SKKN Một số giải pháp nâng cao hứng thú học tập khi giảng dạy chương III - Tin học 10 tại lớp 10C4 trường thpt Như Xuân Ii

SKKN Một số giải pháp nâng cao hứng thú học tập khi giảng dạy chương III - Tin học 10 tại lớp 10C4 trường thpt Như Xuân Ii

Là một trường THPT đóng trên địa bàn miền núi, cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Việc tiếp cận với công nghệ thông tin, tin học là một vấn đề nan giải đối với đa phần học sinh trong nhà trường. Trong khi đó công nghệ thông tin phát triển không ngừng, nhu cầu tiếp thu kiến thức về công nghệ của học sinh ngày càng lớn.

Hiện nay, Tin học đã được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của xã hội. Các phần mềm Tin học không ngừng được nâng cấp và thay đổi từng ngày, từng giờ. Vì thế, kiến thức trong sách giáo khoa sẽ không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, nhu cầu học hỏi của học sinh hiện nay.

Sách giáo khoa Tin Học 10 chương III “Soạn thảo văn bản”, các nội dung đều giới thiệu về Word 2003. Nhưng trong thực tế rất nhiều học sinh có máy tính ở gia đình lại được cài Word 2007. Trong khi Word 2003 và Word 2007 có giao diện hoàn toàn khác nhau, học sinh sẽ gặp khó khăn và không thực sự hứng thú khi tiếp thu kiến thức trong sách giáo khoa.

Các kiến thức trong đề tài này cũng giúp một phần không nhỏ cho môt số giáo viên trong trường THPT Như Xuân II khi soạn thảo bài giảng điện tử trên Word 2007.

 

docx 20 trang thuychi01 14566
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hứng thú học tập khi giảng dạy chương III - Tin học 10 tại lớp 10C4 trường thpt Như Xuân Ii", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP 
KHI GIẢNG DẠY CHƯƠNG III - TIN HỌC 10 
TẠI LỚP 10C4 TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN II
Người thực hiện: Đoàn Văn Hùng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Tin học
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Mở đầu 	 
1.1. Lí do chọn đề tài	 
1.2. Mục đích nghiên cứu	
1.3. Đối tượng nghiên cứu	
1.4. Phương pháp nghiên cứu	
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm	
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm	
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp	
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường	
III. Kết luận, kiến nghị	
3.1. Kết luận	.	
3.2. Kiến nghị	.	
1
1
1
2
2
2
2
3
3
15
16
16
16
I. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Là một trường THPT đóng trên địa bàn miền núi, cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Việc tiếp cận với công nghệ thông tin, tin học là một vấn đề nan giải đối với đa phần học sinh trong nhà trường. Trong khi đó công nghệ thông tin phát triển không ngừng, nhu cầu tiếp thu kiến thức về công nghệ của học sinh ngày càng lớn. 
Hiện nay, Tin học đã được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của xã hội. Các phần mềm Tin học không ngừng được nâng cấp và thay đổi từng ngày, từng giờ. Vì thế, kiến thức trong sách giáo khoa sẽ không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, nhu cầu học hỏi của học sinh hiện nay. 
Sách giáo khoa Tin Học 10 chương III “Soạn thảo văn bản”, các nội dung đều giới thiệu về Word 2003. Nhưng trong thực tế rất nhiều học sinh có máy tính ở gia đình lại được cài Word 2007. Trong khi Word 2003 và Word 2007 có giao diện hoàn toàn khác nhau, học sinh sẽ gặp khó khăn và không thực sự hứng thú khi tiếp thu kiến thức trong sách giáo khoa. 
Các kiến thức trong đề tài này cũng giúp một phần không nhỏ cho môt số giáo viên trong trường THPT Như Xuân II khi soạn thảo bài giảng điện tử trên Word 2007.
Mặt khác, Microsoft đã ngừng hỗ trợ Office 2003 vào năm 2014 và sẽ ngừng hỗ trợ Office 2007 vào năm 2017 nhưng tôi thiết nghĩ giao diện của Word 2007 và các phiên bản sau nữa đều sử dụng hình ảnh trực quan khác biệt hoàn toàn với Word 2003, điều này giúp học sinh thích thú hơn khi học bài bởi vì các em có thể biết thêm kiến thức mới ngoài sách giáo khoa và có thể vận dụng được các kỹ năng cơ bản của Word 2007 để tiếp cận các phiên bản tiếp theo. 
Qua thời gian tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi cùng đồng nghiệp và kết quả đạt được khi vận dụng vào giảng dạy, từ đó, tôi xin trình bày “Một số giải pháp nâng cao hứng thú học tập khi giảng dạy Chương III - Tin học 10 tại lớp 10C4 trường THPT Như Xuân II” . Từ nhu cầu thực tiễn và nhu cầu của học sinh lớp 10C4 của trường THPT Như Xuân II tôi và cán bộ phụ trách phòng máy đã tiến hành cài đặt cả Office 2003 và Office 2007 trên từng máy tính ở phòng thực hành để học sinh được thao tác thực hành với cả hai phiên bản Microsoft Office khác nhau.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh khi tiếp thu kiến thức mới, nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn trong nhà trường.
Giúp học sinh hiểu hơn và vận dụng được phần mềm soạn thảo office với các phiên bản khác nhau.
	Đóng góp một số kinh nghiệm cho đồng nghiệp tham khảo, vận dụng trong quá trình công tác và giảng dạy để đảm bảo việc đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó còn góp phần khắc phục những khó khăn cho một số giáo viên khi sử dụng giáo án điện tử để dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tin Học 10 chương III “Soạn thảo văn bản”.
- Nghiên cứu, tìm hiểu hướng dẫn về hệ soạn thảo văn bản Microsoft Office Word 2007.
- Áp dụng việc nghiên cứu đề tài đối với học sinh lớp 10C4 – Trường THPT Như Xuân II.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, thực hành: Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hệ soạn thảo văn bản Microsoft Office Word 2007. Cho học sinh thực hành trên máy tính, tổng hợp kết quả đạt được.
- Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế: Chọn lớp 10C4 dạy theo chương trình SGK Tin học 10 cơ bản và dạy theo giải pháp đúc rút được. So sánh đối chiếu kết quả giờ dạy và rút ra kết luận.
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua các năm giảng dạy Tin học, tôi nhận thấy bộ môn Tin học là một bộ môn mới, mang tính đặc thù và có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, tuy nhiên đa số học sinh còn coi nhẹ môn Tin học, xem đó là môn phụ, môn điều kiệnkhông có hứng thú nhiều khi tiếp cận.
Nội dung các bài 15, bài 16, bài 17, bài 18, bài 19 chương III sách giáo khoa Tin Học 10 đều viết về Word 2003. Chính vì thế, hầu hết giáo viên đều dạy cho học sinh những lượng kiến thức cơ bản này. Bộ Office của hãng Microsoft đã liên tục ra phiên bản mới như office 2007, office 2010, office 2016Và trong thực tế hiện nay cũng đã có rất nhiều học sinh ngoài sử dụng bộ office 2003 các em còn dùng thêm các bộ office khác như 2007, 2010 Chính vì vậy nhu cầu biết thêm của học sinh về Word 2007 hoặc Word 2010 là rất lớn. 
Chương trình sách giáo khoa Tin học 10 - chương III “Soạn thảo văn bản” bao gồm một số nội dung sau:
- Bài 15: Làm quen với Microsoft Word: Giới thiệu màn hình làm việc và một số thao tác cơ bản trên tệp [1].
- Bài 16: Định dạng văn bản: với các khả năng định dạng kí tự, đoạn và trang văn bản [1].
- Bài 17: Một số chức năng khác: Định dạng danh sách, ngắt trang, đánh số trang, in văn bản [1].
- Bài 18: Công cụ trợ giúp soạn thảo: Tìm kiếm và thay thế, gõ tắt, sửa lỗi [1].
- Bài 19: Tạo và làm việc với bảng: Các thao tác cơ bản trên bảng [1].
Trong đề tài này, tôi sẽ trình bày một số giải pháp khi dạy các bài trong chương III – Tin học 10 nhằm thay thế một phần hoặc thay thế hoàn toàn kiến thức của Word 2003 bằng Word 2007 nhưng vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng.
Điều khác biệt nhất là Microsoft Office Word 2007 có hệ thống menu mới lạ. Office 2007 đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn so với Office 2003 cũng như các phiên bản Office cũ về mặt giao diện. Khi lựa chọn trên menu công cụ, thay vì sổ xuống 1 menu như trước đây, toàn bộ cửa sổ Office 2007 sẽ thay đổi màu sắc và sẽ cung cấp cho người sử dụng các tùy chọn bởi thanh Ribbon. 
Một sự khác biệt quan trọng nữa đó chính là phần mở rộng mặc định của tên tệp Word 2007 là .docx và của Word 2003 là .doc. Vì thế, khi tải một tài liệu trên mạng có phần mở rộng là .docx thì những máy tính chỉ cài phiên bản Microsoft Office Word 2003 sẽ không hiển thị được.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp cận các phiên bản mới của hệ soạn thảo văn bản Microsoft Office Word.
- Một số đồng nghiệp vận dụng chưa nhiều các kiến thức và kỹ năng mới phù hợp với thực tiễn để truyền đạt cho học sinh.
- Một số tài liệu tải về có phần mở rộng là .docx không hiển thị được trên máy tính chỉ cài office 2003.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp để giải quyết vấn đề.
Các giải pháp được trình bày dưới đây nhằm bổ sung hoặc thay thế những nội dung đã giới thiệu trong sách giáo khoa, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của trường THPT Như Xuân II, những nội dung này tôi chủ yếu lồng ghép vào tiết thực hành để đạt hiệu quả, hoặc những tiết lí thuyết có sử dụng máy chiếu để có thể trình bày hình ảnh minh họa một cách trực quan hơn. 
2.3.1. Một số giải pháp giảng dạy bài 15: làm quen với Microsoft Word.
* Giới thiệu màn hình làm việc với Word.
Dưới đây là các thành phần cơ bản trên màn hình làm việc của Word 2007: 
(1) Thanh tiêu đề: Chứa tên tệp, các nút lệnh thu gọn, điều chỉnh và đóng cửa sổ.
(2) Thanh công cụ nhanh: Chứa biểu tượng một số lệnh thường sử dụng, giúp người sử dụng có thể thao tác một cách nhanh chóng.
(3) Thanh Ribbon: Chứa gần như toàn bộ các lệnh thao tác với chương trình, chúng được phân chia thành các nhóm khác nhau (Tab Ribbon). Để thao tác với một lệnh nào đó trên thanh Ribbon chúng ta phải biết lệnh đó nằm trong Tab Ribbon nào, sau đó chọn tới lệnh nằm trong Tab Ribbon đó. 
(4) Thanh thước ngang: Dùng để đặt Tab, paragraph cho văn bản (Giống như Word 2003).
(5) Thanh cuộn: Dùng để di chuyển văn bản lên xuống, sang trái sang phải (Giống như Word 2003).
(6) Thanh trạng thái: Chứa một số thông tin hiện thời của văn bản như chế độ hiển thị, phần trăm hiển thị, trang hiện tại, (Giống như Word 2003).
(7) Màn hình soạn thảo: Là phần lớn nhất trên màn hình của chương trình, đây là nơi để người dùng soạn thảo văn bản (Giống như Word 2003). 
(8) Con trỏ văn bản: Chỉ vị trí bắt đầu nhập văn bản (Giống như Word 2003).
(9) Thanh thước dọc (Giống như Word 2003).
(10) Office button: các lện xử lí tệp văn bản như: New, Open, Save, Close (tương tự như menu File của Word 2003) [5].
* Thanh Ribbon
Trên thanh Ribbon có 7 tab (thẻ) chính:
- Home: Gồm các công cụ định dạng văn bản: Font, paragraph, copy, paste,
- Insert: Chèn các đối tượng vào văn bản: Picture, WordArt, Equation,
- Page layout: Các thiết lập, định dạng trang giấy: Page setup, Page borders,
- References: Chèn chú thích, đánh mục lục tự động, 
- Mailings: Các công cụ trộn thư,
- Review: Các chức năng kiểm tra lại ngữ pháp, chính tả.
- View: Hiển thị màn hình.
Ngoài ra, Word 2007 còn có các tab phụ, tab này chỉ xuất hiện trên thanh Ribbon khi bạn cần đến chúng. Ví dụ: Khi bạn chọn một bức ảnh nào đó, tab phụ có tên Picture tools sẽ xuất hiện [5].
* Nút lệnh hiển thị hộp thoại của từng nhóm trong giao diện Word 2007.
* Lưu văn bản
	Thực hiện tương tự như Microsoft Word 2003. Tuy nhiên ta cần lưu ý cho học sinh đó là phần mở rộng mặc định của tệp Word 2007 là .docx. Chính vì vậy, khi lưu lại, học sinh nên chuyển về phần mở rộng là .doc để Word 2003 có thể hiển thị được. Học sinh có thể thực hiện một trong hai cách sau đây:
Cách 1: Đặt lại mặc định cho phần mở rộng của tệp Word 2007 là .doc. Chọn office botton à Word Options, thực hiện như hình dưới đây:
Trong hộp thoại Word Option chọn Save àWord 97 – 2003 Document (*.doc) như hình sau đây:
Cách 2: Sử dụng lệnh Save As. Chọn office botton à Save As à Word 97-2003 Document. thực hiện như hình sau:
Sau đó thực hiện tương tự như Word 2003.
Ngoài ra, nên giới thiệu thêm cho học sinh tính năng chỉnh lại đơn vị đo trên thanh thước kẻ của hộp thoại Word Options. Thực hiện như lệnh sau: office botton à Word Options àAdvaned. Chọn Centimeters trong mục Show measurements in units of: [5].
* Mở tệp văn bản mới
Thực hiện tương tự như Microsoft Word 2003. Mặc định khi khởi Microsoft Word 2007 chương trình sẽ tự động tạo một văn bản mới, tuy nhiên trong các trường hợp khác học sinh có thể tạo một văn bản mới bằng các cách sau đây: 
Cách 1: Nhấp chọn biểu tượng New trên thanh công cụ Quick Access Toolbar.
Cách 2: Nhấp chọn biểu tượng Office Button
Hộp thoại Office 
Button xuất hiện hãy nhấp
chọn New rồi chọn biểu tượng Blank Document ở hộp thoại bên tay phải. Cuối cùng nhấp nút Create.
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl-N [5]. 
2.3.2. Một số giải pháp giảng dạy bài 16: Định dạng văn bản.
* Định dạng kí tự: 
Bước 1: Đánh dấu phần văn bản cần định dạng.
Bước 2: Mở hộp thoại Font bằng cách:
Cách 1: Nhấp chuột phải sau đó chọn Font hoặc thực hiện như hình dưới.
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl-D. xuất hiện hộp thoại Font
Bước 3: Tiến hành định dạng trong hộp thoại Font giống với Word 2003.
Chú ý: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chọn bởi nút lệnh trong tab Home như hình dưới [5]. 
* Định dạng đoạn văn bản.
Bước 1: Chọn các đoạn văn bản cần định dạng. (Bôi đen hoặc đặt con trỏ chuột trong đoạn văn).
Bước 2: Mở hộp thoại định dạng văn bản Paragraph bằng các cách sau:
Cách 1: Nhấp chuột phải rồi chọn Paragraph
Cách 2: Nhấp chuột vào biểu tượng mũi tên phía dưới nhóm lệnh Paragraph trong tab Home trên thanh công cụ Ribbon.
Bước 3: Xuất hiện hộp thoại Paragraph như hình sau: 
Sau đó thực hiện các bước trong hộp thoại giống như Word 2003 [5].
* Định dạng trang
Mở hộp thoại Pager setup bằng cách: Nhấp chọn biểu tượng mũi tên phía dưới nhóm lệnh Page Setup trên Tab Page Layout.
Hộp thoại Page Setup xuất hiện như hình dưới đây:
Trong hộp thoại này ở hai tab Margins và Pager sẽ cho phép bạn thiết lập các thông số như lề văn bản, khổ giấy, chiều của khổ giấy (Ngang, dọc) như Word 2003 [5].
2.3.3. Một số giải pháp giảng dạy bài 17: Một số chức năng khác.
* Định dạng kiểu danh sách
Bước 1: Chọn những đoạn văn bản cần thiết kế các ký hiệu đầu đoạn.
Bước 2: Nhấp chuột vào nút Bullets hoặc Numbering trên tab Home của thanh Ribbon.
Giới thiệu thêm về cách bật, tắt chế độ danh dách tự động: Office button/Word Options/Proofing/AutoCorrect Options. Bật hoặc tắt mục Automatic bulleted lists và ô Automatic numbered lists trong thẻ AutoFormat As You Type [5].
* Ngắt trang và đánh số trang.
a) Ngắt trang: Chọn lệnh Page Break trong tab Insert như hình dưới [5].
b) Đánh số trang: Lệnh Page Number trên tab Insert: Chèn số trang vào
văn bản, khi nhấp chọn biểu tượng này một danh sách liệt kê xuất hiện như hình
dưới đây:
Học sinh có thể tùy chọn chèn số trang lên trên đỉnh (Top of Page) hoặc dưới đáy (Bottom of page) của trang, đồng thời bạn chọn cách căn lề cho số trang. Ngoài ra các em cũng có thể chỉnh sửa định dạng của số trang văn bản bằng cách nhấp chọn Format Page Numbers[5].
* In văn bản
Để in văn bản, có thể thực hiện theo các cách sau đây: 
Cách 1: Nhấn biểu tượng Print trên thanh Quick Access Toolbar.
Với cách này văn bản sẽ được in tất cả các trang ra máy in mặc định trên máy tính. Với văn bản chứa nhiều nội dung bạn không nên sử dụng cách này vì dễ dẫn đến tình trạng máy in bị hóc giấy giữa chừng vì in quá nhiều trang cùng một lúc.
Cách 2: Nhấp tổ hợp phím Ctrl + P hoặc nhấp chọn nút Office Button. Cửa sổ
Office Button xuất hiện bạn chọn mục Print. Khi đó, xuất hiện hộp thoại Print.
Hãy thiết lập các tham số trong hộp thoại Print theo hướng dẫn dưới đây:
- Name: Chọn tên máy in
- Number of copy: Số bản sao chép từ bản in. 
- Trong vùng page range: 
1. All: In toàn bộ.
2. Current: In trang hiện thời.
3. Pages: In trang tuy chọn
4. Selection: In phần văn bản được chọn.
- Trong ô Print: 
1. All pages in range: in toàn bộ trang trong mục page range.
2. Odd pages: in toàn bộ trang lẻ trong mục page range.
3. Even pages: in toàn bộ trang chẵn trong mục page range [5]. 
2.3.4. Một số giải pháp giảng dạy bài 18: Các công cụ trợ giúp soạn thảo.
* Tìm kiếm và thay thế
+Tìm kiếm: Tại tab Home chọn vào biểu tượng Find.
Lúc đó xuất hiện hộp thoại Find and Replace như hình bên.
Gõ nội dung cần tìm vào mục Find what, nháy chuột vào nút Find Next.
+Thay thế: Tại tab Home chọn nút lệnh Replace lúc đó xuất hiện Hộp thoại Find and Replace như hình bên.
Tại mục Find what gõ từ/cụm từ cần tìm kiếm. Tại mục Replace with
Gõ nội dung cần thay thế sau đó nhấn vào nút Replace hoặc Replace All
để thay thế toàn bộ [5].
* Gõ tắt và sửa lỗi
B1: Chọn nút office button chọn thẻ Option 
B2: Xuất hiện cửa sổ Word Option chọn thẻ Proofing. chọn tiếp mục Auto Correct Option [5].
.
Lúc đó sẽ xuất hiện hộp thoại AutoCorrect lúc đó ta tiến hành như Word 2003.
	Trong mục này, nên giới thiệu thêm cho học sinh về chức năng Check spelling (grammar) as you type (kiểm tra chính tả/ngữ pháp tiếng anh trong khi gõ), nếu phát hiện có gì đó không chuẩn thì từ (hoặc cụm từ) sẽ được gạch dưới màu đỏ đối với lỗi sai chính tả, màu xanh đối với lỗi sai về ngữ pháp [2].
	Mặc định của chức năng trên được bật. Khi soạn thảo bằng tiếng việt ta nên tắt chức năng này đi bằng cách bỏ chọn hai mục trên trong hình sau:
2.3.5. Một số giải pháp giảng dạy bài 19: Tạo và làm việc với bảng.
* Tạo bảng
Để thực hiện chèn bảng biểu vào văn bản ta thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đặt con trỏ chuột tại vị trí cần chèn bảng biểu
Bước 2: Từ thanh công cụ Ribbon nhấp chọn Tab Insert và nhấp chọn biểu tượng Table trong nhóm này.
- Tạo bảng bằng cách lựa chọn cấu trúc có sẵn: Trong mục Insert Table ta di chuyển chuột để chọn cấu trúc bảng mà mình cần tạo, với số hàng, cột là số các ô vuông nhỏ được chọn trong danh sách. Như hình dưới đây chúng ta sẽ chèn một bảng gồm có 4 hàng 5 cột vào nội dung văn bản.
- Tạo bảng bằng hộp thoại Insert Table: Học sinh còn có thể thay đổi cấu trúc bảng biểu bằng cách nhấp chọn mục Insert Table Hộp thoại Insert Table xuất hiện như hình dưới đây lúc đó các em tiến hành như Word 2003 [5].
- Chọn thành phần của bảng:
Để lựa chọn một ô, hàng, cột học sinh có thể tiến hành như Word 2003.
* Các thao tác với bảng
-Chèn thêm hoặc xóa ô, hàng, cột:
Bước 1: Nhấp chuột tới vị trị cần chèn ô, hàng, cột trên bảng.
Bước 2: Thực hiện theo một trong hai cách sau đây:
Cách 1: Từ thanh Ribbon chọn Tab Layout, tìm tới nhóm lệnh Rows & Columns, chọn nút lệnh tương ứng.
+ Insert Above: Chèn thêm dòng phía trên dòng hiện tại.
+ Insert Below: Chèn thêm dòng phía dưới dòng hiện tại.
+ Insert Left: Chèn thêm cột phía bên trái cột hiện tại.
+ Insert Right: Chèn thêm cột phía bên phải cột hiện tại.
Cách 2: Nhấp phải chuột di chuyển tới mục Insert sau đó chọn chức năng
tương ứng [5].
- Tách một ô thành nhiều ô.
Bước 1: Chọn ô cần tách.
Bước 2: Từ thanh Ribbon chọn Tab Layout, tìm tới nhóm Merge, chọn nút lệnh Split Cells (Merge cells, Split Table) sau đó thực hiện như Word 2003 [5].
- Gộp nhiều ô thành một ô.
Bước 1: Chọn các ô liền nhau (chon được) có thể gộp lại một ô bằng lệnh
Nhấn nút phải chuột à Merge Cells.
- Định dạng văn bản trong ô:
Bước 1: Chọn Cell hoặc nhóm Cell cần căn lề nội dung 
Bước 2: Trong Tab Layout bạn tìm tới nhóm lệnh Alignment.
Bước 3: Chọn vị trí lề tương ứng :
+ Align Top Left: Căn nội dung theo lề trên bên trái của Cell.
+ Align Top Center: Căn nội dung theo lề trên và căn giữa Cell.
+ Align Top Right: Căn nội dung theo lề trên bên phải của Cell.
+ Align Center Left: Căn nội vào giữa bên trái của Cell.
+ Align Center: Căn nội dung chính giữa Cell.
+ Align Center Right: Căn nội dung vào giữa bên phải của Cell.
+ Align Bottom Left: Căn nội dung dưới đáy bên trái của Cell.
+ Align Bottom Center: Căn nội dung vào giữa dưới đáy của Cell.
+ Align Bottom Right: Căn nội dung dưới đáy bên phải của Cell.
+ Text Direction: Đổi chiều chữ trong Cell, giả sử nội dung quá dài các Cell không chứa hết ta có thể quay đứng chữ để tiết kiệm diện tích. Cách này thường sử dụng cho tiêu đề cột [5].
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua việc áp dụng sáng kiến của mình vào dạy ở lớp 10C4 trong học kỳ vừa qua, tôi nhận thấy đã thu được kết quả khả quan hơn so với các năm học trước. Nhìn chung 95% các em nắm được phương pháp tiếp cận và vận dụng được hệ soạn thảo các phiên bản khác nhau vào thực tiễn.
Ngoài việc tỉ lệ thực hiện được trên Microsoft Word 2007 thì một yếu tố khác đó là các em tinh thần học tập hứng thú hơn khi được tiếp xúc với những phiên bản mới hơn trong quá trình soạn thảo văn bản. Tạo cho các em cảm thấy yêu thích môn học hơn vì có thể áp dụng kiến thức học được để giúp đỡ công việc của người thân về soạn thảo văn bản trên phiên bản mới. 
Đề tài này cũng đã giúp ít nhiều cho các đồng nghiệp còn gặp khó khăn khi làm việc với Word 2007.
III. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Với sáng kiến này tôi không chỉ giúp các em học sinh tiếp thu và vận dụng những kiến thức mới, mà còn rèn luyện cho các em kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Tạo được sự hứng thú học tập nhất định cho học sinh, nâng cao kết quả môn học.
Quá trình áp dụng thử nhiệm các giải pháp của sáng kiến tại đơn vị bước đầu đã có những hiệu quả, bên cạnh đó tôi thấy cần có thời gian nhiều hơn để thử nghiệm, vì vẫn còn có một số học sinh quá quen thuộc với Microsoft Office Word 2003 và cảm thấy khó khi sử dụng Microsoft Office Word 2007.
3.2. Kiến nghị.
Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến môn tin học như đầu tư trang thiết bị phòng học tin học nhằm tạo điều kiện cho học sinh được thực hành rèn luyện kĩ năng thường xuyên hơn.
Bổ sung thường x

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_khi_giang_da.docx