SKKN Một số giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động tại trường THPT Thanh Chương 3

SKKN Một số giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động tại trường THPT Thanh Chương 3

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động từ năm 1989, được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam cụ thể hóa thành phong trào “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà” trong ngành Giáo dục. Trải qua hơn 30 năm, phong trào “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà” tiếp tục có sức lan tỏa, ngày càng có chiều sâu, phát huy được phẩm chất tốt đẹp và tiềm năng to lớn của nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ) trong các hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần phát triểnkinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, khẳng định được vị thế của đội ngũ nữ CBNGNLĐ trong sự nghiệp trồng người.

Trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành Giáo dục tăng cường các giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nữ nhà giáo và lao động đáp ứng yêu cầu mới, phong trào thi đua “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà” cần được tiếp tục đẩy mạnh và phát triển sâu rộng hơn nữa, đó cũng là mục tiêu được nêu trong Hướng dẫn số 255/HD - CĐN về việc tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà” giai đoạn 2021 - 2025 của Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Nghệ An.

Trường THPT Thanh Chương 3 thật may mắn khi có hơn một nửa cán bộ giáo viên, nhân viên là nữ. Trong vài năm trở lại đây, ban chấp hành Công đoàn, ban nữ công đã phát huy vai trò của mình, không ngừng thay đổi phương thức hoạt động, sáng tạo một số mô hình, giúp chị em phụ nữ trong trường khẳng định được vai trò quan trọng và có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển toàn diện củanhà trường. Ngày càng có nhiều nữ CBNGNLĐ xứng đáng với danh hiệu “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà”.

docx 59 trang Thu Kiều 01/10/2024 1151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động tại trường THPT Thanh Chương 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3
 ----------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA 
“GIỎI VIỆC TRƯỜNG, ĐẢM VIỆC NHÀ” GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT
 LƯỢNG ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ, NHÀ GIÁO, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
 TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3
 LĨNH VỰC( MÔN): CÔNG ĐOÀN 
 NHÓM TÁC GIẢ: 1. LÊ THỊ HỒNG
 2. NGUYỄN THỊ HIỀN
 3. NGUYỄN ANH TUẤN 
 NĂM THỰC HIỆN: 2022 - 2023
 ĐIỆN THOẠI: 0968 158 980 MỤC LỤC
Mục Nội dung Trang
 A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 1 Lý do chọn đề tài 1
 2 Phạm vi triển khai thực hiện 2
 3 Mục đích nghiên cứu 2
 4 Phương pháp nghiên cứu 2
 5 Đóng góp của đề tài 2
 6 Cấu trúc của đề tài 2
 B NỘI DUNG ĐỀ TÀI 3
 I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐẨY 3
 MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA “Giỏi việc trường, Đảm 
 việc nhà” Ở TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3
 1 Cơ sở lí luận 3
 1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách của 3
 Đảng, Nhà nước và của Ngành liên quan đến nữ CBNGNLĐ
 1.2 Các văn bản hướng dẫn của Công đoàn cấp trên về thực hiện 3
 phong trào thi đua “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà” trong nữ 
 cán bộ, nhà giáo, người lao động
 1.3 Nội dung phong trào “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà” 3
1.3.1 Giỏi việc trường 3
1.3.2 Đảm việc nhà 4
 2 Cơ sở thực tiễn 4
 2.1 Đặc điểm tình hình đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động 4
2.1.1 Thuận lợi 5
2.1.2 Khó khăn 5 4.2.1 Tọa đàm “nuôi con khỏe, dạy con ngoan” 24
4.2.2 Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản 25
4.2.3 Thành lập câu lạc bộ nhảy, câu lạc bộ bóng chuyền, yoga 27
 5 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, ban chuyên 30
 môn trong triển khai phong trào
 5.1 Tham mưu thực hiện chế độ chính sách đặc thù với nữ 30
 CBNGNLĐ
 5.2 Đề xuất chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, 31
 nghiệp vụ
 5.3 Phát hiện, bồi dưỡng và giới thiệu những nữ CBNGNLĐ ưu tú 32
 vào quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý
 6 Quan tâm đến đời sống gia đình của nữ CBNGNLĐ 34
 6.1 Xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc giúp 34
 đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường
 6.2 Tiến hành kịp thời công tác động viên và thăm hỏi 36
 7 Tổ chức kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết 38
 7.1 Phối hợp với UBKT Công đoàn nhà trường kiểm tra, giám sát 38
 7.2 Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các phong trào, cuộc 39
 vận động
 III KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA 42
 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
 1 Mục đích khảo sát 42
 2 Nội dung và phương pháp khảo sát 42
 2.1 Nội dung khảo sát 42
 2.2 Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 42
 3 Đối tượng khảo sát 43
 4 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện 43
 pháp đã đề xuất
 4.1 Sự cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất 43 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
 BCH Ban chấp hành
 BCHCĐ Ban chấp hành công đoàn 
 UVBCH Ủy viên ban chấp hành 
 LĐLĐ Liên đoàn lao động
 BGH Ban giám hiệu 
 CLB Câu lạc bộ
 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 
 GVBM Giáo viên bộ môn
 BNC Ban nữ công 
 HS Học sinh 
 HSG Học sinh giỏi
 QTPN Quốc tế phụ nữ
CBNGNLĐ Cán bộ nhà giáo người lao động 
THPT NXB Trung học phổ thông
 GV Nhà xuất bản
 Giáo viên 2. Phạm vi triển khai thực hiện
 - Đối tượng áp dụng: Nữ cán bộ, nữ nhà giáo, nữ người lao động tại trường 
THPT Thanh Chương 3.
 - Thời gian nghiên cứu: năm học 2021 - 2022 và 2022 - 2023.
 3. Mục đích nghiên cứu
 Đề xuất được một số giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường, 
Đảm việc nhà” ở trường THPT Thanh Chương 3.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 5. Đóng góp của đề tài
 - Nội dung đề tài chính là kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của Ban chấp hành 
Công đoàn, Ban nữ công tại trường THPT Thanh Chương 3 trong đẩy mạnh phong 
trào thi đua “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà” do cấp trên phát động.
 - Để đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà”, chúng tôi 
đã đưa ra một số giải pháp dựa trên các hướng dẫn của cấp trên và tình hình thực tế 
tại nhà trường, chính vì vậy đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho nhà trường.
 - Các giải pháp này hoàn toàn có thể áp dụng trên các cơ sở giáo dục khác.
 6. Cấu trúc của đề tài
 Ngoài phần Đặt vấn đề, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục thì trọng tâm 
đề tài là phần B. Nội dung nghiên cứu.
 2 là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với tuyên truyền “Phụ nữ tích 
cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”... gắn với học tập và 
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
 - Nữ CBNGNLD có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, gương mẫu, 
tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng 
nghề nghiệp, ứng xử sư phạm chuẩn mực... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chương trình 
giáo dục phổ thông, đáp ứng công guộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số, xây dựng xã 
hội số; chủ động tham gia đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Tích cự tham 
gia các hoạt động chung của đơn vị, của nghành, chia sẻ hỗ trợ đồng nghiệp, tham 
gia các hoạt động xã hội, nhân đạo vì cộng đồng. Trong đó:
 + Đối với nữ cán bộ quản lý: có năng lực trình độ, có quyết tâm, bản lĩnh, năng 
động, sáng tạo, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm và phát huy hết năng lực của 
mình cho sự phát triển của nhà trường.
 + Đối với nữ GV: Tiếp tục phấn đấu để đạt chuẩn về trình độ và năng lực nghề 
nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT, góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục, đào tạo và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và hội 
nhập quốc tế.
 + Đối với nhân viên, người lao động: rèn luyện trình độ chuyên môn tay nghề, 
có tinh thần trách nhiệm trong công việc, đáp ứng yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ 
được giao.
 1.3.2. Đảm việc nhà
 - Tổ chức tốt cuộc sống gia đình; thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa 
gia đình, là điểm tựa tinh thần, gắn kết yêu thương và chia sẻ trách nhiệm chăm lo 
xây dựng gia đình với chuẩn mực no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
 - Chăm lo thực hiện trách nhiệm với các thành viên trong gia đình, nuôi con 
khỏe dạy con ngoan, giáo dục con đảm bảo khoa học, tiến bộ. Xây dựng gia đình 
văn hóa, nhà giáo văn hóa, khu dân cư văn hóa, đoàn kết quan tâm tới các thanh viên 
trong gia đình.
 - Hướng dẫn vận động các thành viên trong gia đình chấp hành tốt chủ trương 
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, không vi phảm pháp luật. Tích cực 
tham gia công tác xã hội, từ thiện trong khu dân cư và xã hội, các hoạt động phòng 
chống các tệ nạn xã hội.
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Đặc điểm tình hình đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động
 Năm học 2022 - 2023, trường THPT Thanh Chương 3 có 76 cán bộ, giáo viên 
và nhân viên, trong đó có 42 nữ (chiếm 55,3 %). Trong số 4 cán bộ quản lý có 1 
đồng chí là nữ (chiếm 25%). BCH Công đoàn gồm 5 đồng chí trong đó có 3 đồng
 4 nghĩ mình không làm thì đã có người khác làm hoặc là tư tưởng an phận thủ thường 
làm như thế là đủ không cần phấn đấu hơn nữa
 Trong những năm trước đây, phong trào “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà” 
cũng đã được triển khai trong Công đoàn nhà trường song có lúc phong trào còn 
mang nặng tính hình thức, mức độ quan tâm đến hoạt động ban nữ công còn hạn 
chế, nội dung sinh hoạt còn đơn điệu, chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của nữ 
cán bộ, giáo viên, nhân viên nên chưa thu hút được chị em và hiệu quả của phong 
trào chưa cao. Công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế nên nhận thức của một số 
chị em chưa đầy đủ, sâu sắc. Trình độ chuyên môn của chị em tuy đã được nâng lên 
nhưng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới hiện nay vẫn là điều rất 
đáng quan tâm nhất là trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và ứng 
dụng công nghệ thông tin.
 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA “Giỏi 
việc trường, Đảm việc nhà” GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI 
NGŨ NỮ CÁN BỘ NHÀ GIÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở TRƯỜNG THPT 
THANH CHƯƠNG 3
 1. Xây dựng đội ngũ ban nữ công quần chúng
 1.1. Lựa chọn
 1.1.1. Xác định tiêu chí lựa chọn
 - Nữ GV, NLĐ có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, năng động, có năng lực 
chuyên môn khá trở lên, có nhà gần trường càng tốt.
 - Số lượng: 03 đồng chí.
 - Thành phần: 1 đồng chí trong BCH công đoàn, 1 đồng chí trong tổ Văn phòng 
và 1 đồng chí trong các tổ chuyên môn còn lại.
 Lý do BCH Công đoàn lựa chọnthành phần Ban nữ công từ BCH công đoàn, 
công đoàn viên các tổ sẽ rất thuận lợi trong công tác phối hợp thực hiện các mục 
tiêu, nhiệm vụ của Ban nữ công cũng như của công đoàn, bởi: Khi có thành viên là 
BCH Công đoàn thì việc thực hiện mục tiêu của Ban nữ công và công đoàn sẽ tránh 
được hiện tượng chồng chéo và có sự phối hợp tốt mục tiêu chung của công đoàn. 
Các tổ công đoàn trong nhà trường có vai trò rất lớn trong các hoạt động giáo dục 
chính trị, truyền thống, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, tổ chức các 
hoạt động công đoàn, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các công đoàn viên. Công 
tác phối hợp giữa Ban nữ công với các tổ công đoàn sẽ phát huy năng lực của nữ 
công quần chúng trong tổ chức công đoàn, đặc biệt có hiệu quả cao trong việc tổ 
chức thành lập các câu lạc bộ cho công đoàn viên như: Câu lạc bộ hát, nhảy, múa, 
khéo tay hay làm, các đội bóng chuyền, bóng đá vv... Tổ chức các sân chơi lánh 
mạnh sau mỗi ngày làm việc căng thẳng. Đồng thời qua đó tạo ra mối quan hệ thân
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_day_manh_phong_trao_thi_dua_gioi_viec.docx
  • pdfLê Thị Hồng, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hiền- THPT Thanh Chương 3- Công đoàn.pdf