SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công tại trường THPT Anh Sơn 3 trong bối cảnh hiện nay
Ở Việt Nam phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số của cả nước,trong đó khoảng 83% phụ nữ ở độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động. Đối với ngành Giáo dục đào tạo nữ chiếm trên 80%. Đội ngũ nữ cán bộ nhà giáo người lao động của ngành đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tích trong công tác, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ngành, đồng thời hoàn thành thiên chức làm vợ, làm mẹ, xây dựng mái ấm gia đình. Vì thế vấn đề nâng cao chất lượng công tác nữ công trong các tổ chức công đoàn cơ sở hiện nay đã được chú trọng trong các văn kiện Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII. Đặc biệt tổ chức công đoàn cơ sở đã xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm công tác nữ công đưa vào chương trình toàn khóa và từng năm trong nhiệm kì.
Đối với trường THPT Anh Sơn 3, một ngôi trường đóng ở địa bàn thuộc xã cuối cùng theo quốc lộ 7A của huyện Anh Sơn. Một xã miền núi thuộc vùng nông thôn bán sơn địa đời sống nhân dân và trình độ dân trí còn thấp nhưng với sự quan tâm của các cấp các ngành nên các nữ cán bộ nhà giáo người lao động và nữ học sinh trường THPT Anh Sơn 3 đã không ngừng cố gắng khắc phục những khó khăn để làm tốt nhiệm vụ dạy và học. Năm học 2022-2023tổng số nữ cán bộ giáo viên nhân viên gồm 33 trên tổng số 56 người, học sinh nữ gồm 433 trên tổng số 885 học sinh. Trong những năm qua đội ngũ nữ cán bộ giáo viên nhân viên của đã không ngừng phấn đấu để đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên, đồng thời làm tốt thiên chức làm vợ, làm mẹ, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Sự kiên trì, chịu thương, chịu khó, năng động của nữ cán bộ nhà giáo người lao động đã giành được nhiều thành tích cao trong phong trào “giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Các nữ học sinh đại đa số ngoan ngoãn, lễ phép, nhiều em đạt thành tích cao trong học tập và tích cực trong các phong trào hoạt động của nhà trường.
SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG TẠI TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY. LĨNH VỰC: CÔNG ĐOÀN 1 MỤC LỤC Phần 1: Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................Trang 2 2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................Trang 3 3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................Trang 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................Trang 3 5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................Trang 3 6. Tính mới của đề tài ......................................................................Trang 4 Phần 2: Nội dung nghiên cứu 1. Cơ sở lí luận ................................................................................Trang 4 2. Cơ sở thực tiễn............................................................................Trang 12 3. Một số giải pháp nâng cao hoạt động của ban nữ công.....................Trang 15 3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của nữ cán bộ nhà giáo người lao động...........................................................................Trang 15 3.2. Nâng cao năng lực hoạt động Ban nữ công......................................Trang 16 3.3.Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua “giỏi việc trường, đảm việc nhà”. ................................................................................................... Trang 24 3.4. Chăm lo sức khỏe cho nữ cán bộ nhà giáo người lao động và nữ học sinh............................................................................................................Trang 29 3.5. Tổ chức trải nghiệm thực tế tại địa phương và tham quan du lịch Trang 31 3.6. Xây dựng nét đẹp nữ cán bộ nhà giáo, người lao động và nữ học sinh nơi trường học.................................................................................................Trang 34 4. Tiến hành khảo sát tính sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài.............Trang 43 Phần 3: Kết luận và kiến nghị 1. Kết quả ...........................................................................................Trang 46 2. Kiến nghị .........................................................................................Trang 49 3 nữ công tại trường THPT Anh Sơn 3 đã diễn ra khá sôi nổi, tích cực và được Công đoàn nghành Giáo dục Nghệ An ghi nhận. Với sáng kiến này tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác nữ công mà bản thân đúc rút trong hơn 10 năm làm công tác nữ công tới các đồng nghiệp nhằm tạo một luồng gió mới làm thay đổi công tác nữ công theo hướng tích cực ở các trường THPT vùng sâu, vùng xa nông thôn thuộc vùng bán sơn địa như trường THPT Anh Sơn 3. Hơn nữa trên cơ sở áp dụng đề tài này, nhiều cán bộ công đoàn sẽ có nhiều sáng tạo, cải tiến các biện pháp và chia sẻ cho các công đoàn cơ sở khác, từ đó sẽ tạo làn sóng “giáo viên tích cực- sáng tạo”, học sinh tích cực năng động, giúp cho nữ giáo viên, nữ học sinh có ý thức phát huy năng lực bản thân để tham gia ngày càng tích cực hơn vào các hoạt động tập thể cũng như trong công tác giảng dạy, học tập ở trường học thuộc khối THPT. Từ đó hạn chế những biểu hiện tiêu cực, tạo cho nữ cán bộ nhà giáo người lao động và các nữ học sinh niềm vui, hạnh phúc khi tới trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh mới, đặc biệt trong thực hiện tốt nhiệm vụ chương trình giáo dục 2018 bậc THPT. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài thực hiện cụ thể trong công tác nữ công của bản thân tôi trên cương vị cán bộ công đoàn cơ sở. - Việc vận dụng và khảo sát kết quả cụ thể được thực hiện cho nữ cán bộ nhà giáo, người lao động và nữ học sinh ở trường THPT Anh Sơn 3 từ năm học 2021- 2022 đến năm học 2022-2023 và khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi ở nữ cán bộ nhà giáo, người lao động và nữ học sinh trường THPT Anh Sơn 3. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tôi xác định cần làm rõ 3 nhiệm vụ sau: - Chỉ ra các văn bản chỉ đạo của công đoàn các cấp để thấy việc thực hiện đề tài là phù hợp với chủ trương của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam và sự chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo Nghệ An. - Làm rõ thực trạng công tác nữ công hiện nay tại trường THPT Anh Sơn 3 và sự cấp thiết phải tiến hành đổi mới. - Nêu ra các giải pháp có tính khả thi về đổi mới công tác nữ công trong đó tập trung vào các hoạt động cho nữ cán bộ nhà giáo, người lao động và nữ học sinh của trường. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến này, bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đây là phương pháp tìm hiểu các văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành về công tác nữ công, qua đó nắm bắt được những lí luận cần nghiên cứu của đề tài. 5 Mục 18.5 hướng dẫn Số: 03/HD-TLĐ ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định Nhiệm vụ, quyền hạn của ban nữ công quần chúng như sau: - Tham mưu giúp ban chấp hành công đoàn cùng cấp xây dựng chương trình, nội dung, kinh phí tổ chức các hoạt động triển khai công tác nữ công trong nhiệm kỳ và hàng năm. - Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nữ đoàn viên, người lao động và phản ánh, đề xuất, kiến nghị với ban chấp hành công đoàn cùng cấp; Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách lao động nữ, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ đoàn viên, người lao động. Phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên nữ ưu tú để giới thiệu cho ban chấp hành công đoàn trong quá trình tham gia công tác quy hoạch, đào tạo và xem xét giới thiệu bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo các cấp. Đại diện cho nữ đoàn viên, người lao động tham gia các tổ chức hợp pháp có liên quan đến lao động nữ, trẻ em, dân số, gia đình, bình đẳng giới và vì sự phát triển của phụ nữ. - Tuyên truyền, giáo dục nữ đoàn viên, người lao động về đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, hoạt động nữ công và những nội dung có liên quan đến lao động nữ nói riêng. Tổ chức các phong trào thi đua trong nữ đoàn viên, người lao động. Vận động nữ đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua chung do công đoàn phát động. 1.3. Hướng dẫn hoạt động ban nữ công quần chúng nhiệm kỳ 2018-2023 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Hướng dẫn hoạt động ban nữ công quần chúng nhiệm kỳ 2018-2023, cần tập trung vào các nội dung sau: 1. Tuyên truyền giáo dục - Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội công đoàn và Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp; nội quy, quy chế cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; trọng tâm là những nội dung liên quan trực tiếp tới lao động nữ và trẻ em. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giới và bình đẳng giới; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề. 2. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nữ CNVCLĐ; quan tâm công tác dân số, gia đình, trẻ em và tổ chức các phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ 7 - Tham mưu giúp ban chấp hành công đoàn cơ sở xây dựng chương trình công tác, nội dung, kinh phí tổ chức các hoạt động triển khai công tác nữ công theo nhiệm kỳ và từng năm. - Chú trọng phương pháp quần chúng, thuyết phục vận động lao động nữ; lựa chọn hoạt động đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng thiết thực, chính đáng và hợp pháp của lao động nữ. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức hoạt động công tác nữ công; phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến. 6. Hình thức hoạt động: - Hội nghị, hội thảo, hội thi, sinh hoạt định kỳ, kiểm điểm công tác; đối thoại, tọa đàm, gặp mặt hoặc nghe nói chuyện các chuyên đề; tham quan du lịch, trao đổi kinh nghiệm; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; tuyên truyền, tư vấn trực tiếp hoặc sử dụng tờ gấp, loa đài, bảng tin tổ chức sinh hoạt tổ, câu lạc bộ nữ công. -Tổ chức các hoạt động thiết thực trong nữ CNVCLĐ nhân dịp những ngày kỷ niệm liên quan tới nữ CNVCLĐ, công tác dân số, gia đình, trẻ em trong năm: 8/3, 20/10, Ngày Gia đình Việt Nam, Tháng hành động vì trẻ em, ngày Dân số Việt Nam 7. Chế độ họp: Ban nữ công quần chúng công đoàn cơ sở họp định kỳ 6 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần thiết. 1.4. Hướng dẫn Số: 30/HD-CĐN của công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An Theo hướng dẫn Số: 30/HD-CĐN ngày 18 tháng 2 năm 2022 của công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An thì có 7 nội dung trọng tâm về công tác nữ công năm 2022 và kế hoạch công tác năm học 2021-2022 như sau: 1. Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấpvà Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam về công tác nữ công; tiếp tục tuyên truyên, vận động nữ CBNGNLĐ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chủ trương đổi mới của Ngành, của công đoàn cấp trên; phổ biến pháp luật, các chế độ chính sách mới liên quan đến nữ CBNGNLĐ trong Luật Giáo dục (sửa đổi), Luật Viên chức (sửa đổi), đặc biệt những điểm đổi mới, các nội dung về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em trong Luật Lao động 2019; Triển khai Chương trình số 02/CTr- BCH ngày 20/7/2021 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, trong đó tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nữ công đoàn trong ngành Giáo dục. 2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban nữ công quần chúng; đổi mới hình thức, nội dung tổ chức hoạt động phù hợp, thích ứng với tình hình dịch Covid, 9
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_nu_cong_ta.docx
- Đặng Thị Huệ- THPT Anh Sơn 3-Lĩnh vực Công đoàn.pdf