chương như Một số vấn đề GD ĐĐ ở trường THPT, PGS.TS. Đặng Quốc Bảo: Một số ý kiến về giáo dục nhân cách thế hệ trẻ, HS, sinh viên và PP giáo dục.
Đặc biệt, vấn đề QL GD ĐĐ đã được đề cập trong một số Luận văn Thạc sỹ QL giáo dục như: Một số biện pháp phối hợp giữa Hiệu trưởng và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác GD ĐĐ cho HS THPT tỉnh Bình Dương (Thạc sỹ Võ Huỳnh Ngọc Vân), Những giải pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm GD ĐĐ cho HS THPT ở thị xã Thái Bình (Thạc sỹ Trần Thị Hải Yến). 
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trên đã đi sâu vào việc xác định các nội dung GD ĐĐ, định hướng các giá trị đạo đức, các biện pháp GD ĐĐ cho HS. Đặc biệt, hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về những biện pháp QL hoạt động GD ĐĐ cho HS các trường THPT ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và TP Thanh Hóa nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn đưa ra một số biện pháp QL hoạt động GD ĐĐ để nâng cao chất lượng GD ĐĐ cho HS các trường THPT TP Thanh Hóa hiện nay.
2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 
2.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức
2.1.1. Đạo đức
Một cách hoàn chỉnh, có thể định nghĩa đạo đức “là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”.
Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là một mặt của đời sống xã hội con người và là một hình thái chuyên biệt của quan hệ xã hội, thực hiện chức năng xã hội quan trọng là điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống. 
2.1.2. Giáo dục đạo đức
Có thể hiểu quá trình GD ĐĐ là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu chuẩn mực, giá trị đạo đức, của cá nhân nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội. GD ĐĐ thực chất là tạo ra các xúc cảm về những chuẩn mực xã hội để điều chỉnh các hành vi đạo đức, biến các nhu cầu về đạo đức của xã hội thành các nhu cầu và thói quen thực hiện hành vi đạo đức của mỗi người: “GD ĐĐ là quá trình tác động tới người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức”.
Mục đích của GD ĐĐ chính là hình thành cho HS nhận thức đạo đức, tình cảm đạo đức, niềm tin đạo đức và ý chí, nghị lực để biến những chuẩn mực đạo đức đã được cung cấp thành hành vi, thói quen đạo đức hàng ngày. Mặt khác, GD ĐĐ trong nhà trường còn hướng tới huấn luyện, bồi dưỡng những kỹ năng ứng xử - giao tiếp cho HS nhằm hướng đến việc xây dựng văn hóa học đường theo hướng tích cực.
Quá trình GD ĐĐ trong trường THPT phải làm cho HS thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác – Lênin, tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh, tính chân lý khách quan của các giá trị đạo đức nhân văn, nhân bản của các tư tưởng, coi đó là kim chỉ nam cho hành động của mình. Thông qua việc tiếp cận với cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc và hoạt động của cá nhân để củng cố niềm tin và lẽ sống, lý tưởng sống, lối sống theo con đường CNXH. 
Hơn thế, một nội dung quan trọng của GD ĐĐ cho HS trong nhà trường là phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Theo đó, HS từ vị trí khách thể, đối tượng của quá trình giáo dục chuyển thành chủ thể chủ động, tích cực của quá trình tự giáo dục, tự nhận thức các giá trị đạo đức và rèn luyện để hình thành các hành vi, thói quen đạo đức tích cực. 
2.2. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học
2.2.1. Quản lý
QL là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể QL lên đối tượng QL và khách thể QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Hoạt động QL phải là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch để đưa hệ thống vào một trật tự ổn định, tạo đà cho một sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
2.2.2. Quản lý giáo dục
QL giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất.
Mục đích của QL giáo dục là nhằm thực hiện các quan điểm đường lối giáo dục của Đảng: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới. 
QL giáo dục cũng có 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Dựa vào phạm vi, QL giáo dục được chia thành hai loại: QL hệ thống giáo dục diễn ra ở tầm vĩ mô, trong phạm vi toàn quốc hoặc trên địa bàn của địa phương, tỉnh hoặc TP/ QL nhà trường diễn ra ở tầm vi mô trong một nhà trường, một cơ sở.
2.2.3. Quản lý trường học
Công tác QL tường học gồm QL sự tác động giữa trường học và xã hội đồng thời QL chính nhà trường. QL quá trình giáo dục đào tạo trong nhà trường được coi là một hệ thống bao gồm các thành tố:
- Thành tố tinh thần: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, biện pháp giáo dục.
- Thành tố con người: GV, HS.
- Thành tố vật chất: cơ sở vật chất, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho dạy học.
Mục tiêu của QL trường học chính là những chỉ tiêu cho các hoạt động của trường được dự kiến trước khi triển khai các hoạt động đó. 
QL giáo dục trên cơ sở QL nhà trường là một phương hướng cải tiến QL giáo dục theo nguyên tắc tăng cường QL phân cấp nhằm phát huy tối đa năng lực trách nhiệm quyền hạn của các chủ thể QL trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo mà xã hội yêu cầu.
2.3. Quản lý giáo dục đạo đức và giải pháp quản lý giáo dục đạo đức
Về bản chất, QL hoạt động GD ĐĐ là quá trình tác động có định hướng của chủ thể QL lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD ĐĐ (nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, hành vi và thói quen. Đó là những nét tính cách của nhân cách ứng xử đúng đắn trong xã hội).
QL hoạt động GD ĐĐ bao gồm việc QL mục tiêu, nội dung, hình thức, PP giáo dục, huy động đồng bộ lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ GD ĐĐ, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.
Để công tác GD ĐĐ cho HS tiến hành đúng hướng và đạt được kết quả tốt, các nhà trường tất yếu phải nhờ đến sự hỗ trợ của các giải pháp QL. Giải pháp QL GD ĐĐ trước tiên cũng là giải pháp QL GD nhưng nó hướng vào một đối tượng, hoạt động cụ thể chính là công tác GD ĐĐ cho HS trong nhà trường. Hoạt động này cũng cần phải được thực hiện nghiêm túc từ khâu lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát quá trình thực hiện cho đến công đoạn kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện như thế nào. Thực chất, đây là tập hợp các cách làm, cách hành động cụ thể để nâng cao hiệu quả GD ĐĐ cho HS. Nó hướng đến duy trì trật tự cho công tác GD ĐĐ cho HS và để cho công tác này đạt được mục tiêu đề ra một cách tốt nhất.
3. Một số đặc điểm tâm sinh lí của HS THPT có liên quan đến đề tài nghiên cứu
3.1. Đặc điểm sự phát triển trí tuệ
Về mặt trí tuệ, HS THPT có những đặc điểm sau:
- Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao.
- Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt.
- Các em đã tạo được tâm thế phân hoá trong ghi nhớ.
- Có sự thay đổi về tư duy: các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, chặt chẽ có căn cứ và mang tính nhất quán...
Các nhà giáo dục cần giúp các em có thể phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của mình, nhìn nhận và đánh giá các vấn đề một cách khách quan. Mặt khác, cũng cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế trên bằng cách tạo ra một môi trường học tập cởi mở, để các em phát triển tự do nhưng vẫn phải duy trì không khí nghiêm túc, tính định hướng của giờ học.
3.2. Sự hình thành thế giới quan
HS THPT là lứa tuổi quyết định sự hình thành của thế giới quan. Đây là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của tuổi thanh niên HS. 
Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, của xã hội và của sự tồn tại xã hội loài người... Việc hình thành thế giới quan không chỉ giới hạn ở tính tích cực nhận thức, mà còn thể hiện ở phạm vi nội dung. HS ở lứa tuổi này quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề liên quan đến con người. Vấn đề ý nghĩa cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của các em. 
Tuy vậy, một bộ phận thanh niên hiện nay chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan. Điều này sẽ dễ khiến các em có những cái nhìn lệch lạc và cách đánh giá không đúng về thế giới bên ngoài. Nhà giáo dục cần phải xây dựng thế giới quan lành mạnh, đúng đắn, làm nền tảng cho sự phát triển một nền móng đạo đức thực sự vững chắc và tích cực cho các em sau này.
3.3. Đặc điểm sự phát triển nhân cách
3.3.1. Sự phát triển của tự ý thức
Bên cạnh sự hình thành thế giới quan khoa học, ở tuổi này, quá trình tự ý thức đã hình thành và hỗ trợ các em rất nhiều trong quá trình nhận thức, tư duy. 
Bên cạnh đó, các em còn có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp, biểu hiện những quan hệ nhiều mặt của nhân cách và biết cách đánh giá nhân cách của mình trong toàn bộ những thuộc tính của nhân cách.
Các em có khả năng đánh giá sâu sắc những phẩm chất, mặt mạnh, yếu của những người cùng sống với chính mình. Đồng thời, các em cũng có khuynh hướng độc lập trong việc phân tích, đánh giá bản thân.
Các nhà giáo dục cần phải tôn trọng ý kiến của HS, biết lắng nghe ý kiến của các em, đồng thời có biện pháp khéo léo để các em hình thành được một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình.
3.3.2. Đặc điểm đời sống tâm lý, tình cảm
Với đặc điểm của lứa tuổi từ 15 đến 18 tuổi ở bậc THPT, đây là giai đoạn phát triển và thay đổi rất mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm lý của các em. Các em luôn hiếu động, hay bắt chước, muốn tự khẳng định mình... 
Mặt khác, ở lứa tuổi này, nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn, đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè, từ đó mà hình thành nên những nhóm bạn cùng sở thích. Khi không có sự hướng dẫn của người lớn thường dẫn đến những nhận thức lệch lạc về ý thức, hành vi, lời nói dẫn đến các vi phạm. Chúng xem thường lời khuyên của thầy cô, cha mẹ, dẫn đến những khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Sự "đan xen cả những yếu tố tích cực và tiêu cực" là biểu hiện tiêu biểu của tâm lý, nhân cách người HS hiện nay. 
Ở tuổi HS THPT, quan hệ bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với những người khác. Ở một số em xuất hiện sự lôi cuốn mạnh mẽ hơn tình bạn là tình yêu. Tình yêu ở HS THPT thường trong sáng, hồn nhiên, giàu cảm xúc và khá chân thành. Nhà trường phải giáo dục các em một tình cảm chân chính dựa trên mối quan hệ tôn trọng, đồng cảm và dựa trên mục đích, lý tưởng chung.
3.4. Những yếu tố tác động đến sự phát triển tâm lý, nhân cách của HS THPT hiện nay 
- Yếu tố sinh học: Yếu tố sinh học như cấu tạo não, tình hình thể chất chi phối mạnh mẽ đến việc hình thành tính cách, trí tuệ, đến xu hướng hoạt động, tính cách của các em.
 - Yếu tố môi trường: Một môi trường xã hội tốt sẽ là tiền đề cho sự hình thành một nhân cách tích cực và ngược lại.
- Yếu tố hoạt động: hoạt động là phương thức tồn tại và cũng là con đường hình thành và phát triển nhân cách. Nội dung phương thức hoạt động, mục đích, ý thức của mỗi con người trong hoạt động tạo ra nét tính cách riêng của mỗi HS.
- Yếu tố giáo dục: Giáo dục với tư cách là một hoạt động đặc biệt có vai trò chủ đạo, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển nhân cách.
 4. Một số vấn đề về công tác giáo dục đạo đức cho HS THPT hiện nay
4.1. Vị trí, vai trò của giáo dục đạo đức cho HS THPT hiện nay
GD ĐĐ cho HS THPT là một quá trình giáo dục bộ phận khăng khít của quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các bộ phận giáo dục khác.
GD ĐĐ tạo ra nhịp cầu gắn kết nhà trường và xã hội, con người với cuộc sống. Nhà trường coi GD ĐĐ cho HS THPT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Mục đích của GD ĐĐ của nhà trường không gì khác hơn là hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ.
Tóm lại, GD ĐĐ ở trường THPT có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo nên một thế hệ HS có đầy đủ tài năng, phẩm chất đạo đức để xây dựng xã hội. QL tốt hoạt động GD ĐĐ cho HS THPT là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH là nhằm xây dựng những con người và thế hệ gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH.
4.2. Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho HS THPT
Mục tiêu của GD ĐĐ cho HS THPT là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, trở hành một công dân tốt xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Để tiến tới thực hiện mục tiêu lớn đó, GD ĐĐ cho HS THPT phải thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ cụ thể sau: 
- Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về thế giới hiện thực, có đầu óc khoa học với niềm tin khoa học, biết sử dụng các qui luật để xây dựng cuộc sống.
- Tăng cường giáo dục tư  tưởng cách mạng XHCN.
- Nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH.
- Tăng cường ý thức lao động và tự lao động.
- Tăng cường giáo dục pháp luật, kỷ cương giúp các em có ý thức và thói quen sống làm việc và học tập theo pháp luật, có kỷ luật ở mọi nơi, mọi lúc.
- Tăng cường giáo dục lòng yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. 
4.3. Nội dung giáo dục đạo đức trong trường THPT
Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: Giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương, tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm
Nội dung GD ĐĐ cho HS THPT theo văn bản mục tiêu và kế hoạch đào tạo, Quyết định 329 do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ký ngày 31/3/1990 đó là: “Giáo dục thế giới quan, tư tưởng, chính trị, pháp luật, đạo đức và cư xử có văn hóa”.
Việc GD ĐĐ cho HS THPT cần phải được quan tâm, chú trọng hơn nữa. Một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay chính là phải đa dạng hóa nội dung GD ĐĐ song song với việc tập trung hơn nữa vào những chuẩn mực đạo đức HS đang có nguy cơ suy thoái, lệch “chuẩn”.
4.4. Hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức trong trường THPT
Chủ yếu có 2 hình thức GD ĐĐ cho HS trong nhà trường hiện nay: thông qua các môn học trên lớp và thông qua các hoạt động ngoài giờ.
Với các hình thức GD ĐĐ cho HS THPT như trên, nhà trường có thể áp dụng các PP giáo dục sau trong từng hoàn cảnh cụ thể:
- Nhóm PP tác động đến ý thức, tình cảm, ý chí nhằm hình thành ý thức cá nhân cho HS nhằm cung cấp cho HS những tri thức về đạo đức.
- Nhóm PP tổ chức hoạt động xã hội và hình thành, phát triển những thói quen, hành vi hợp chuẩn mực.
- Nhóm PP kích thí

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_cong_tac_giao_duc_dao_duc_o_tr.doc