SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học dạng bài vẽ tranh theo chủ đề cho học sinh lớp 4 – 5

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học dạng bài vẽ tranh theo chủ đề cho học sinh lớp 4 – 5

 Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì mục đích của nền giáo dục nước ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện và hài hòa về nhiều mặt (đức dục, trí dục, mĩ dục và lao động ).

Dạy học Mĩ Thuuật là thực hiện nhiệm giáo dục về thẩm mĩ. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp súc, làm quen, cảm nhận được vẻ đệp của thiên nhiên, đời sống và các sản phẩm mĩ thuật.

Dạy học Mĩ Thuật còn cung cấp những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, làm quen với các kĩ năng trong thực hành.

Dạy và học mĩ thuật ở Tiểu học không nhằm đào tạo họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Chủ yếu tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp, biết nhìn nhận cái đẹp và biết cảm nhận cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày.

Việc tìm hiểu đặc trưng các dạng bài vẽ tranh theo chủ đề ở lớp 4-5 sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực đúng đắn, gây hứng thú cho cả người học và người dạy, tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp đối tượng, lứa tuổi.Tuy nhiên dạy như thế nào? học sinh vận dụng được ở mức độ nào còn phụ thuộc vào việc truyền thụ của giáo viên và sự yêu thích môn học của học sinh.

Với bộ môn Mỹ Thuật trong nhà trường hiện nay, giáo viên giảng dạy Mĩ thuật còn ít kinh nghiệm, ít có cơ hội học hỏi thảo luận, nghiên cứu sâu về vấn đề. Bởi thời lượng tiếttrong tuần, thêm vào nữa mỗi trường chỉ có một giáo viên, nên việc trao đổi và thảo luận, học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời đây cũng là môn học mới được đưa vào giảng dạy những năm gần đây. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người ngày càng cao, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cho nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp của mọi người dân là vấn đề tất yếu khách quan. Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học dạng bài vẽ tranh theo chủ đề cho học sinh lớp 4 – 5 ”, để nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện.

 

doc 20 trang thuychi01 9081
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học dạng bài vẽ tranh theo chủ đề cho học sinh lớp 4 – 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU :
1
1.1
Lí do chọn đề tài.
1
1.2
Mục đích nghiên cứu.
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
1
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
1
2
 NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
2
2.1
Cơ sở lí luận.
2
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm
3
2.2.1.
Thuận lợi
3
2.2.2
Khó khăn
3
2.2.3
Khảo sát thực trạng
4
2.3
Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1
Giải pháp 1: Giáo viên và học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo......
4
2.3.2
Giải pháp 2 : Giáo viên mạnh dạn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học....
7
2.3.3
Giải pháp 3 : Giáo viên khéo léo tạo hứng thú và niêm say mê cho học sinh....
12
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15
3
 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:
17
3.1
Kết luận 
17
3.2
Kiến nghị
17
4
 TÀI LIỆU THAM KHẢO.
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì mục đích của nền giáo dục nước ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện và hài hòa về nhiều mặt (đức dục, trí dục, mĩ dục và lao động ).
Dạy học Mĩ Thuuật là thực hiện nhiệm giáo dục về thẩm mĩ. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp súc, làm quen, cảm nhận được vẻ đệp của thiên nhiên, đời sống và các sản phẩm mĩ thuật. 
Dạy học Mĩ Thuật còn cung cấp những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, làm quen với các kĩ năng trong thực hành.
Dạy và học mĩ thuật ở Tiểu học không nhằm đào tạo họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Chủ yếu tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp, biết nhìn nhận cái đẹp và biết cảm nhận cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày.
Việc tìm hiểu đặc trưng các dạng bài vẽ tranh theo chủ đề ở lớp 4-5 sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực đúng đắn, gây hứng thú cho cả người học và người dạy, tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp đối tượng, lứa tuổi.Tuy nhiên dạy như thế nào? học sinh vận dụng được ở mức độ nào còn phụ thuộc vào việc truyền thụ của giáo viên và sự yêu thích môn học của học sinh.
Với bộ môn Mỹ Thuật trong nhà trường hiện nay, giáo viên giảng dạy Mĩ thuật còn ít kinh nghiệm, ít có cơ hội học hỏi thảo luận, nghiên cứu sâu về vấn đề. Bởi thời lượng tiếttrong tuần, thêm vào nữa mỗi trường chỉ có một giáo viên, nên việc trao đổi và thảo luận, học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời đây cũng là môn học mới được đưa vào giảng dạy những năm gần đây. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người ngày càng cao, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cho nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp của mọi người dân là vấn đề tất yếu khách quan. Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học dạng bài vẽ tranh theo chủ đề cho học sinh lớp 4 – 5 ”, để nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. 
1.2 .Mục đích nghiên cứu : - Đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy - học dạng bài vẽ tranh theo chủ đề cho học sinh khối lớp 4 - 5.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Các chủ đề bài học trong chương trình lớp 4-5 
 - Học sinh khối lớp 4 đến lớp 5 trường Tiểu học Định Liên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin xử lý số liệu.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp so sánh, chứng minh.
 - Phương pháp liên hệ thực tế. 	
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Lịch sử của loài người cho chúng ta thấy rằng con người bắt đầu vẽ từ rất sớm, trước khi có cả chữ viết và tiếng nói. Trong các hang động ta bắt gặp những hình vẽ hết sức sống động, nhưng những tác phẩm lúc bấy giờ chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống, là trao đổi thông tin với nhau thay thế cho tiếng nói. Ví dụ: “ hình vẽ một quả và mũi tên chỉ vào miệng là quả ăn được” và những hình ảnh chỉ cái không ăn được, cái để làm công cụ vv...Nói như vậy tức là vẽ xuất hiện từ rất sớm nhưng con người chưa ý thức được vẽ đẹp ý nghĩa hình khối màu sắc và tác dụng của nó đối với đời sống tinh thần, chỉ đơn thuần vẽ để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin. 
Tương tự như thế đối với trẻ em những nét vẽ ngoằn ngèo và những màu sắc trắng, đỏ, xanh được trẻ đặt cạnh nhau làm cho trẻ thích thú, nhưng chúng ta cũng không thể coi đó là vẽ mà đúng hơn là trẻ đang hoạt động để tự hoàn thiện mình và phát triển cơ bắp, hoạt động này chỉ được xem là hoạt động bản năng. Nó chỉ có thể coi là hoạt động vẽ khi bắt đầu ý thức được vẽ như thế nào là đẹp, cảm nhận được màu sắc, hình khối, đường nét... lúc này hình vẽ của trẻ ngày càng được hoàn thiện hơn, nhiều chi tiết hơn, là phương tiện để diễn tả thế giới xung quanh đầy màu sắc theo suy nghĩ sự cảm nhận và lý giải của bản thân. 
Ở mỗi lứa tuổi sẽ có những cách nhìn và cách cảm nhận khác nhau, tạo nên những nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình riêng của từng lứa tuổi, nó khác với những nhà hoạ sĩ, những người nghiên cứu, khác với người lớn, khác với thầy cô giáo. Cùng với thời gian và sự phát triển trí tuệ, nét vẽ bài vẽ của trẻ ngày một khác hơn gần giống với thật hơn, vẽ như thế nào cho đẹp cho đúng đã được trẻ quan tâm và tìm hiểu.
Sự phát triển thể chất tâm lý, trí tuệ mạnh mẽ nhưng không đồng đều. Đa phần các em còn bỡ ngỡ vụng về trong khi vẽ, điều chỉnh hình vẽ nét bút không theo suy nghĩ của bản thân, ở lứa tuổi này còn ở tuổi ăn, tuổi ngủ ham thích vui chơi hoạt động, do đó trong bài vẽ, trong các sản phẩm thể hiện rõ dấu ấn của sự trẻ trung hồn nhiên ngây thơ, ngộ nghĩnh và hết sức chân thành.
Ở học sinh Tiểu học đa số các em thích vẽ theo suy nghĩ, ý thích của mình hơn là vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nghĩ gì là vẽ nấy, đặt bút vào là vẽ không theo trình tự khuôn khổ các bước vẽ. Chính vì vậy người giáo viên cần hiểu và hướng dẫn các em dần dần, để các em nắm bắt và thấy được tác dụng của việc vẽ tranh đúng đem lại cho bài vẽ của mình có một kết quả tốt.
Về khả năng cảm nhận hình vẽ, màu sắc trong tranh của học sinh tiểu học ngây thơ ngộ nghĩnh nhưng rất sáng tạo, phong phú trong cách chọn nội dung đề tài. Các em thường vẽ tranh theo nhiều nội dung khác nhau, một số em cũng tìm cho mình được nội dung và cách thể hiện rất dí dỏm, có nhiều bố cục lạ, đẹp mắt nhưng cũng không ít bài vẽ thể hiện sự lỏng lẻo vụng về, lúng túng của các em trong khi xây dựng bố cục. Về hình tượng thì đa phần các em chưa có suy nghĩ tìm tòi về dáng, hình, động tác và nhất là những đặc điểm điển hình trong từng loại đề tài hay nội dung mà các em chọn. Các em vẽ tranh đơn giản chỉ là kể, tả lại những hoạt động, động tác của nhân vật, nguời hay vật hay một quang cảnh nào đó. Đa số học sinh thể hiện màu sắc trong tranh thường rực rỡ đôi khi trở nên đối lập về màu sắc. Những đề tài được các em ưa thích nhất thường là tranh phong cảnh, bởi vì nó gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em, được các em quan sát thu nhận một cách thường xuyên. Nghệ thuật ngôn ngữ tạo hình cũng từ đó mà được hình thành. Bộc lộ với những đặc trưng riêng của từng lứa tuổi.
Chất liệu mà các em thể hiện chủ yếu là sáp màu, bút dạ và màu nước chính vì thế mà tranh các em thường là nhưng gam màu rất sống động, tươi vui. Vì vậy đa phần những bài vẽ của các em có sự chênh lệch về gam màu đậm nhạt rất lớn.
Nhìn chung các bài vẽ tranh theo chủ đề được đông đảo học sinh ưa thích bởi tính tự do ít gò bó, nội dung phong phú, đa dạng, học sinh được tự do tư duy sáng tạo và thể hiện suy nghĩ của mình qua bức tranh. Các em được quan sát và liên hệ với thực tế nhiều hơn. Vì vậy nó kích thích được trí tưởng tượng của học sinh qua các bài vẽ tranh các em phản ánh được cái đẹp qua lăng kính chủ quan của người vẽ, làm cho cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống sinh động hơn, hấp dẫn hơn. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
2.2.1 . Thuận lợi :
 Được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ, động viên của các đồng nghiệp.
 Mộ số phụ huynh cũng đã quan tâm tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con em mình. 
 Một số học sinh say mê yêu thích môn học.
2.2.2. Khó khăn:
 Cơ sở vật chất còn thiếu nhiều, chưa có phòng học chức năng phục vụ cho môn học. 
 Nhiều phụ huynh không thích cho con học môn học này, vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập của các môn học khác.
 Còn đa phần học sinh vẫn chưa yêu thích môn học, chưa đầu tư cho môn học này
 Bên cạnh đó còn có những khó khăn, tồn tại dẫn đến việc dạy – học Mĩ thuật chưa đạt hiệu quả cao.
 a. Sự chuẩn bị cho dạy - học dạng bài vẽ tranh theo chủ đề chưa được coi trọng.
Giáo viên đôi lúc còn chưa nghiên cứu kĩ nội dung, mục tiêu của bài dạy, đặc biệt còn chưa xác định rõ phương pháp và hình thức tổ chức của bài. Cũng như chưa chú ý đến việc chuẩn bị đồ dùng tước khi lên lớp. 
Nguyên nhân : Do giáo viên còn chủ quan chưa chịu tìm hiểu, nghiên cứu kĩ nội dung bài, trang thiết bị còn thiếu nhiều, tài liệu phục vụ cho việc dạy còn ít, chưa được trang bị đầy đủ đồ dùng để phục vụ cho các bài vẽ tranh theo chủ đề. Giáo viên còn chưa chịu khó sưu tầm tư liệu, hình ảnh, tranh ảnh phù hợp với dạng bài. Cũng như chưa chú ý đến việc chuẩn bị đồ dùng tước khi lên lớp. Dẫn đến sự chuẩn bị của học sinh trong mỗi bài học còn sơ sài chưa có sự đầu tư. Hoc sinh chưa thực sự chú trọng chuẩn bị cho bài học. Học sinh còn ỉ lại nhiều cho giáo viên.
b. Trong quá trình dạy học các bài vẽ tranh theo chủ đề lớp 4-5 giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đảm bảo cá thể hóa hoạt động hoạt động học tập của học sinh, chưa phát huy được sự tư duy, tính sáng tạo của học sinh.
Nguyên nhân : Do sự đầu tư chuẩn bị cho bài học còn chưa nhiều dẫn đến giáo viên chưa thực sự đổi mới trong sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức trong các tiết dạy. Giáo viên chưa nghiên cứu sâu và tìm hiểu tài liệu, ngại đổi mới, còn sử dụng nhiều phương pháp dạy học cũ " Thầy giảng, trò nghe ", học sinh tiếp thu thụ động, các giờ học dập khuôn máy móc, khô cứng lặp đi lặp lại ở cùng một dạng bài.
Vì vậy học sinh chưa phát huy được hết khả năng của mình trong giờ học, học sinh chưa có sự say mê, cảm hứng sáng tạo, cũng như chưa thực sự thể hiện hết khả năng của mình.
c. Học sinh chưa thực sự hứng thú say mê khi tham gia vào các hoạt động học tập, có nhiều học sinh còn trông chờ ỉ lại cho các bạn trong nhóm.
Nguyên nhân : Do giáo viên còn chưa đổi mới trong phương pháp dạy học, dạy học sinh theo cách tư duy cũ, dẫn đến sự trùng lặp nhiều trong các bài học, cách truyền thụ kiến thức, cũng như sự tiếp nhận kiến thức của học sinh được dập theo một khuôn mẫu. Không có sự phong phú hay linh hoạt, sáng tạo. Dẫn đến học sinh tiếp thu nhàm chán, thờ ơ với bài học. Giáo viên chưa phát hiện khả năng của từng học sinh, dẫn đến chưa có sự phân công việc phù hợp cho từng em trong nhóm. Vì vậy có học sinh chưa được tham gia đầy đủ trong các hoạt động, chưa được giao việc cụ thể dẫn đến có em thường trông chờ ỉ lại ở các bạn khác, ngại thể hiện khả năng của mình.
2.2.3. Khảo sát của thực trạng.
Qua một năm giảng dạy các bài vẽ tranh theo chủ đề ở khối lớp 4, lớp 5 tôi nhận thấy rằng thực trạng của các bài vẽ tranh ở các lớp còn rất nhiều hạn chế hầu hết các em chưa hoàn thành bài vẽ trong tiết học, số bài hoàn thành và chưa hoàn thành nhiều hơn là số bài hoàn thành tốt. Dẫn đến việc giới thiệu bài vẽ của mình còn hạn chế, nhận xét bài của bạn cũng chưa được các em phát huy nhiều. 
Giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn khi đánh giá bài học vì còn nhiều bài vẽ chưa hoàn thành.
 Từ thực tế trên, tôi nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, tư liệu dạy thử nghiệm các dạng bài vẽ tranh theo chủ đề ở khối 4 – 5 và tìm ra được một số giải pháp để giải quyết những tồn tại đang có trong các tiết dạy - học Mĩ thuật ở trường mình.
 2.3. Một số giải pháp đã thực hiện để giải quết vấn đè . 
 2.3.1. Giải pháp 1: Giáo viên và học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo, đày đủ những điều kiện cần thiết khi dạy các dạng bài vẽ tranh theo chủ đề.
 Trước tiên giaó viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bài dạy, xác định rõ phương pháp và hình thức tổ chức cho từng dạng bài.
 VD : Chủ đề - Lớp 4 – Chúng em với thế giới động vật ( 3tiết )
 Ở bài này giáo viên cần nghiên cứu và tìm hiểu, vận dụng phương pháp phù hợp như 
 - Vẽ cùng nhau – Tiếp cận chủ đề 
 - Tạo hình 2D – Xây dựng cốt chuyện
 Hình thức có thể cá nhân hay nhóm tùy vào từng hoạt động.
 VD : Chủ đề 3- Lớp 5 – Âm nhạc và màu sắc ( 3 tiết )
 ở bài này giáo viên cần vận dụng phương pháp phù hợp đặc trưng như quan sát, gợi mở, liên hệ thực tế cuộc sống 
 Sử dụng quy trình vẽ theo âm nhạc để hướng dẫn cho học sinh.
 Hình thức tổ chức có thể cá nhân hay nhóm, tùy vào nội dung từng hoạt động.
 Về phía học sinh cũng phải có sự chuẩn bị những đồ dùng học tập cần thiết, như sách, vở, giấy vẽ, màu chì, và những đồ dùng học tập cần thiết, phục vụ cho từng loại bài, từng chủ đề cụ thể. 
 Dạy học Mĩ Thuật chúng ta phải hiểu là dạy bằng trực quan, hệ thống trực quan quyết định kết quả của một giờ dạy mỹ thuật. Bởi trực quan là phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn, nó phù hợp với khả năng tư duy của học sinh tiểu học.
Trước khi dạy một dạng bài vẽ tranh theo chủ đề thì khâu chuẩn bị là rất quan trọng. Đồ dùng dạy học phải đầy đủ vì yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, đồ dùng phải có tính khoa học, sinh động, hấp dẫn nhất là màu sắc trên đồ dùng. Vì ở lứa tuổi này thì tranh ảnh có tác dụng rất mạnh đến thị giác và trí nhớ của các em. Trình bày đồ dùng cần phải rõ ràng, khoa học, kết hợp giữa trình bày lý thuyết với giới thiệu trực quan đúng lúc sao cho lời nói hấp dẫn và minh họa đẹp, giúp cho học sinh nhận thức nhanh và nhớ lâu. Do vậy giáo viên cần phải chuẩn bị trực quan đầy đủ, chu đáo và phải biết:
a. Phân loại đồ dùng học tập cho phù hợp với nội dung từng bài.
VD : Chủ đề 6 - Lớp 5 : Chú bộ đội của chúng em ( 2 tiết )
Giáo viên và học sinh cần sưu tầm tranh, ảnh tư liệu, video về hình ảnh bộ đội, sản phẩm của học sinh về dạng bài này.
Ở phần tìm hiểu nội dung bài giáo viên cần giới thiệu được tranh ảnh video, tư liệu về các binh chủng bộ đội, sự khác nhau giữa các binh chủng, quân đoàn, sư đoàn. Giới thiệu, gợi ý cho học sinh về những nội dung mà các em có thể , thể hiện được thành tranh. Trên cơ sở đó học sinh tự thảo luận để tìm hiểu nội dung mà mình yêu thích. Tìm ra nội dung phù hợp với khả năng thể hiện của nhóm mình.
Phần hướng dẫn tìm hiểu cách thực hiện : Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị được sản phẩm của học sinh lớp trước, để giới thiệu cho các em, qua đó học sinh quan sát tham khảo,tìm hiểu và nắm bắt được cách thể hiện bài, cũng như quy trình một bài vẽ tranh theo chủ đề thực hiện như thế nào. 
VD : Chủ đề 2 – Lớp 5 : Sự liên kết thú vị giữa các hình khối ( 3 tiết ) 
Ở bài này sư chuẩn bị của giáo viên và học sinh lại là các hình khối, mô hình, đồ vật, con vậtSản phẩm của học sinh lớp trước.
Từ những đồ dùng đã chuẩn bị giáo viên sử dụng linh hoạt trong từng hoạt động, giúp học sinh tiếp cận chủ đề nhanh hơn và hứng thú hơn.
Qua đó học sinh sẽ rễ hiểu, hình dung được những hình khối trong không gian thực, hiểu được cấu trúc của các mô hình, hình khối trong thực tế. các em sẽ rễ ràng sang tạo ra các mô hình, hình khối, cũng như đồ vật hay con vật mà mình thích.
Vì vậy việc phân loại đồ dùng phù hợp cho từng hoạt động là rất cần thiết, giúp học sinh rễ nắm bắt, rễ ghi nhớ, rễ hình thành tư duy cho bức tranh của mình 
b. Xác định rõ nội dung cần trao đổi để chuẩn bị đồ dùng.
VD : Chủ đề 6 – Lớp 5 : Chú bộ đội của chúng em ( 2 tiết )
Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu, nội dung bài là gì, cần trao đổi với học sinh những gì để chuẩn bị đồ dùng cần thiết.
Phần tìm hiểu giới thiệu cho học sinh về các hoạt động của bộ đội, màu sắc trang phục của từng binh chủng, những đặc trưng riêng của từng đơn vị. Vì vậy phần này giáo nên đưa các hình ảnh tư liệu về bộ đội trên máy chiếu cho học sinh quan sát hay video về hoạt động của bộ đội ở các đơn vị.
Phần hướng dẫn thực hiện giáo viên nên chuẩn bị các sản phẩm của học sinh các năm học trước có cùng chủ đề cho học sinh quan sát, thảo luận tìm hiểu, học sinh tìm ra cách thể hiện tranh qua các sản phẩm đó, giáo viên trao đổi với học sinh cách thể hiện bức tranh của nhóm mình.
Chuẩn bị đồ dùng của giáo viên cũng cần phải phù hợp, đúng nội dung của bài, đáp ứng được yêu cầu bài học.
Giáo viên cần trao đổi với học sinh những nội dung và hình thức các em có thể, thể hiện được phù hợp với khả năng của mỗi học sinh.
Học sinh tự tìm hiểu thảo luận dưới sự trao đổi của giáo viên để hình thành nội dung tranh của nhóm mình. 
 c. Sử dụng đồ dùng minh họa đúng lúc, đúng thời điểm. 
 Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, các điều kiện cần thiết cho một tiết dạy là điều tất yếu, không thể thiếu trong mỗi giờ học. Nhưng sử dụng như thế nào cho phù hợp có hiệu quả lại mới là điều quan trọng. 
 VD : Chủ đề 5 – Lớp 5 : Trường em ( 4 tiết )
 Ở phần tìm hiểu thì nhất thiết giáo viên phải đưa ra được các hình ảnh sống động của nhà trường về các hoạt động của học sinh, các hoạt động của thầy cô giáo trong nhà trường. các hoạt động trong ngày lễ, ngày hội của nhà trường. Có thể là tranh ảnh tư liệu, video, hay học sinh quan sát thực tế, có như vậy mới gây hứng thú cho các em. Tạo tư duy, sáng tạo trong mỗi cá nhân học sinh. Từ đó việc sử dụng đồ dùng mới phát huy hết hiệu quả.
 Phần hướng dẫn thực hiện giáo viên cần giới thiệu cho học sinh được những mô hình, những sản phẩm mà học sinh các lớp trước đã làm được, từ đó giới thiệu cho học sinh về cách làm, cách thể hiện sản phẩm, cách thể hiện ý tưởng sản phẩm của nhóm mình. 
2.3.2. Giải pháp 2: Giáo viên phải mạnh dạn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đảm bảo cá thể hóa hoạt động học tập của học sinh. Tạo điều kiện để học sinh sáng tạo hoàn thiện bài vẽ theo yêu cầu. 
 Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trước tiên chúng ta cần nắm vững bản chất của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong qúa trình nhận thức, giáo viên là người tổ chức hoạt động dạy - học, tạo điều kiện để học sinh hoạt động học tập nhằm tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp cho học sinh có điều kiện tự tìm tòi, bộc lộ suy nghĩ, biết hợp tác cùng tập thể hay các học sinh khác tự khám phá nội dung của bài học. Đổi mới phương pháp dạy học là hướng vào hoạt động học của học sinh là chính, giáo viên chỉ là người dẫn dắt, gợi mở cho học sinh tự tiếp thu, tự lĩnh hội kiến thức.
 Giáo viên cung cấp những lời giải thích, hướng dẫn, minh họa cho học sinh để các em tự học thông qua các hoạt động.
 Lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực vào các hoạt động học tập, khuyến khích các em suy nghĩ, kích thích sự hứng thú, tìm tòi sáng tạo của học sinh đối với bài học.
 Đặt những câu hỏi gợi mở tạo sự tư duy cho học sinh, để các em suy nghĩ đúng với trình độ của mình và hiểu bài một cách sâu sắc hơ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_dang_bai_ve.doc