SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn giáo dục quốc phòng – An ninh cho học sinh trường PT Nguyễn Mộng Tuân

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn giáo dục quốc phòng – An ninh cho học sinh trường PT Nguyễn Mộng Tuân

Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. GDQP-AN là một môn học bao gồm nhiều kiến thức về khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên lẫn khoa học kĩ thuật quân sự. Là một môn học không chỉ trang bị những vấn đề cơ bản về đường lối quân sự của Đảng, tư duy về QPAN và kiến thức quân sự cần thiết mà còn rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách sống con người CNXH. Tuy nhiên, đây là một môn học nằm trong nhóm môn học có tỉ lệ lí thuyết chiếm trên 60% chương trình môn học. Chính vì lí do đó, cùng với những nhận thức non nớt của học sinh, các em thường dành nhiều thời gian cho các môn học mà các em cho là quan trọng hơn, có thể thi Đại học, cao đẳng ( Vd: Toán, lí, hóa, anh văn .) mà xem nhẹ môn học này, các em thường không học bài củ trước khi đến lớp hoặc ít khi đọc trước bài mới, dẫn đến kết quả học tập chưa cao và chưa nhận thức hết tầm quan trọng của môn học. Đối với giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh, công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những giải pháp, biện pháp thích hợp để truyền đạt tri thức tới người học.

 Trãi qua gần 5 năm công tác và giảng dạy môn học này, bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp đã có nhiều cố gắng luôn tìm cách đổi mới về phương pháp giảng dạy để cải thiện nhằm nâng cao chất lượng và kết quả học tập cho học sinh như: ứng dụng Công nghệ thông tin đưa phim ảnh vào giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử, viết bài thu hoạch cá nhân, thảo luận nhóm .

 Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Giáo dục quốc phòng – An ninh cho học sinh trường PT Nguyễn Mộng Tuân”.

 

doc 18 trang thuychi01 6071
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn giáo dục quốc phòng – An ninh cho học sinh trường PT Nguyễn Mộng Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN 
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH CHO HỌC SINH TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN
Người thực hiện: Trịnh Văn Dũng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn):Giáo dục quốc phòng
THANH HOÁ NĂM 2016
1. Mở đầu
 - Lý do chọn đề tài 
 Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. GDQP-AN là một môn học bao gồm nhiều kiến thức về khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên lẫn khoa học kĩ thuật quân sự. Là một môn học không chỉ trang bị những vấn đề cơ bản về đường lối quân sự của Đảng, tư duy về QPAN và kiến thức quân sự cần thiết mà còn rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách sống con người CNXH. Tuy nhiên, đây là một môn học nằm trong nhóm môn học có tỉ lệ lí thuyết chiếm trên 60% chương trình môn học. Chính vì lí do đó, cùng với những nhận thức non nớt của học sinh, các em thường dành nhiều thời gian cho các môn học mà các em cho là quan trọng hơn, có thể thi Đại học, cao đẳng ( Vd: Toán, lí, hóa, anh văn.) mà xem nhẹ môn học này, các em thường không học bài củ trước khi đến lớp hoặc ít khi đọc trước bài mới, dẫn đến kết quả học tập chưa cao và chưa nhận thức hết tầm quan trọng của môn học. Đối với giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh, công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những giải pháp, biện pháp thích hợp để truyền đạt tri thức tới người học.
 Trãi qua gần 5 năm công tác và giảng dạy môn học này, bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp đã có nhiều cố gắng luôn tìm cách đổi mới về phương pháp giảng dạy để cải thiện nhằm nâng cao chất lượng và kết quả học tập cho học sinh như: ứng dụng Công nghệ thông tin đưa phim ảnh vào giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử, viết bài thu hoạch cá nhân, thảo luận nhóm. 
 Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Giáo dục quốc phòng – An ninh cho học sinh trường PT Nguyễn Mộng Tuân”.
 Mục đích Nghiên cứu: 
 Tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh chính khóa đã truyền thụ cho các em học sinh những tri thức cơ bản của nền Giáo dục quốc phòng toàn dân, những hiểu biết về tổ chức QĐND Việt Nam, về nhà trường quân đội, về lịch sử QĐND Việt Nam, truyền thống đấu tranh dựng nước - giữ nước của dân tộc và Luật biên giới Quốc gia. Đó là những kiến thức rất bổ ích, thiết thực với học sinh phổ thông trước ngưỡng cửa cuộc đời. Học sinh còn được làm quen với tác phong quân đội qua các bài học về điều lệnh, đội ngũ, các tư thế vận động cơ bản trong chiến đấu, băng bó, cứu thương....làm quen với các phương tiện chiến đấu như ném lựu đạn, cách bắn súng tiểu liên AK ...Qua học tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh đã giáo dục cho học sinh lòng yêu nước - tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ thù.
Toàn bộ chương trình học tập của từng khối được xây dựng theo chương trình hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đảm bảo dạy đủ môn, đủ tiết, đúng phân phối chương trình.Vì vậy phải tìm ra các giải pháp để học sinh tham gia học đầy đủ tích cực sôi nổi và hào hứng không cứng nhắc nhằm mang lại kết quả cao trong học tập, làm cơ sở cho các cấp học tiếp theo. 
 - Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
 Khách thể nghiên cứu: 
 Học sinh khối 10, 11, 12 trường PT Nguyễn Mộng Tuân
 Đối tượng nghiên cứu: 
 Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Giáo dục quốc phòng – An ninh cho học sinh trường PT Nguyễn Mộng Tuân 
- Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp điều tra đánh giá.
 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
 Phương pháp đối chiếu kết quả so sánh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Khi nói về giáo dục, Đảng ta khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Trong phần kinh phí chi chung thì giáo dục được ưu tiên hàng đầu. Các trường THPT là cái nôi trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đào tạo cả Đức - Trí - Thể - Mỹ. Trang bị cho học sinh đầy đủ hành trang trí tuệ để học sinh bước vào đời, trở thành công dân có ích cho quê hương, đất nước.
Giáo dục quốc phòng - an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới XHCN có sự phát triển toàn diện. Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP-AN còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước.
Giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh là quá trình dạy học mang tính đặc thù nhằm trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước; những kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời giáo dục ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ về các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân nhân, an ninh nhân dân; đấu tranh, phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.
Qua môn học giúp cho học sinh hiểu biết và vận dụng thành thục thao tác các kỹ năng quân sự cần thiết, biết sử dụng một số loại vũ khí bộ binh, thành thạo trong sử dụng súng tiểu liên AK (CKC). Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; xây dựng tác phong nhanh nhẹn; hình thành nếp sống có kỷ luật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở trường, lớp và khi ra công tác. Đối với môn GDQP-AN cũng như các môn học khác tất cả đều nhằm mục đích tích cực hóa hoạt động của học sinh, kích thích tư duy sáng tạo, đem lại hiệu quả tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 *Thuận lợi:
 + Đối với giáo viên
 - Được sự quan tâm của lãnh đạo Sở Giáo dục, hàng năm, đều tổ chức các khóa học bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên.
 - Được phân công giảng dạy môn Giaos dục quốc phòng – An ninh cả ba khối, đó là mọt thuận lợi rất lớn đối với tôi từ đó để có những cái so sánh đánh giá chính xác nhất.
- Các giáo viên đều đã có những nhận thức tích cực, luôn muốn tìm tòi học hỏi để làm sao giờ dạy của mình đạt hiệu quả cao. Chính vì thế, trong thời gian vừa qua các giáo viên giảng dạy nói chung và giáo viên giảng dạy bô môn GDQPAN nói riêng đã áp dụng rất nhiều phương pháp mới vào giảng dạy để nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh. Cụ thể như: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy, thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử, phương pháp trình chiếu phim ảnh sống động, kết hợp nhuần nhuyễn và sử dụng hiệu quả các thiết bị vào giảng day, kết hợp phương pháp truyền thống với ứng dụng CNTT, hướng dẫn cho học sinh “thảo luận nhóm” một cách tích cực mang đã lại kết quả khả quan.
+Đối với học sinh:
 - Đa số học sinh đều có thái độ tích cực, tham gia thảo luận nhóm đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.
 - Những học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua hoạt động thảo luận nhóm, các em đã mạnh dạn hơn khi tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, hòa đồng và đoàn kết hơn với các bạn trong, phát huy được sức mạnh tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng làm việc của cá nhân.
* Khó khăn:
 + Đối với giáo viên:
 - Giáo viên chưa gây được hứng thú cho học sinh khi bắt đầu tiết học mới, chưa có phần dẫn dắt vào bài hoặc chưa gây được sự tập trung chú ýbài học của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên.
 - Giáo viên chỉ nêu ra câu hỏi mà chưa định hướng cho học sinh cách trả lời câu hỏi như thế nào.
 - Khi giáo viên đặt câu hỏi thì phần lớn các em học sinh khá giỏi dơ tay trả lời, chưa có câu hỏi dành cho đối tượng yếu kém. Cho nên học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động. Từ đó, làm cho các em càng thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán môn học.
 + Đối với học sinh:
 - Do khách quan các em được sinh ra và lớn lên trong thời bình và do yêu cầu về lượng kiến thức của các môn học, giờ học cộng thêm áp lực từ phía không ít phụ huynh phân luồng theo khối A, B. Nên đã tác động ít nhiều đến suy nghĩ và việc xác định nhiệm vụ học tập đối với bộ môn này. Đối với một phận nhỏ học sinh còn ngộ nhận và coi đây là môn học phụ dẫn đến ý thức học tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh chưa cao. Dẫn đến tình trạng học sinh chưa trang bị đầy đủ sách giáo khoa về môn giáo dục quốc phòng – an ninh, còn mang tính đối phó nên làm cho việc giảng dạy theo phương pháp mới còn bị hạn chế nhất định.
 - Học sinh còn lười và chưa có sự say mê đối với môn học, một số bộ phận học sinh không học bài củ và đọc bài mới trước khi đến lớp, trên lớp học thì thiếu tập trung không chú ý, không có tinh thần phát biểu xây dựng bài.
 - Học sinh chỉ có thể trả lời những câu hỏi dễ, đơn giản qua việc nhìn và đọc trong sách giáo khoa chưa có sự độc lập về tư duy. Đối với những câu hỏi mang tính suy luận, giải thích, phân tích thì học sinh trả lời chung chung chưa sát với nội dung yêu cầu của câu hỏi.
 2.3 Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 * Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh:
+ Kết hợp với Ban Giám Hiệu Nhà trường, đoàn trường tổ chức học tập pháp luật, mít tinh:
 Giải pháp:
 Để đổi mới hình thức, phương pháp GDQP-AN cho học sinh, nhân các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, Tổ trưởng chuyên môn đề nghị Ban giám hiệu nhà trường để phối kết hợp với Đoàn trường tổ chức Giáo dục pháp luật, cho học sinh tham gia mít tin, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; thi tìm hiểu ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; ngày thành lập Công An nhân dân, ngày thành lập Tỉnh, thi về phòng chống ma túy, HIV Qua đó đã nâng cao nhận thức, hiểu biết về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, truyền thống của quê hương, đất nước, nâng cao nhận thức về quốc phòng, an ninh cho học sinh.
 + Học theo phương pháp thảo luận nhóm: Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của học sinh – các học sinh giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt.
 Giải pháp:
 Theo cách này, học sinh được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác. Để có thể phát huy được những lợi ích của việc học nhóm, giáo viên phải cung cấp nền tảng cho học sinh. Do đó, giáo viên phải khơi gợi hứng thú học sinh bằng cách chọn những chủ đề thảo luận tương ứng với trình độ của học sinh, hoặc đặt câu hỏi và đưa ra vấn đề dẫn dắt học sinh đạt đến mức độ tư duy sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, quá trình cộng tác cũng phải được sắp xếp hợp lý về kế hoạch, nội dung và chương trình để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm, chuẩn bị lượng kiến thức nhất định tham gia một cách tích cực, có hiệu quả
 Chia lớp thành 4 nhóm, 10-11 thành viên/nhóm theo những tiêu chí như sau: Mỗi nhóm đều có những cán sự lớp "cứng”, là những thủ lĩnh nhóm đầu tiên. Chia các nhóm đồng đều theo tỷ lệ học lực: có bạn khá, có bạn chưa khá. Chia nhóm đồng đều theo tỷ lệ rèn luyện, tương tự học lực. Tỷ lệ nam nữ tương đương với tỷ lệ nam nữ của lớp 50:50. Xây dựng quy định cho nhóm. Với cách chia nhóm như thế này, các nhóm đồng đều nhau nên dễ dàng hơn trong quản lý, đặc biệt, có một số cán sự lớp ở mỗi nhóm là hạt nhân để phát triển nhóm. Tuy vậy, theo đánh giá khách quan của các Thầy, Cô giáo, kỹ năng làm việc nhóm của học sinh hầu như là không có. Tuy có được thầy cô giáo phổ biến nhưng không rõ ràng và đầy đủ vì còn hạn chế nhiều về thời gian và trình độ. Đây là một "khâu” quan trọng nếu muốn làm tốt sự thay đổi trong dạy và học. Nó cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ năng làm việc, giao tiếp trong nhóm, là những viên gạch nền tảng đầu tiên để xây dựng nên thành công của thảo luận nhóm. Thủ lĩnh nhóm sẽ phải biết năng lực, thế mạnh của các thành viên. Nhận một đề tài, phân chia theo cách: - Ai viết đề cương? Làm bảng phân công công việc. Hầu hết là nhóm trưởng - Ai tìm tài liệu?- Ai xử lý tài liệu?- Ai viết bài?- Ai phản biện lại bài viết, tài liệu của nhóm?- Ai chuẩn bị câu hỏi, phản biện nhóm khác- Ai thư ký? Chính sách thưởng phạt trong thảo luận. Thưởng cho những học sinh tham gia sôi nổi, nhiệt tình bằng cách đặt câu hỏi hay. Thông thường, câu hỏi được đưa lên cho nhóm trình bày và được chuyển cho giáo viên, giáo viên xem xét, chọn câu hỏi hay, chuyển cho nhóm thảo luận trả lời. Người hỏi tranh luận trực tiếp với người trả lời. Sau khi nghe câu trả lời, người đặt câu hỏi phải phản biện được, đúng ở đâu, sai ở đâu, góp ý gì cho câu trả lời hoàn thiện. Như thế yêu cầu người hỏi phải nắm vững câu hỏi, tham gia với tinh thần đóng góp, xây dựng tốt. Đây là một mô hình tốt, rất đáng học tập, thu hút được học sinh.
 Đối với những học sinh ôn luyện tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh, việc áp dụng phương pháp học nhóm là vấn đề rất quan trọng. Học nhóm để các em có điều kiện trao đổi kiến thức và cũng cố lại trí nhớ ( thành lập kỹ năng bền vững ).
 + Kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống chuyển sang dạy bằng giáo án điện tử là cả một quá trình đổi mới tư duy:
Giải pháp:
 - Cần phải thống nhất về nhận thức và tư duy của đội ngũ giáo viên. Đây là vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng khi thực hiện thì có một số ý kiến cho rằng, soạn giáo án điện tử chỉ là chuyển giáo trình văn bản được sao từ file word sang các slide rồi đem chiếu lên cho học sinh xem. Đây là một quan niệm nhầm lẫn mà chúng ta cần loại bỏ. Vì để soạn được một giáo án điện tử đem lại hiệu quả cao cho người học thì người thầy phải bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết. Tôi muốn nhấn mạnh là vất vả hơn nhiều khi dạy bằng phương pháp truyền thống.
Việc chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang giảng dạy bằng giáo án điện tử tôi mới bắt đầu thực hiện từ khi áp dụng chương trình cải cách giáo dục ban đầu giáo viên gần như tự mày mò, tìm hiểu, học hỏi đồng nghiệp, học lớp tin học do Sở Giáo dục, nhà trường tổ chức và cấp chứng chỉ. Từ thiết kế giáo án cho đến cách trình bày chưa có một chuẩn thống nhất, vì vậy còn những khiếm khuyết và dẫn đến có những ý kiến, thậm chí cả phản đối dạy bằng giáo án điện tử. Tôi nghĩ rằng đổi mới ở lĩnh vực nào cũng vậy thôi, bước đầu sẽ có những khó khăn, nhưng chúng ta mạnh dạn làm, điều chỉnh dần dần và cộng với lòng đam mê nghề nghiệp thì chúng ta sẽ gặt hái được những thành công.
 + Kinh nghiệm về chuẩn bị và giảng dạy bằng giáo án điện tử:
 Giải pháp:
 Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng của giáo viên có thể thu hút sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Trong quá trình thực hiện, việc đánh giá và đưa ra mô hình ứng dụng và nguyên tắc khai thác tư liệu để đạt hiệu quả trong giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng – An Ninh Giáo viên có nhiều thuận lợi hơn trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Tuy nhiên, để có được một tiết học với 45 phút như vậy, người giáo viên phải tâm huyết, say mê sáng tạo tìm tòi, có những ý tưởng độc đáo nhằm thiết kế một bài giảng đạt mức chuẩn, sinh động, kích thích được học sinh vào hoạt động nhận thức một cách chủ động thì giáo viên thường phải bắt đầu từ ý tưởng bài giảng, phải thiết kế hình ảnh, các đoạn clip, các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh phù hợp trong bài giảng, phải đảm bảo qui trình soạn giảng và sử dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện theo mô hình của bài giảng dưới đây.
Ví dụ: Soạn bài : “ Kỹ thuật sử dụng lựu đạn” ta cần làm các bước sau
* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học: 
- Kiến Thức: Nhận biết được lựu đạn Phi1 và lựu đạn cần 97 việt nam, biết được tính năng cấu tạo và nguyên lý chuyển động của lựu đạn, so sánh được hai loại lựu đạn. cách sử dụng và bảo quản
- Kỹ Năng: Biết thực hiện động tác ném lựu đạn đúng hướng và trúng đích
- Thái độ: Rèn luyện tính kiên nhẫn, nâng cao trình độ ném lựu đạn chúng đích.
* Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản	
Cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn, cũng như phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài.
Xác định trọng tâm kiến thức bài học: Nhận biết lựu đạn , các bộ phận của lựu đạn, cấu tạo tính năng lựu đạn, nguyên lý chuyển động khi nổcủa lựu đạn. Biết bảo quản giữ gìn vũ khí trang bị 
Các loại tranh, ảnh, hình vẽ về lựu đạn, các bộ phận lựu đạn. Các đoạn clip về chuyển động của lựu đạn khi. 
* Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học. 
Xác định cấu trúc của kịch bản.
Chi tiết hóa cấu trúc của kịch bản:
	+ Xác định các bước của quá trình dạy học
	+ Xác định quá trình tương tác giữa thầy, trò và các đối tượng khác (phim, ảnh, text) – hoạt động của thầy, trò và công cụ hỗ trợ.
	+ Xác định các câu hỏi, phản hồi trong các hoạt động
	+ Hình dung (lắp ghép) thành tiến trình dạy học.
Chuẩn bị kho tư liệu cần thiết cho giáo án: Giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi và nội dung cần thiết cho các hoạt động. Phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Khi soạn giáo án điện tử đó là nên hết sức thận trọng trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide Hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu, các file flash  sử dụng để minh họa hay theo hướng nguồn tri thức để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập. Bước này xem như là bước lập dàn ý, giáo viên dễ dàng biến nó thành bài soạn, các ý tưởng của bài dạy được trình bày dưới dạng các trang (slide) Việc xây dựng dàn ý bài dạy dưới dạng các slide, điều quan trọng là luôn luôn vạch ra được mối liên hệ hữu cơ về nội dung giữa các slide. Nếu không chú ý điều này, giáo án điện tử dễ trở thành một tập các ảnh và chữ hơn là một bài soạn. Các tư liệu có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau, chúng ta có thể khai thác các đoạn phim này trên các trang web (gdqp.edu.vn; thư viện điện tử; https

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_mon_giao_duc_quoc.doc