SKKN Một số giải pháp đối với công tác giáo dục an toàn giao thông tại trường THPT Hoàng Lệ Kha

SKKN Một số giải pháp đối với công tác giáo dục an toàn giao thông tại trường THPT Hoàng Lệ Kha

Căn cứ vào đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch của trường THPT Hoàng Lệ Kha năm học 2017 – 2018.

 Thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2017-2018, tôi được nhà trường giao nhiệm vụ là Bí thư đoàn trường. Với vai trò đó tôi luôn nhận thức rõ là phải làm tốt công tác giáo dục Đoàn viên thanh niên về mọi mặt đặc biệt là công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên thanh niên là học sinh. Một trong những nhiệm vụ giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh mà tôi cùng với nhà trường gặp nhiều khó khăn đó là giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông. Trong những năm qua mặc dù nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã không ngừng giáo dục cho học sinh về kỹ năng và ý thức chấp hành luật giao thông. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ học sinh và phụ huynh nhà trường (khi đưa con đến trường) vẫn không chấp hành tốt luật giao thông như: Học sinh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện; nge điện thoại và cầm ô khi lái xe, học sinh chở quá số người qui định, đi dàn hàng 2, hàng 3 và đi ngược chiều; phụ huynh học sinh khi đưa con đến trường bằng xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Việc học sinh không chấp hành tốt luật giao thông dẫn đến những tai nạn đáng tiếc cho bản thân, gia đình và toàn xã hội, để lại hậu quả không nhỏ cho chính học sinh như tử vong, gãy chân, gãy tay và để lại hình ảnh không tốt về công tác giáo dục của nhà trường. Nguyên nhân của thực tế này là do sự thiếu trách nhiệm của người lớn. Đó là việc thiếu sự quan tâm nhắc nhở của cha mẹ với con mình khi tham gia giao thông. Một số phụ huynh còn giao xe gắn máy cho con em mình điều khiển khi tham gia giao thông. Công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở giáo dục đối với học sinh chưa thường xuyên. Các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT, chấp hành luật giao thông tại trường chưa thường xuyên và chưa có tính bền vững. Từ thực tiễn nhiệm vụ của bản thân cùng với kinh nghiệm trong quá trình hoạt động đoàn tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp cần thiết nhất để làm tốt công tác giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh trong nhà trường. Vì vậy tôi đã tổng hợp, khai thác thành chuyên đề: ‘‘ Một số giải pháp đối với công tác giáo dục an toàn giao thông tại trường THPT Hoàng Lệ Kha ’’. Trong chuyên đề này tôi chỉ nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp hiệu quả nhất cho công tác đảm bảo trật tự ATGT tại cổng trường và giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh.

 

docx 21 trang thuychi01 10121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp đối với công tác giáo dục an toàn giao thông tại trường THPT Hoàng Lệ Kha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1.Mở đầu...2
1.1.Lí do chọn đề tài.....2 
1.2. Mục đích nghiên cứu. .2
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu. .....3
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.... .3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. .5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm . ...16
3.1. Kết luận. .17
3.2. Kiến nghị. ..18
Tài liệu tham khảo.19
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
I. Mở đầu.
1. Lí do chọn đề tài.
	Căn cứ vào đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch của trường THPT Hoàng Lệ Kha năm học 2017 – 2018.
	Thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2017-2018, tôi được nhà trường giao nhiệm vụ là Bí thư đoàn trường. Với vai trò đó tôi luôn nhận thức rõ là phải làm tốt công tác giáo dục Đoàn viên thanh niên về mọi mặt đặc biệt là công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên thanh niên là học sinh. Một trong những nhiệm vụ giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh mà tôi cùng với nhà trường gặp nhiều khó khăn đó là giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông. Trong những năm qua mặc dù nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã không ngừng giáo dục cho học sinh về kỹ năng và ý thức chấp hành luật giao thông. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ học sinh và phụ huynh nhà trường (khi đưa con đến trường) vẫn không chấp hành tốt luật giao thông như: Học sinh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện; nge điện thoại và cầm ô khi lái xe, học sinh chở quá số người qui định, đi dàn hàng 2, hàng 3 và đi ngược chiều; phụ huynh học sinh khi đưa con đến trường bằng xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm... Việc học sinh không chấp hành tốt luật giao thông dẫn đến những tai nạn đáng tiếc cho bản thân, gia đình và toàn xã hội, để lại hậu quả không nhỏ cho chính học sinh như tử vong, gãy chân, gãy tay và để lại hình ảnh không tốt về công tác giáo dục của nhà trường.	Nguyên nhân của thực tế này là do sự thiếu trách nhiệm của người lớn. Đó là việc thiếu sự quan tâm nhắc nhở của cha mẹ với con mình khi tham gia giao thông. Một số phụ huynh còn giao xe gắn máy cho con em mình điều khiển khi tham gia giao thông. Công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở giáo dục đối với học sinh chưa thường xuyên. Các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT, chấp hành luật giao thông tại trường chưa thường xuyên và chưa có tính bền vững.	Từ thực tiễn nhiệm vụ của bản thân cùng với kinh nghiệm trong quá trình hoạt động đoàn tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp cần thiết nhất để làm tốt công tác giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh trong nhà trường. Vì vậy tôi đã tổng hợp, khai thác thành chuyên đề: ‘‘ Một số giải pháp đối với công tác giáo dục an toàn giao thông tại trường THPT Hoàng Lệ Kha ’’. Trong chuyên đề này tôi chỉ nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp hiệu quả nhất cho công tác đảm bảo trật tự ATGT tại cổng trường và giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh.
	2. Mục đích nghiên cứu.
Qua nội dung đề tài này tôi mong muốn cung cấp cho học sinh một số phương pháp và các kỹ năng cơ bản để học sinh có thể tự tin tham gia giao thông an toàn. Từ đó có thể giải quyết được bài toán làm thế nào để giảm tai nạn giao thông như hiện nay. Hy vọng rằng đề tài này sẽ giúp các bạn đồng nghiệp có cái nhìn linh hoạt và chủ động khi làm nhiệm vụ giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông, đồng thời giúp các em học sinh có thêm nhiều hiểu biết đúng đắn khi tham gia giao thông.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này ghiên cứu về ý thức và việc chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông của đoàn viên thanh niên- học sinh trường THPT Hoàng Lệ Kha.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
+ Căn cứ vào các văn bản, tài liệu hướng dẫn giảng dạy về an toàn giao thông các cấp
+ Căn cứ vào các văn bản pháp luật về an toàn giao thông.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
+ Trực tiếp khảo sát thực tế tình hình vi phạm luật giao thông cũng như ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh toàn trường. 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
+ Tổng hợp kết quả chuyển biến của học sinh và so sánh với những năm trước.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	 Trong những năm gần đây, số lượng xe đạp điện, xe máy điện đã gia tăng nhanh chóng, theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có khoảng 2 triệu phuơng tiện. Đối với trường THPT Hoàng Lệ Kha theo thống kê cho thấy: năm học 2014-2015 nhà trường có 324 học sinh đi xe đạp điện và xe máy điện, năm học 2015-2016 số loại xe này đã tăng 46 xe, năm học 2016-2017 tăng 102 xe và năm học 2017-2018 nhà trường có 589 xe trên tổng số 805 học sinh đi xe đến trường. Xe đạp điện, xe máy điện đang dần trở thành loại phương tiện được nhiều người sử dụng bởi ưu điểm gọn nhẹ, linh hoạt, đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Mặt khác, với giá cả phải chăng, người dân có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe đạp điện, xe máy điện chạy với tốc độ ngang xe máy thông thường.
	 Tuy nhiên, trong khi cơ sở hạ tầng chưa có sự thay đổi lớn và thiếu sự kiểm soát về chất lượng phương tiện xe đạp điện, xe máy điện. Đặc biệt là hệ thống phanh, hệ thống chiếu sáng cũng như ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế dẫn đến nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông cho người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Đối với trường THPT Hoàng Lệ Kha đóng trên địa bàn Tiểu khu III, thị trấn Hà Trung là khu vực rất dễ xảy ra tai nạn giao thông. Vì địa bàn trường nằm ngay trên quốc lộ 1A, gần chợ, nhà máy, xí nghiệp, bến bãi. Đặc biệt đây là nơi lượng người tham gia giao thông rất đông, đường hẹp, đường vào cổng trường lại bị ngăn cách bởi giải phân cách cố định nên rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.	 
	Tình hình vi phạm luật giao thông của học sinh trên địa bàn toàn huyện Hà Trung nói chung cũng như học sinh của trường THPT Hoàng Lệ Kha vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề đáng báo động như: Học sinh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện; nge điện thoại và cầm ô khi lái xe, học sinh chở quá số người qui định, đi dàn hàng 2, hàng 3 và đi ngược chiều....
	2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Sau khi điều tra phỏng vấn trực tiếp với hơn 1.000 học sinh, hơn 1.000 phụ huynh, cộng với khảo sát hạ tầng của trường THPT Hoàng Lệ Kha trên địa bàn thị trấn Hà Trung nhận thấy: 
	Phần lớn học sinh nhà trường tham gia giao thông đều sử dụng các phương tiện như xe đạp, xe đạp điện hay xe máy điện tới trường (chiếm 78%) thì số học sinh lựa chọn xe đạp điện và xe máy điện là phương tiện di chuyển thông dụng, với tỉ lệ lên tới 55%. Loại hình phương tiện này mất an toàn đối với học sinh trung học phổ thông, đòi hỏi phải được hướng dẫn, xử lý vi phạm và quản lý chặt chẽ nhiều hơn nữa để đảm bảo an toàn cho học sinh tới trường.
	Quá trình nghiên cứu cho thấy có 3 nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông phổ biến của học sinh THPT, bao gồm: đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và thiếu quan sát.
	'Bên cạnh vấn đề tốc độ, học sinh nhà trường còn đang vi phạm những quy định cơ bản khi tham gia giao thông, không có gương chiếu hậu, với xe máy điện là 81%, xe đạp điện là 90%. Tất cả những nguyên nhân này dẫn tới những con số báo động về tình trạng tai nạn giao thông ở đối tượng học sinh.
	Trong khi xe bus - phương tiện di chuyển thích hợp nhất đối với độ tuổi của các em học sinh từ lớp 9 đến trung học phổ thông bởi sự tiện lợi, an toàn trong điều kiện giao thông phức tạp tại đô thị - lại chưa phải là lựa chọn hàng đầu của các em khi tới trường. Theo điều tra, chỉ có 9,7% học sinh nhà trường sử dụng xe bus tới trường. Điều này có thể lý giải tại sao học sinh trung học phổ thông lại chiếm tới 90% các vụ tai nạn giao thông của trẻ em.
	 Đánh giá về công tác giáo dục an toàn giao thông qua các cấp học, học sinh trung học phổ thông vẫn chủ yếu được dạy về luật giao thông đường bộ và biển báo hiệu đường bộ. Và thực tế, học sinh được chỉ dẫn về kỹ năng điều khiển phương tiện chủ yếu từ cha mẹ. Theo kết quả điều tra trong khuôn khổ nghiên cứu: 33% học sinh đi bộ trả lời rằng chưa được học cách đi bộ an toàn, và 27% học sinh sử dụng phương tiện cho biết chưa được học về kỹ năng điều khiển phương tiện đúng cách vì các chủ đề này chưa có trong giáo dục an toàn giao thông tại trường học. Và cũng trong khảo sát này, có tới gần 90% học sinh và cha mẹ đồng thuận với mong muốn học sinh trung học phổ thông cần học về kỹ năng điều khiển phương tiện. Những con số này cho thấy sự cần thiết của việc thực hiện các khoá tập huấn về an toàn giao thông và kĩ năng lái xe an toàn cơ bản ngay trong trường học.
 	Quá trình rà soát các văn bản pháp luật, các quy chuẩn và tiêu chuẩn cũng chỉ ra một số vấn đề như:
	 - Cơ sở hạ tầng dành cho khu vực xe đưa đón trước cổng trường học và đường giao thông nội bộ trong trường học chưa được quy định cụ thể trong Luật giao thông đường bộ (23/2008/QH12) và Tiêu chuẩn thiết kế trường trung học (TCVN 8794:2011).
	 - Chưa có quy định cụ thể trong Luật giao thông đường bộ (23/2008/QH12) về độ tuổi thấp nhất được điều khiển các loại xe đạp điện, xe máy điện. Hiện nay, không chỉ học sinh trung học phổ thông mà ngay cả học sinh trung học cơ sở (11 – 15 tuổi) cũng đã sử dụng xe đạp điện và xe máy điện tham gia giao thông. Thêm vào đó, chưa có quy định về việc người điều khiển xe đạp điện và xe máy điện phải có chứng chỉ pháp luật giao thông đường bộ và chứng chỉ kỹ năng lái xe an toàn. Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy, có tới 100% giáo viên và 89% phụ huynh học sinh nhà trường ủng hộ việc thực hiện cấp chứng chỉ an toàn giao thông đối với học sinh đi xe đạp điện và xe máy điện.
 Qua phân tích trên tôi thấy nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông liên quan đến học sinh trung học phổ thông là:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do người khác mang đến.
+ Do phương tiện.
+ Do điều kiện đường xá.
+ Do yếu tố thời tiết.
+ Do môi trường,.
 - Nguyên nhân chủ quan: Có 6 nguyên nhân chính:
 + Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.
 + Đi dàn hàng ngang; chở người quá quy định; 
 + Dắt tay, đẩy chân nhau khi tham gia giao thông.
 + Lạng lách, đánh võng, đua xe
 + Không quan tâm đến an toàn của những người tham gia giao thông khác.
 + Tư tưởng bất chấp, bất cần..
 - Do kiến thức Luật giao thông: nhiều học sinh chưa đọc và tìm hiểu Luật giao thông.
 - Do kỹ năng điều khiển xe chưa tốt:
 + Chưa hiểu được những đặc điểm của phương tiện.
 + Kỹ thuật lái xe chưa tốt.
 + Chưa biết cách dự đoán phòng tránh nguy hiểm.
 - Do tình trạng cơ thể: sử dụng chất có cồn, chất gây nghiện; cơ thể mệt mỏi, căng thẳng,
	Với tình hình tai nạn giao thông trên cả nước hiện nay cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và các đoàn thể đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông do Quốc hội đề ra. Công tác giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông được triển khai đồng bộ và sâu rộng, đặc biệt là đối với các cơ sở giáo dục, giáo viên và học sinh. Số vụ vi phạm luật giao thông trên cả nước có giảm so với cùng kì năm 2016, năm 2017 nhưng mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn giao thông vẫn không giảm, một số vụ tai nạn giao thông còn thiệt hại về người và tài sản con nghiêm trọng hơn những năm trước. 	
	Xét trên địa bàn Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm gần đây xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt đối với học sinh trung học phổ thông của các trường trong địa bàn huyện. Cụ thể: 
	- Năm học 2015-2016 xảy ra vụ tai nạn khiến một em học sinh trường trung học phổ thông Hà Trung tử vong do va chạm với xe ô tô trên Quốc lộ 1A; nguyên nhân một phần do học sinh khi sang đường sử dụng điện thoại và không quan sát.
	- Năm học 2015-2016 xảy ra vụ tai nạn khiến một em học sinh trường trung học phổ thông Hoàng Lệ Kha tử vong do tàu đâm; nguyên nhân do học sinh đi qua đường sắt không có barie chắn mà không quan sát.	
	- Vào tháng 10 năm 2017 xảy ra vụ tai nạn khiến một em học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Hoàng tử vong do tàu đâm; nguyên nhân do học sinh đi qua đường sắt không có barie chắn mà không quan sát.
	- Trong những năm gần đây, số học sinh THPT của các trường trên địa bàn Hà Trung xảy ra tai nạn giao thông với mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng.
	 3. Các giải pháp thực hiện.
	Căn cứ vào thực trạng và nguyên nhân trên, tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực trường học, đồng thời giúp các em học sinh có đầy đủ kiến thức để tham gia giao thông an toàn với những giải pháp cụ thể sau:
	3.1. Giải pháp cho công tác tuyên truyền.
	Nhận thức rõ để làm tốt công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh thì công tác tuyên truyền là trọng tâm. Hiện nay mặc dù các phương tiện thông tin, báo đài và các trang mạng xã hội không ngừng tuyên truyền về luật an toàn giao thông cũng như thiệt hại về người và tài sản từ các vụ tai nạn giao thông nhưng một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn làm ngơ với những vấn đề đó, một bộ phận lớn học sinh THPT vẫn cố tình vi phạm luật giao thông. Vì vậy cần đưa ra nội dung tuyên truyền gần và sát nhất đối với học sinh như: Tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên nắm vững các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, nội dung trọng tâm là:
	Đối với an toàn giao thông đường bộ.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên ý thức khi tham gia giao thông, các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
- Các quy định về tín hiệu giao thông đường bộ, biển báo hiệu giao thông đường bộ (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn) về màu sắc, hình dạng
- Ngồi trên xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe ô tô, xe buýt an toàn; đi bộ an toàn.
- Hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông.
- Độ tuổi của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy; quy định về đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; các kỹ năng điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện an toàn; cách phòng tránh tai nạn giao thông.
- Quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
- Phổ biến cho học sinh, sinh viên các kiến thức pháp luật và kỹ năng về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn, nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông.
	Đối với an toàn giao thông đường sắt
Tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm túc quy định về việc bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt là các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, tự ý di chuyển hoặc làm sai lệch các công trình, thiết bị báo hiệu, biển báo hiệu cố định trên đường sắt; treo, phơi, đặt vật làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt; không vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng, vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh, để vật chướng ngại, chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
- Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy; đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt, ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu.
	Đối với an toàn giao thông đường thủy nội địa
- Tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên khi đi đò phải mặc áo phao hoặc sử dụng cặp phao, dụng cụ cứu sinh; chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo đảm an toàn khi sử dụng phương tiện giao thông đường thủy.
- Chỉ đạo, triển khai việc phòng tránh tai nạn đuối nước trong học sinh, sinh viên. Đặc biệt quan tâm vào mùa mưa lũ, tổ chức cho học sinh, sinh viên đi tham quan, dã ngoại an toàn
	Để công tác tuyên truyền được sâu rộng và giúp cho học sinh có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông đòi hỏi Đoàn trường phải có sự đổi mới về nội dung và đa dạng về hình thức trong công tác này. Cụ thể:
	3.1.1. Tuyên truyền trên đài phát thanh của nhà trường.
	Ngay từ đầu năm học Ban chấp hành Đoàn trường cần tham mưu với cấp ủy Đảng và Ban giám hiệu nhà trường thành lập Câu lạc bộ phát thanh thanh niên. Cụ thể:
	- Phân công một đồng chí Phó bí thư đoàn trường làm trưởng ban.
	- Phân công một số đồng chí trong ban nội dung.
	- Phân công một số đồng chí trong ban tuyên truyền.
	- Lịch phát thanh vào các giờ sinh hoạt 15 phút của đoàn hoặc giờ ra chơi (thứ 3 và thứ 6 hàng tuần)
	Nội dung phát thanh có thể thường xuyên tuyên truyền về luật giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Về tình hình tai nạn giao thông của huyện, của tỉnh hoặc quốc gia. Tuyên dương những tấm gương tiêu biểu về tấm gương tốt khi tham gia giao thông, phê bình những học sinh vi phạm luật giao thông của các lớp trong trường.
	3.1.2. Tuyên truyền bằng treo băng-zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp pích.
	Đoàn trường tiến hành trưng treo băng-zôn, khẩu hiệu tuyên truyền ngay tại cổng trường và đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của đội thanh niên xung kích. Đây được coi là lực lượng nòng cốt trong việc giám sát và đảm bảo trật tự an toàn giao thông  khu vực trong và ngoài cổng trường. Qua đó, kịp thời nhắc nhở phụ huynh, học sinh chấp hành các quy định về an toàn giao thông cũng như điều tiết, sắp xếp khu vực dừng, đỗ xe hợp lý, tránh ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm Để duy trì tốt hoạt động của đội ngũ này, đoàn trường đã thực hiện hỗ trợ kinh phí hoạt động, trang bị đầy đủ trang phục, mũ, băng đỏ cho các thành viên trong đội. Hàng tuần, đội thanh niên xung kích tiến hành họp để đánh giá kết quả hoạt động trong tuần và báo cáo về Ban giám hiệu nhà trường để kịp thời xử lý, khắc phục và khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt. Với giải pháp đồng bộ, thiết thực, được xây dựng bằng những kế hoạch chi tiết, cụ thể đã đưa lại hiệu quả cao, tác động mạnh mẽ vào ý thức của học sinh, giáo viên và phụ huynh, ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông.
	3.1.3. Tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa.
	Gắn với các chủ đề, chủ điểm trong năm học, gắn với các phong trào thi đua, đoàn trường thường xuyên lồng ghép tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông dưới hình thức sân khấu hóa như: 
	- Tổ chức hội thi “ Thanh niên với văn hóa giao thông” vào tháng 9 hàng năm.
	- Tổ chức hội thi vẽ tranh cổ động về giao thông vào tháng 11 hàng năm.
	- Tổ chức diễn kịch, hò-vè về vi phạm luật giao thông trong các buổi mít tinh, ra quân về an toàn giao thông và trong một số tiết sinh hoạt dưới cờ.
	- Lồng ghép các nội dung về luật giao thông vào Hội thi “Khi tôi 18”
	3.1.4. Tuyên truyền thông qua các cuộc thi tìm hiểu.
	Đoàn trường kịp thời triển khai các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông do Bộ Giáo Dục và đào tạo, sở giáo dục tổ chức. Ngay sau khi nhận được công văn BCH đoàn trường cần tham mưu với cấp ủy đảng và ban giám hiệu thanh lập ban tổ chức cuộc thi với thành phần gồm: Hiệu trưởng (trưởng ban), các thanh viên gồm Bí thư đoàn trường, giáo viên Tin học và toàn bộ giáo viên chủ nhiệm các lớp. Trong năm học 2017-2018, đoàn trường được Ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ triển khai các cuộc thi “Giao thông học đường”, “Thanh niên với văn hóa giao thông”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”Nhờ sự triển khai và phôi hợp kịp thời giữa các thành viên trong ban chỉ đạo nên hầu hết các cuộc thi được triển khai sâu rộng tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nên các cuộc thi đều đạt kết quả khá tôt. Nhà trường có một giáo viên đạt giải nhất quốc gia cuộc thi “ An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” là đồng chí Phạm Thị Xuân. Qua các cuộc thi này nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên và học

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_doi_voi_cong_tac_giao_duc_an_toan_giao.docx