SKKN Một số giải pháp nhằm hạn chế viêc lạm dụng sử dụng điện thoại di động của học sinh thông qua các hoạt động Đoàn tại trường THPT Như Thanh 2

SKKN Một số giải pháp nhằm hạn chế viêc lạm dụng sử dụng điện thoại di động của học sinh thông qua các hoạt động Đoàn tại trường THPT Như Thanh 2

Ngày nay, với sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, các phương tiện thông tin đại chúng đang phát triển một cách ồ ạt, hậu thuẫn vào đó là các hãng điện thoại di động mọc lên như nấm với giá cả hết sức cạnh tranh. Chính vì vậy, không chỉ có con em các đại gia, hay con em ở thành phố mới có thể sử dụng điện thoại di động, mà đối với đại đa số con em từ nông thôn, miền núi cho đến thành thị cũng rất dễ dàng sắm cho riêng mình một “con dế yêu” và lẽ dĩ nhiên điện thoại di động đã trở thành một vật dụng bất li thân của nhiều người, trong đó có cả học sinh mà chủ yếu là học sinh trung học phổ thông, trung học sơ sở, thậm chí là học sinh tiểu học. Từ đó, đã tạo nên xu hướng sử dụng điện thoại phổ biến trong các nhà trường.

 Thực tế, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò, tác dụng to lớn của điện thoại di động đối với đời sống con người, trong đó có học sinh; nó là phương tiện giúp cha mẹ quản lý con em mình khi con cái đến trường và tham gia các hoạt động xã hội, đồng thời nó cũng là công cụ giúp các em truy cập, tìm kiếm các thông tin bổ ích phục vụ cho việc học, và là nguồn giải trí rất quen thuộc. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Điện thoại di động thông minh đã mang đến không ít hệ lụy, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống tinh thần cũng như việc học tập của các em. Bản thân tôi tự nhận thấy, việc sử dụng điện thoại di động, lâu dần đã trở thành một con dao hai lưỡi đang âm thầm giết đi sự năng động của tuổi trẻ, sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi teen. Bởi đầu óc các em đã bị tiêm nhiễm những loại game độc hại, những bộ phim đen, những video khiêu khích trên mạng. Giờ đây, các em đã bị biến thành những con người thu động, với đôi mắt thâm quầng, cùng chiếc lưng gù xấu xí và dễ bị kích động trở thành những con người xấu.

Từ vấn đề đó tôi thiết nghĩ, bản thân mình là một cán bộ Đoàn, cần phải có những hành động gì để giúp các học sinh, thanh niên, đoàn viên không bị sa lầy vào những điểm tối mà điện thoại di động gây ra. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hạn chế viêc lạm dụng sử dụng điện thoại di động của học sinh thông qua các hoạt động Đoàn tại trường THPT Như Thanh 2”

 

doc 23 trang thuychi01 68846
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm hạn chế viêc lạm dụng sử dụng điện thoại di động của học sinh thông qua các hoạt động Đoàn tại trường THPT Như Thanh 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
 NỘI DUNG
TRANG
1
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2
 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2.1. Thực trạng chung
4
2.2.2. Thực trạng ở trường THPT như Thanh 2
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
 2.3.1 Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường
7
2.3.2 Phối hợp với phụ huynh trong việc hạn chế tình trạng sử dụng điện thoại
7
2.3.3 Tăng cường sự giám sát của Đội xung kích, Đội cờ đỏ, Ban giám thị trong việc quản l nền nếp của học sinh
5
2.3.4 Đưa việc sử dụng điện thoại trở thành một tiêu chí trong việc theo dõi, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho học sinh.
6
2.3.5 Triển khai mạnh mẽ tới chi đoàn giáo viên 
6
2.3.6 Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, VHVN - TDTT
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Những kiến nghị
19
3.3. Rút kinh nghiệm
20
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục SKKN đã được hội đồng SKKN ngành GD&ĐT huyện tỉnh và các cấp cao xếp loại từ C trở lên
Phụ lục
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản quản lý nghiệp vụ kỹ năng công tác Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh – Nguyễn Minh Hân
2. Cẩm nang nghiệp vụ công tác đoàn TNCS HCM – Lê Văn Cầu
3. Cẩm nang công tác Đoàn Thanh Niên năm 2016 – Quang Minh – Tiến Phát
4. Rèn kỹ năng sống cho học sinh THPT – Nguyễn Thanh Lâm 
5. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Điệp
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Bí thư Đoàn trường - Trường THPT Như Thanh 2 - huyện Như Thanh - Thanh Hóa. 
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
(Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại
(A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Improving speaking skills through role play activities for students at Nhu Thanh 2 High School
Cấp tỉnh
C
2015-2016
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ngày nay, với sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, các phương tiện thông tin đại chúng đang phát triển một cách ồ ạt, hậu thuẫn vào đó là các hãng điện thoại di động mọc lên như nấm với giá cả hết sức cạnh tranh. Chính vì vậy, không chỉ có con em các đại gia, hay con em ở thành phố mới có thể sử dụng điện thoại di động, mà đối với đại đa số con em từ nông thôn, miền núi cho đến thành thị cũng rất dễ dàng sắm cho riêng mình một “con dế yêu” và lẽ dĩ nhiên điện thoại di động đã trở thành một vật dụng bất li thân của nhiều người, trong đó có cả học sinh mà chủ yếu là học sinh trung học phổ thông, trung học sơ sở, thậm chí là học sinh tiểu học. Từ đó, đã tạo nên xu hướng sử dụng điện thoại phổ biến trong các nhà trường.
 	Thực tế, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò, tác dụng to lớn của điện thoại di động đối với đời sống con người, trong đó có học sinh; nó là phương tiện giúp cha mẹ quản lý con em mình khi con cái đến trường và tham gia các hoạt động xã hội, đồng thời nó cũng là công cụ giúp các em truy cập, tìm kiếm các thông tin bổ ích phục vụ cho việc học, và là nguồn giải trí rất quen thuộc. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Điện thoại di động thông minh đã mang đến không ít hệ lụy, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống tinh thần cũng như việc học tập của các em. Bản thân tôi tự nhận thấy, việc sử dụng điện thoại di động, lâu dần đã trở thành một con dao hai lưỡi đang âm thầm giết đi sự năng động của tuổi trẻ, sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi teen. Bởi đầu óc các em đã bị tiêm nhiễm những loại game độc hại, những bộ phim đen, những video khiêu khích trên mạng. Giờ đây, các em đã bị biến thành những con người thu động, với đôi mắt thâm quầng, cùng chiếc lưng gù xấu xí và dễ bị kích động trở thành những con người xấu.
Từ vấn đề đó tôi thiết nghĩ, bản thân mình là một cán bộ Đoàn, cần phải có những hành động gì để giúp các học sinh, thanh niên, đoàn viên không bị sa lầy vào những điểm tối mà điện thoại di động gây ra. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hạn chế viêc lạm dụng sử dụng điện thoại di động của học sinh thông qua các hoạt động Đoàn tại trường THPT Như Thanh 2”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích lớn nhất chính là hạn chế được tình trạng sử dụng điện thoại quá nhiều trong học sinh
- Hướng học sinh tới một môi trường sử dụng điện thoại, văn minh, lịch sử, an toàn, đúng pháp luật
- Hướng học sinh tới các hoạt động tinh thần, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, làm giảm tình trạng thụ động do sử dụng điện thọa di động của học sinh
- Hướng tới một môi trường giáo dục lành mạnh, học sinh thân thiện, trường học tích cực.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh đang theo học tại trường THPT Như Thanh 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Từ thực tế trong những năm làm công tác Đoàn hay trực tiếp là giáo viên giảng dạy đứng lớp, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo ý kiến bạn bè, đồng nghiệp 
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp điều tra.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có quy định 6 hành vi học sinh không được làm, cụ thể như: Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác; Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng; Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; Cấm học sinh không được sử dụng điện thoại di động trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia tệ nạn xã hội. Đặc biệt, không đưa thông tin không lành mạnh lên mạng. Nếu học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức như: Phê bình trước lớp, trước trường; Khiển trách và thông báo với gia đình; Cảnh cáo ghi học bạ; Buộc thôi học có thời hạn
Nhìn nhận một cách nghiêm túc vấn đề này, chúng ta dễ dàng nhận thấy, nguyên nhân khiến cho thời gian gần đây, trên các phương tiện báo chí đề cập nhiều đến các thông tin, các video clip liên quan đến các nữ sinh đánh nhau, các vụ scandal có nguồn gốc chủ yếu từ việc sử dụng tràn lan điện thoại di động của học sinh, đã và đang là tiếng chuông cảnh tỉnh cho dư luận xã hội, đồng thời gửi đến tất cả các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ thầy cô và phụ huynh học sinh một thông điệp, một báo động “đỏ” trong giới học đường về một hiện thực không mấy tốt đẹp về sự xuống cấp đạo đức nhanh chóng của một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên. Chính điều này (quản lý lỏng lẻo việc sử dụng điện thoại di động  của học sinh) đã và đang gây ra những hệ lụy không đáng có mà lẽ ra, với chức năng của mình, các nhà trường THPT nói riêng và Bộ GD&ĐT nói chung cần phải sớm vào cuộc để có những quy định cụ thể, những chế tài làm cơ sở pháp lý nhằm cấm học sinh đưa và sử dụng điện thoại di động trong trường học, để quản lý học sinh một cách có hiệu quả, để Nhà trường thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình mà đảng, nhà nước, và nhân dân giao phó; để nhà trường thật sự “thân thiện”, học sinh thật sự “tích cực”,  để góp phần thực hiện mục tiêu của tổ chức Liên Hợp quốc là “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người”.
	Nhận thấy, đây là một vấn đề nóng, đang lây lan trong giới học đường và cần phải nhanh chóng tìm ra những hướng giải quyết kịp thời, nên bản thân tôi với tư cách là một cán bộ Đoàn, nhận thấy mình phải có những hành động cụ thể nhằm giảm đi những ảnh hưởng xấu của trào lưu sử dụng điện thoại trong nhà trường hiện nay. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hạn chế viêc lạm dụng sử dụng điện thoại di động của học sinh thông qua các hoạt động Đoàn tại trường THPT Như Thanh 2” là nội dung cần nghiên cứu trong sáng kiến lần này của mình.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Thực trạng chung
Hiện nay, trong các trường học, hình ảnh các em học sinh tay cầm điện thoại, nhanh tay bấm phím, lướt nét không khó để bắt gặp.Bên cạnh những em sử dụng đúng cách và đúng mục đích thì không ít em lại biến điện thoại di động thành phương tiện thể hiện “đẳng cấp” sành điệu. Thậm chí đối với nhiều bạn, “dế” thể hiện phong cách và đẳng cấp của chủ nhân nên được các bạn nâng niu như đồ trang sức, không tiếc tiền đầu tư, nâng cấp để “hàng” càng “độc” càng gây ấn tượng Chưa kể đến việc nhiều em còn mượn cớ để nói dối cha mẹ, thầy cô, gây ra những phiền nhiễu trong giờ học.
	Không ít giáo viên phản ánh, nhiều khi bài giảng bị cắt ngang bởi tiếng chuông điện thoại của học sinh. Thậm chí, trong lúc cả lớp đang chăm chú nghe giảng thì có em lại lúi húi nhắn tin hay nghe nhạc làm cho các bạn ngồi gần bị phân tán. Không dừng lại ở đó nhiều học sinh đã quay các clip không hay về bạn bè, thầy cô rồi tung lên mạng. Điển hình như clip dài khoảng 2 phút ghi lại hình ảnh một nhóm học sinh nữ liên tục chửi bới, bắt bạn quỳ gối xin lỗi và liên tục tát vào mặt bất chấp nữ sinh bị đánh khóc lóc xin lỗi ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), hay  một nữ sinh THCS tại phường Cẩm Bình, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh bị bạn dùng tay tát liên tiếp vào mặt và đầu ngay trong lớp học, những bạn khác không can ngăn mà chỉ quay video sau đó tung lên Facebook. 
Có thể nói, đây là một thực trạng đáng báo động trong khắp các trường học trên cả nước hiện nay
2.2.2 Thực trạng học sinh sử dụng điện thoại tại trường THPT Như Thanh 2
Hình ảnh một góc trường học trong giờ ra chơi
Trên đây là những hình ảnh được ghi lại qua camera an ninh của nhà trường, nhìn qua những bức ảnh này chắc hẳn mọi người đều nghĩ đây là khung cảnh được ghi lại trong giờ học. Nhưng không, đây là những hình ảnh được tôi cố ‎tình ghi lại trong một giờ ra chơi tại trường. Sân trường vắng bóng học sinh, hành lang ở các dãy nhà chẳng có em học sinh nào lui tới, hoặc có thì rất ít, cũng không có tiếng nô đùa, chạy nhảy, hay thiếu vắng đi các hoạt động giải trí vui chơi, thể dục thể thao dưới sân trường. Điều này thực sự làm tôi khá tò mò, và lấy làm băn khoăn, không hiểu trong khoảng giải lao giữa giờ ấy các em làm gì mà không mấy học sinh ra khỏi lớp học. Sự tò mò khiến tôi quyết tâm đi tìm lời giải đáp, và đây chính là những hình ảnh được tôi ghi lại khi thâm nhập vào các lớp học trong giờ giải lao:
Có thể thấy, thay vì hoạt động giải trí, thể dục thể thao dưới các tán cây ở sân trường, hay thủ thỉ trò chuyện cùng bè bạn ở một chiếc ghế đá nào đó, hay là rượt bắt nhau huyên náo cả một góc sân trường thì giờ đây chúng ta lại nhìn thấy hình ảnh các em học sinh đang túm tụm lại cùng nhau nhìn vào màn hình điện thoại, hay lắc lư theo điệu nhạc được phát ra từ một chiếc smartphone qua một chiếc tai nghe sành điệu, hay đang nhanh tay lướt qua các ứng dụng phổ biến Facebook, zalo, rồi lập team đánh trận , hoặc dễ nhận thấy nhất đó là hình ảnh các em đang tụ tập để selfie tự sướng. Hay nói cách khác, chỉ cần được “hở” phút giây nào, là ngay lập tức, các em đã với tay cầm ngay lấy điện thoại và tìm ngay cho mình một tiện ích nào đó trong điện thoại để giải trí.
Hình ảnh học sinh tranh thủ sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi
Như vậy, việc sử dụng điện thoại như vậy, có gây ảnh hưởng gì tới các em học sinh hay không? Câu trả lời dĩ nhiên là có. Điện thoại ít nhiều đã gây ảnh hưởng xấu, lây lan như một căn bệnh truyền nhiễm tới học đường nói chung và học sinh trường tôi cũng không ngoại lệ
Là một trường thuộc huyện miền núi nghèo nằm trong vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa, với một nửa số học sinh là học sinh dân tộc, tuy nhiên, sau khi khảo sát tình hình sử dụng điện thoại trong toàn trường, tôi khá bất ngờ khi có tới gần 90% học sinh có điện thoại di động sử dụng và hơn một nửa số điện thoại đó là những loại điện thoại đời cao, đắt tiền. Một thực tê đáng buồn ở đây, chính là nhiều em học theo thói ăn chơi, đua đòi cùng lũ bạn, cảm thấy ganh tị khi nhìn thấy các bạn có mà mình không có, nên đã xảy ra hiện tượng có một số học sinh lấy tiền đóng học hay nói dối bố mẹ những khoản tiền để có tiền mua điện thoại. Nguy hiểm hơn, có những em đã còn đi vay nặng lãi hay ăn trộm điện thoại của bạn để dùng. 
Bên cạnh đó, bàn về vấn đề sử dụng điện thoại trong học đường, nhiều em học sinh, do xem điện thoại quá nhiều gây ảnh hưởng không ít tới thị lực, hiện tượng lưng bị gù, mắt cận không phải do học tập mà đến trực tiếp từ hậu quả của việc dùng điện thoại quá nhiều. Hơn thế, việc sử dụng điện thoại quá nhiều đang dần biến các em trở thành những con người thụ động, tinh thần và trí tuệ không được minh mẫn, mất dần khả năng tập trung vào vấn đề học tập, tư tưởng luôn bị phân tán, chỉ chăm chăm nhìn vào điện thoại.
Ngoài ra, điện thoại di động với các chức năng thông minh như quay phim, chụp hình đang dần biến các em trở thành những con người vô cảm trước mọi vấn đề. Có thể nói đến như sự việc học sinh đánh nhau, mặc dù, có rất nhiều em học sinh vây quanh chứng kiến, nhưng thay vì hành động giúp bạn, can ngăn tình trạng đánh nhau, nhưng các em chỉ thờ ơ, rút điện thoại và quay lại vụ việc. Rất nhanh chóng sau đó, clip đã được các em đăng tải lên facebook, và phát tán qua tinh nhắn, các fanpage khác nhau. Đây thực sự là một hiện tượng đáng buồn, bởi sự thờ ơ, vô cảm, thiếu tinh thần trách nhiệm trước bạn bè, trước cộng đồng xã hội
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 2.3.1 Đoàn trường phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường
Theo tôi nhận thấy việc tăng cường phối hợp tuyên truyền vận động giữa Đoàn thanh niên với các cơ quan đoàn thể trong trường như Ban giám hiệu, Hội cha mẹ học sinh, công đoàn nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn sẽ là chìa khóa cho chúng ta thực hiện tốt nhất để góp phần giáo dục thái độ, đạo đức học sinh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các em về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động trong trường học.
2.3.2 Đoàn trường phối hợp với phụ huynh trong việc hạn chế tình trạng sử dụng điện thoại
Để giải quyết bài toán này, theo tôi nghĩ trước hết trách nhiệm phải thuộc về phụ huynh. Bởi vì hơn ai hết, cha mẹ là những người thường xuyên dõi theo, bám sát các hoạt động của con em mình, thời gian con em mình ở trường thường cũng chỉ khoảng từ 4 đến 7 tiếng đồng hồ, như vậy thời lượng ở nhà là lớn gấp nhiều lần. Hơn nữa, việc cha mẹ có cho con sử dụng điện thoại di động hay không , còn phụ thuộc vào thu nhập của gia đình, vì thế cha mẹ là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng có quyền quyết định cho hay không con em mình sử dụng điện thoại di động. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, BCH đoàn trường đã phối kết hợp với ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh cùng các em học sinh thực hiện kí cam kết không sử dụng điện thoại. Đây là một việc làm rất thiết thực, ngăn chặn nguồn cơn ban đầu của việc dùng điện thoại bởi muốn thực hiện tốt được bất cứ vấn đề gì thì chúng ta phải thực hiện tốt ngay từ đầu
2.3.3 Tăng cường sự giám sát của Đội xung kích, Đội cờ đỏ, Ban giám thị trong việc quản lý nền nếp của học sinh
Đây là lực lượng trực tiếp tham gia quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên. Thành phần của Đội xung kích và đội cờ đỏ là các đồng chí trong Ban chấp hành đoàn trường và  những đoàn viên học sinh gương mẫu, tích cực. Xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và khó khăn, vất vả, nên việc lựa chọn các thành viên phải được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng. Tiêu trí đầu tiên trong việc lựa chọn họ phải là những người trẻ, nhiệt huyết, có uy tín với đoàn viên thanh niên. 
Hình ảnh đội xung kích đang kiểm tra nền nếp của các chi đoàn
Đối với đội xung kích, đội trưởng đội xung kích sẽ phân công lịch trực cụ thể, các thành viên trong đội sẽ chịu trách nhiệm giám sát các đoàn viên thanh niên từ khu vực cổng trường ngay từ lúc chuẩn bị vào học, hay theo dõi lưu động tại khu vực các lớp học trong giờ ra chơi, giờ tan học hoặc các sự việc khẩn cấp và ghi chép cẩn thận vào sổ trực . Cuối tuần sẽ giao ban với ban chấp hành đoàn trường, báo cáo lại kết quả, tình hình thực hiện và nắm bắt nhiệm vụ tuần tới.
Hình ảnh đội cờ đỏ đang trực vào 10 phút đầu giờ
Đối với đội cờ đỏ, mỗi chi đoàn sẽ phân công một thành viên trong đội cờ đỏ trực tiếp theo dõi, ghi chép và đánh giá, xếp loại. Lịch trực sẽ thay đổi theo từng tuần do đội trưởng đội cờ đỏ phân công, để trách tình trạng theo dõi thiếu khách quan, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai. Cuối mỗi buổi trực, các thành viên được phân công theo dõi sẽ ghi lại kết quả tại sổ trực cờ đỏ, cùng lớp trưởng của lớp mà mình đang theo dõi đối chiếu lại những hành vi sai phạm để đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Cuối mỗi tuần thì nộp lại kết quả theo dõi cho đội trưởng đội cờ đỏ và sau đó tiến hành giao ban để tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai lịch trực tuần sau. 
Hình ảnh ban giám thị đi kiểm tra nền nếp của các lớp
Đối với ban giám thị, như chúng ta đã biết, thành viên của đội xung kích và đội cờ đỏ chủ yếu được lấy từ học sinh, vì vậy trong quá trình xử lý các sai phạm, đôi lúc gặp phải những khó khăn nhất định. Vì thế, việc ra đời của ban giám thị, với các thành viên được lấy từ Chi đoàn giáo viên trong nhà trường sẽ là một lực lượng vững mạnh, tạo ra uy phong trong các chiến dịch, các phong trào đoàn. Ban giám thị là lực lượng có thể theo dõi nền nếp của học sinh từ khi chưa vào học cho tới khi tan học. Đặc biệt, các thành viên có thể kiểm tra đột xuất học sinh trong các giờ học, phát hiện kịp thời những học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, dùng điện thoại di động để gian lận trong kiểm tra thi cử, từ đó, báo cáo trực tiếp với BCH Đoàn trường để có các biện pháp xử lý kịp thời.
Có thể nói, Đội xung kích, đội cờ đỏ, ban giám thị là những bộ phận không thể của Đoàn trường trong việc giám sát, quản lý nền nếp của học sinh. Đây là một trong những lực lượng nòng cốt, luôn sát sao trong việc theo dõi, phát hiện ra những vấn đề xảy ra trong học sinh. Thông qua những báo cáo trong buổi giao ban cuối tuần với các đội, BCH đoàn trường sẽ nhanh chóng cập nhật được tình hình, nắm bắt được các vấn đề nổi cộm đặc biệt là vấn đề có liên quan tới việc sử dụng điện thoại của học sinh. Từ đó, BCH sẽ trực tiếp nhắc nhở, phê bình ngay trong buổi sinh hoạt dưới cờ vào sáng thứ 2 đầu tuần, đánh trực tiếp vào tâm lý xấu hổ của học sinh, để giúp các em từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại của mình.
Hình ảnh BCH Đoàn trường họp giao ban giữa các đội
Như vậy, việc tăng cường hoạt động của ba đội này trước giờ lên lớp, trong giờ sinh hoạt 10 phút đầu giờ, trong các giờ ra chơi hay trong các giờ học, sẽ giúp giảm bớt tình trạng học sinh bị lôi cuốn vào điện thoại di động, hình thành thói quen đã đến lớp là không sử dụng điện thoại, môi trường học tập không cần dùng tới mạng wifi.
2.3.4 Đưa việc sử dụng điện thoại trở thành một tiêu chí trong việc theo dõi, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho học sinh.
Ngay từ đầu năm học, khi được Chi bộ và Ban giám hiệu giao nhiệm vụ xây dựng tiêu trí đánh giá, xếp loại nền nếp học sinh, thì tổ chức Đoàn phải xây dựng dự thảo về  tiêu trí đánh giá, xếp loại thi đua nền nếp học sinh và thông qua hội đồng giáo dục nhà trường. Sau khi đã được Hội đồng giáo dục, đặc biệt là tổ chủ nhiệm thống nhất thì Đoàn trường sẽ triển khai tiêu trí này đến giáo viên chủ nhiệm và toàn bộ đoàn viên thanh niên.
Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng sử dụng điện thoại trong các giờ học, BCH Đoàn trường đã họp và thống nhất việc sử dụng điện thoại trong giờ học và các giờ kiểm tra phải là một trong những tiêu chí để từ đó khiến học sinh có ý thức hơn trong việc sử d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_han_che_viec_lam_dung_su_dung_die.doc