SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng nề nếp của học sinh ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng nề nếp của học sinh ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên

Công tác quản lí nề nếp là một hoạt động quan trọng đối với nhà trường ở tất cả các cấp học nói chung, ở trường THPT nói riêng, góp phần tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh. Trong mọi hoạt động giáo dục thì hoạt động nề nếp luôn phải đi trước để tạo nền nền tảng về đạo đức, phẩm chất, ý thức và nhân cách của người học, làm tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội và tiếp thu tri thức. Nếu chất lượng nề nếp không đảm bảo thì sẽ rất khó khăn để tạo nên sự phát triển vững chắc về chất lượng của một cơ sử giáo dục.

 Từ xưa, ông cha ta đã rất đề cao vai trò của công tác giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Người xưa có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn" là đề nhấn mạnh đến vai trò của việc rèn luyện đạo đức học sinh. Ngày nay, trong mỗi nhà trường, công tác nề nếp vẫn luôn được chú trọng, song song với công tác quản lí chuyên môn và các công tác khác.

 Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên - huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây luôn giữ được sự phát triển ổn định và trở thành một trong những địa chỉ giáo dục uy tín trên mọi phương diện, trong đó chất lượng giáo dục nề nếp học sinh được nhân dân địa phương đánh giá rất cao. Có được sự phát triển và chất lượng như thế là công sức của cả hệ thống từ Ban giám hiệu đến tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường, trong đó bộ phận phụ trách nề nếp có một vai trò rất quan trọng.

 Với những lí do trên, cùng với kinh nghiệm và trách nhiệm của một người quản lí - Phó hiệu trưởng phụ trách công tác nề nếp, tôi xin được đề xuất đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nề nếp của học sinh ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên.

 

doc 23 trang thuychi01 6430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng nề nếp của học sinh ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC
TÓM LƯỢC NỘI DUNG
TRANG
Mục lục
I
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1
Lý do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
1
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
3
Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
5
3.1. Thành lập và tổ chức hoạt động Ban nề nếp
5
3.1.1. Thành lập tổ giám thị
5
3.1.2. Thành lập Ban tự quản và Đội thanh niên xung kích của Đoàn thanh niên
7
3.2. Xây dựng hệ thống nội quy nhà trường
8
3.2.1. Hệ thống nội quy đối với giáo viên
8
3.2.2. Hệ thống nội quy đối với học sinh
9
3.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí thi đua về nề nếp
11
3.3.1. Tiêu chí thi đua về nề nếp đối với giáo viên
11
3.3.2. Tiêu chí thi đua về nề nếp đối với học sinh
12
3.4. Lựa chọn và phân công phù hợp đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
14
3.5. Phối hợp với chính quyền, nhân dân địa phương và hội cha mẹ học sinh
16
4
Hiệu quả vận dụng của sáng kiến kinh nghiệm 
17
III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá, xếp loại
20
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Công tác quản lí nề nếp là một hoạt động quan trọng đối với nhà trường ở tất cả các cấp học nói chung, ở trường THPT nói riêng, góp phần tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh. Trong mọi hoạt động giáo dục thì hoạt động nề nếp luôn phải đi trước để tạo nền nền tảng về đạo đức, phẩm chất, ý thức và nhân cách của người học, làm tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội và tiếp thu tri thức. Nếu chất lượng nề nếp không đảm bảo thì sẽ rất khó khăn để tạo nên sự phát triển vững chắc về chất lượng của một cơ sử giáo dục.
	Từ xưa, ông cha ta đã rất đề cao vai trò của công tác giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Người xưa có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn" là đề nhấn mạnh đến vai trò của việc rèn luyện đạo đức học sinh. Ngày nay, trong mỗi nhà trường, công tác nề nếp vẫn luôn được chú trọng, song song với công tác quản lí chuyên môn và các công tác khác.
	Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên - huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây luôn giữ được sự phát triển ổn định và trở thành một trong những địa chỉ giáo dục uy tín trên mọi phương diện, trong đó chất lượng giáo dục nề nếp học sinh được nhân dân địa phương đánh giá rất cao. Có được sự phát triển và chất lượng như thế là công sức của cả hệ thống từ Ban giám hiệu đến tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường, trong đó bộ phận phụ trách nề nếp có một vai trò rất quan trọng.
	Với những lí do trên, cùng với kinh nghiệm và trách nhiệm của một người quản lí - Phó hiệu trưởng phụ trách công tác nề nếp, tôi xin được đề xuất đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nề nếp của học sinh ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên.
2. Mục đích nghiên cứu 
Mục đích nghiên cứu của tìm ra những giải pháp thiết thực và hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục nề nếp cho học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, huyện Quảng Xương.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi những giải pháp được áp dụng trong thực tiễn quản lí công tác nề nếp ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, huyện Quảng Xương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau: 
	- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm; 
- Phương pháp so sánh; 
- Phương pháp thực nghiệm;
- Phương pháp chuyên gia; và một số phương pháp khác.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Giáo dục học sinh là một quá trình tổng hợp với rất nhiều hoạt động kết hợp và đan xen. Mục tiêu giáo dục của chúng ta là tạo ra những con nguồi vừa có đủ năng lực chuyên môn khoa học vừa có những phẩm chất tốt đẹp để trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giáo dục cho thanh niên "vừa hồng vừa chuyên". Nghị quyết 29 - NQ/TW về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với giáo dục và đào tạo là: "Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội." [1]
	Với giáo dục phổ thông, Nghị quyết cũng nêu rõ mục tiêu cụ thể như sau: "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn." [1]
	Luật giáo dục 2005 (Khoản 1, điều 27) cũng nêu rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc." Các điều 85, 86 của luật này cũng quy định rõ những nhiệm vụ và quyền của người học, làm cơ sở để các nhà trường theo đó xây dựng quy chế thực hiện, phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở. [5]
	Điều 38, 39. 40, 41 của "Điều lệ trường trung học" [2] và các điều 3, 4 của Thông tư 58 về "Đánh giá, xếp loại học sinh" [4] đã quy định rất rõ những nhiệu vụ và quyề lợi của học sinh cũng như những tiêu chí đánh giá, xếp loại toàn diện đối với học sinh ở mỗi cấp học. Theo đó, việc rèn luyện nề nếp, ý thức và giáo dục đạo đức của học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà các trường THPT cần phải quan tâm.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Trước khi áp dụng những giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm này - nghĩa là trong giai đoạn từ năm 2010 trở về trước - chất lượng giáo dục và rèn luyện toàn diện nói chung và chất lượng nề nếp của học sinh trường THPT Nguễn Xuân nguyên chưa cao. Tỉ lệ học sinh phải xếp loại hạnh kiểm yếu còn ở tỉ lệ cao (giao động hàng năm từ 5 - 7%); hiện tượng học sinh trốn tiết, bỏ học, ngồi hàng quán, tham gia các trò chơi điện tử, nghỉ học vô lí do xảy ra rất phổ biến; thường xuyên xảy ra các vụ học sinh gây gỗ đánh nhau cả trong và ngoài nhà trường; hiện tượng học sinh vô lễ với cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp.
	Chính vì thực trạng về chất lượng nề nếp như vậy nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục toàn diện, tạo nên những dư luận không tốt về về nhà trường, làm giảm uy tín của nhà trường đối với nhân dân và các bậc phụ huynh. Ngay cả đối với cán bộ giáo viên cũng có những người sinh ra tâm lí bi quan về chất lượng nề nếp của học sinh trong trường.
	Sở dĩ có tình trạng đó là do chất lượng đầu vào của học sinh trong giai đoạn trước là rất thấp, một bộ phận học sinh đến trường với tâm lí ngồi chờ cho xong 3 năm học để kiếm cái bằng tốt nghiệp THPT mà không có mục tiêu học tập cụ thể. Sự quản lí đối với hoạt động nề nếp của nhà trường chưa có sự đồng bộ và chặt chẽ. Đời sống của cán bộ giáo viên còn thấp nên một bộ phận giáo viên chưa thật sự nhiệt tình, một phần cũng do sự non yếu về kinh nghiệm sư phạm do đa số giáo viên còn trẻ, mới ra trường công tác được một vài năm.
	Đứng trước tình trạng đó, từ giai đoạn 2010 đến nay, nhát là từ khi chuyển đổi mô hình từ trường bán công sang trường công lập và được tự chủ trong công tác tuyển sinh, trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên đã có những giải pháp thiết thực để từng bước khắc phục tình trạng yếu kém và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức, nề nếp học sinh.
3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
3.1. Thành lập và tổ chức hoạt động Ban nề nếp
	Hoạt động nề nếp là hoạt động chung của cả hệ thống giáo dục trong nhà trường, không phải là công việc của riêng một tổ chức hay cá nhân nào. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là không có một tổ chức đứng ra phụ trách và chỉ đạo chung. Trong các hoạt động của nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên nói riêng, thường thì một Phó hiệu trưởng phụ trách quản lí về công tác chuyên môn và một Phó hiệu trưởng phụ trách quản lí công tác nề nếp. Với trách nhiệm của mình, tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng để thành lập và quản lí hoạt động của Ban nề nếp một cách hiệu quả, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng nề nếp của nhà trường trong những năm qua.
3.1.1. Thành lập tổ giám thị
	Tổ giám thị là tổ chức chịu trách nhiệm, theo dõi, giám sát các hoạt động nề nếp của cả giáo viên và học sinh trong mỗi buổi, mỗi tiết học. Tổ chức này được thành lập trước hết bao gồm những giáo viên có kinh nghiệm và nhiệt tình trong việc quản lí và rèn luyện nề nếp học sinh. Thành phần của tổ giám thị chủ yếu là những giáo viên nam dạy học bộ môn giáo dục thể chất - quốc phòng và giáo dục công dân, có số tiết dạy ở hầu hết các lớp nên có khả năng bao quát được học sinh trong toàn trường. Cơ cấu của tổ giám thị gồm 3 người thường trực, gồm một tổ trưởng và hai tổ viên, chịu sự phân công trực tiếp của phó hiệu trưởng phụ trách nề nếp. 
	Hoạt động của tổ giám thị được tổ chức theo cách chia thành các buổi trực. Bộ phận xếp thời khóa biểu của nhà trường sẽ bố trí, sắp xếp lịch dạy cho các thành viên trong tổ giám thị luân phiên có những người trống giờ vào các buổi học chính khóa để không ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của mỗi thành viên. Trên cơ sở đó, các thành viên trong tổ giám thị sẽ có lịch trực hai buổi mỗi tuần, chia đều cho 3 người.
	Công việc của tổ giám thị là theo dõi, giám sát và ghi chép lại những trường hợp giáo viên và học sinh vi phạm những nội quy của nhà trường vè thời gian, trang phục, tác phong và hành vi. Đối với những vi phạm của giáo viên thì được báo cáo lại với Phó hiệu trưởng - trưởng ban nề nếp để nhắc nhở và lưu vào sổ theo dõi làm một căn cứ xét thi đua cuỗi mõi học kỳ và mỗi năm học. Đối với những vi phạm của học sinh thì tùy vào mức độ, tổ giám thị có thể xử lí ngay tại thời điểm vi phạm hoặc báo lại với giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm, báo cáo lên Ban nề nếp để xem xét hình thức xử lí phù hợp, đồng thời thông báo về gia đình để phối hợp với phụ huynh, xử lí và giáo dục. Cách giải quyết những tình huống học sinh vi phạm của tổ giám thị là kết hợp giữa sự nhắc nhở, động viên, chia sẻ với những hình thức kỉ luật nghiêm khắc theo mỗi loại hành vi và mức độ vi phạm.
	Trong các buổi học, tổ giám thị thường xuyên đi kiểm tra các khu vực trong trường và cả bên ngoài nhà trường để phát hiện học sinh vi phạm. Trường hợp học sinh vi phạm nề nếp trong các tiết học mà các giáo viên bộ môn cần sự can thiệp, giúp đỡ giải quyết thì các thành viên của tổ giám thị sẽ có mặt để phối hợp với các giáo viên đó xử lí tình hình. Cứ vào cuối mỗi tuần, tổ giám thị sẽ thống kê và phân loại các lỗi vi phạm của học sinh và gửi đến các giáo viên chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm kịp thời điều chỉnh, uốn nắn việc thực hiện các quy định nề nếp của lớp mình. Cuối mỗi tháng, tổ giám thị sẽ căn cứ vào mức độ thực hiện quy định nề nếp của học sinh để góp ý cho giáo viên chủ nhiệm trong việc xếp loại hạnh kiểm học sinh hành tháng và trong mỗi học kỳ cũng như cả năm học.
	Với cách thức tổ chức và quản lí như vậy, trong những anwm qua, tổ giám thị luôn là một tổ chức hoạt đọng hiệu quả trong việc theo dõi và giám sát các hoạt động nề nếp trong toàn trường. Hình ảnh các thầy giáo trong tổ giám thị đã trở thành một hình ảnh quan thuộc với toàn thể giáo viên và học sinh, là một điểm tựa quan trọng và uy tín trong việc giải quyết những tình huống vi phạm thường gặp của học sinh ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên.
3.1.2. Thành lập Ban tự quản và Đội thanh niên xung kích của Đoàn thanh niên
	Trong hoạt động quản lí nề nếp của trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên thì Đoàn thanh niên có một vai trò rất quan trọng. Đồng chí Bí thư đoàn trường đồng thời là Phó ban nề nếp của nhà trường là người chịu trách nhiệm tham mưu cho Phó hiệu trưởng để lập kế hoạch cho hoạt động nề nếp trong mỗi năm học. Trong hoạt động chung đó, Đoàn thanh niên phụ trách việc ổn định nề nếp trong mỗi đầu và cuối các buổi học. Công việc cụ thể được phân công cho Ban tự quản và Đội thanh niên xung kích do Đoàn thanh niên tổ chức và trực tiếp phụ trách.
	- Ban tự quản của Đoàn thanh niên là tập hợp các Bí thư, phó bí thư, lớp trưởng và ban cán sự các chi đoàn của mỗi lớp với nhiệm vụ là vừa quản lí việc sinh hoạt đầu giờ của lớp mình vừa theo dõi, giám sát sinh hoạt của lớp khác theo lịch phân công. Cụ thể là trong mỗi buổi sinh hoạt đầu giờ của mỗi lớp, Bí thư, lớp trưởng và các thành viên của ban cán sự phải phụ trách tổ chức nội dung và hình thức sinh hoạt cho tập thể tại lớp theo quy định của Đoàn trường như: tập hát, văn nghệ, chữa bài tập khó cho các môn học. Trong khi đó, phó bí thư của mỗi chi đoàn sẽ được phân công theo dõi và đánh giá hoạt động của chi đoàn - lớp khác theo hình thức phân công chéo. Việc theo dõi này lại chịu sự giám sát của một cán bộ đoàn để đảm bảo tinhd thường xuyên, trung thực và khách quan. Kết quả theo dõi hoạt động của Ban tự quản sẽ được báo cáo lại với đoàn thanh niên và làm tiêu chí đánh giá thi đua về nề nếp của đoàn thanh niên hàng tuần cũng như trong mỗi kì, mỗi năm học.
	- Đội thanh niên xung kích của Đoàn thanh niên là các thành viên trong Ban chấp hành đoàn trường, bao gồm cả giáo viên và học sinh. Hoạt động của Đội xung kích là bám sát khu vực cổng trường trước và sau mỗi buổi học để để theo dõi và xử lí những học sinh vi phạm như đi học muộn, việc thực hiện trang phục, đầu tóc, việc thực hiện luật an toàn giao thông đường bộ, giải tỏa cổng trường tránh ách tắc giao thông hoặc hiện tượng học sinh tụ tập thành đám đông. Đội xung kích của Đoàn thanh niên được trang bị áo xanh tình nguyện, cờ hiệu và còi để thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động của Đội xung kích được Đoàn thanh niên tổ chức hợp lí theo lịch với số người, xố ca trực phù hợp với mỗi trước và sau buổi học.
3.2. Xây dựng hệ thống nội quy nhà trường
	Hệ thống nội quy nhà trường là những quy định mang tính chất nội bộ dựa trên những quy định của Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học và Thông tư 58 về đánh giá, xếp loại đối với học sinh và giáo viên. Trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp của tập thể cán bộ giáo viên và xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, với trách nhiệm là Phó hiệu trưởng phụ trách quản lí nề nếp, tôi cùng Ban nề nếp tham mưu cho Ban giám hiệu và đồng chí Hiệu trưởng, xây dựng thành một hệ thống nội quy như những quy định bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo tính kỉ luật trong nhà trường. Hệ thống nội quy đó bao gồm những nội quy về nề nếp đối với giáo viên và nội quy về nề nếp đối với học sinh.
3.2.1. Hệ thống nội quy đối với giáo viên
	Để rèn luyện tốt nề nếp và ý thức đối với học sinh thì trước hết giáo viên cũng phải thự hiện nghiêm túc những nội quy của nhà trường được ám dụng cho mình. Khi giáo viên thực hiện tốt những nội quy về thời gian, tác phong, lời ăn tiếng nói và những quy định khác thì việc rèn luyện cho học sinh mới đạt hiệu quả. Bởi vì mỗi thầy cô giáo trước hết phải là một tấm gương về đạo đức, lối sống, là hình ảnh trực quan để học sinh nhìn vào để học tập và noi theo. 
	Trên cơ sở những điều khoản của Luật giáo dục và Điều lệ trường trung học, tôi cùng Ban nề nếp tham mưu cho Ban giám hiệu đưa ra những nội quy sau để áp dụng đối với giáo viên trong mỗi năm học:
3.2.1. 1. Nội quy về hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên
- Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.
          - Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước. Ngày thứ 2,4, 6/ tuần GV nữ mặc áo dài truyền thống; Ngày thứ 5/ tuần Đoàn viên Thanh niên mặc áo Đoàn.
3.2.1.2. Các hành vi giáo viên không được làm
          - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và động nghiệp.
- Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
- Xuyên tạc nội dung giáo dục: dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
- Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục, sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp
- Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục
3.2.1.3. Về thực hiện quy chế chuyên môn
- Giáo viên phải đi dạy đúng giờ; vào ra các tiết dạy đúng thời gian quy định.
- Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định
- Dạy đúng, đủ phân phối chương trình, kế hoạch dạy học, đúng chuẩn kiến thức kỹ năng, chương trình giảm tải.
3.2.2. Hệ thống nội quy đối với học sinh
	Đối với học sinh - đối tượng trọng tâm của việc rèn luyện đạo đức và nhân cách, tôi đã cùng với Ban nề nếp bàn bạc và xây dựng những nội quy phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm vùng miền của học sinh. Cũng dựa trên những quy định trong Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học và Thông tư 58, cùng với những đặc điểm riêng của nhà trường, tôi đã tham mưu cùng Ban giám hiệu đưa ra những nội quy sau:
3.2.2.1. Nội quy về việc thực hiện các nhiệm vụ học tập
          - Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
          - Kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
          - Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
          - Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội thiếu niên Tiên phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình và tham gia các công tác xã hội như hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
          - Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
- Học sinh phải đi học đúng giờ; không bỏ tiết, cúp tiết; nếu nghỉ học phải có lý do chính đáng và có đơn xin phép của phụ huynh, sau đó phải chủ động trao đổi với bạn bè, hỏi thêm thầy cô để hiểu rõ những bài học trong thời gian nghỉ.
          - Học sinh phải nghiêm túc hát quốc ca, sinh hoạt dưới cờ.
3.2.2.2. Nội quy về hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh
          - Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.
          - Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.
3.2.2.3. Các hành vi học sinh không được làm
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
          - Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh
          -Làm việc khác trong giờ học; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong trường học; hút thuốc, uống rượu, bia và các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
          - Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
          - Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi trụy; đưa thông tin không lành mạnh trên mạng, chơi các trò chơi mang tính kích động, bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.
          - Nghiêm cấm học sinh không có giấy phép lái xe điều khiển xe gắn máy khi tham gia giao thông.
	Trên cở sở những nội quy đó,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_ne_nep_cua_hoc_sin.doc