SKKN Một số giải pháp góp phần phát triển năng lực tự học cho học sinh khi dạy phần địa lí tự nhiên Địa lí 10
Nghị quyết TW 4, tiếp theo nghị quyết TW 2 - khoá VIII, luật giáo dục nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội thông qua ở mục 2, điều 4 ghi rõ : “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực,tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của ngưới học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [7].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [7]. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH KHI DẠY PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐỊA LÍ 10 Người thực hiện: Lê Thị Chinh Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Địa lí THANH HÓA, NĂM 2019 MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 3 2.1.1. Quan niệm tự học 3 2.1.2. Vai trò tự học 4 2.1.3. Quan điểm hướng dẫn tự học 4 2.1.4.Các hình thức tự học. 4 2.1.5. Một số phương tiện để học sinh tự học 4 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 4 2.2.1. Thực trạng dạy học của giáo viên 4 2.2.2.Việc học của học sinh 4 2.2.3. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học địa lí 10 5 2.3. Các giải pháp thực hiện 6 2.3.1.Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học bằng các dạng câu hỏi 6 2.3.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học bằng các dạng câu hỏi 8 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 16 2.4.1. Kết quả định lượng 16 1.4.2. Kết quả định tính 17 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 3.1.Kết luận 18 3.2 Kiến nghị 18 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Nghị quyết TW 4, tiếp theo nghị quyết TW 2 - khoá VIII, luật giáo dục nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội thông qua ở mục 2, điều 4 ghi rõ : “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực,tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của ngưới học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [7]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [7]. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Tự học là công việc suốt đời của con người trong xã hội học tập hiên nay, đặc biệt trước sự phát triển như vũ bão của khoa học – kĩ thuật, của nền kinh tế tri thức. Vì vậy nhu cầu tự học càng trở nên cấp thiết. Trong dạy học, muốn đạt hiệu quả cao phải hướng vào việc phát huy năng lực tự học của học sinh, phải kích thích và tạo động lực cho tự học; dạy học phải lấy tự học làm mục tiêu và làm động lực. Muốn tự học có kết quả, người học phải có một số kiến thức và kĩ năng cần thiết, một phần trong đó do nhà trường trang bị, một phần quan trọng hơn là sự học hỏi và rèn luyện thường xuyên của người học. Đối với môn Địa lí khi có kĩ năng cần thiết, việc tự học sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên kĩ năng địa lí được hình thành và phát triên trên cơ sở sử dụng các phương tiện học tập địa lí. Việc tự học ở nhà của học sinh thực chất là giai đoạn tiếp tục của tiết học trên lớp. Điểm khác nhau chính là trong giai đoạn này không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Tự học ở nhà đòi hỏi học sinh phải có phương tiện tự học và kĩ năng để khai thác phương tiện đó. Trong quá trình dạy học địa lí ở trường phổ thông nhiều giáo viên vẫn còn coi nhẹ việc hướng dẫn học sinh tự học, do đó các em gặp không ít khó khăn, đặc biệt là các em có học lực trung bình, yếu, kém. Tự học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh, nhưng các em không thể hoàn toàn tự học nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên. Tự học thành công là một động lực quan trọng làm cho HS tự tin nhờ đó say mê học tập. Đó là những điều kiện bên trong để phát huy sức sáng tạo của thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu của người lao động trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở đó, tôi thực hiện đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH KHI DẠY PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN - LỚP 10 ”, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục và nâng cao hiệu quả học tập địa lí cho HS. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Hướng dẫn học sinh cách tự học trong phần địa lí tự nhiên lớp 10, từ đó nắm vững các kiến thức đã được học đồng thời tìm tòi thêm các kiến thức mới nâng cao. Trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp trong việc sử dụng các phương tiện trực quan giúp học sinh tự học. Đáp ứng được yêu cầu của kì thi THPT quốc gia sắp tới, cũng như giúp học sinh làm bài tốt hơn trong kiểm tra thường xuyên và định kì. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Phần địa lí tự nhiên lớp 10. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.1. Quan niệm tự học Theo GS.TS. Nguyễn Cảnh Toàn : “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp, cùng với phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý chí thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình ”[9]. “Tự học có thể diễn ra dưới sự tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của thầy; nhưng cũng có thể không có sự hướng dẫn của thầy; có thể được tiến hành theo hình thức cá nhân, nhưng cũng có thể theo hình thức nhóm. Dù có hay không có thầy – cô giáo, tự học cũng đòi hỏi người học phải nổ lực tối đa, tích cực, chủ động và sáng tạo”.[9]. Trong tự học địa lí, theo PGS.TS Nguyễn Đức Vũ : “Tự học địa lí, nghĩa là người học phải tự mình làm việc với các nguồn tri thức cần học. làm việc ở đây được hiểu cả về phượng tiện trí óc đơn thuần, cả về phương diện hoạt động vật chất”.[9]. Quá trình tự học diễn ra qua 3 thời, gồm: - Thời một: Tự nghiên cứu - Thời hai: Tự thể hiện - Thời ba: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh 2.1.2. Vai trò của tự học - Tự học giúp người học rèn luyện tính độc lập suy nghĩ, phát huy trí thông minh. Vì tự học là quá trình đào sâu suy nghĩ nên có độc lập trong suy nghĩ mới sáng tạo ra được. - Tự học giúp con người khám phá ra nhiều điều mới, phát minh ra những vấn đề mới, giúp con người làm chủ được thế giới tự nhiên và tôn trọng các quy luật của tự nhiên. - Tự học có vai trò rèn luyện trí nhớ, óc tư duy, ôn luyện các kiến thức đã học. - Tự học còn cũng cố năng lực nhận thức, sức mạnh của ý chí, nghị lực của bản thân và phẩm chất của người học. Vậy tự học có vai trò rất quan trọng “tự học, tự đào tạo là con đường phát triển giáo dục tối ưu”. Giáo dục đào tạo theo hướng phát triển tự học sẽ tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có khả năng công tác tốt và có thể đưa ra nhiều ý tưởng tốt phát triển cho ngành nghề góp phần vào phát triển xã hội. 2.1.3. Quan điểm hướng dẫn tự học - Là hướng dẫn người học tự sử dụng các phương tiện tự học để tìm ra tri thức. - Hướng dẫn tự học diễn ra dưới 2 hình thức : Hướng dẫn tự học ở trên lớp và hướng dẫn tự học ở ngoài lớp : tham quan, nghiên cứu, ngoại khoá, ở nhà, - Để việc tự học thuận lợi và đạt kết quả cao thì nhiệm vụ hướng dẫn của người thầy và của những người có kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. - Hướng dẫn tự học của thầy nhằm tác động hợp lí, phù hợp với chu trình tự học ba thời của trò, gồm: hướng dẫn; tổ chức; trọng tài, cố vấn, kết luận và kiểm tra. 2.1.4. Các hình thức tự học. - Tự học cá nhân. - Đôi bạn tự học ở nhà. - Tự học ở nhà theo nhóm. - Tự học thông qua các phương tiện hiện đại như mạng internet. - Tự học ở nhà với sự giúp đỡ kèm cặp của gia đình. 2.1.5. Một số phương tiện để học sinh tự học: HS sử dụng phương tiện đơn giản, dễ sử dụng để tự học như: - Sách giáo khoa, sách bài tập địa lí. - Bản đồ giáo khoa địa lí, biểu đồ, bảng số liệu thống kê. - Hệ thống sơ đồ. - Bảng kiến thức. - Máy vi tính có nối mạng internet. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thực trạng dạy học của giáo viên Nhìn chung, giáo viên cải tiến đổi mới phương pháp như sử dụng: phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nội dung bài học chứ chưa chú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư duy. Việc hướng dẫn học sinh sử dụng hệ thống sơ đồ, các câu hỏi, bản đồ trong SGK để tự học, tự tìm hiểu kiến thức rất hạn chế. Mặc dù việc đổi mới phương pháp dạy học đã diễn ra, nhất là trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, ở trường tôi, qua việc dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy vẫn còn tình trạng dạy học theo phương pháp cũ và thiên về thầy đọc, trò chép, người GV ít chú trọng đến vấn đề phát huy tính tự học của HS, ít khi đặt ra vấn đề mang tính chất tìm tòi cho HS phát triển năng lực tư duy, tự học và tự nghiên cứu vì nghĩ rằng học sinh trường mình có tư duy không tốt, lực học nhìn chung đa số ở mức trung bình, nếu thực hiện các phương pháp dạy học tích cực thì các em cũng không làm được. Một số đồng chí đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học tuy nhiên chưa chú trọng đến việc sử dụng nhiều các phươg pháp để phát triển năng lực cho HS đặc biệt là năng lực tựu học. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS của trường tôi là cấp bách và cần thiết, đặc biệt là năng lực tự học đối với HS khối 10. 2.2.2. Việc học của học sinh Qua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Địa lý 10 chiếm tỷ lệ trung bình rất cao. Hoạt động các em chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học, có khi lớp 35 – 40 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tập trung 4-5 em phát biểu xây dựng bài. Các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập môn Địa lý 10. Ở những lớp giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện, thông báo lớp học trầm, ít học sinh phát biểu xây dựng bài, do đó hầu như năng lực của các em ít được phát triển. Ngược lại, ở những lớp, GV sử dụng các phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng hình cùng với những câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôi nổi hẳn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài, từ đó các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp, nói năng lưu loát hơn, quản lí được thời gian tốt hơn và đặc biệt là chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức. 2.2.3. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Địa lý 10 ở trường THPT hiện nay Giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học. Bởi để dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích cực của HS đòi hỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. Đồng thời giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Ở nhiều trường THPT chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập của bộ môn như: chưa có phòng thực hành bộ môn, chưa có đủ các đồ dùng dạy học cần thiết Bên cạnh đó một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng dạy và học Địa lý 10 như trên là do hiện nay môn này HS coi là môn học chỉ cần học thuộc, chính vì vậy học sinh lười tư duy, lười tự tìm ra các kiến thức mới thông qua các thiết bị hỗ trợ học tập. Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ buông lỏng, thả trôi trong ý thức học tập của nhiều em HS. 2.3. Các giải pháp thực hiện 2.3.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học bằng các dạng câu hỏi 2.3.1.1. Câu hỏi : Câu hỏi là dạng cấu trúc ngôn ngữ rõ ràng diễn đạt một yêu cầu, một câu hỏi, một mệnh lệnh cần giải quyết.Câu hỏi được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau của quá trình dạy học. 2.3.1.2. Quy trình ra câu hỏi cho HS về nhà thực hiện Bước 1 : Lựa chọn câu hỏi phù hợp với nội dung bài học. Bước 2 : Hướng dẫn HS thực hiện câu hỏi ở nhà - Xác định mục đích, yêu cầu của câu hỏi bằng cách phân tích nội dụng câu hỏi. - Liên hệ với nội dung kiến thức của bài học để lấy nội dung trả lời. - Lập dàn ý và trả lời câu hỏi. (Đối với câu hỏi liên hệ thực tế, GV hướng dẫn để HS liên hệ thực tế ở địa phương, đất nước để dẫn chứng, chứng minh). Bước 3 : Kiểm tra, đánh giá việc trả lời câu hỏi của HS. 2.3.1.3. Các dạng câu hỏi: * Câu hỏi trong SGK Ở mỗi bài học trong SGK Địa lí lớp 10, phần Địa lí tự nhiên đều có các câu hỏi nhằm hướng dẫn, định hướng cho HS tự học. Các câu hỏi này thường theo sát nội dung kiến thức của bài học. Vì vậy GV cần sử dụng câu hỏi này để hướng dẫn cho HS tự học, đồng thời sử dụng những câu hỏi đó để kiểm tra bài cũ học sinh tự học ở nhà vào đầu tiết học. Ví dụ 1: Câu hỏi số 2, SGK trang 24: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Khi đó trên bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao + GV hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn xác định mục đích, yêu cầu của câu hỏi. + Trả lời: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày và đêm. Khi đó trên bề mặt Trái Đất không có sự sống. Do bề mặt Trái Đất quá nóng hoặc quá lạnh. Ví dụ 2: Câu hỏi số 1, SGK trang 24. Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam: Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười, chưa cười đã tối. * Hướng dẫn HS thực hiện: Đây là câu hỏi vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, vì vậy giáo viên hướng dẫn thực hiện như sau: - Hướng dẫn xác định mục đích, yêu cầu của câu hỏi: Giải thích hiện tượng có trong tự nhiên thông qua câu ca dao của Việt Nam. * Câu hỏi nâng cao Ngoài hệ thống các dạng câu hỏi trong SGK, để phát huy tư duy và mở rộng kiến thức, GV cần tự biên soạn hoặc sưu tầm các các câu hỏi khác cho HS thực hiện. Các câu hỏi này, GV nên tập trung vào các câu hỏi mở rộng, đi sâu hoặc liên hệ thực tiễn vào kiến thức của bài học. + Câu hỏi đi sâu vào kiến thức của bài học. Ví dụ 1: Trong khi học bài 8 : "Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất", GV đưa ra câu hỏi : Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu mối quan hệ giữa sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo với việc hình thành các nếp uốn và đứt gãy. Ví dụ 2: Trong khi học bài 11 – Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái Đất, GV đưa ra câu hỏi: Quan sát hình 11.3, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 520B. Trả lời: Càng vào sâu trong lục địa thì biên độ nhiệt độ cao tăng. Do ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền giảm nhanh Hình 11.3 – Biên độ nhiệt độ năm thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương + Câu hỏi liên hệ kiến thức bài học với thực tiễn Ví dụ 1: Khi học bài 18: " Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật", GV yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK trang 68: Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loại sinh vật ở địa phương em ? Ví dụ 2: Khi học bài 20: " Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí", GV đưa ra câu hỏi 3, SGK trang 76: Lấy một vài ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên. + Câu hỏi yêu cầu học sinh tìm từ các tài liệu khác Ví dụ: Khi học bài 16: "Sóng. Thủy triều. Dòng biển", GV chia lớp thành 6 nhóm về nhà làm nhiệm vụ: - Nhóm 1, 2: Tìm các hình ảnh về tác hại của sóng thần. - Nhóm 3, 4: Tìm các hình ảnh khai thác nguồn năng lượng mới từ thủy triều. - Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về chiến thắng của Ngô quyền trên sông Bạch Đằng nhờ vào lợi dụng hiện tượng thủy triều. 2.3..2. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà bằng các dạng bài tập 2.3.2.1. Bài tập về nhà Bài tập về nhà là bài ra cho HS về nhà làm nhằm vận dụng những kiến thức đã học, từ đó giải quyết nhiệm vụ mới nhằm hình thành kiến thức mới; củng cố kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng; phát triển khả năng tư duy; năng lực hoạt động độc lập; rèn luyện và hình thành các phẩm chất khác nhau cho HS. 2.3.2.2. Tác dụng của bài tập về nhà - Tăng cường tính độc lập, thái độ tích cực làm việc, trách nhiệm làm việc của HS trong học tập, nghiên cứu. - Bài tập về nhà có tác dụng củng cố và mở rộng kiến thức bài học. - Bài tập về nhà có tác dụng phát triển trí thông minh, rèn luyện thói quen thực hiện các nhiệm vụ, bồi dưỡng kĩ năng tự học, tự nghiên cứu. - Bài tập về nhà có tác dụng giáo dục những đức tính tốt cho người lao động như: tinh thần vượt khó, ý thức hoàn thành nhiệm vụ. 2.3.2.3. Quy trình ra bài tập về nhà Bước 1: Xây dựng bài tập về nhà Bước 2: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập về nhà Bước 3: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bài tập về nhà 2.3.2.4. Các dạng bài tập về nhà * Bài tập với bản đồ - lược đồ, bảng số liệu - Sử dụng bài tập với lược đồ ở cuối bài trong SGK. Ví dụ: Sau khi học xong bài 12 – Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính, GV đưa ra bài tập về nhà số 3, SGK trang 48: Dựa vào hình 12.2 và hình 12.3, hãy trình bày hoạt động của gió mùa vùng Nam Á và Đông Nam Á. Hình 12.2 - Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 7 Sau khi giao bài tập cho HS, GV hỏi HS yêu cầu của bài tập này ? Sử dụng lược Hình 12.3 - Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1 * Đối với lược đồ hình 12.2 GV hướng dẫn: + Đọc tên và xác định vị trí các áp cao, áp thấp (so với chí tuyến Bắc – Nam), xác định các hướng gió thổi từ khu áp cao đến khu áp thấp (so với Xích đạo), vị trí dãi hội tụ FIT ở châu Mĩ, châu Phi, châu Á. + Hãy giải thích sự hình thành các khu vực áp cao, áp thấp trong tháng 7 trên hình 12.2. GV dựa vào kiến thức tàng trữ ở hình 12.1 để dẫn dắt HS đến việc giải thích nguyên nhân hình thành khu vực cao, hạ áp trong tháng 7. + Vì sao dải hội tụ trong tháng 7 lại lên cao như thế ? + GV hướng dẫn HS quan sát các mũi tên chỉ khối khí chuyển dịch từ áp cao chí tuyến Ấn Độ Dương vượt qua xích đạo làm cho dãi hội tụ bị dẩy lên cao vượt qua chí tuyến Bắc ở khu vực Ấn Độ và Nam Trung Hoa. * Đối với hình 12.3, GV hướng dẫn: + Đọc lược đồ, xác định tên và vị trí các khu áp cao, áp thấp (so với chí tuyến Bắc và Nam), xác định hướng gió thổi từ khu áp cao đến khu áp thấp (so với xích đạo), vị trí dãi hội tụ FIT ở Nam Mĩ, Nam Phi và Đông Nam Á. + Giải thích các nơi có gió mậu dịch ? (Nguyên nhân do áp cao chí tuyến). + Nguyên nhân nào làm thay đổi khí áp ? (Do sự nóng lên, lạnh đi không đồng đều giữa lục địa và đại dương theo mùa). + GV tổng hợp kiến thức cần nắm. - Sử dụng tập bản đồ thế giới và các châu lục để ra bài tập về nhà. Ví dụ 1: Dựa vào SGK và bản đồ Tự nhiên thế giới hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục hoàn thành bảng sau: Sông Nơi bắt nguồn Chiều dài (km) Diện tích lưu vực (km2) Nguồn cung cấp nước chính Nin A – ma – dôn Vôn – ga I – ê – nít - xây * Bài tập với số liệu thống kê Đối với bảng số liệu thống kê có nhiều dạng, mỗi dạng lại có cách nhận xét, phân tích riêng đặc trưng: Dạng bảng nhiệt độ trung bình, biên độ nhiệt độ năm, tổng lượng bức xạ, * GV hướng dẫn như sau: - Xác định tên, đơn vị của bảng số liệu. - Xác định nội dung bài tập đề xem bài tập yêu cầu gì (nhận xét, chứng minh, phân tích, giải thích nguyên nhân,). - Tìm mối quan hệ giữa các cột, dòng, cột – dòng đề phân tích, tính toán. Quá trình làm bài tập phải luôn đưa ra số liệu để chứng minh. - Cách trình bày nội dung bài làm. Ví dụ: Sau khi học xong bài 11, GV yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK trang 43. Dựa vào bảng số liệu: Sự thay đổi của nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí ở Bắc bán cầu. Vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm(0C) Biên độ nhiệt năm(0C) 00 24,5 1,8 200B 25,0 7,4 300B 20,4 13,3 400B 14,0 17,7 500B 5,4 23,8 600B -0,6 29,0 700B - 10,4 32,2 Hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ trung bình năm
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_gop_phan_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_ch.doc