SKKN Một số giải pháp góp phần dạy học có hiệu quả các bài pháp luật môn giáo dục công dân khối lớp 6 ở trường PTDTBT THCS Luận Khê
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục được thể hiện rõ trong Nghị quyết của Đảng, trong Luật Giáo dục. Đặc biệt trong Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI của Đảng đã chỉ rõ: Giáo dục là quốc sách hàng đầu,là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của toàn dân, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm chỉ đạo đến nội dung phương pháp, chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức phát triển năng lực của người học. Đồng thời Nghị quyết cũng chỉ rõ: phải tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.[5]. Như vậy, mục tiêu giáo dục là trang bị cho người học những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực giao tiếp. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học”.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì còn một số vấn đề nhức nhối. Đó là tình trạng xuống cấp về đạo đức, sự suy đồi về lối sống, tình trạng vi phạm pháp luật ngày một gia tăng, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Ý thức trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình, với cộng đồng xã hội chưa cao là điều dễ thấy ở lứa tuổi này. Việc học tập và hiểu biết về pháp luật của các em còn bị xem nhẹ. Là giáo viên trong nhà trường phổ thông chúng ta không thể không suy nghĩ, nhất là đối với những giáo viên đang giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ CÁC BÀI PHÁP LUẬT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI LỚP 6 Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS LUẬN KHÊ Họ và Tên: Lê Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Luận Khê SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân THANH HÓA NĂM 2018 MỤC LỤC Mục Các phần Trang MỤC LỤC 1 1 MỞ ĐẦU 2 1.1 Lí do chọn đề tài. 2 1.2 Mục đích nghiên cứu. 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu. 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu. 3 2 NỘI DUNG 4 2.1 Cơ sở lí luận. 4 2.2 Thực trạng của vấn đề. 4 2.3 Các giải pháp giải quyết vấn đề. 7 2.3.1 Giải pháp 1: Tổ chức tốt việc làm đồ dùng dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên. 8 2.3.2 Giải pháp 2: Trong quá trình dạy học giáo viên cần phải kiểm tra bài cũ của học sinh. 10 2.3.4 Giải pháp 3: Trong tiết dạy giáo viên có thể vận dụng các phương pháp giảng dạy, tùy theo mỗi bài, sao cho phù hợp. 10 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 17 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 18 3.1 Kết luận. 18 3.2 Kiến nghị. 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục được thể hiện rõ trong Nghị quyết của Đảng, trong Luật Giáo dục. Đặc biệt trong Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI của Đảng đã chỉ rõ: Giáo dục là quốc sách hàng đầu,là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của toàn dân, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm chỉ đạo đến nội dung phương pháp, chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức phát triển năng lực của người học. Đồng thời Nghị quyết cũng chỉ rõ: phải tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.[5]. Như vậy, mục tiêu giáo dục là trang bị cho người học những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực giao tiếp. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học”. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì còn một số vấn đề nhức nhối. Đó là tình trạng xuống cấp về đạo đức, sự suy đồi về lối sống, tình trạng vi phạm pháp luật ngày một gia tăng, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Ý thức trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình, với cộng đồng xã hội chưa cao là điều dễ thấy ở lứa tuổi này. Việc học tập và hiểu biết về pháp luật của các em còn bị xem nhẹ... Là giáo viên trong nhà trường phổ thông chúng ta không thể không suy nghĩ, nhất là đối với những giáo viên đang giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân. Xuất phát từ vai trò của môn học trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, phẩm chất cho học sinh thì trọng tâm của môn Giáo dục công dân có vai trò đặc biệt quan trọng là phát triển ở học sinh hệ thống thái độ, cảm xúc, tình cảm, niềm tin đạo đức; hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, tích cực tự nguyện thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của công dân; hình thành hành vi, thói quen theo chuẩn mực đạo đức xã hội, những qui định của pháp luật và cộng đồng. Song từ trước đến nay bộ môn Giáo dục công dân lại bị coi là môn học phụ, giáo viên giảng dạy hầu hết là giáo viên kiêm nhiệm còn giáo viên được đào tạo chuyên giảng dạy môn này chiếm tỷ lệ rất ít. Bên cạnh đó tài liệu tham khảo dành cho bộ môn GDCD cũng không nhiều, trong khi đó để giảng được một bài có kiến thức pháp luật cho học sinh dễ hiểu, tiếp thu bài nhanh là một việc không dễ làm. Qua thực tiễn giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm xin chia sẻ với các đồng nghiệp để cho việc dạy học bộ môn đạt được hiệu quả cao hơn. Chính vì thế, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp góp phần dạy học có hiệu quả các bài pháp luật môn GDCD khối lớp 6 ở trường PTDTBT THCS Luận Khê” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở những vấn đề đã nêu việc thực hiện đề tài này về cơ bản nhằm đạt được các mục tiêu sau: Tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập ở lớp cũng như ở nhà đối với môn học, kích thích hoạt động sáng tạo, xây dựng cơ hội khám phá, ứng dụng tri thức bằng thúc đẩy hoạt động tìm hiểu thực hành, từ đó các em tích cực tham gia vào bài học hơn tránh được sự nhàm chán trong phương pháp dạy và học truyền thống; góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đối với môn Giáo dục công dân, hướng tới đạt được mục tiêu giáo dục mà Đảng đã đề ra. Đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính rõ ràng về nội dung bài học. Giáo viên dễ dàng truyền thụ kiến thức và nhận xét đánh giá học sinh. Học sinh nhanh chóng nắm bắt nội dung bài học, nhận biết và sửa đổi các hành vi sai trái, có nhiều cơ hội phát huy tính tích cực, nhanh chóng nắm được kiến thức tại lớp vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày. Tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ trực quan trước khi lên lớp đồng thời bám sát yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới kết hợp phương pháp dạy học truyền thống phù hợp với cả 3 đối tượng học sinh và thực trạng dạy - học của nhà trường. Vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin, tạo trực quan sinh động (với các bài có thiết kế trình chiếu Power Point) gắn với nội dung cụ thể của từng bài nhằm xây dựng yếu tố hấp dẫn lôi cuốn kích thích tư duy để học sinh nhanh chóng nắm được bài giảng, nhớ lâu, nhớ sâu nội dung bài học. Thuận lợi, dễ dàng trong kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh, dự báo sớm được kết quả học tập để có biện pháp bồi dưỡng uốn nắn kịp thời đối với tất cả các đối tượng học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp góp phần dạy học có hiệu quả các bài pháp luật môn Giáo dục công dân khối lớp 6. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu từ những cơ sở lí luận về các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thu thập thông tin: Sử dụng khi tiến hành điều tra về hứng thú học tập của học sinh, khảo sát về chất lượng tiếp thu kiến thức pháp luật trước và sau khi áp dụng sáng kiến. Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng trong quá trình áp dụng sáng kiến. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng sau khi thực nghiệm, tiến hành thống kê các kết quả đạt được ở từng em, từng lớp sau mỗi tiết học pháp luật và trong cả quá trình áp dụng sáng kiến. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; trong giảng dạy môn Giáo dục công dân không chỉ đơn giản là truyền thụ tri thức cho học sinh mà phải tổ chức cho học sinh hoạt động, thông qua hoạt động sẽ hình thành cho các em tình cảm, niềm tin đạo đức và hành vi pháp luật; đặc biệt hình thành thói quen đạo đức và ý thức pháp luật ở mỗi học sinh. Ở môn Giáo dục công dân cấp trung học có sở gồm 2 phần chính, đó là các bài về đạo đức được dạy ở học kỳ I và các bài có kiến thức pháp luật được dạy ở học kỳ II. Để giảng dạy tốt một bài học có nhiều kiến thức pháp luật khó, trừu tượng và khô khan thì đòi hỏi người giáo viên phải tạo được sự hứng thú cho học sinh. Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học là vấn đề mà bất kì giáo viên nào khi lên lớp cũng đều mong muốn mình có thể làm tốt, song thực tế không phải ai cũng thành công. Vậy làm thế nào để học sinh thực sự có hứng thú, yêu thích môn học... Đó là yêu cầu đặt ra cho giáo viên, người có vai trò tổ chức hoạt động này. 2.2. Thực trạng vấn đề. Môn Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục học sinh ý thức và hành vi người công dân, góp phần trang bị cho học sinh năng lực để tự điều chỉnh bản thân trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề dạy và học bộ môn này trong nhà trường hiện nay vẫn còn những hạn chế bất cập đó là: Nhận thức và thái độ đối với bộ môn: Xã hội nói chung, ngành giáo dục nói riêng và cả người dạy và người học và cả những người quản lí chưa nhận thức hết tầm quan trọng của bộ môn đã góp phần quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách của học sinh, vẫn còn chú trọng các bộ môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ chưa chú trọng nâng cao nhân cách cho học sinh, nghĩa là chỉ chú ý rèn tài mà chưa rèn đức. Biểu hiện cụ thể là: học sinh và cả giáo viên chủ quan, coi môn học chỉ là môn phụ, và chỉ ý thức được rằng miễn là day - học đủ bài, đúng chương trình là đạt yêu cầu. Và sách tham khảo, sách bài tập còn ít, đặc biệt sách viết về phương pháp dạy bộ môn lại càng hạn chế. Môn Giáo dục công dân chưa được xem như một công cụ để học sinh đem kiến thức được học trong nhà trường vận dụng giải quyết những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống. Về nội dung chương trình: Nội dung chương trình của bộ môn Giáo dục công dân còn nhiều điều chưa hợp lí: nặng giáo dục chính trị, nhẹ kỹ năng sống, coi trọng lí thuyết chưa chú ý vận dụng, thực hành, chưa yêu cầu thể hiện qua việc làm và hành vi cụ thể trong đời sống. Nhiều bài học trong sách giáo khoa còn khô khan, gượng ép, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh. Mặt khác một số kiên thức về chính trị, pháp luật, nhà nước... còn khá trừu tượng, khó kiểu đối với học sinh trung học cơ sở. Phân phối thời gian: Thời lượng dành cho môn Giáo dục công dân chỉ có một tiết trên tuần mà kiến thức thì nhiều nên học sinh càng cảm thấy ngại học. Không những thế, giáo viên không có nhiều thời gian giảng dạy cặn kẽ cho học sinh một nội dung, vấn đề nào đó. Thời gian không nhiều thời lượng chương trình trong sách giáo khoa phải đảm bảo nên việc dạy học mang nặng tính “cưỡi ngựa xem hoa”, làm sao để trả bài đầy đủ. Phương pháp dạy học: Mặc dù việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cũng đã có nhiều chuyển biến nhưng kết quả của việc đổi mới vẫn còn chưa rõ ràng. Trên thực tế trong những giờ lên lớp giáo viên chủ yếu vẫn dạy chay, hoặc có tổ chức đàm thoại thảo luận nhưng vẫn mang tính hình thức... giờ dạy nhàm chán thiên về rao giảng đạo lí, lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn giảng dạy, thiếu sáng tạo trong cách tổ chức hoạt động dạy học... khiến cho học sinh thiếu hứng thú trong học tập. Nguyên nhân chủ yếu là do sự đầu tư cho giờ dạy còn hạn chế dẫn đến giờ học khô khan không đọng lại trong tâm trí học sinh một hình ảnh hoặc ấn tượng nào. Thứ hai vì trình độ chuyên môn của giáo viên còn hạn chế (giáo viên thường là chéo ban - không được đào tạo cơ bản) nên những nội dung bài dạy còn chưa sâu, chưa kỹ. Về thiết bị dạy học: Nhiều nơi chủ yếu chỉ sử dụng các thiết bị dạy học môn học tối thiểu do Bộ quy định, chưa quan tâm đến việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Giáo dục công dân đang được bước đầu thực hiện nhưng còn lúng túng, hiệu quả chưa cao. Về chỉ đạo quản lí: Nhiều cấp quản lí chưa thực sự quan tâm đến môn Giáo dục công dân, vẫn còn coi đó là môn phụ nên chưa tạo điều kiện về bố trí giáo viên và các điều kiện cần thiết khác để giáo viên giáo dục công dân nâng cao chất lượng dạy học. Việc kiểm tra đánh giá: Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập còn nặng về hình thức, phổ biến vẫn là kiểm tra kiến thức, chưa chú trọng kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh. Trong năm học 2014 -2015, tôi đã tiến hành khảo sát hứng thú học tập của học sinh. Với 10 câu hỏi cho một phiếu thăm dò, được phát đều cho 125 học sinh trong lớp. Sau khi thống kê thu được kết quả như sau: Câu 1: Em có hứng thú học môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở hay không? - Có hứng thú: 10 học sinh Bình thường: 76 học sinh Không hứng thú: 39 học sinh Câu 2: Theo em, có nên học môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở hay không? Nên học: 30 học sinh Bình thường: 76 học sinh Không nên học: 19 học sinh. Câu 3: Theo em, học môn Giáo dục công dân ở nhà trường có tác dụng hay không? Rất có tác dụng: 25 học sinh Có tác dụng: 80 học sinh Không có tác dụng: 20 học sinh. Câu 4: Theo em, học môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở đem lại cho em kiến thức về: Đạo đức: 15 học sinh Pháp luật: 9 học sinh. Tất cả các kiến thức (đạo đức và pháp luật): 101 học sinh. Câu 5: Em thích học môn Giáo dục công dân ở phần nào (đạo đức hay pháp luật)? Đạo đức: 76 học sinh. Pháp luật: 49 học sinh Câu 6: Theo em, phần kiến thức pháp luật học có khó hay không? Khó: 95 học sinh Không khó: 30 học sinh Câu 7: Trong giờ học môn Giáo dục công dân, khi cô giáo giao nhiệm vụ về nhà sưu tầm tài liệu tham khảo cho bài học sau em thường làm gì? Sưu tầm tài liệu: 96 học sinh Không làm gì hết: 29 học sinh. Câu 8: Nếu ngày hôm sau có môn Giáo dục công dân thì em dành thời gian học là bao nhiêu? 30 phút: 95 học sinh Một tiếng: 17 học sinh Trên một tiếng: 04 học sinh Không học: 09 học sinh. Câu 9: Trong giờ học môn Giáo dục công dân em thường làm gì? Ghi chép bài và hăng hái phát biểu: 21 học sinh Bình thường: 79 học sinh Không phát biểu: 25 học sinh - Không ghi chép: 0 học sinh . Câu 10: Nếu có bài kiểm tra 15 phút hay kiểm tra học kì em có sử dụng tài liệu không? Có sử dụng: 104 học sinh Không sử dụng: 21 học sinh. Từ kết quả khảo sát trên cho thấy học sinh chưa có hứng thú học môn Giáo dục công dân, đặc biệt là ở các bài pháp luật, các em cảm thấy có nhiều kiến thức mới và khó hiểu, thêm vào đó việc dành thời gian cho môn học không nhiều. Vì vậy kết qua học tập của học sinh chưa cao, điều đó được thể hiện: Năm học Khối lớp Tổng số học sinh Xếp loại học lực Giỏi Khá T.bình Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2014-2015 6 125 4 3,2 17 13,6 99 79,2 5 4 0 0 Như vậy, hiện nay học sinh vẫn chưa có được những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của môn học, chưa yêu thích, say sưa với việc học tập môn Giáo dục công dân. Giáo viên chưa tạo ra được hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp nhận bài học, đặc biệt các bài học về pháp luật. Vậy để những bài học về pháp luật thực sự ngấm vào tâm hồn, nhận thức của học sinh thì cần tạo được sự say mê, sự hứng thú học tập của các em, để việc hiểu biết pháp luật thực sự là nhu cầu ở các em đòi hỏi người giáo viên cần có những giải pháp và biện pháp tối ưu nhất. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau: 2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề. Để có một tiết dạy tốt, theo tôi cách dạy của giáo viên là quan trọng nhất. Thầy là người gợi mở, học sinh tự do phát triển. Giáo viên dẫn dắt vấn đề, đưa kiến thức và tình huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinh động. Giờ học, học sinh phải được “phát ngôn” theo sự hiểu biết của mình gắn với bài học, giúp học sinh say mê với môn học. Giáo viên như một người bạn, người tâm giao, có vướng mắc là các em hỏi ngay mà không ngại. Với sách giáo khoa, giáo viên dựa vào khung sườn từ đó có cách gợi mở với mỗi bài học để học sinh chủ động. Từ kiến thức nền đó, giáo viên “biến hóa” để học sinh hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, cách xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm...Tuy nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn hạn chế, tranh ảnh minh họa ít, phần lớn giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm, việc sưu tầm tư liệu có thể mất khá nhiều thời gian. Thực tế, nếu dập khuôn theo sách giáo khoa thì môn Giáo dục công dân là khô cứng, giáo điều, học sinh rất khó hiểu. Mà ở phần pháp luật các bài đều có nội dung liên quan đến các quyền cơ bản của công dân được quy định theo Hiến pháp, đi cùng là một số văn bản pháp luật khác. Qua việc trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường PTDTBT THCS Luận Khê, tôi nhận thấy để giảng tốt một bài có kiến thức pháp luật cho học sinh trong giờ học môn Giáo dục công dân cần chú ý các giải pháp sau để nâng cao hứng thú học tập của học sinh cũng như nâng cao chất lượng của bộ môn này. 2.3.1. Giải pháp 1: Tổ chức tốt việc làm đồ dùng dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên. Để tiết dạy môn Giáo dục công dân nói chung và dạy phần pháp luật ở khối lớp 6 nói riêng đạt được mục tiêu giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo về nội dung cũng như đồ dùng dạy học. Trong các bài dạy để phát huy tính chủ động, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên phải xác định phần nào, mục nào cần chuẩn bị trên phiếu học tập, trên bảng phụ, giấy khổ to hay máy chiếu phục vụ có hiệu quả nhất cho tiết học thì giáo viên phải chuẩn bị trước. Đặc biệt là tranh ảnh, tư liệu cuộc sống là công cụ cụ thể hóa kiến thức trừu tượng phần pháp luật ở lớp 6, vì thế giáo viên cần sử dụng triệt để “kênh hình” này. Sử dụng tranh ảnh góp phần tạo nên sự hứng thú học tập ở học sinh, tiếp thu kiến thức một cách trực quan, cụ thể, dễ hiểu. Ví dụ, khi dạy bài 14 - Giáo dục công dân 6 “ Thực hiện trật tự an toàn giao thông”. Ở mục: 3. Nhận biết tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo giao thông thông dụng. Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 6 không có mục tín hiệu đèn giao thông cũng như các loại biển báo giao thông in màu đen - trắng nên học sinh rất khó phân loại. Vì thế giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học trực quan, đó là tín hiệu đèn giao thông và biển báo giao thông in màu để học sinh dễ phân loại và nhớ được kiến thức bài học. Tín hiệu đèn giao thông: CẤM ĐI PHẢI DỪNG LẠI TRƯỚC ĐƯỢC ĐI VẠCH DỪNG, TRƯỜNG HỢP ĐÃ ĐI QUÁ VẠCH DỪNG THÌ ĐƯỢC ĐI TIẾP Các loại biển báo giao thông thông dụng: Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ đen thể hiện điều cấm. Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng. Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ trắng nhằm báo điều phải thi hành. [1] 2.3.2. Giải pháp 2: Trong quá trình dạy học giáo viên cần phải kiểm tra bài cũ của học sinh. Để đạt hiệu quả chất lượng bộ môn, ngay trong mỗi bài, mỗi tiết phải đảm bảo hiệu quả chất lượng. Trước khi dạy bài mới, cần phải kiểm tra bài cũ, có thể kiểm tra ở đầu tiết dạy, cũng có thể lồng ghép trong suốt tiết dạy. Đây là khâu quan trong, giúp giáo viên biết được sự tiếp thu kiến thức bài cũ của học sinh, ổn định nề nếp học sinh vào đầu tiết, học sinh chú tâm theo dõi bài, tiếp thu bài mới có kết quả cao hơn. Có thể tổ chức cho học sinh thi đua trong suốt tiết học, chia lớp thành hai đội để thi đua trong từng tiết dạy (giúp học sinh có sự cạnh tranh trong các hoạt động của tiết). Ví dụ, khi dạy bài 18 - Giáo dục công dân lớp 6 “ Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín”. Trước khi vào bài lớp, giáo viên có thể đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh vào bài: Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 6, các em đã được học các quyền tự do, dân chủ nào của công dân?. Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận: Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 6, các em đã được học các quyền tự do, dân chủ là: - Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Và hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu thêm một quyền tự do, dân chủ nữa của công dân, đó là: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 2.3.3. Giải pháp 3: Trong tiết dạy giáo viên có thể vận dụng các phương pháp giảng dạy, tùy theo mỗi bài, sao cho phù hợp. Một số phương pháp được vận dụng cụ thể như sau: Đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, làm cho bài giảng phong phú, sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu sắc về bài học. Những tư liệu này phải phong phú, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà học sinh quan tâm. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên theo dõi những vấn đề của xã hội đặc biệt khi đọc các thông tin trên báo, mạng Internet, truyền hình... giáo viên phải lưu lại những vấn đề có thể phục vụ cho bài giảng. Biện pháp này sử dụng được hầu hết các bài trong chương trình của bộ m
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_gop_phan_day_hoc_co_hieu_qua_cac_bai_p.doc