SKKN Một số định hướng bồi dưỡng nâng cao EQ trong dạy học môn Ngữ văn

SKKN Một số định hướng bồi dưỡng nâng cao EQ trong dạy học môn Ngữ văn

 Trí thông minh cảm xúc hay có thể gọi là trí tuệ cảm xúc,năng lực cảm xúc ( Emotional Quatient- viết tắt là EQ ) đã được công nhận là một trong những yếu tố chủ chốt để có thành công trong sự nghiệp và cuộc đời.Garden - cha đẻ của thuyết Trí thông minh Đa dạng - từng nhấn mạnh “ Nhiều người có IQ 160 làm việc không bằng những người có IQ không quá 100, do những người trên có trí thông minh quan hệ cá nhân yếu hơn những người dưới. Và trong dời sống hàng ngày, không một hình thức trí tuệ nào quan trọng hơn hình thức ấy cả. Nếu bạn không có nó, bạn sẽ lựa chọn không đúng người bạn đời, nghề nghiệp của bạn vv. Nhà trường nhất thiết phải giáo dục cho trẻ hình thức trí tuệ đó.”

 Vậy năng lực cảm xúc (EQ) là gì mà lại quyết định sự thành công của một người hơn cả IQ - chỉ số thông minh ? Năng lực cảm xúc là khả năng nhân thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. Chỉ số EQ thể hiện khả năng một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác. Đó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi với hoàn cảnh, luôn tìm được sự hòa hợp trong tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác. Các thống kê đã chỉ ra rằng, IQ chỉ đóng 15% vào thành công, 85% thành công được quyết định bởi năng lực cảm xúc - EQ.

 

doc 21 trang thuychi01 6790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số định hướng bồi dưỡng nâng cao EQ trong dạy học môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- Đặt vấn dề:
1. Lí do chọn đề tài
 Trí thông minh cảm xúc hay có thể gọi là trí tuệ cảm xúc,năng lực cảm xúc ( Emotional Quatient- viết tắt là EQ ) đã được công nhận là một trong những yếu tố chủ chốt để có thành công trong sự nghiệp và cuộc đời.Garden - cha đẻ của thuyết Trí thông minh Đa dạng - từng nhấn mạnh “ Nhiều người có IQ 160 làm việc không bằng những người có IQ không quá 100, do những người trên có trí thông minh quan hệ cá nhân yếu hơn những người dưới. Và trong dời sống hàng ngày, không một hình thức trí tuệ nào quan trọng hơn hình thức ấy cả. Nếu bạn không có nó, bạn sẽ lựa chọn không đúng người bạn đời, nghề nghiệp của bạn vv. Nhà trường nhất thiết phải giáo dục cho trẻ hình thức trí tuệ đó.”
 Vậy năng lực cảm xúc (EQ) là gì mà lại quyết định sự thành công của một người hơn cả IQ - chỉ số thông minh ? Năng lực cảm xúc là khả năng nhân thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. Chỉ số EQ thể hiện khả năng một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác. Đó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi với hoàn cảnh, luôn tìm được sự hòa hợp trong tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác. Các thống kê đã chỉ ra rằng, IQ chỉ đóng 15% vào thành công, 85% thành công được quyết định bởi năng lực cảm xúc - EQ.
 Năng lực cảm xúc gồm có năng lực cảm xúc cá nhân và năng lực xúc cảm xã hội. Năng lực cảm xúc cá nhân gồm năng lực tự nhận biết bản thân, năng lực tự điều chỉnh, năng lực tạo động lực. Năng lực xúc cảm xã họi gồm khả năng thấu cảm và năng lực giao tiếp.
 Năng lưc tự nhận biết bản thân là khả năng chúng ta biết rõ cảm xúc hiện tại của mình và vai trò của cảm xúc trong công việc, học tập. Khả năng đó giúp chúng ta biết điểm mạnh điểm yếu của bản thân, can đảm thể hiện những suy nghĩ chưa được chấp nhận và dám một mình theo đuổi.Năng lực tự điều chỉnh là khả năng kìm giữ các cảm xúc bốc đồng của bản thân, bình tĩnh, lạc quan cả trong những khoảnh khắc khó chịu nhât. Năng lực tạo động lực khiến cho chúng ta luôn cố gắng phát triển bản thân, mong muốn đạt được hoặc vượt qua mục tiêu.
 Năng lực thấu cảm là khả năng am hiểu cảm xúc, nhu cầu và quan tâm của người khác. Năng lực giao tiếp xã hội là khả năng truyền đạt thông tin, quản lí xung đột, tạo sự thay đổi cũng như tạo cảm hứng cho mọi ngừoi làm việc.
Nói tóm lại, một người có chỉ số EQ cao thường hiểu rõ bản thân, không để cho cảm xúc điều khiển, sẵn sàng nhìn nhận bản thân một cách trung thực; họ không hành động bốc đồng, luôn thận trọng và thích ứng với những thay đổi, sống cởi mở trung thực, giàu nhiệt huyết, giao tiếp tốt và là bậc thầy trong việc duy trì các mối quan hệ. Chính vì thế người ta tìm thấy ở những người có EQ cao hiệu xuất làm việc nổi bật,năng lực lãnh đạo xuất sắc và những điều kiện tạo ra hạnh phúc.
 Càng ngày, người ta càng nhận ra tầm quan trọng của EQ “ Với IQ người ta tuyển dụng bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Cơ hội thành công khi có EQ cao là rất lớn. Quan trọng hơn ,EQ một phần do bẩm sinh, còn lại chủ yếu do giáo dục, rèn luyện mà có. Ai cũng có thể được đào tạo và sở hữu EQ và thực hiện điều đó ở bất kì giai đoạn nào trong cuộc đời.
 Trong giáo dục, bồi dưỡng , phát triển EQ cho học sinh là việc rất có ý nghĩa. Phát triển nâng cao chỉ số năng lực cảm xúc EQ giúp học sinh phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, giúp các em dễ hòa đồng vói bạn bè, thích ứng nhanh với hoàn cảnh. Nếu chỉ số EQ thấp, các em sống thu mình, ít bạn bè, tự ti, khó hòa nhập dẫn đến kết quả học tập kém. Khảo sát của các nhà nghiên cứu cho thấy những học sinh có IQ cao sau này chưa hẳn thành công bằng những học sinh có IQ thấp hơn nhưng EQ lại phát triển. Chỉ cần lên Google và search cụm từ “ kết cục cuộc đời của những thần đồng trên thế giới thế kỉ 20” không khó để thấy các hiện tượng IQ cao thậm chí gấp rưỡi Estein hay thông thạo hàng chục ngoại ngữ từ khi còn nhỏ, nổi tiếng với tài năng bẩm sinh, phần lớn trong số họ kết thúc cuộc đời trong bi kịch, chỉ vì thời đó chỉ coi trọng IQ. Thiếu năng lực cảm xúc, đặc biệt là năng lực tự nhận biết và điều chỉnh bản thân, năng lực thấu cảm, là nguyên nhân dẫn đến những hành động dại dột nông nổi và sự vô cảm ở học sinh. Chẳng hạn như các em chạy theo lối sống đua đòi, đánh nhau hoặc thản nhiên quay cảnh bạn bị đánh đưa lên mạng xã hội, nghiêm trọng hơn là những vụ cướp của giết người ở tuổi vị thành niên Cho nên việc bồi dưỡng phát triển năng lực cảm xúc cho học sinh nhất là học sinh THPT chính là tạo cho các em một nền tảng tốt về nhân cách, những kĩ năng xã hội cần thiết, giúp các em có thể thành côngvững chắc trong tương lai.
2.Mục đích của đề tài:
 Xuất phát từ yêu cầu của thực tế cuộc sống và mục tiêu giáo dục trong nhà trường phổ thông, mục đích của đề tài là qua môn học Ngữ văn bồi dưỡng phát triển năng lực cảm xúc cho học sinh, trong đó chú trọng vào rèn luyện năng lực nhận biết và điều chỉnh, năng lực thấu cảm, năng lực truyền đạt thông tin. Với mong muốn tạo cho các em học sinh có nền tảng nhân cách, có niềm tin vào bản thân, có động lực học tập và phấn đấu ,nuôi dưỡng ước mơ về tương lai tốt đẹp ( bởi không phải tất cả các em sinh ra đều có chỉ số IQ vượt ngưỡng 100 hay đã có EQ cao)- những hnân tố dẫn tới thành công, đề tài sẽ đưa ra một số định hướng bồi dưỡng nâng cao EQ trong dạy học môn Ngữ văn .
II- Tổng quan về đề tài:
 Đề tài được thực hiện dựa trên những nghiên cứu của các nhà tâm lí học ,xã hội học về Trí thông minh cảm xúc hay Năng lực cảm xúc - EQ . trong quá trình dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phỏ thông, tôi nhận thấy đặc thù bộ môn rất phù hợp để vừa đảm bảo các yêu cầu kiến thức kĩ năng theo quy định, vừa có thể bồi dưỡng phát triển năng lực cho học sinh trong đó có năng lực cảm xúc.Thực tế cho thấy chưa có nhiều tìm hiểu nghiên cứu đưa vấn đè phát triển năng lực cảm xúc cho học sinh vào môn Ngữ văn. Hoặc cách hiểu năng lực cảm xúc còn hạn hẹp, đơn gian là tình cảm cảm xúc, là sự rung động trước hình tượng nghệ thuật hay hiện tượng đời sống. Vì thế tôi cho rằng đề tài đưa ra là tìm tòi thử nghiệm bước đầu để việc học tập môn Ngữ văn trong nhà trường không còn xa rời với lợi ích học tập thiết thực của học sinh, đưa môn Ngữ văn trở thành môn học yêu thích, môn học góp phần tạo nền tảng cho sự thành công của các em sau này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là môn Ngữ văn THPT, chủ yếu lớp 12 bởi đây là những học sinh sắp sửa bước vào môi trường học tập mới, những hoàn cảnh sống mới, đứng trước những lựa chọn và quyết định rất có ý nghĩa với cuộc đời các em. Giai đọan này các em cần có những phẩm chất , năng lực, kĩ năng sống cần thiết để không hoặc giảm bớt việc phạm phải những sai lầm đáng tiếc. Qua học tập môn Ngữ văn, các em phần nào sẽ được phát triển một năng lực cần thiết để thành công trong thế kỉ 21: Năng lực cảm xúc hay con gọi là trí tuệ cảm xúc - EQ.
III- Phương pháp nghiên cứu
1- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin lí luận xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
2- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm và điều tra thực tiễn. Phương pháp này được dùng để thu thập thông tin xây dựng cơ sở thực tiễn cho ddề tài.
IV- Nội dung đề tài.
1- Cơ sở lí luận của đề tài:
 a) Theo các nghiên cứu, chỉ số thông minh cảm xúc EQ có thể được rèn luyện mà có và không giới hạn ở độ tuổi nào, ai cũng có tiềm năng để phát triển EQ.Điều này vô cùng ý nghĩa đối với học sinh THPT để các em có cơ hội xây dựng nền tảng nhân cách, các kĩ năng xã hội cần thiết dể sau này có nhiều hơn những cơ hội thành công trong cuộc sống. Trong nghiên cứu tâm lí học, các nhà nghiên cúu cho rằng việc phát triển EQ phải được chú ý ngay từ khi trẻ còn nhỏ, trong gia đình , và vai trò của cha mẹ vô cùng quan trọng. Tương lai con trẻ phần nhiều là do giáo dục,cha mẹ, thầy cô, và những người bạn con gặp trên đường đời . Chỉ số EQ có thể thay đổi phụ thuộc vào yếu tố giáo dục, cả trong gia dình và nhà trường. Nhà tâm lí Gottman đưa ra một số cách “ huấn luyện cảm xúc” cho trẻ nhỏ như:
+ Lắng nghe thấu cảm: Cha mẹ, thầy cô phải biết tập trung để nghe,hiểu điều trẻ cảm nhận và sau đó chia sẻ.
+ Thừa nhận cảm xúc của trẻ, không phủ nhận cảm xúc của các em ngay lập tức khi chưa rõ lí do hay áp đặt cảm xúc của người lớn buộc các em thừa nhận.
+ Tạo ra và sử dụng tình huống có xung đột để trẻ giải quyếtvv.
Nghĩa là về mặt lí thuyết chỉ số EQ hoàn toàn có thể đào tạo và ai cũng có thể sở hữu nếu chú ý bồi dưỡng, phát triển.
b) Bản chất và mục tiêu dạy học môn Ngữ văn
 Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy môn Ngữ văn, với bản chất và mục tiêu môn học , hoàn toàn phù hợp để bồi dưỡng,phát triển năng lực cảm xúc cho học sinh.
 Đã là một môn học,môn nào cũng phải cung cấp kiến thức cho học sinh. Nhưng xét về bản chất, môn Ngữ văn không đạt mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu như các môn học khác mà hướng đến mục tiêu quan trọng nhất phải đạt được là bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ, biết rung cảm trước cái đẹp trong văn chương và trong cuộc sống, từ đó hình thành những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp như yêu thiên nhiên, yêu con người, cuộc sống, trung thực, dũng cảm, vị tha, nhân ái vv.
 Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn là môn học khá đặc biệt: vừa là môn học nghệ thuật, vừa là môn công cụ. Là môn nghệ thuật, giờ học Ngữ văn ( đọc hiểu các tác phẩm, đoạn trích văn học ) trở thành giờ học hình thành năng lực như năng lực thẩm mĩ, năng lực khám phá cái đẹp. cùng đó là hình thành các năng lực khác như thấu hiểu, đồng cảm ( với nhân vật, với những nỗi niềm, tư tưởng, quan niệm nhân sinh tác giả gửi gắm trong tác phẩm ), trình bày những suy nghĩ, quan điểm của bản thân về một vấn dề , hiện tượng đời sống. Từ chỗ hiểu, trải nghiệm trong văn chương, các em sẽ có khả năng hiểu mình, khám phá thế giới tâm hồn mình, xây dựng động lực phấn đấu, có niềm tin và mơ ước. Đọc hiểu tác phẩm văn học đã giúp học sinh bồi đắp tâm hồn, phát triển năng lực cảm xúc cá nhân. Là môn công cụ, môn Ngữ văn với các phân môn Làm văn , Tiếng Việt rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc, hiểu văn bản, diễn đạt đúng và hay. Đây là cơ sở để sau này các em có năng lực giao tiếp xã họi trong đó quan trọng là năng lực truyền đạt thông tin.
 Bản chất và mục tiêu của môn học đã thể hiện ngay ở tên gọi Ngữ văn - tức là ghép hai phân môn Ngôn ngữ và Văn học. Tên gọi này nhắc nhở mục tiêu dạy học toàn diện, không chỉ dạy chữ (ngôn ngữ ) mà còn dạy làm người. Ngày nay môn Ngữ văn phải hướng tới đáp ứng lợi ích học tập đa dạng của học sinh, trở thang fmôn học không xa rời những yêu cầu thiết thực của cuộc sống. Nhiệm vụ của môn Ngữ văn trong thời kì mới là phải hình thành cho học sinh lĩ năng giao tiếp, cách ứng xử phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng, có khả năng trình bày diễn thuyết trước đám đông.Từ những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn học, năng lực cảm thụ, đánh giá nghệ thuật, học sinh có khả năng hiểu mình hiểu người, yêu thương tôn trọng lẫn nhau, chung sóng và làm việc trong cộng đồng. Việc dạy học môn Ngữ văn hiện nay còn hướng đến mục tiêu chung của giáo duch thế giới mà tổ chức UNESCO đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
 Mặt khác, yêu cầu đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cũng chú trọng vào việc xây dựng bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
 Như vậy hoàn toàn có thể thấy học tập môn Ngữ văn có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng, phát triển EQ.
2- Cơ sở thực tiễn:
 Qua quan sát, tìm hiểu thực tế, dạy học trong nhà trường phổ thông vẫn đang nặng về cung cấp kiến thức, phát triển trí tuệ lôgic hơn là giáo dục kĩ năng sống, phát triển năng lực cảm xúc. Không khó để thấy trên các báo, mạng xã hội đưa tin về thực trạng học sinh có những hành vi dại dột, nông nổi, khó hiểu như : chơi điện tử, đắm mình trong thế giới ảo, gây gổ đánh nhau,đua xe, dùng chất kích thích, trang phục lố lăng, lời nói thiếu lễ độ, thậm chí cướp của giết người. Có những học sinh thiếu bản lĩnh, yếu đuối, chỉ cần một câu nói nặng lời của bố mẹ, điểm thi thấp vv cũng tìm đến cái chết. Tất cả hiện tượng trên đều do các em thiếu năng lực cảm xúc. Bởi cốt lõi của năng lực cảm xúc là khả năng làm chủ, kiểm soát bản thân, làm chủ cảm xúc, làm chủ các mối quan hệ. Một học sinh được cho là giỏi nhưng nếu thiếu hay năng lực cảm xúc thấp thì tương lai như thế nào? Em có thể hòa nhập cộng đồng? có biết sống trách nhiệm? có đủ bản lĩnh đứng lên sau những thất bại? có làm chủ được bản thân để tránh xa những cám dỗ? có kịp thích nghi với những thay đổi chóng mặt của xã hội?
 Thực tế cũng cho thấy, những học sinh ít đọc sách, nhất là sách văn học và học kém môn văn thì năng lực truyền đạt thông tin kém, đời sống cảm xúc đơn giản, thiếu khả năng làm chủ càm xúc bản thân và cảm nhận cảm xúc của những người xung quanh
 Nhận thấy tầm quan trọng của chỉ số EQ với học sinh và khả năng bồi dưỡng, phát triển chỉ số này cho các em qua học tập môn Ngữ văn, đề tài đưa ra một số định hướng trong dạy học bộ môn này.
3- Hướng bồi dưỡng, phát triển năng lực cảm xúc (EQ) cho học sinh qua môn Ngữ văn:
a) Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giờ Đọc văn.
Một thời gian dài, cách dạy học truyền thống trong giờ Ngữ văn là thầy cảm nhận, thẩm bình, truyền lại những ấy đến học sinh. Hoạt động diễn ra trong giờ học chủ yếu là nghe và ghi chép, học sinh hoàn toàn thụ động trong giờ học, thầy đóng vai trò là trung tâm. Những cảm xúc, cách hiểu, phản hồi của học sinh ít được quan tâm.Cách học này thủ tiêu năng lực cảm thụ nghệ thuật, khả năng truyền đạt thông tin của học sinh. Những gì các em tiếp nhận được qua giờ học phụ thuộc rất lớn vào người thầy, các em không có được sự trải nghiệm, khám phá trong học tập.
 Sự đổi mới trong mục tiêu và phương pháp dạy học môn Ngữ văn coi trọng vai trò của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, thầy giữ vai trò là người dẫn dắt, định hướng, gợi mở, học sinh chủ động khám phá để lĩnh hội kiến thức và hình thành các kĩ năng. Muốn phát huy hiệu quả giờ Đọc văn trong hình thành, bồi dưỡng EQ cho học sinh, giáo viên cần sử dụng những phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp nêu vấn đề.
 Qua thực tiễn dạy học tôi nhận thấy phương pháp dạy học nêu vấn đề rất phù hợp với môn Ngữ văn và việc bồi dưỡng phát triển EQ. Phương pháp này không chỉ đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học mà còn góp phần vào phát huy tính tích cực chủ động, hình thành năng lực cảm xúc cho học sinh. Phương pháp nêu vấn đề xuất phát từ thuật ngữ “ Orixtic” hay còn gọi là phương pháp phát kiến hay tìm tòi. V.Ôkôn cho rằng “ nét bản chất nhất của dạy học nêu vấn đề không phải là đặt ra câu hỏi mà là tạo ra những tình huống có vấn đề”. Hạt nhân của phương pháp này là tạo ra tình huống có vấn đề.
 Vậy thế nào là tình huống có vấn đề? đó là trạng thái tâm lí độc đáo của người gặp chướng ngại nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước mà bằng tìm tòi sáng tạo tích cực. Và khi tới đích thì lĩnh hội được kiến thức, phương pháp giành kiến thức, niềm vui sướng của phát hiện. Một tình huống được coi là có vấn đề khi thỏa mãn các điều kiện: Tồn tại một vấn đề; gợi nhu cầu nhận thức; gợi niềm tin vào khả năng bản thân.
 Trong giờ Ngữ văn, giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề và tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống theo các cách sau:
a1- Xây dựng tình huống lựa chọn:
 Xây dựng tình huống này là giáo viên đặt học sinh trước một sự lựa chọn khó khăn. Các em phải suy nghĩ, phải có chính kiến của mình và đưa ra lựa chọn nào đều phải có lí giải thuyết phục. tình huống này phát huy tính chủ động tích cực cho học sinh, phát triển năng lực cảm xúc cá nhân.
Ví dụ 1: dạy học bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, có thể đặt tình huống : có ý kiến cho rằng Vội vàng là bài thơ cổ vũ cho lối sống gấp, sống tận hưởng; ý kiến khác thì khẳng định bài thơ thể hiện một quan niệm sống tích cực, sống mãnh liệt, hết mình, biết tận hưởng và tận hiến. Em nghĩ như thế nào về hai ý kiến đó?
Giải quyết tình huống: tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, sau đó một đại diện lên trình bày. Lựa chọn đưa ra phải có kiến giải thuyết phục. Sau đó giáo viên nhận xét và đưa ra lựa chọn phù hợp với nội dung giá trị bài thơ: Vội vàng không cổ vũ cho lối sống gấp và hưởng thụ ích kỉ. Bài thơ đưa ra cái nhìn mới mẻ về cuộc sống gắn liền với quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ, từ đó giúp mọi người nhận ra cần phải quý trọng thời gian từng giây từng phút trong cuộc đời, phải sống mãnh liệt hết mình để cuộc sống không trôi qua vô nghĩa. Điều này khác với lối sống gấp trong một số người trẻ hiện nay là lối sống hưởng thụ cá nhân, bất chấp tất cả, không tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội.
Ví dụ 2: Dạy truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, giáo viên đưa ra tình huống lựa chọn: về nạn đói trong truyện, có ý kiến cho rằng đó là thử thách, ý kiến khác lại khẳng định đó là cơ hội cho các nhân vật. Em nghĩ như thế nào về các ý kiến trên?
Giải quyêt tình huống: Học sinh đặt mình vào hoàn cảnh các nhân vật trong câu chuyện để hiểu, đồng cảm với cảnh ngộ và những khát vọng của nhân vật, từ đó thấy được hai ý kiến trên không mâu thuẫn hay đối lập nhau mà thể hiện cái nhìn đa dạng nhiều chiều.
a2- Xây dựng tình huống nghịch lí: tức là những tình huống trái khoáy, ngược đời, trái với lẽ thường. Tình huống này đòi hỏi học sinh phải huy đông kiến thức tổng hợp để lí giải vấn đề mà tác phẩm đặt ra. Giải quyết được tình huống các em sẽ ngộ ra nhiều điều bổ ích 
Ví dụ : Dạy học bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, giáo viên nêu tình huống: trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng còn nhiều hi sinh gian khổ, sự lãng mạn, mộng mơ ở hình tượng người lính Tây Tiến có phải là ủy mị, thoát li hiện thực?
Giải quyết tình huống: học sinh thảo luận để tìm hiểu và nhận ra rằng chất lãng mạn mộng mơ ở người lính Tây Tiến là vẻ đẹp riêng của người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt khi những người lính đó vốn là những chãng trai đất Hà thành, là học sinh sinh viên. Cái lãng mạn mộng mơ không làm cho người lính ủy mị yếu mềm mà nó là sức mạnh tinh thần để họ vượt qua gian khổ hi sinh, nó làm cho hình tượng người lính không xa lạ mà gần gũi chân thực. Khi lí giải được vấn đeè trong tình huống, rõ ràng học sinh đã được trải nghiệm, được đánh giá để từ đó nhận ra đâu là điều tốt đẹp cho con người.
a3- Xây dựng tình huống nhân quả: tạo dựng tình huống để học sinh đi tìm nguyên nhân của một kết quả, bản chất của một hiện tượng, nguồn gốc qui luật của một sự kiện, động cơ sâu xa của một hành vi nào đó. Tình huống này buộc học sinh phải trả lời câu hỏi tại sao.
Ví dụ: tìm hiểu truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, tình huống đặt ra: hành động người đàn ông đánh vợ là do thói quen, do sở thích kì quặc hay lí do nào khác? vì sao khi đánh vợ lão ta lại cất lên lời rên rỉ đau đớn?
Giải quyết tình huống; Học sinh thảo luận tìm ra nguyên nhân, thấy được hành động của nhân vật này không phải do bản chất ông ta độc ác hay sở thích kì quặc mà do hoàn cảnh sống quá khó khăn. Sự quẫn bách trong cuộc mưu sinh khiến con người này trở nên thô bạo. Trong khi đánh dánh vợ, ông ta cất lên những tiếng rên rỉ đau đớn bởi có lẽ chính ông cũng đau dớn bởi bế tắc. Hiểu được như vậy học sinh sẽ ít nhiều cảm thông cho con người này, tuy nhiên cũng hiểu được không thể vì bất cứ lí do gì mà có quyền bạo hành, chà đạp con người.
Ví dụ2: dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, giáo viên cũng đưa học sinh vào tình huóng lí giải hành động của nhân vật Chí Phèo: sau khi bị thị Nở từ chôiú sống thành một nhà, Chí phèo đã thất vọng rồi tuyệt vọng, uống rượu say và muốn đến trả thù cả nhà thị Nở. Nhưng thay vì đến nhà thị Nở, hắn lại đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện,giết Bá Kiến rồi tự sát?.
a4- Xây dựng tình huống giả định: Là tình huống giáo viên nêu ra một số giả thiết nào đó khi phân tích tác phẩm văn học để làm rõ vấn đề,sự việc cần tìm hiẻu. Tình huống này giúp học sinh bộc lộ năng lực thích ứng trong những tình huống của cuộc sống, học sinh được “nhập vai”, được trải ngiệm cùng nhân vật.
Ví dụ1: c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_dinh_huong_boi_duong_nang_cao_eq_trong_day_hoc_m.doc