SKKN Một số giải pháp khắc phục những sai lầm thường gặp ở học sinh khi học phần “Kỹ thuật đá cầu” tại trường THPT Quảng Xương IV

SKKN Một số giải pháp khắc phục những sai lầm thường gặp ở học sinh khi học phần “Kỹ thuật đá cầu” tại trường THPT Quảng Xương IV

Thể dục, thể thao ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, gắn liền với đời sống nhân dân. Tập luyện Thể dục, thể thao đem đến cho con người sự hoàn thiện về mặt thể chất cũng như tinh thần rèn luyện thể lực tăng cường sức khỏe giúp cho con người trong lao động, học tập và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Ở Việt Nam hoạt động Thể dục thể thao nói chung và môn đá cầu nói riêng rất được quan tâm, là môn thế mạnh của Việt Nam trong các giải khu vực và Quốc tế và là môn thể thao phổ biến, dễ tập luyện, nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày, trong lao động và chiến đấu như hoạt động chạy - nhảy - đi. nên được nhiều người yêu chuộng hằng ngày tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ và giải trí. Trong Nhà trường phổ thông môn Đá cầu là môn học chính thức trong chương trình giáo dục thể chất. Việc tập luyện và thi đấu môn đá cầu có tác dụng tốt tới sức khoẻ, phát triển thể lực một cách toàn diện, đồng thời còn tạo điều kiện nâng cao thành tích cho môn thể thao khác.

Giáo dục thể chất trong các trường phổ thông là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục cho thế hệ trẻ, nhằm đào tạo ra lớp người " phát triển cao về trí tuệ , cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức" (Tiêu chẩn rèn luyện thể thao trong học sinh phổ thông- NXB- TDTT). Để đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

 

doc 19 trang thuychi01 17114
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp khắc phục những sai lầm thường gặp ở học sinh khi học phần “Kỹ thuật đá cầu” tại trường THPT Quảng Xương IV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thể dục, thể thao ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, gắn liền với đời sống nhân dân. Tập luyện Thể dục, thể thao đem đến cho con người sự hoàn thiện về mặt thể chất cũng như tinh thần rèn luyện thể lực tăng cường sức khỏe giúp cho con người trong lao động, học tập và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Ở Việt Nam hoạt động Thể dục thể thao nói chung và môn đá cầu nói riêng rất được quan tâm, là môn thế mạnh của Việt Nam trong các giải khu vực và Quốc tế và là môn thể thao phổ biến, dễ tập luyện, nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày, trong lao động và chiến đấu như hoạt động chạy - nhảy - đi... nên được nhiều người yêu chuộng hằng ngày tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ và giải trí. Trong Nhà trường phổ thông môn Đá cầu là môn học chính thức trong chương trình giáo dục thể chất. Việc tập luyện và thi đấu môn đá cầu có tác dụng tốt tới sức khoẻ, phát triển thể lực một cách toàn diện, đồng thời còn tạo điều kiện nâng cao thành tích cho môn thể thao khác.
Giáo dục thể chất trong các trường phổ thông là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục cho thế hệ trẻ, nhằm đào tạo ra lớp người " phát triển cao về trí tuệ , cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức" (Tiêu chẩn rèn luyện thể thao trong học sinh phổ thông- NXB- TDTT). Để đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Ở Trường trung học phổ thông, nhiệm vụ của giáo dục thể chất là những giờ học chính khoá và ngoại khoá, trong đó có môn Đá cầu với nhiều nội dung thi đấu tại các kỳ hội khoẻ phù động. Mặc dù quan trọng nhưng thực tế cho thấy thành tích đá cầu của các vận động viên tại các cuộc thi đấu của cấp huyện cấp tỉnh vẫn còn thấp, lý do vì ở các trường phổ thông chưa coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài môn đá cầu hoặc có quan tâm nhưng các biện pháp đưa ra chưa hợp lý, chưa nâng cao được thành tích, mặt khác điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kinh phí thì hạn hẹp nên việc lựa chọn các phương pháp để tập luyện cho phù hợp là rất khó.
Là giáo viên trực tiếp làm công tác Giáo dục thể chất ở bậc trung học. Trong quá trình nhiều năm giảng dạy các môn thể dục trong chương trình môn học chính khoá. Tôi đánh giá môn đá cầu là môn học đòi hỏi phát triển các tố chất toàn diện, vận động đòi hỏi sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm dẻo, khéo léo. Nhằm phát triển toàn diện thể chất, trí tuệ của học sinh ở lứa tuổi này. Đối với học sinh ở lứa tuổi này cơ thể đang trong giai đoạn phát triển mạnh về mọi mặt, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế nên các em hiếu động ham chơi, nhưng nhanh nhàm chán, làm ảnh hưởng đến thành tích của môn học. 
Hiện nay trong quá trình giảng dạy hầu hết các giáo viên cũng đều giới thiệu tất cả các kỹ thuật cơ bản cho học sinh theo quy định của phân phối chương trình nhưng đến khi tập luyện thì học sinh lại chủ yếu tập và chơi tự do theo phản xạ tự nhiên với những động tác dễ như chuyền, đỡ, tâng cầu qua lại, rất ít tập và sử dụng các kỹ thuật khó như móc cầu hay tâng búng cầu. 
Qua thực tế quan sát cũng như là trực tiếp giảng dạy nội dung đá cầu ở các lớp tôi đều nhận thấy có những ưu điểm và nhược điểm như sau
Ưu điểm: là môn học dễ học, dễ tập, dễ chơi, lại có thể chơi cá nhân, chơi theo cặp, theo nhóm và đặc biệt dễ thi đấu nên hầu hết các em đều hứng thú, thích học. Mặt khác chi phí để sắm những quả cầu lại không tốn kém nhiều, các em cũng có thể tự làm được.
Nhược điểm: Trong quá trình học đối với cầu tiêu chuẩn thi đấu( cầu lì) vừa khó đá vừa đắt tiền lại nhanh hỏng nên các em ít sử dụng mà chủ yếu là dùng cầu lông gà vừa dễ đá vừa kinh tế hơn. Mặt khác nội dung đá cầu có rất nhiều kỹ thuật khác nhau, có kỹ thuật khó, có kỹ thuật dễ, mà khi cá em chơi thường chơi theo bản năng tự nhiên, ngẫu hứng nên rất ít sử dụng kỹ thuật khó hoặc có sử dụng thì sử dụng một cách tự do không đúng kỹ thuật nên hiệu quả không cao. 
Vậy để phát triển được các tố chất của các em cũng như giúp các em tự tin sử dụng các kỹ thuật một cách chính xác và hiệu quả hơn để từ đó phát hiện những em có triển vọng năng khiếu thể thao đưa vào huấn luyện bổ sung lực lượng vận động viên kế cận, tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài: Một số giải pháp khắc phục những sai lầm thường gặp ở học sinh khi học phần “Kỹ thuật đá cầu” tại trường THPT Quảng Xương IV.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này với mục đích tìm hiểu một số sai lầm thường mắc trong quá trình học kĩ thuật đá cầu từ đó áp dụng một số biện pháp khắc phục những sai lầm đó cho học sinh khối lớp 11 Trường trung học phổ thông Quảng Xương IV nhằm nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 	Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi cấp trường và được áp dụng đối với học sinh khối 11 Trường trung học phổ thông Quảng Xương IV
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết hai nhiệm vụ trên trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
1) Phương pháp phỏng vấn tọa đàm:
Để đảm bảo cho đề tài mang tính khoa học và thực tiễn, tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến các giáo viện bộ môn thể dục trong và ngoài trường để thu thập thông tin những sai lầm mà học sinh thường mắc phải và ý kiến đề xuất khắc phục những sai lầm đó. 
2) Phương pháp quan sát sư phạm:
Cùng với phiếu phỏng vấn, tôi đã quan sát sư phạm các giờ lên lớp của đồng nghiệp trong trường THPT Quảng Xương IV và các trường bạn. Trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân sai lầm và đề xuất một số biện pháp khắc phục những sai lầm đó.
3) Phương pháp toán học thông kê:
Để giải quyết các nhiệm vụ một cách chính xác và mang tính khoa học, tôi đã sử dụng phương pháp toán học thống kê để sử lý các số liệu.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1) Cơ sở lý luận giảng dạy kĩ thuật động tác:
Tập luyện Thể dục, thể thao nói chung và môn Đá cầu nói riêng, việc học kĩ thuật động tác là một nhân tố quan trọng. Nếu biết phối hợp các động tác chính xác, nhịp nhàng sẽ đem lại kết quả cao trong quá trình tập luyện và thi đấu..
Qúa trình này được tiến hành dựa trên những nguyên tắc giáo dục, giáo dưỡng thể chất. Cho dù một hoạt động đơn giản hay phức tạp nào của người dạy và người học đều phải tuân thủ nguyên tắc hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động. Từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ trực quan đến tư duy và từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó giúp con người học chuyển từ việc nắm vững chắc có hệ thống sang thực hiện động tác kĩ thuật một cách toàn vẹn và thành thạo.
Quá trình dạy học kĩ thuật động tác được chia làm 3 giai đoạn, tương ứng với 3 giai đoạn quá trình hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động đó là:
* Giai đoạn học ban đầu:
Ở giai đoạn này, giáo viên phải giúp người học nắm vững nguyên lý kĩ thuật và năng lực cần thiết thực hiện động tác. Trong giai đoạn này hưng phấn thần kinh của người học bị lan tỏa và dễ khuếch tán sang vùng thần kinh khác, phản ứng trả lời còn chưa được chọn lọc nhiều nhóm cơ thừa bị lôi cuốn vào hoạt động và cơ thể chưa phân biệt được chính xác các kích thích có điều kiện khác nhau. Do đó, khi thực hiện kĩ thuật động tác người học rất rễ mắc phải sai lầm bị động tác thừa và tốn nhiều sức lực.
* Giai đoạn sâu chi tiết:
Ở giai đoạn này người học hiểu sâu hơn các quy luật hoàn thiện kĩ năng vận động, động tác được thực hiện chính xác hoá theo đặc điểm không gian và thời gian. Trong giai đoạn này định hình động lực được hình thành trên vỏ não. Xong vẫn chưa đầy đủ và vững chắc sau vài lần lặp đi lặp lại động tác hiện tượng khuếch tán của các quá trình thần kinh giảm dần đi, hưng phấn chỉ tập trung vào những vùng nhất định. Hệ thống các cử động không phải thay đổi ở tất cả các giai đoạn những động tác đó được tiếp thu đúng thì sẽ được lặp lại đúng và dần dần tự động hóa, động tác phối hợp tốt hơn, các động tác thừa bị ức chế. Tuỳ theo mức độ nắm vững kĩ thuật mà tự động hoá chuyển kĩ năng thành kĩ xảo vận động nhanh hay chậm.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện động tác vẫn đòi hỏi sự kiểm tra của vỏ não và cơ quan thị giác.
* Giai đoạn hoàn thiện kĩ thuật động tác:
Ở giai đoạn này định hình động lực trên vỏ não được xây dựng vững chắc, hệ thống chức năng của động tác đã có tính chất ổn định.
Các cơ quan trong cơ thể phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, kĩ thuật động tác được thực hiện một cách tự động hoá đến mức hoàn thiện.
Không cần đến sự kiểm tra của vỏ não và cơ quan thị giác, động tác không bị rối loạn hoặc chuyển xấu khi các điều kiện khách quan thay đổi. Cuối giai đoạn này kĩ xảo vận động đạt đến mức vững và có tính biến dạng. Trong giai đoạn này công tác giảng dạy cần phải chú ý đến từng đặc điểm kĩ thuật để tiến hành lựa chọn các phương tiện, phương pháp giảng dạy cho phù hợp, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tổng hợp hoặc phân đoạn để củng cố kĩ xảo và phát triển tính biến dạng của nó, hoặc cấu tạo lại phần kĩ thuật cho tương ứng với phát triển các tố chất thể lực của người học nhằm nâng cao hiệu quả trong qua trình tập luyện và thi đấu.
2) Cơ sở lý luận kĩ thuật đá cầu:
	Trong chương trình giảng dạy môn Đá cầu ở trường trung học phổ thông các em chỉ được học các kỹ thuật của môn Đá cầu chứ các em không được trang bị thể lực. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ vào để giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập trong yêu cầu của phân phối chương trình và các bài tập hướng dẫn trong sách giáo khoa thì :
	Thứ nhất: Học sinh chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực di chuyển chậm, lực cổ chân không đủ để đá đường cầu đúng yêu cầu. 
	Thứ hai: Yêu cầu của chương trình thay sách giáo khoa chủ yếu các em phát triển toàn diện về mọi mặt đặc biệt là các tố chất thể lực.
 	Thứ ba: Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu, dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện.
	Với phong trào đá cầu rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu một vài kỹ thuật động tác đá cầu hay kỹ thuật di chuyển đối với các em học sinh lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỹ thuật động tác đá cầu, kỹ thuật di chuyển từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học môn Đá cầu của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn.
II. THỰC TRẠNG HỌC SINH KHI HỌC KĨ THUẬT ĐÁ CẦU:
1) Thực trạng chung:
Trước khi thực hiện đề tài, năng lực học sinh thực hiện kĩ thuật đá cầu còn rất yếu. có một số kỹ thuật tương đối khó với học sinh như tâng búng cầu, móc cầu, nên trong quá trình học kĩ thuật các em thường mất tự tin dẫn đến những sai lầm như: Phối hợp các động tác còn gò bó, chưa phán đoán được điểm cầu rơi, bàn chân tiếp xúc cầu sai,  Lý do đó dẫn đến học sinh không thích học. Vì điều kiện tập luyện của học sinh còn quá ít, không có người hướng dẫn thường xuyên.
2) Chuẩn bi thực hiện đề tài:
Để chuẩn bị thực hiện đề tài tôi đã thực hiện một số khâu quan trọng sau:
a) Xác định những sai lầm thường mắc phải bằng phương pháp sư phạm: 
Trong quá trình lên lớp tôi đã quan sát học sinh lớp 11 trường THPT Quảng Xương IV, học kĩ thuật đá cầu. Ban đầu tôi đã xác định được những sai lầm cơ bản và học sinh thường mắc phải đó là:
* Chân phía sau lăng về trước chưa duỗi thẳng cẳng chân và bàn chân (phát cầu). Các em thường lăng cả đùi
* Các bước di chuyển không tích cực.
* Chuyền cầu không đúng hướng, đúng tầm. Dùng tay đỡ cầu.
* Phán đoán sai điểm cầu rơi và động tác đá của chân sai, nên không đá trúng cầu, không chạm được cầu hoặc chưa chính xác (đá cầu).
* Chưa biết điều chỉnh lực cho hợp lí, và điều cầu theo ý mình
* Tung cầu ban đầu cao hoặc thấp hoặc không đúng hướng (tâng cầu).
Trên đây là các sai lầm khi học sinh thực hiện kĩ thuật đá cầu. Một vấn đề đặt ra là phải xác định được những sai lầm nào mang tính phổ biến và cơ bản nhất mà trong quá trình học đá cầu học sinh thường mắc phải. Trong quá trình quan sát sư phạm tôi đã lập bảng thống kê ghi chép lại số lượng các diễn biến sai lầm thường mắc. Qua thực tế quan sát tôi đã thu được bảng sau:
BẢNG 1: KẾT QUẢ QUAN SÁT SƯ PHẠM TRÊN 40 HỌC SINH.
STT
NỘI DUNG SAI LẦM
SỐ HỌC SINH
TỈ LỆ %
1
2
3
4
5
6
* Chưa biết điều chỉnh lực cho hợp lí và điều cầu theo ý mình.
* Chuyền cầu không đúng hướng, đúng tầm. Cầu bay không chuẩn xác.
* Phán đoán sai điểm cầu rơi và động tác đá của chân sai, nên không đá trúng cầu, không chạm được cầu hoặc chưa chính xác. Dùng tay đỡ cầu.
* Các bước di chuyển không tích cực. nặng nề và chậm chạp.
* Chân phía sau lăng về trước chưa duỗi thẳng cẳng chân và bàn chân, các em thường lăng cả đùi (phát cầu).
* Tung cầu ban đầu cao hoặc quá thấp hay không đúng hướng (tâng cầu).
30
33
32
35
29
27
75
82.5
80
87.5
72.5
67
Qua kết quả bảng 1 tôi đã nhận thấy tỉ lệ học sinh mắc phải những sai lầm 1, 2, 3, 4 chiếm tỉ lệ cao.
Như vậy, chứng tỏ các sai lầm 1, 2, 3, 4, (bảng 1) là những sai lầm học sinh trong quá trình học kĩ thuật đá cầu thường hay mắc phải.
b) Xác định những sai lầm thường mắc phải bằng phương pháp phỏng vấn:
Trong quá trình quan sát sư phạm và nghiên cứu tìm tòi những tài liệu liên quan. Để nhằm khẳng định thêm căn cứ xác định rõ chính xác của những sai lầm thường mắc phải trong khi học kĩ thuật đá cầu. Tôi đã liệt kê những sai lầm thường mắc vào phiếu phỏng vấn nhằm lấy ý kiến trả lời đánh giá mức độ sai phạm của học sinh. Thông qua ý kiến trả lời của các giáo viên bộ môn thể dục trong và ngoài trường đã trả lời qua thực tiễn giảng dạy kĩ thuật đá cầu. Tôi đã thu được kết quả của 20 phiếu phát ra và thu vào như sau:
BẢNG 2: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SAI LẦM CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN 20 PHIẾU:
STT
NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC
SỐ PHIẾU
Đồng ý
Tỉ lệ (%)
Không đồng ý
Tỉ lệ (%)
1
2
3
4
5
6
* Chưa biết điều chỉnh lực cho hợp lí và điều cầu theo ý mình.
* Chuyền cầu không đúng hướng, đúng tầm. Cầu bay không chuẩn xác.
* Phán đoán sai điểm cầu rơi và động tác đá của chân sai, nên không đá trúng cầu, không chạm được cầu hoặc chưa chính xác. Dùng tay đỡ cầu.
* Các bước di chuyển không tích cực. nặng nề và chậm chạp.
* Chân phía sau lăng về trước chưa duỗi thẳng cẳng chân và bàn chân, các em thường lăng cả đùi (phát cầu).
* Tung cầu ban đầu cao hoặc quá thấp hay không đúng hướng (tâng cầu).
16
14
14
15
13
11
80
70
70
75
65
55
4
6
6
5
7
9
20
30
30
25
35
45
Qua kết quả từ bảng 2 của phương pháp phỏng vấn trên, chúng ta nhận thấy rằng các sai lầm 1, 2, 3, 4, vẫn chiếm tỉ lệ cao tương ứng với phương pháp sư phạm.
Như vậy, từ kết quả thu được của phương pháp phỏng vấn, tôi nhận thấy các sai lầm
1, 2, 3, 4, đúng là những sai lầm mà học sinh thường hay mắc phải trong qua trình học kĩ thuật đá cầu.
Để khẳng định chính xác các sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong quá trình học đá cầu. Tôi đã tổng hợp so sánh kết quả của phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp phỏng vấn như sau:
BẢNG 3: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN:
 TÊN SAI LẦM
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1
2
3
4
5
6
GHI
CHÚ
Quan sát sư phạm ( % )
75
82.5
80
87.5
72.5
67
Phỏng vấn ( % )
80
70
70
75
65
55
Tổng hợp hai phương pháp qua bảng 3. Tôi đã thấy kết quả thực tế của những phương pháp phù hợp với nhau, các sai lầm 1, 2, 3, 4, 5, 6, vẫn chiếm tỉ lệ cao.
Tôi xem đây là những sai lầm thường là học sinh mắc phải trong khi học kĩ thuật đá cầu.
c) Xác định những nguyên nhân dẫn đến nhưng sai lầm thường mắc: 
Dựa vào bảng tổng hợp kết quả của hai phương pháp sư phạm, phương pháp phỏng vấn và cơ sở lý luận chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn tôi xác định những nguyên nhân dẫn đến sai lầm là:
- Do học sinh tiếp thu kĩ thuật còn chậm.
- Do học sinh có thói quen tập và chơi cầu một cách tự do, ngẫu hứng
- Do thể lực yếu.
III. KINH NGHIỆM VẬN DỤNG ĐỀ TÀI VÀO THỰC TIỄN:
	Để khắc phục những sai lầm và góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình học kĩ thuật đá cầu, tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ kỹ thuật và bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 8 phút/tiết ( vào phần cuối của mỗi tiết giáo án) liên tục từ tiết thứ hai cho đến tiết gần cuối cùng của chương trình đá cầu (Khoảng 10 -12 tiết) cho học sinh khối 11 với các vấn đề sau:
1) Một số biện pháp:
1.1. Biện pháp 01: Phát cầu thấp chân chính diện đến hai góc xa của sân. (4 – 5 phút) 
	- Mục đích rèn luyện cho học sinh cách phán đoán điểm rơi của cầu, cách chuyền cầu theo hướng mình muốn, và đặc biệt là cách đá duỗi cẳng chân và bàn chân. 	
 	 Hình 1
- Giáo viên: Chia lớp đứng hai bên sân đá cầu , x x 
làm mẫu động tác (1 lần). (Hình 1) x x
- Học sinh: Tập luyện động tác theo sự điều x x 
khiển của giáo viên. x x
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập, sửa sai DGV 
động tác cho học sinh. Đặc biệt là cách lăng cẳng chân và duỗi mũi bàn chân.
1.2. Biện pháp 02: Tại chỗ tung cầu thấp sau đó dùng mũi bàn chân giật búng ngược lên trên cao rồi lại bắt và tung lại.
	- Mục đích rèn luyện cho học sinh cách dùng lực của cổ chân và cách phán đoán điểm rơi của cầu cũng như dùng lực phù hợp khi tiếp xúc vào cầu,. 
- Giáo viên: Làm mẫu lại động tác (1 lần) sau đó cho học sinh tại chỗ theo hàng cùng làm (mỗi người một quả cầu tự làm liên tục 10-15 lần) 
- Học sinh: Luyện tập động tác theo sự điều khiển của giáo viên. 
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập, sửa sai động tác cho từng học sinh.
1.3 Biện phát 03: Đỡ cầu bằng ngực, đùi, mu bàn chân và chuyền cầu với nhiều tư thế khác nhau theo nhóm 3 người. (5- 6 phút)
- Mục đích rèn luyện cho học sinh cách phán đoán điểm rơi của cầu, đỡ và khống chế cầu, chuyền cầu theo hướng mình muốn, và đặc biệt là cách đá cầu theo ý mình, cách dùng lực phù hợp và cách đá duỗi cẳng chân, bàn chân.
- Giáo viên: Chia nhóm, làm mẫu lại động tác (1 lần) và x x
các nhóm tự làm. (Hình 3) x 
- Học sinh: Luyện tập động tác theo sự điều khiển của giáo x x
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập, sau đó cho dừng lại x
sửa sai.	 	 GVD Hình 3
2) Phát triển thể lực:
Để giúp học sinh có đủ thể lực tập luyện nâng cao kĩ thuật động tác tôi đã thực hiện một số bài tập như sau:
2.1 Bài tập 01: Bật cóc tiến, bật cóc lùi.
	- Mục đích: Phát triển sức bền mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng sức bền di chuyển đón cầu.
	- Cách thực hiện: Chia nhóm cho học sinh tập luyện
	+ Học sinh: Học sinh 2 tay chống hông, ngồi nhổm lên 2 gót chân. Có hiệu lệnh học sinh bắt đầu bật lên xuống liên tục ( chú ý bật độ dài tối thiểu 40 cm) 
	+ Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở học sinh tích cực tập luyện. (Hình 1)
	- Thời gian: Trong thời gian 1 phút/ 1 tổ. Nam 3 tổ, nữ 2 tổ. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 1 phút
	 x	x	x	x	x	x	x	x	x
	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x x
	 x	x x x	x	x	x	x	x	 
DGV Hình 1 
2.2 Bài tập 02: Nhảy dây.
	- Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của tay và chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỹ thuật đá cầu.
	- Chuẩn bị: 12 đến 13 dây nhảy đơn ( Giáo viên chuẩn bị).
	- Cách tập: 
	+ Giáo viên: Chia nhóm cho học sinh tập luyện 
	+ Học sinh: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, từng hàng ngang tập đồng loạt nhảy hai chân nhịp đơn.
	+ Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở học sinh tích cực tập luyện. (Hình 2)
	- Thời gian: Mỗi tổ 1 phút: Nam thực hiện 3 tổ, nữ thực hiện 2 tổ. Từng hàng ngang luân phiên nhau để tập luyện.
 x	x	x	x	x	x	x	x
	x	x	x	x	x	x	x	x 
	x	x	x	x	x	x	x	x 
 à	x	x	x	x	x	x	x	x	 	 DGV Hình 2 
2.3 Bài tập 3: Di chuyển lên xuống dọc 1 bên sân.
	- Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_khac_phuc_nhung_sai_lam_thuong_gap_o_h.doc