SKKN Một số giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT Lang Chánh

SKKN Một số giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT Lang Chánh

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật được thể hiện thông qua hành vi hợp pháp của con người. Do đó việc nâng cao ý thức pháp luật của công dân trong đó có đối tượng là học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần phát huy quyền làm chủ nhân dân, xây dựng con người mới XHCN, là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh trong nhà trường, đặc biệt trong các trường phổ thông có ý nghĩa quan trọng, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành pháp luật, đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới việc đưa pháp luật vào các trường học, các cấp học, từ phổ thông đến đại học, đúng theo tinh thần Chỉ thị số 32 - CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng và Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của TTCP “Chú trọng việc chuẩn hóa nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa giảng dạy pháp luật chính khóa cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa bằng nhiều hình thức phong phú”.

Hiện nay, ý thức chấp hành pháp luật của người dân đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học phổ thông vẫn còn những hạn chế do thiếu kiến thức pháp luật. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt là hành vi phạm tội, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống về vật chất lẫn tinh thần của bản thân và gia đình. Vì vậy, nhà trường cần phải tiếp tục quan tâm hơn nữa và xác định phần kiến thức pháp luật là nội dung quan trọng hình thành nhân cách của học sinh, từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp, thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, giảm thiểu tình trạng học sinh phạm tội khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Từ những lý do nêu trên tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT Lang Chánh".

 

doc 21 trang thuychi01 17952
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
 Người thực hiện: 	Lê Thị Tâm
 Chức vụ: 	Tổ Trưởng chuyên môn
 SKKN thuộc lĩnh vực: 	Công tác Chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
2
1.1
 Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
 Phương pháp nghiên cứu
3
2
 Nội dung
4
2.1
 Cơ sở lí luận
4
2.2
Thực trạng trước khi áp dụng SKKN
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vân đề
7
2.4
 Hiệu quả của SKKN
17
3
 Kết luận, kiến nghị
17
Tài liệu tham khảo
19
Danh sách SKKN đã được Hội đồng Sở GD&ĐT đánh giá
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật được thể hiện thông qua hành vi hợp pháp của con người. Do đó việc nâng cao ý thức pháp luật của công dân trong đó có đối tượng là học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần phát huy quyền làm chủ nhân dân, xây dựng con người mới XHCN, là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh trong nhà trường, đặc biệt trong các trường phổ thông có ý nghĩa quan trọng, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành pháp luật, đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới việc đưa pháp luật vào các trường học, các cấp học, từ phổ thông đến đại học, đúng theo tinh thần Chỉ thị số 32 - CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng và Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của TTCP “Chú trọng việc chuẩn hóa nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa giảng dạy pháp luật chính khóa cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa bằng nhiều hình thức phong phú”.
Hiện nay, ý thức chấp hành pháp luật của người dân đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học phổ thông vẫn còn những hạn chế do thiếu kiến thức pháp luật. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt là hành vi phạm tội, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống về vật chất lẫn tinh thần của bản thân và gia đình. Vì vậy, nhà trường cần phải tiếp tục quan tâm hơn nữa và xác định phần kiến thức pháp luật là nội dung quan trọng hình thành nhân cách của học sinh, từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp, thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, giảm thiểu tình trạng học sinh phạm tội khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Từ những lý do nêu trên tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT Lang Chánh". 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt là các trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình thành vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành pháp luật đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện nay và tương lai. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đẩy mạnh các hoạt động tuyên chuyền giáo dục pháp luật, nhất là công cuộc đổi mới hiện nay. Để thực hiện tốt pháp luật của nhà nước cần phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Vì vậy, tuyên truyền giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục chung của Đảng và Nhà nước nhằm giáo dục đạo đức, ý thức pháp luật xây dựng các văn bản luật tổ chức thực hiện tốt pháp luật và góp phần xây dựng con người mới XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kì mới. Từ đó tôi nhận thấy việc giáo dục pháp luật cho học sinh THPT có tính cấp thiết của các nhà trường phổ thông nói chung, để các em hạn chế tối đa các vụ việc vi phạm luật do thiếu hiểu biết pháp luật. Với tầm quan trọng nêu trên nên tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT Lang Chánh". 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu vấn đề chấp hành pháp luật của học sinh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh trường THPT Lang Chánh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài tôi đã thống kê số lượng học sinh vi phạm pháp luật trong các năm học trước của nhà trường, và lớp chủ nhiệm phân loại những hành vi mà học sinh vi phạm. Thống kê những lỗi các em thường mắc phải như đánh nhau, lập gia đình khi chưa đủ tuổi, vi phạm luật giao thông đường bộ, nghiện game, và một số trò chơi khác. Mỗi tháng tôi thực hiện hai lần trong tiết sinh hoạt cuối tuần thời gian khoảng 20 phút để trao đổi với các em về kiến thức pháp luật thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và một số tình huống thường xảy ra trong cuộc sống, cuối buổi tôi luôn khen ngợi, động viên những học sinh có nhiều câu trả lời đúng. Ngoài những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường tổ chức, hai tháng tôi tổ chức một buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp cho lớp chủ nhiệm nội dung thi” rung chuông vàng” với chủ đề “sức khoẻ sinh sản vị thành niên”. Đối với những học sinh có hạnh kiểm loại yếu tôi phối hợp với phụ huynh, chính quyền địa phương và những tác động sư phạm giúp các em nhìn lại nhũng gì các em đã làm để các em nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập. 
Đánh giá qua quá trình thực hiện ở lớp đối chứng và thực nghiệm nhằm đối chứng so sánh học sinh đã thực hiện tốt về pháp luật qua những tiêu chí:
+ Giảm tỉ lệ học bỏ học để lập gia đình.
+ Giảm tỉ lệ học sinh vi phạm đánh nhau.
+ Giảm tỉ lệ học sinh vi phạm luật giao thông.
+ Giảm tỉ lệ học sinh cá biệt.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận: 
2.1.1. Khái niệm pháp luật và ý thức pháp luật:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá xã hội. Có thể định nghĩa ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật hiện hành. Pháp luật cần phải có tính hợp pháp hay không hợp pháp trong cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức (nguồn tài liệu Internet trang “ Pháp luật Việt Nam”).
2.1.2. Các yếu tố cấu thành của ý thức pháp luật:
Ý thức pháp luật được cấu thành từ hai bộ phận: tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật. 
- Tư tưởng pháp luật là tổng thể những tư tưởng, quan điểm phạm trù, khái niệm học học thuyết về pháp luật tức là mọi vấn đề lý luận về pháp luật về thượng tầng kiến trúc pháp lý của xã hội.
- Tâm lý pháp luật được thể hiện qua thái độ, tình cảm, tâm trạng, xúc cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác, được hình thành một cách tự phát thông qua giao tiếp và dưới tác động của các hiện tượng pháp lý, phản ánh một cách tự nhiên của con người đối với các hiện tượng đó(nguồn tài liệu Internet trang “ Pháp luật Việt Nam”).
2.1.3. Mục đích của việc nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh:
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và lòng tự tôn dân tộc.
 - Hình thành ý thức sống và làm việc theo pháp luật. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tự giác tuân thủ và bảo vệ pháp luật của học sinh, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi, vi phạm pháp luật, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. 
- Trang bị những kiến thức, những hiểu biết cơ bản về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; về những vấn đề cần biết, cần thực hiện liên quan đến cuộc sống, lao động, học tập và rèn luyện của học sinh. 
2.2. Thực trạng ý thức pháp luật của học sinh trường THPT Lang Chánh:
2.2.1. Đặc điểm tình hình chung của trường THPT Lang Chánh:
+ Đặc điểm về nhà trường:
Trường THPT Lang Chánh đóng trên địa bàn thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh. Trường được xây dựng từ năm 1983, trước kia gọi là trường cấp 2, 3 Lang Chánh đến năm 2000 trường tách và có tên gọi là trường THPT Lang Chánh. Trường có 04 tổ chuyên môn và một tổ hành chính. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 60. Trong đó Ban Giám hiệu: 04, giáo viên: 53, nhân viên: 05
Chất lượng đội ngũ giáo viên 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trong đó thạc sỹ 05, Đại học 50.
Chi bộ Đảng gồm 30 đảng viên. Nhà trường có 29 phòng (phòng học kiểu truyền thống), 7 phòng học bộ môn. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ. Thư viện đáp ứng đầy đủ sách giáo khoa cơ bản cho học sinh mượn. Sân chơi, bãi tập còn thiếu về không gian và diện tích; chưa có nhà tập đa năng. Nhà trường 1 khu ký túc xá đáp ứng được khoảng 200 chỗ ở cho học sinh.
+ Đặc điểm về học sinh:
Trường THPT Lang Chánh có tổng số học sinh 1037 (tính đến 18/9/2017) trong đó dân tộc thái chiếm 53,04%, dân tộc mường chiếm 35,58%, dân tộc kinh chiếm 11,19%, dân tộc ê đê chiếm 0,19%. Tỉ lệ học sinh nữ chiếm 50,24%. Do trường đóng trên địa bàn miền núi nên tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm gần 48%.
2.2.2. Những thuận lợi và tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh:
* Thuận lợi: Trường THPT Lang Chánh có đội ngũ giáo viên còn trẻ nên nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Lãnh đạo, giáo viên, nhân viên gương mẫu, nhiệt tình có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao trong công việc, tập thể giáo viên đoàn kết, nhất trí, tương trợ lẫn nhau, các tổ chức đoàn thể, cơ cấu các tổ chuyên môn, văn phòng tương đối phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Học sinh của nhà trường cơ bản các em ngoan. Nhà trường đóng trên địa bàn thị trấn nên thuận lợi cho công tác giáo dục.
* Những tồn tại, hạn chế:.
Trường THPT Lang Chánh đóng trên địa bàn của một huyện miền núi nên đội ngũ giáo viên luôn biến động, một số năm gần đây do thiếu giáo viên mỗi giáo viên phải dạy thêm giờ nhiều, giáo viên còn trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục chưa nhiều. Số lượng giáo viên ở dưới xuôi lên công tác chiếm phần đông nên tính ổn định không cao. Chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp so với các huyện. Học sinh ở phân tán, điều kiện đi lại khó khăn do đó việc duy trì sĩ số, nề nếp gặp khó khăn. Số lượng học sinh hộ nghèo gia tăng. Ý thức học tập của một bộ phận học sinh chưa cao, động cơ học tập chưa rõ ràng. Còn một bộ phận phụ huynh do mưu sinh nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em phó thác việc học tập cho nhà trường.
Tỉ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm số đông nên những phong tục, tập quán, thói quen trong sinh hoạt đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Từ thực tế đó, một bộ phận học sinh có lối sống tự do, theo thói quen hoặc lại bị ràng buộc của những phong tục, tập quán làm mất đi tính chủ động, tích cực trong suy nghĩ, hành vi của các em làm cho những quy định của pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn xã hội; pháp luật về bình đẳng giới; vấn đề về bạo lực gia đình; ma túy gặp phải những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Về chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh còn nhiều hạn chế. 
- Kiến thức pháp luật của đội ngũ giáo viên chưa sâu, rộng, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của học sinh dẫn tới việc giảng dạy những nội dung pháp luật dễ nhàm chán, không thu hút được học sinh, không phát huy được vai trò chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu pháp luật.
- Tình trạng đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh hiện nay có nhiều bất ổn, từ thái độ học tập, ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của nhà trường, chấp hành pháp luật đến những hành vi tiêu cực trong học tập, thi cử của học sinh và sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào học đường. 
Bảng điều tra khảo sát về tình hình học sinh lớp 11A2, 11A3 vi phạm pháp luật trong năm học 2015- 2016.
Lớp
Số lượng học sinh vi phạm pháp luật
Sĩ số
Số lượng bỏ học lập gia đình
Số lượng học sinh vi phạm đánh nhau
Số lượng học sinh vi phạm luật giao thông
Số lượng học sinh cá biệt (xếp HK loại yếu)
11A2 
41
02
03
04
03
11A3
41
02
04
03
03
* Nguyên nhân của những tồn tại khó khăn:
- Về phía học sinh: Độ tuổi của học sinh THPT, đây là độ tuổi đang bắt đầu có sự thay đổi về tâm, sinh lý; là lứa tuổi bồng bột, chủ quan, nông nổi, tiếp nhận thông tin ít chọn lọc, vốn sống và vốn hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế, dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi những tác động bên ngoài. Nhận thức về vai trò của pháp luật trong cuộc sống, trong mối quan hệ với cha mẹ, anh em, bạn bè và tất cả mọi người xung quanh mình còn chưa đầy đủ. Cùng với thói quen, tự do trong sinh hoạt là kinh nghiệm sống và trình độ nhận thức còn hạn chế, khả năng kiềm chế chưa cao, dễ bị kích động, lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm đây là một trong số các nguyên nhân dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học sinh.
 - Về phía gia đình: Một số gia đình vì điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa không có nhiều thời gian dành cho con cái. Một số gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi những phong tục tập quán. Một số bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới sự phát triển tâm sinh lý của các em, đặc biệt là ở độ tuổi THPT là lứa tuổi rất dễ bị ảnh hưởng của những luồng thông tin xấu dẫn tới sự lệch lạc về hành vi. Những ảnh hưởng từ phía gia đình dần dần hình thành cho các em những thói quen không tốt, môi trường sống tự do, tùy tiện ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách và nhận thức về trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. 
- Về phía xã hội: Do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ tới tư tưởng, nhận thức và quá trình hình thành nhân cách của học sinh, hình thành lối sống hưởng thụ, thực dụng trong một bộ phận học sinh và có xu hướng lan tỏa ở phạm vi rộng hơn.
2.3. Các giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT Lang Chánh:
Thứ nhất, nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh thông qua các môn học đặc biệt là môn giáo dục công dân:
+ Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, các cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp và giáo dục, đào tạo (Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục - Đào tạo) đã phối hợp xây dựng chương trình, đưa nội dung kiến thức pháp luật vào các môn học Giáo dục công dân. Đồng thời, nghiên cứu tích hợp, lồng ghép các nội dung kiến thức pháp luật vào các môn học như Giáo dục công dân, sinh học, địa lý,...
Bằng vốn kiến thức pháp luật và kỹ năng sư phạm tôi đã phối hợp với các thầy cô giáo dạy môn Giáo dục công dân. Mỗi tháng tôi tổ chức hai lần mỗi lần khoảng 20 phút vào những buổi sinh hoạt cuối tuần cho lớp chủ nhiệm 12A2 bằng hình thức tuyên truyền qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, và một số tình huống thường xảy ra trong đời sống. Sau những buổi hoạt động tìm hiểu pháp luật tôi luôn tuyên dương những học sinh có nhiều câu trả lời đúng, và xử lý các tình huống đúng theo quy định. Sau 4 tháng thực hiện cách làm này tỉ lệ học sinh đánh nhau của lớp chủ nhiệm không còn nữa so với năm học trước lớp 12A2 xảy ra ba vụ đánh nhau, và một vụ hai bạn nữ nói xấu nhau qua facebook. Tôi có hỏi những học sinh năm học trước vi phạm các lỗi trên vì sao các em đánh nhau và xúc phạm nhân phẩm của bạn các em đều trả lời do các em chưa hiểu biết về pháp luật nên nghĩ việc đó là bình thường. Sau một thời gian tìm hiểu về pháp luật các em nhận ra rằng những việc các em làm của năm học trước đã vi phạm pháp luật. 
+ Hệ thống câu hỏi:
Câu 1. Việc bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?
A. Công dân B. Tổ chức C. Nhà nước D. Xã hội
Câu 2: Pháp luật là phương tiện để
 A. Quản lí nhà nước. B. Quản lí công dân
C. Quản lý xã hội D. Quản lí kinh tế
Câu 3. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện bảo vệ
Quyền và lợi ích kinh tế của mình
Các quyền và nghĩa vụ của mình.
Các quyền và lợi ích cơ bản của mình.
Quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 4. Cảnh sát giao thông xử lý đúng luật việc A đi xe máy ngược chiều gây tai nạn là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Tính quy phạm phổ biến.
Tính chặt chẽ về hình thức.
Tính chặt chẽ về nội dung.
Câu 5. Hành vi nào dưới đây không phải là thực hiện pháp luật?
Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
Không làm những việc pháp luật cấm.
Làm những việc pháp luật cấm.
Câu 6. Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?
Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
Đi xe hàng hai, hàng ba, cản trở các phương tiện khác.
Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.
Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.
Câu 7. Hành vi nào dưới đây phải chịu trắc nhiệm hình sự?
Cố ý lây truyền HIV cho người khác.
Lái xe máy đi ngược đường một chiều.
Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất.
Xả chất thải chưa xử lí ra môi trường.
Câu 8. Người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là những người
Đủ 14 tuổi trở lên đến 16 tuổi.
Đủ 14 tuổi trở lên đến 18 tuổi.
Đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi.
Đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi.
Câu 9. Biết C và D yêu nhau. H đã tìm đọc trộm tin nhắn của D và kể cho một số bạn trong lớp nghe làm D rất bực mình. H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của D?
Quyền được pháp luật bảo hộ danh dự nhân phẩm.
Quyền bí mật thông tin cá nhân.
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điên thoại, điện tín.
Quyền được tự do yêu đương.
Câu 10. Nếu một người tung tin bịa đặt nói xấu mình, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây mà em cho là đúng pháp luật?
Coi như không biết gì.
Mắng cho một trận để hả giận.
Không chơi với người đó nữa.
Khuyên bảo để người đó không có hành vi như vậy nữa.
Câu 11. Do mâu thuẫn với nhau nên C đã bịa đặt tung tin xấu về D trên Facebook. Việc làm của C đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của D?
Quyền bảo vệ bí mật đời tư của cá nhân.
Quyền tự do cá nhân.
Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín.
Câu 12. Trong lúc chơi game, giữa H và A xãy ra mâu thuẫn dẫn đến chửi nhau trên mạng. Hai bên thách đố và tìm gặp nhau, đánh nhau. Kết quả H đã đánh A gây thương tích. Hành vi của H đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Quyền bất khả xâm phạm về sức khoẻ.
Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ.
Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể.
Câu 13. Giờ ra chơi H và P ở lại trong lớp, lấy điện thoại của V để trên bàn có tin nhắn, H nói P đọc và P đã nhanh chóng đọc tin nhắn trên điện thoại của V. Hành vi này của P đã xâm phạm đến.
Quyền bí mật đời tư của V.
Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.
Quyền được bảo đảm an toàn và bảo mật thư tín, điện tín.
Quyền bất khả xâm phạm thông tin cá nhân.
Câu 14. Hai sinh viên L và M là cùng thuê chung nhà ở của ông N. Do chậm trả tiền thuê nhà nên ông N đã yêu cầu hai bạn ra khỏi nhà nhưng M và L không đồng ý, thấy vậy, ông N khoá trái cửa nhà và nhốt cả hai bạn lại. Hành vi của ông N đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân.
Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Được bảo hộ về sức khoẻ.
Bất khả xâm phạm về thân thể.
Được đảm bảo an toàn về thân thể.
Đáp án: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
C
C
D
A
D
D
A
C
C
D
C
C
C
C
Câu 15. Cảnh sát giao thông phạt 2 bố con bạn A vì cả 2 đều lái xe máy đi ngược đường một chiều. Bố bạn A không chịu nộp tiền phạt vì lí do ông không nhận ra biển báo đường một chiều, bạn A mới 16 tuổi, còn nhỏ, chỉ biết đi theo ông nên không đáng bị phạt.
Theo em, lí do mà bố bạn A đưa ra có xác đáng không? Cảnh s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_y_thuc_phap_luat_cho_hoc_sinh.doc