SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp chủ nhiệm tự học nhằm nâng cao kết quả học tập và đạt điểm cao trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia ở trường THPT Nông Cống 3
Trong nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh thi THPT Quốc gia (Trước đây là thi vào các trường cao đẳng, đại học), đồng thời là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm tôi nhận ra rằng để học sinh có thể có kết quả cao trong học tập (như giải cao trong thi học sinh giỏi, điểm thi vào các trường cao đẳng, đại học) ngoài việc trên lớp học sinh chú ý nghe thầy, cô giảng bài, giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, phương pháp truyền thụ hay thì các em học sinh phải nâng cao vai trò tự học, tự nghiên cứu. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Trong cách học phải lấy tự học làm cốt”. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập, họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.
Hiện nay kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) của Bộ giáo dục và đào tạo có nhiều đổi mới cả về hình thức và nội dung thi. Số lượng kiến thức mà các em học sinh phải chuẩn bị cho kỳ thi là tương đối nhiều với ba môn thi bắt buộc (Toán; Ngữ Văn; Tiếng Anh và bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên hoặc tổ hợp khoa học xã hội). Đề thi gồm 40 câu trong khoản thời gian 50 phút (các môn thi của bài thi tổ hợp), hình thức thi trắc nghiệm, đòi hỏi học sinh phải có khối lượng kiến thức nhiều, kỷ năng luyện đề tốt, nhanh và chính xác. Tuy nhiên hiện nay thời lượng 45 phút trên lớp Thầy, cô giáo bộ môn không thể giúp các em giải quyết tất cả các vấn đề, bên cạnh đó các em còn phải tham gia các hoạt động phong trào của lớp, của đoàn thanh niên, của nhà trường. Vì thế để có thể có được kết quả tốt cho các môn học các em học sinh cần phải nâng cao vai trò tự học, tự nghiên cứu ở nhà, ở trường sau thời gian chính khóa.
MỤC LỤC TT NỘI DUNG Số trang 1 1. MỞ ĐẦU 1 2 1.1. Lí do chọn đề tài 1 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 6 1.5. Những điểm mới của SKKN 3 7 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 8 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 4 9 2.2. Thực trạng về vấn đề tự học của học sinh nói chung và của học sinh lớp chủ nhiệm 11C2 nói riêng ở THPT Nông Cống 3 5 10 2.3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp chủ nhiệm tự học nhằm nâng cao kết quả học tập và thi trung học phổ thông quốc gia ở trường THPT Nông Cống 3 8 11 2.4. Kết quả đạt được 17 12 3. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 18 13 3.1. Kết luận 18 14 3.2. Kiến nghị 19 15 Tài liệu tham khảo 21 16 Những đề tài SKKN đã đạt giải 22 DANH MỤC VIẾT TẮT Giáo viên GV Học sinh HS Trường trung học phổ thông THPT Giáo viên chủ nhiệm GVCN Thi trung học phổ thông quốc gia THPTQG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh thi THPT Quốc gia (Trước đây là thi vào các trường cao đẳng, đại học), đồng thời là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm tôi nhận ra rằng để học sinh có thể có kết quả cao trong học tập (như giải cao trong thi học sinh giỏi, điểm thi vào các trường cao đẳng, đại học) ngoài việc trên lớp học sinh chú ý nghe thầy, cô giảng bài, giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, phương pháp truyền thụ hay thì các em học sinh phải nâng cao vai trò tự học, tự nghiên cứu. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Trong cách học phải lấy tự học làm cốt”. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập, họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay. Hiện nay kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) của Bộ giáo dục và đào tạo có nhiều đổi mới cả về hình thức và nội dung thi. Số lượng kiến thức mà các em học sinh phải chuẩn bị cho kỳ thi là tương đối nhiều với ba môn thi bắt buộc (Toán; Ngữ Văn; Tiếng Anh và bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên hoặc tổ hợp khoa học xã hội). Đề thi gồm 40 câu trong khoản thời gian 50 phút (các môn thi của bài thi tổ hợp), hình thức thi trắc nghiệm, đòi hỏi học sinh phải có khối lượng kiến thức nhiều, kỷ năng luyện đề tốt, nhanh và chính xác. Tuy nhiên hiện nay thời lượng 45 phút trên lớp Thầy, cô giáo bộ môn không thể giúp các em giải quyết tất cả các vấn đề, bên cạnh đó các em còn phải tham gia các hoạt động phong trào của lớp, của đoàn thanh niên, của nhà trường. Vì thế để có thể có được kết quả tốt cho các môn học các em học sinh cần phải nâng cao vai trò tự học, tự nghiên cứu ở nhà, ở trường sau thời gian chính khóa. Mặt khác, các em học sinh được sống trong thời kỳ phát triển, hội nhập, các em được tiếp cận với khoa học công nghệ, những tiện ích từ mạng Internet, từ tài liệu tham khảo có thể giúp các em mở ra một chân trời mới để các em được học tập, được khám phá, được thử nghiệm, được sáng tạo, được tiếp cận những nền văn minh của thế giới, được vui chơi, giải trí với nhiều loại hình phong phú, đa dạng và có thêm nhiều sự lựa chọn bởi khoa học công nghệ, để làm phong phú thêm kiến thức của mình. Tuy nhiên, cũng không ít học sinh hiện nay ngoài giờ học chính khóa đang lãng phí rất nhiều thời gian vào các trò chơi game online, những trang mạng xã hội facebook, một số trang web không lành mạnh, ... hay làm những việc vô bổ khác sau các giờ học.Vì vậy, với mỗi người giáo viên, ngoài nhiệm vụ giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho học sinh, cần giúp các em nhận ra được những ảnh hưởng không tốt của việc chơi game online, đăng tải hình ảnh, tham gia các trang mạng xã hội, sự lãng phí thời gian vào các công việc khác. Đồng thời cũng chỉ ra cho các em thấy con đường dẫn đến sự thành công không phải chỉ có đi học ở trường đầy đủ, đúng giờ mà còn phải có khả năng tự học, tự nghiên cứu, trao đổi nhóm. Là giáo viên chủ nhiệm của lớp 11C2 trước đây là 10C2 tôi quan sát thấy ngoài giờ học trên lớp học sinh lớp tôi chủ nhiệm còn rất nhiều thời gian rảnh, rủ nhau tổ chức sinh nhật, rủ nhau đi chơi, vào mạng internet hay phụ giúp gia đình các việc vặt. Thời gian các em tự học trên lớp và ở nhà rất ít, đôi khí không tìm ra cho mình phương pháp tự học đúng đắn cũng là điều khiến tôi băn khoan. Trao đổi với phụ huynh các em, nhiều phụ huynh cũng nói ở nhà các em chỉ học một lúc buổi tối rồi đứng lên xem ti vi. Khi bố mẹ hỏi, đa số học sinh bảo "bài tập các thầy cô giao con đã học xong rồi” nhưng lên lớp thầy, cô kiểm tra vẫn chưa thuộc bài cũ và chưa làm hết các đề mà thầy, cô giáo giao cho. Vậy tại sao học sinh lại không biết dành thời gian đó để tự học, tự nghiên cứu. Là một giáo viên có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi thấy rằng vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với việc học tập và rèn luyện của học sinh là không hề nhỏ. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ giúp học sinh rèn luyện về đạo đức, xây dựng lớp tự quản, cố vấn cho các phong trào thi đua mà còn giúp các em có những định hướng đúng đắn, có những giải pháp cụ thể trong việc tự học, tự nghiên cứu để kết quả học tập ngày một cao hơn đáp ứng yêu cầu của kỳ thi THPTQG. Với những trăn trở đó tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh lớp chủ nhiệm tự học nhằm nâng cao kết quả học tập và đạt điểm cao trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia ở trường THPT Nông Cống 3”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng học sinh đề tài nhằm mục đích nâng cao khả năng tự học cho học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và cho học sinh THPT nói chung. Từ đó nâng cao kết quả học tập và đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp giúp học sinh lớp chủ nhiệm 11C2 nâng cao khả năng tự học ở trường THPT Nông Cống 3. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong phạm vi của một đề tài SKKN tôi đã vận dụng kết hợp một số phương pháp như: Phương pháp hướng dẫn, quan sát, phương pháp phân tích tổng hợp, kiểm tra, đánh giá. 1.5. Những điểm mới của SKKN Đề tài đã chỉ ra được thực trạng học sinh hiện nay ngoài giờ học chính khóa trên lớp các em đang lãng phí nhiều thời gian vào mạng Internet để giải trí hay làm những việc khác ở nhà mà chưa biết tận dụng những khoảng thời gian quí báu đó vào việc học thông qua tự học, tự nghiên cứu. Đề tài cũng đề ra được một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu để đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Khái niệm về tự học Khi nó đến kỹ năng tự học thì không hẳn ai cũng biết kỹ năng tự học là gì, hay tự học như thế nào cho hiệu quả và ngay trong các nhà trường hiện nay thì kỹ năng tự học của học sinh hiện đang được đánh giá quá kém và các bạn học sinh còn chưa biết cách rèn luyện kỹ năng tự học một cách hiệu quả và có phương pháp tự học tốt nhất. Trên thế giới đã tồn tại nhiều khái niệm, nhiều định nghĩa khác nhau về tự học, mỗi định nghĩa, mỗi khái niệm được thể hiện dưới những hình thức khác nhau: - Tự học là một hình thức tổ chức dạy học: Hình thành và giáo dục con người sáng tạo, có bản sắc, đề cao tự học; Học sinh học tập ở ngoài lớp bằng sự tự giác và nỗ lực của cá nhân; Không có giáo viên dạy trực tiếp. - Tự học chính là cách đặt mục tiêu và lên kế hoạch cho việc tự học. Vì thế việc đầu tiên cần làm là bạn phải đặt ra mục tiêu tự học là vì cái gì sau đó bạn mới có thể lên kế hoạch, lịch trình cụ thể cho việc tự học này được ( 2.1.2. Những yêu cầu cơ bản của việc tự học đối với học sinh nói chung và đối với học sinh lớp chủ nhiệm 11C2 nói riêng Thứ nhất: Mỗi bạn học sinh cần đặt ra kế hoạch và mục tiêu cụ thể cho việc tự học của bản thân. Vấn đề đầu tiên của việc tự học chính là cách đặt mục tiêu và lên kế hoạch cho việc tự học. Như ta thấy tại các trường học hay các trường đại học thì vấn đề tự học của học sinh hiện nay hay vấn đề tự học của sinh viên hiện nay đều có một điểm chung là hầu như các bạn đều chưa đưa ra một mục tiêu cụ thể nào cho việc học và việc học của các bạn là tự phát và tùy hứng chứ chả hề có một kế hoạch học tập lâu dài nào cả. Vì thế việc đầu tiên cần làm là phải đặt ra mục tiêu tự học và qua đó mới có thể lên kế hoạch, lịch trình cụ thể. [3] Để lên được kế hoạch tự học bàn cần biết bạn sẽ học cái gì, khối lượng kiến thức mà bạn tiếp thu là bao nhiêu, cần bao nhiêu thời gian để tiếp thu hết toàn bộ kiến thức đó rồi sau đó bạn sẽ phân chia thành các công việc cần phải làm và phân bổ thời gian hợp lý cho từng công việc hay từng giai đoạn là bạn đã đặt mục tiêu và lập kế hoạch cho việc tự học rồi. Việc lập mục tiêu cũng như lập kế hoạch học tập cho bản thân có vai trò rất quan trọng trong tự học vì nó sẽ giúp bạn có động lực hơn trong học tập nhờ bạn đã có mục tiêu và phương hướng rõ ràng bạn không còn phải hoang mang đắn đo nên tự học như thế nào nữa. Bạn đã biết bán sẽ học cái gì học như thế nào và công việc gì cần đến những kiến thức đó thì bạn sẽ tự chủ động tìm hiểu kiến thức hơn để có thể hoàn thành mục tiêu của mình. Thứ hai: Học sinh phải biết kiên trì và chịu khó Đa số chúng ta đều có một tính xấu đó là lười và thiếu kiên trì chúng ta luôn muốn hoàn thành một việc thật nhanh và thường ít khi chịu khó làm một việc gì đó đến nơi đến chốn. Thế nên phương pháp tự học đầu tiên và cần thiết nhất cho học sinh đó là phải kiên trì và chịu khó. Ở mỗi nơi mỗi môi trường đều có những phương pháp tự học khác nhau như ở môi trường trung học phổ thông thì sẽ có phương pháp tự học ở trung học phổ thông và ở đại học cũng có phương pháp tự học ở đại học khác nhau ngay cả khi đi làm bạn cũng cần có một phương pháp học tập hiệu quả. Bạn không thể chỉ ngồi vào bạn ghi ghi, chép chép, hay đọc một quyển sách và tìm kiếm thông tin trên mạng là đã tự học được và không phải làm như vậy là bạn đã có đủ lượng kiến thức mà bạn muốn. Mà bạn cần phải tự tìm ra phương pháp tự học cho riêng mình vì mỗi người sẽ có những phương pháp tự học khác nhau phù hợp với mỗi người đừng cố bắt chước phương pháp của người khác vì có thể nó sẽ không phù hợp với bạn vì thế bạn có thể tham khảo nó cùng nhiều phương pháp khác để có thể tạo nên một phương pháp cho riêng mình. [2] Khi đã có phương pháp tự học phù hợp với mình rồi thì bạn cần tính kiên trì để thực hiện nó. Học không phải ngày một ngày hai mà thành mà nó cần một quá trình rất dài và phương pháp học tập cũng cần một thời gian rất dài mới có thể cho bạn thấy kết quả rõ ràng được. Vì thế hãy kiên nhẫn theo đuổi phương pháp tự học của mình và bạn sẽ nhận được kết quả tốt đẹp. Thứ ba: Mỗi học sinh, muốn thành công cần đặt ra các kỷ luật cho bản thân Việc tự học cũng cần phải có kỷ luật thì mới có thể hoàn thành tốt được. Bạn phải đặt ra những nguyên tắc khi tự học như không được chơi game hay nói chuyện trong lúc học, không được làm những việc khác trong lúc học và không được nói chuyện với người khác trong lúc học. Vì những việc như vậy sẽ khiến cho bạn mất tập trung và sẽ xao nhãng việc tiếp thu kiến thức. Vậy nên kỷ luật cũng là một điều cần thiết trong việc tự hoc. [1] Thứ tư: Phải biết cách tìm kiếm các nguồn tài liệu tài liệu, phải biết học cách ghi nhớ Khi tự học thì bạn cũng cần những nguồn tài liệu tham khảo hoặc để tìm hiểu cho vấn đề mà mình quan tâm với sự phát triển của Internet như hiện nay thì việc tìm kiếm tài liệu trở nên rất dễ dàng khi bạn chỉ cần một chiếc laptop và một kết nối Internet là bạn có thể tìm kiếm tài liệu rồi nhưng khi tìm kiếm tài liệu bạn cũng nên biết cách sàng lọc thông tin để tìm kiếm được những thông tin đúng và cần thiết nhất vì với sự phổ biến của Internet hiện nay thì việc sai lệch, nhiễu hay xuyên tạc các thông tin trở nên khá nhiều và phổ biến. Và bạn cũng nên chọn lọc thông tin thật tối để cảm thấy đỡ rối và bị nhấn chìm trong một mớ bòng bong kiến thức lẫn lộn. [2] Ghi nhớ cũng là một việc quan trọng trong việc tự học bạn không cần nhất thiết phải nhồi nhét và nhớ hết tất cả kiến thức vào trong đầu mà bạn chỉ cần nhớ những kiến thức cần thiết thôi. Hiện nay cũng có rất nhiều phương pháp ghi nhớ giúp bạn có thể ghi nhớ thông tin một cách dễ dàng vì vậy bạn hãy tự tìm cho mình một phương pháp ghi nhớ phù hợp nhất nhé, chẳng hạn vừa tìm thông tin, vừa đọc tài liệu kết hợp với phương pháp ghi chép những thông tin quan trọng, những điểm mới cũng là cách ghi nhớ hiệu quả. Thứ năm: Học sinh phải hiểu sâu và thường xuyên kiểm tra, ôn lại những kiến thức mà mình đã học được Khi tự học một kiến thức nào đó bạn không chỉ hiểu đại khái về kiến thức đó mà nên hiểu sâu hơn về kiến thức đó giúp cho bạn hiểu được bản chất của nó cũng như kiến thức đó có thể được vận dụng trong những trường hợp như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra bạn cũng nên tự ôn lại cũng như kiểm tra lại kiến thức thường xuyên để củng cố cũng như đảm bảo mình không quên những kiến thức đã học được một cách quá nhanh. 2.2. Thực trạng về vấn đề tự học của học sinh nói chung và của học sinh lớp chủ nhiệm 11C2 nói riêng ở THPT Nông Cống 3 Đa số học sinh hiện nay chỉ dành một khoảng thời gian ít ỏi để giải quyết các bài tập mà thầy cô đã giao về nhà hay học thuộc lòng nội dung ghi chép được vào vở để đối phó với giáo viên khi được gọi lên bảng kiểm tra bài cũ. Thậm chí, khi giáo viên hỏi tại sao? vì sao? thì học sinh trở nên lúng túng, không lý giải được. Đó là nguyên nhân của việc học thụ động, máy móc, rập khuôn, thiếu tính chủ động, sáng tạo và khả năng tự học, tự rèn luyện. Một số học sinh lại tìm đến những trò vô bổ khác như lên mạng internet xem phim, nghe nhạc, chơi game, vào các trang mạng xã hội facebook, rủ nhau đi chơi, đi sinh nhật, phụ giúp gia đình một số việc vặt hay không biết làm gì trong khoảng thời gian không đến trường. Hầu hết các nhà trường hiện nay chỉ tổ chức học bồi dưỡng cho học sinh 3 buổi trên tuần, mỗi buổi học thường từ 14h00 đến 16h00. Sau giờ học có em đi chơi thể thao, có em trên đường về đi vào các quán internet để chơi game, có em về nhà xem ti vi, chơi điện thoại hay rủ nhau đi chơi. Cũng không ít lần phụ huynh trao đổi việc con cái của họ tan học không về nhà ngay mà thường lang thang trong quán Internet chơi điện tử mãi mới về nhiều hôm gia đình phải đi tìm, bắt viết cam kết thậm chí xin giáo viên cho nghỉ học vài ngày ở nhà để gia đình giáo dục nhưng sau thời gian đâu lại vào đấy. Có phụ huynh lại trao đổi “không biết các thầy cô giao ít bài tập hay sao mà con em về nhà chỉ học từ 7h00 đến 9h00 giờ rồi bảo với bố mẹ là con học xong rồi cho con xem ti vi hay sang nhà bạn chơi”. Có phụ huynh gọi điện nhờ giáo viên ra nhiều bài tập hơn vì học sinh về nhà học được khoảng 1 giờ là bảo đã học xong. Thực tế là học sinh không đặt ra mục tiêu cho mình, không lập rõ kế hoạch học tập, không biết cách học, không có kỷ năng tự học, tự ôn tập nên chỉ học cho qua loa, mang tính chất đối phó. Kết quả của thực trạng trên Bảng 1: Bảng kháo sát khả năng tự học của học sinh lớp 10C2 năm học 2017-2018 (số học sinh được khảo sát 43 em) Nội dung khảo sát Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất hiếm khi Học sinh tự học ở nhà 13 30 Học sinh học trên lớp sau giờ học chính khóa 6 10 27 Học sinh có tham gia học nhóm 4 8 31 Có tham khảo mạng Intennet 10 16 17 Có sử dụng tài liệu tham khảo 4 8 31 Có tìm cho mình phương pháp tự học phù hợp với từng môn học 2 8 33 Tổng hợp 39 80 139 Bảng 2: Xếp loại Hạnh kiểm và Học lực của học sinh lớp 10C2 năm học 2017-2018 Xếp loại Tốt (Giỏi) Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Lớp 10 43HS H.Kiểm 29 67.4 10 23.2 4 9.3 0 0 H. Lực 0 0 14 32.5 27 62.7 2 4.8 Có 2 học sinh đạt giải HSG cấp trường, lớp xếp thứ 15/23 lớp không đạt danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc. Không có học sinh đát danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. 2.3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp chủ nhiệm tự học nhằm nâng cao kết quả học tập và thi trung học phổ thông quốc gia ở trường THPT Nông Cống 3 2.3.1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm Công tác giáo dục và rèn luyện học sinh trong trường THPT phụ thuộc rất lớn vào vai trò của thầy cô giáo. Ở trên lớp lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu nhưng nều về nhà học sinh không chịu ôn bài, không chịu học bài cũ và thực hành kiến thức thầy, cô dạy trên lớp thì hiệu quả học tập không bao giờ có thể cao được. Đối với một lớp học, GVCN có vai trò vô cùng quan trọng, là cầu nối đa chiều với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội, đóng góp nhiều công sức trong việc giáo dục học sinh, chăm lo, dìu dắt các em về mọi mặt. Ngoài chức năng nhiệm vụ của một giáo viên bình thường giảng dạy bộ môn mà nhà trường phân công, giáo viên chủ nhiệm còn là người quản lý toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp. Đối với giáo viên bộ môn họ chỉ truyền thụ kiến thức của môn học mình trong 45 phút. Còn đối với GVCN, ngoài việc truyền thụ kiến thức qua bài giảng còn phải làm sao đưa ra được các phương pháp học tập hiệu quả cho tất cả các môn học. Có như thế thành tích học tập của học sinh mới tốt được. Để học sinh học tốt đòi hỏi lớp phải có phương pháp học tập đúng đắn, tạo không khí học tập sôi nổi. GVCN lớp phải tổ chức được phong trào đó. Muốn có được nhiều học sinh giỏi, kết quả thi THPT quốc gia cao, không có học sinh yếu kém trước hết phải là GVCN. Từ những ngày đầu nhận công tác chủ nhiệm lớp 10C2 (nay là 11C2 ) kết quả thi tuyển vào lớp 10 của các em với đa số học sinh có học lực trung bình (25/43 HS), chỉ số ít học sinh có hoc lực khá (8/43 HS), không có học sinh có học lực giỏi điều đó làm tôi luôn băn khoan, trăn trở phải làm sao đưa kết quả học tập của các em đi lên, làm sao cho kết quả những lần thi thử THPT quốc gia lần sau phải cao hơn lần trước. Ngay từ đầu Tôi xác định phải gần gũi học sinh, tận tụy với công việc, thậm chí hy sinh lợi ích riêng của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi thường kiểm tra việc học tập của các em ở nhà thông qua phụ huynh và phụ đạo thêm cho học sinh yếu, kém để các em nắm vững kiến thức. Để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trong lớp cùng với việc vận động học sinh trong lớp, vận động các thầy cô giáo bộ môn ủng hộ, bản thân tôi thực sự coi đây là một nhiệm vụ mà mình phải làm tốt bằng bất cứ giá nào để học sinh được đến trường như các bạn khác. Giáo viên chủ nhiệm muốn học sinh có ý thức tự học thì trước hết phải làm sao cho học sinh yêu thích môn học của mình. Tôi là một giáo viên chủ nhiệm nhưng cũng là giáo viên dạy môn Sinh học của lớp. Thế nhưng với đặc thù của bộ môn sinh học, lượng kiến thức về lí thuyết chiếm phần lớn. Những tiết dạy trên lớp giáo viên chủ yếu hướng dẫn cho học sinh lí thuyết để học sinh tự học, còn dành phần nhiều thời gian để các em giải quyết các dạng bài tập khác nhau. Thông thường các em sẽ thích giải bài tập và rất ngại học lý thuyết vì thế tôi phải đưa ra phương pháp học như thế nào để nhớ nhanh, nhớ kỹ và nhớ chính xác nhất. Điều này đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với kiến thức lý thuyêt. Ngoài ra, còn giúp các em kỹ năng xác định đề, phân tích đề, khả năng lập luận tư duy, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong các môn khoa học tự nhiên. Và điều quan trọng hơn đó là các em được trải nghiệm phương pháp học tập cũng như tâm lý khi bước vào kỳ thi, từ đó có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp kịp thời Có thể nói, đó chính là những bước đi ngắn giúp các em tiến đến kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vững chắc hơn. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học Ngoài việc truyền cho học sinh lòng say mê với môn học của mình bản thân tôi xác định để giáo dục học sinh mình cần phải có phẩm chất tâm lý của người làm cha, làm mẹ, là ng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_chu_nhiem_tu_hoc_nha.doc