SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát cho học sinh lớp 6

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát cho học sinh lớp 6

 Âm nhạc là một nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loại người. Môn âm nhạc THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triễn hài hoà, toàn diện về nhân cách.

 Qua môn học này học sinh có thể thấy được môn học âm nhạc là một liều thuốc tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới âm nhạc.

Âm nhạc ở trường THCS được chia làm 3 phân môn. Đó là:

 1.Phân môn Học hát

 2. Phân môn Nhạc lý- Tập đọc nhạc

 3. Phân môn : Âm nhạc thường thức

 Thông qua việc học hát các em học sinh được làm quen với cách thể hiện và cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn. Chính vì thế Tiếng hát vẫn là hoa thơm, là không khí và là ánh sáng mặt trời của trái đất.

Môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, tạo cho các em một trình độ văn hoá âm nhạc, góp phần đào tạo những người lao động phát triễn toàn diện về Đức - Trí - Thể- Mỹ (theo nghị quyết TW II của Đảng về mục tiêu giáo dục).

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và tầm quan trọng của môn học âm nhạc THCS nói riêng.

Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc và những năng khiếu âm nhạc khác.

- Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng thú cao.

- Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới.

- Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh, nhạy cảm và hiếu động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bà dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả.

- Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập hơn.

 

doc 13 trang thuychi01 27953
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Đề mục
Nội dung
Trang
A.
Mở đầu
2
1.
Lí do chọn đề tài
2
2.
Mục đích nghiên cứu
3
3.
Đối tượng nghiên cứu
3
4.
Phương pháp nghiên cứu
3
B.
Nội dung
4
I.
Cơ sở lí luận
4
II.
Thực trạng và vấn đề liên quan đến đề tài
4
1.
Thực trạng chung
4
2.
Giải pháp đã tổ chức thực hiện
6
3.
Ví dụ minh họa
7
4.
Hiệu quả của SKKN
10
C.
Kết luận và kiến nghị
12
1
Kết luận
12
2.
Kiến nghị
12
A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
 Âm nhạc là một nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loại người. Môn âm nhạc THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triễn hài hoà, toàn diện về nhân cách.
 Qua môn học này học sinh có thể thấy được môn học âm nhạc là một liều thuốc tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới âm nhạc. 
Âm nhạc ở trường THCS được chia làm 3 phân môn. Đó là: 
 1.Phân môn Học hát
 2. Phân môn Nhạc lý- Tập đọc nhạc
 3. Phân môn : Âm nhạc thường thức
 Thông qua việc học hát các em học sinh được làm quen với cách thể hiện và cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn. Chính vì thế Tiếng hát vẫn là hoa thơm, là không khí và là ánh sáng mặt trời của trái đất. 
Môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, tạo cho các em một trình độ văn hoá âm nhạc, góp phần đào tạo những người lao động phát triễn toàn diện về Đức - Trí - Thể- Mỹ (theo nghị quyết TW II của Đảng về mục tiêu giáo dục). 
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và tầm quan trọng của môn học âm nhạc THCS nói riêng.
Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc và những năng khiếu âm nhạc khác.
- Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng thú cao.
- Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới.
- Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh, nhạy cảm và hiếu động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bà dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả. 
- Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập hơn.
- Từ những lý do nói trên, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc, tôi nhận thấy việc gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn âm nhạc là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học phân môn học hát. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài : “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát cho học sinh lớp 6 ’’.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp các em học sinh gần gũi và cảm nhận âm nhạc tốt hơn trong cuộc sống. 
- Khơi dậy tính sáng tạo và hưng phấn học tập, giúp các em phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. 
3. Đối tượng nghiên cứu.
Giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát cho học sinh khối 6 trường THCS Nga Liên Huyện Nga Sơn Tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập hát nói riêng và môn Âm nhạc nói chung trong trường THCS.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
I. Cơ sở lý luận :
Môn Âm nhạc ở trường THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em phát triển hài hòa và toàn diện về nhân cách.
Sự có mặt của môn học Âm nhạc trong nhà trường làm thăng bằng nội dung học tập, tạo cho môi trường giáo dục không khí học tập vui tươi , lành mạnh, thu hút được sự tập trung học tập của các em học sinh. Vì “ Tiếng hát là hoa thơm, là không khí, là ánh sáng của mặt trời”. Và cũng từ môn học Âm nhạc cũng sẽ góp phần không nhỏ vào phát triển tư duy, trí tuệGóp phần đào tạo ra những con người lao động phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mỹ
Vì vậy mỗi giáo viên đứng lớp nói chung và giáo viên dạy môn Âm nhạc nói riêng đều phải có sự sáng tạo, tìm ra phương pháp giảng dạy khoa học và thiết thực nhất, để đưa chất lượng dạy và học ngày một được nâng cao 	 
 II. Thực trạng của vấn đề 
 II. 1 Thuận lợi.
- ¢m nh¹c lµ mét m«n häc ®éc lËp trong ch­¬ng tr×nh THCS. D¹y vµ häc nghiªm tóc, cã kiÓm tra, thi ®¸nh gi¸ cuèi n¨m vµ kÕt qu¶ lµ mét trong nh÷ng tiªu chuÈn ®Ó xÐt lªn líp hay tèt nghiÖp bËc häc. 
- Nhµ tr­êng vµ BGH quan t©m th­êng xuyªn. 
- Cã m¸y tÝnh, m¸y chiÕu ®Ó phôc vô d¹y häc.
- Cã nh¹c cô (§µn Oocgan)
- Gi¸o viªn n¾m ch¾c vÒ chuyªn m«n, tÝch cùc t×m tßi, nghiªn cøu nh÷ng ph­¬ng ph¸p míi ®Ó vËn dông trong qu¸ tr×nh gi¶ng d¹y.
II. 2 Khó khăn :
Qua thực tế tôi thấy: Một số giáo viên dạy hát thường dạy theo cách là làm sao cho học sinh hát đúng cao độ và trường độ bài hát, hát thuộc lời cả bài hát là chính, ít ai quan tâm đến nghệ thuật ca hát phổ thông tối thiểu và phát huy chức năng giáo dục thẩm mĩ trong ca hát.
*Hơn nữa điều kiện để cho giáo viên dạy Âm nhạc được giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm bổ sung cho nhau về kiến thức âm nhạc còn hạn chế.
* Về học sinh hiện nay cũng còn một số những hạn chế như:
- Một bộ phận học sinh chưa nhận thức đầy đủ về môn học cho là môn phụ nên còn học lệch, không có sự say mê, hứng thú.
- Trình độ học tập môn âm nhạc của học sinh không đồng đều. Một số học sinh không có năng khiếu về âm nhạc.
* Về nhà trường hiện nay .
- Đồ dùng dạy học còn thiếu và yếu.
- Các phương tiện nghe, nhìn chưa đáp ứng.
- Sân chơi âm nhạc còn thiếu.
- Thiếu tài liệu tham khảo về âm nhạc.
- Lớp học bố trí đông học sinh.
- Thời lượng tiết học giành cho môn học Âm nhạc còn ít.
Hơn nữa , xuất phát từ sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số học sinh còn xem môn học âm nhạc là một “môn phụ”, các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú học.
Vì thế chất lượng học tập chưa cao.Qua khảo sát đầu năm ở lớp 6 cho thấy kết quả như sau:
Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người, âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
 Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục được quan tâm và đầu tư hơn bao giờ hết, từ đó môn học âm nhạc ở trường THCS có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện.
Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường THCS mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật, biết cảm thụ và nhận biết âm nhạc một cách sâu sắc, hình thành ở học simh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.
Mặt khác qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ không giống những môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm học vui- vui học. Vì vậy tạo cho các em say mê hứng thú học tập là rất cần thiết.
Hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn.
 Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Âm nhạc cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Tạo cho các em hứng thú trong học tập môn âm nhạc không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làm cho các em vui tươi phấn khởi thoải mái về tinh thần.
Xuất phát từ thực tế dạy học ở trường THCS hiện nay, áp dụng phương pháp dạy học mới: Học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển, vì vậy việc tạo hứng thú học tập cho các em HS có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học
 III. Giải pháp tổ chức thực hiện:
III.1 Giải pháp 1:
Tính hiệu qủa của các giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát cho học sinh lớp 6.
Là một giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc, bằng ngôn ngữ nghệ thuật chúng ta phải làm sao cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong lời ca và trong những nốt nhạc từ đó giúp học sinh biết hát chuẩn xác về giai điệu, hát rõ lời, đúng tiết tấu, hát có sắc thái diễn cảm, biết tạo cảm xúc cho người nghe. Qua đó chúng ta có thể khai thác được khả năng hoạt động âm nhạc của thiếu nhi : Phát hiện ra những học sinh có năng khiếu khuyến khích giúp đỡ các em phát triển khả năng âm nhạc, giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc. Và để có được kết quả dạy học đạt kết quả cao, tôi đã vận dụng các biện pháp thực hiện như sau: 
III.2 Giải pháp 2: Gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học:
Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng trong kiểm tra miệng cũng là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới, nhưng sự hứng thú học tập của học sinh chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu bài mới. 
III.3 Giải pháp 3: Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em.
 Thực chất của việc học tập là chuổi vấn đề được đặt ra, được nhận thức rồi được đặt ra và được ra mục tiêu ở mức độ cao hơn, đặc trưng của học môn âm nhạc chủ yếu là thực hành, thực hành là ‘‘sợi chỉ đỏ’’ xuyên suốt quá trình dạy và học. Thông qua thực hành để dạy lý thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu (tránh thời gian chết) để tất cả học sinh được nhìn, nghe và luyện tập nhiều. Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học, giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối với học sinh, học sinh dể hiểu, dể nhớ, hay cho các em nghe hay tự thể hiện nhiều thì học sinh sẽ rất có hứng thú học tập và giờ dạy sẽ đạt kết quả cao hơn.
III.4 Giải pháp 4: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học:
 Tránh cách dạy thông báo khô khan tẻ nhạt. Giáo viên phải nắm chắc đặc trưng môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp, giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm: Học vui - vui học. Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và dạy tập hát nặng nề, căng thắng. Phải vận dụng mọi phương pháp để cải tiến cách dạy từng phân môn. 
 Theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt ở mỗi bài học mỗi tiết dạy.
IV. Minh hoạ một số tiết dạy sau:
* Đối với phân môn Học hát:
 Muốn gây hứng thú cho học sinh học tốt phân môn học hát thì giáo viên phải là người có vai trò hết sức quan trọng, đó là quá trình chuẩn bị của giáo viên: Giọng hát, phong cách biểu diễn ...cách tiến hành dạy hát theo lối móc xích, giáo viên hát mẫu rồi bắt nhịp cho học sinh hát. Giáo viên có thể đánh đàn giai điệu cho học sinh nghe từng câu ngắn và tập hát lời ca.
Sau khi tập hết toàn bộ lời ca của bài hát, giáo viên tập cho học sinh một số động tác múa phụ hoạ cho bài hát. Học sinh kết hợp một số động tác múa đơn giản hoặc vỗ tay theo nhịp. Cuối cùng cho học sinh biểu diễn theo nhóm và từng cá nhân (thể hịên giọng hát của mình kết hợp múa phụ hoạ).
Ví dụ 1. Bài hát : Hành khúc tới trường (nhạc Pháp)Chương trình lớp 6.
Bước 1: Đây là bài hát có giai điệu, cấu trúc đơn giản phân phối chương trình bố trí 2 tiết của bài 3 (tiết 9; tiết 11 sách giáo khoa). Hoạt động hát theo nhóm được bắt đầu từ tiết thứ nhất sau khi đã tập cho học sinh hát chính xác về cao độ, trường độ hướng dẫn học sinh hát đuổi (hát ca nông) sau 1 ô nhịp.
Nêu yêu cầu mục đích của hoạt động (giáo viên thực hiện) thể hiện hoàn chỉnh bài hát có nghĩa là : trình bày bài hát có vận động nhịp nhàng, thể hiện một số động tác phụ hoạ bằng tay; biểu cảm bằng ánh mắt; nét mặt 1 số lời ca, giao lưu tình cảm với nhau làm nổi rõ tính hành khúc của bài hát. (1’)
Thảo luận cả lớp về nội dung trên : (5’).
+ Học sinh nêu ý kiến.
+ Giáo viên tập hợp, kết luận.
- Về hành khúc: Hát mạnh mẽ, sôi nổi, vận động nhịp nhàng.
- Một số hình tượng hình ảnh để phụ hoạ.
+ Bằng tay :
 Mặt trời lấp ló; đằng chân trời xa
Non sông ta bao la
Vui như chim reo ca
+ Anh mắt giao lưu với nhau:
 Vui như chim reo ca
Ta hoà lời ca.
+ Vỗ tay theo tiết tấu: 
la la la la.
+ Chia tốp hát đuổi nhau sau 1 ô nhịp : 4 câu đầu.
+ 2 câu cuối hát cả nhóm.
Chia nhóm : 
+ Đối với thể loại hành khúc chia nhóm chủ yếu là nhóm đông người 6 đến 8 người.
+ Đề cử nhóm trưởng.
+ Các nhóm bốc thăm thứ tự trình bày ở tiết sau.
- Dặn dò : Các nhóm về nhà thảo luận tiếp và luyện tập, chuẩn bị trang phục phù hợp với bài hát cho tiết sau trình bày bài hát.
Bước 2 :
Tiến hành ở tiết 2 bài 3 (tiết 11-sách giáo khoa).
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (1’).
- Luyện thanh. (2’)
- Các nhóm lần lượt trình bày phần thể hiện của mình. Các nhóm còn lại chuẩn bị bảng phụ cho điểm.
- Giáo viên tổng hợp sau 1 nhóm (8’)
- Nhận xét : + Giáo viên thông báo tổng số điểm từng nhóm. 
Nhóm được nhất; nhì; ba
+ Ưu điểm; tồn tại; rút kinh nghiệm sơ lược.
+ Cho 1 vài học sinh phát biểu cảm nghĩ về bài hát.
+ Phát thưởng (4’)
 Ví dụ 2.Bài hát: Tia nắng hạt mưa 	
 Nhạc: Khánh Vinh
 Lời thơ: Lê Bình
 Bước 1 :
Đây là bài hát được phân phối trong 3 tiết của bài 7 (tiết 26,27,28 sách giáo khoa Âm nhạc lớp 6). Hoạt động : Hát theo nhóm bắt đầu từ tiết 26 sách giáo khoa sau khi đã ôn tập chính xác phần giai điệu bài hát, kiểm tra phần thuộc lời ca và hướng dẫn học sinh hát đuổi 2 câu đầu bài hát sau 1 ô nhịp; (Tia nắng hạt mưa – Đừng buồn vô cớ làm buồn tia nắng hạt mưa).
Giáo viên nêu yêu cầu, mục đích của hoạt động. Trình bày bài hát có vận động nhịp nhàng, thể hiện một số động tác phụ họa bằng tay, ánh mắt, nét mặt, hình thể (có thể có động tác múa) giao lưu thân mật với nhau là nổi rõ – tính vui tươi, dí dỏm của bài hát.
Thảo luận cả lớp về các nội dung trên:
+ Học sinh nêu ý kiến.
+ Giáo viên tập hợp, kết luận; có thể thí phạm 1 số động tác :
* Vận động nhẹ nhàng, nhanh nhẹn bằng nhiều cách, hát vui tươi sôi nổi pha sự hóm hĩnh; hát gọn chữ.
* Một số hình tượng, hình ảnh phụ hoạ bằng tay; ánh mắt, nét mặt kết hợp bước chân phối hợp với vũ điệu.
* Chia tốp hát đuổi nhau 2 câu đầu.
- Cả nhóm hát 2 câu cuối.
- Chia nhóm.
+ Đối với bài hát này; chia nhóm bằng nhiều cách ; ít học sinh : 2 HS, 3HS; 4HS; 6 – 8 HS cũng được.
+ Đề cử nhóm trưởng.	(3’)
+ Bốc thăm thứ tự trình bày.
- Dặn dò các nhóm về nhà thảo luận thêm và luyện tập; chuẩn bị trang phục đúng chủ đề bài hát. 	(1’)
 Bước 2 : Tiến hành ở tiết 27, 28 – sách giáo khoa lớp 6.
 - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (1’).
 - Luyện thanh.	(2’).
- Từng nhóm lần lượt trình bày phần thể hiện; các nhóm còn lại chuẩn bị bảng phụ cho điểm – giáo viên tập hợp số điểm các nhóm thông báo số điểm của nhóm sau phần nhóm đó thực hiện xong. (8’).
- Cho đại diện hoặc xung phong học sinh phát biểu cảm nghĩ về bài hát. Được cộng thêm điểm thưởng nếu trả lời súc tích hay 	(3’)
- Nhận xét sơ lược ưu khuyết điểm; thông báo nhóm 1;2;3.
- Trao phần thưởng. (1’)
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học một cách thành thạo, đó là một yếu tố gây cảm hứng học tập cho học sinh.
 	Một giờ học hát sinh động giáo viên không thể không sử dụng phương tiện dạy học ( Đàn điện tử, máy chiếu...). Đồ dùng dạy học phổ biến đó là sách giáo khoa, nhạc cụ và tranh ảnh. Các phương tiện đó giáo viên phải biết sử dụng cho phù hợp với nội dung từng bài học. Biết minh hoạ một cách nhuần nhuyễn, thú vị thì sẽ kích thích được hứng thú học tập của các em. Qua quá trình dạy học đã cho thấy, nếu chỉ lặp đi lặp lại những kiến thức và nội dung trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ không hứng thú học tập và vai trò của giáo viên trên lớp cũng không phát huy được. Mặt khác nêu biết kết hợp và lồng ghép phù hợp một số nội dung ngoài sách giáo khoa thì tiết học sẽ rất hấp dẫn và sinh động. Vì vậy giáo viên cần phải biết kết hợp kiến thức sách giáo khoa nhưng cũng cần mở rộng kiến thức một cách khoa học. Đặc biệt với môn âm nhạc. Giáo viên dạy âm nhạc không có nhạc cụ, không biết sử dụng nhạc cụ thì tiết học sẽ trở nên nhàm chán, hiệu quả bài dạy sẽ không cao. Các mẫu chuyện tranh ảnh đòi hỏi giáo viên phải có để minh hoạ thêm cho học sinh, ngoài ra học sinh cũng phải có đầy đủ các phương tiện học tập như: sách, vở, bút...
Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong trường để học sinh được xem, được nghe, đựơc thể hiện và bình luận :
 Bằng các hình thức tổ chức nhiều Hội thi văn nghệ về các chủ đề, các buổi ngoại khoá âm nhạc nói về các nhạc sĩ.... giúp cho học sinh có thêm niềm say mê hứng thú trong học tập, qua đó nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu âm nhạc và bồi dưỡng cho các em phát huy khả năng âm nhạc của mình. 
Từ thực tiễn giảng dạy theo phương pháp đổi mới trên, kết quả chất lượng cuối học kỳ I của khối 6 bước đầu đã có hiệu quả rõ rệt. Cụ thể như sau:
Như vậy: Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nói trên, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
 - Để có tiết dạy hát tốt nhất trước hết phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên cần phải nắm đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy học linh hoạt sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học.
- Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học một cách nhuần nhuyễn.
- Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến hết tiết học, tạo cho các em sự hứng thú vui tươi bởi vì đặc trưng bộ môn là học vui- vui học, tránh gò ép đối với học sinh.
- Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp trong trường bằng hình thức tổ chức hội thi văn nghệ ngoại khóa.
 Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm qua các tiết dạy và học hỏi đồng nghiệp.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Có thể nói rằng môn âm nhạc ở trường phổ thông có vị trí quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những môn học chính thì môn học âm nhạc giúp cho học sinh phát trển thị hiếu thẩm mỹ nghệ thuật nâng cao dần một bước về tiếp xúc với âm nhạc tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh.
Việc dạy phân môn học hát ở trường THCS trong quá trình đổi mới ngày nay là vô cùng cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên biệt cần hiểu rõ điều này để môn âm nhạc ngày càng phát huy tác dụng góp phần vào sự nghiệp đào tạo các em phát triển một cách toàn diện.
Từ thực trạng dạy học phân môn học hát ở trường THCS, từ kiến thức được học trong nhà trường bản thân tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm. Có thể nói phần lớn các yếu tố trên đã làm cho học sinh hứng thú học tập đó là đều phụ thuộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_phan_mon_hoc_h.doc