SKKN Một số biện pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện tại trường tiểu học Minh Lộc 1 - Hậu Lộc - Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện tại trường tiểu học Minh Lộc 1 - Hậu Lộc - Thanh Hóa

 Thư viện trường học có vai trò cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc, thỏa mãn óc tò mò, tìm hiểu của giáo viên và học sinh; là yếu tố góp phần vào việc cải tiến giáo dục, nhằm mục đích phục vụ việc dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong nhà trường.

Với chức năng truyền thông, thư viện trường học có nhiệm vụ thu thập và tích lũy các nguồn tài liệu gồm những tài liệu sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, truyện thiếu nhi, tài liệu tra cứu, báo, tạp chí đầy đủ cùng những phương tiện nghe nhìn phản ánh những kiến thức, kinh nghiệm, đòi hỏi sắp xếp thế nào để có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của học sinh, giáo viên trong trường thuận tiện nhất.

Cùng với sự đổi mới của Chương trình giáo dục Phổ thông, việc xây dựng và phát triển thư viện trường học là một trong những nhiệm vụ cơ bản đang được ngành Giáo dục chú trọng thực hiện. Thư viện nhà trường phải tiến hành những nhiệm vụ: hướng dẫn việc đọc, khơi dậy tình yêu sách của học sinh, giáo dục học sinh mong muốn hiểu biết, áp dụng các kiến thức thu nhận được từ sách vào học tập và trong cuộc sống. Giáo dục các em yêu thích văn hóa đọc bằng cách đến với sách báo, đến với thư viện. Trong thực tế, thư viện các trường đã hoạt động nhưng mới chỉ thu hút được cơ bản là giáo viên còn số lượng bạn đọc đông đảo là học sinh thì không phải thư viện trường học nào cũng thu hút được. Song thực trạng học sinh đến thư viện đọc sách báo với niềm đam mê tìm tòi học hỏi còn hạn chế, chủ yếu chỉ mới thu hút số học sinh khá giỏi có lòng ham mê đọc sách báo và một số thích đọc các loại truyện mang tính giải trí, hay học sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới thiệu sách mới. Học sinh chưa có phương pháp đọc sách, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với việc học tập của mình. Trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông, nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học, mở rộng kiến thức thông qua việc đọc sách, báo có một ý nghĩa hết sức quan trọng, thực tiễn những năm qua đã cho chúng ta thấy rất rõ điều đó.

 

doc 22 trang thuychi01 32282
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện tại trường tiểu học Minh Lộc 1 - Hậu Lộc - Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	MỤC LỤC
Tên mục
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1-2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận
2-3
2.2. Thực trạng
3
2.2.1. Cơ sở vật chất
3
2.2.2. Số lượng cán bộ, giáo viên, học sinh
3
2.2.3. Về sách, báo thư viện
3
2.2.4. Số người đến thư viện và vòng quay của sách
3-4
2.2.5. Thuận lợi
4
2.2.6. Hạn chế
4
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện
4
2.3.1. Giải pháp
4
2.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện
4 - 16
2.4. Hiệu quả
16 - 19
3. Kết luận, kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
19-20
Danh mục sách tham khảo
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Thư viện trường học có vai trò cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc, thỏa mãn óc tò mò, tìm hiểu của giáo viên và học sinh; là yếu tố góp phần vào việc cải tiến giáo dục, nhằm mục đích phục vụ việc dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong nhà trường.
Với chức năng truyền thông, thư viện trường học có nhiệm vụ thu thập và tích lũy các nguồn tài liệu gồm những tài liệu sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, truyện thiếu nhi, tài liệu tra cứu, báo, tạp chí đầy đủ cùng những phương tiện nghe nhìn phản ánh những kiến thức, kinh nghiệm, đòi hỏi sắp xếp thế nào để có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của học sinh, giáo viên trong trường thuận tiện nhất.
Cùng với sự đổi mới của Chương trình giáo dục Phổ thông, việc xây dựng và phát triển thư viện trường học là một trong những nhiệm vụ cơ bản đang được ngành Giáo dục chú trọng thực hiện. Thư viện nhà trường phải tiến hành những nhiệm vụ: hướng dẫn việc đọc, khơi dậy tình yêu sách của học sinh, giáo dục học sinh mong muốn hiểu biết, áp dụng các kiến thức thu nhận được từ sách vào học tập và trong cuộc sống. Giáo dục các em yêu thích văn hóa đọc bằng cách đến với sách báo, đến với thư viện. Trong thực tế, thư viện các trường đã hoạt động nhưng mới chỉ thu hút được cơ bản là giáo viên còn số lượng bạn đọc đông đảo là học sinh thì không phải thư viện trường học nào cũng thu hút được. Song thực trạng học sinh đến thư viện đọc sách báo với niềm đam mê tìm tòi học hỏi còn hạn chế, chủ yếu chỉ mới thu hút số học sinh khá giỏi có lòng ham mê đọc sách báo và một số thích đọc các loại truyện mang tính giải trí, hay học sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới thiệu sách mới. Học sinh chưa có phương pháp đọc sách, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với việc học tập của mình. Trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông, nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học, mở rộng kiến thức thông qua việc đọc sách, báo có một ý nghĩa hết sức quan trọng, thực tiễn những năm qua đã cho chúng ta thấy rất rõ điều đó.
Hiện nay, do sự phát triển của báo hình và Internet, việc đọc sách báo của các em học sinh bị chi phối cộng với việc đọc sách chưa đúng mục đích không phù hợp như: các em chỉ thích xem tranh xem hình chứ không đọc, không cần hiểu nội dung sách nói gì. Mặt khác, với không gian phòng đọc hẹp không đáp ứng được nhu cầu đọc sách của học sinh tại thư viện trong khi số lượng học sinh trong trường đông. Tất cả những yếu tố trên không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thư viện mà còn ảnh hưởng đến phong trào đọc sách của các em học sinh trong trường.
Vì vậy, phải làm thế nào để khơi dậy và đáp ứng niềm đam mê đọc sách báo ở học sinh, nhằm giữ gìn và phát huy "văn hóa đọc" đang ngày càng bị phương tiện thông tin nghe nhìn lấn át? Làm thế nào để có không gian đọc cho các em? Vấn đề này thúc giục người cán bộ thư viện phải trăn trở tìm giải pháp thích hợp để khắc phục. Từ yêu cầu trên tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện tại trường tiểu học Minh Lộc 1 - Hậu Lộc - Thanh Hóa” nhằm phát huy tác dụng của thư viện trong trường học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mô hình thư viện xanh, thân thiện là một thư viện tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên, học sinh đọc sách báo, thay đổi không gian chặt hẹp, gò bó trong phòng, tạo sự thoáng mát, rộng rãi, có chỗ ngồi thoải mái cho các em vừa có thể đọc sách vừa vui chơi thư giãn. Từ chuyến tham quan thực tế của phòng giáo dục và đào tạo Hậu Lộc tổ chức tại huyện Kì Anh - Hà Tĩnh cho cán bộ quản lí và thư viện các trường trong huyện vào tháng 12 năm 2015 về công tác thư viện trường học. Được sự thống nhất của Ban giám hiệu và sự đồng thuận của Ủy ban nhân dân xã, Hội cha mẹ học sinh, thư viện trường Tiểu học Minh Lộc 1 được xây dựng và tổ chức hoạt động theo mô hình thư viện xanh, thân thiện tại sân trường.
 Mục đích chính là nghiên cứu tạo ra một số biện pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện tại trường Tiểu học Minh Lộc 1 có hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nhiệm vụ của thư viện trường học.
- Hoạt động thư viện trường theo yêu cầu thư viện xanh, thân thiện.
- Những giải pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện nhằm thu hút học sinh đến với thư viện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, nhu cầu đọc, phương pháp đọc của học sinh; thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí thông tin.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
	Thư viện trường học là loại hình thư viện chuyên ngành ở cấp cơ sở, phục vụ hai nhiệm vụ chính là dạy và học. Đối tượng phục vụ chính của thư viện trường học là học sinh và giáo viên trong nhà trường.
	Theo Quyết định 61/1998/QĐ/BGD - ĐT ngày 06/01/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì " Thư viện trường phổ thông ( bao gồm Trường Tiểu học, Trường Trung học cơ sở và Trường Trung học phổ thông ) là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường". 
Thư viện trường học có những nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, và các loại sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh.
2. Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
3. Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học; tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu, Sách tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách, nhất là các sách nghiệp vụ và sách tham khảo.
4. Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành, chủ động khai thác, sử dụng vốn sách báo...
5. Tổ chức quản lí theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản l‎í chặt chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo tránh hư hỏng, mất mát...
2.2. THỰC TRẠNG 
2.2.1. Cơ sở vật chất :
Thư viện trường Tiểu học Minh Lộc I có 2 phòng với tổng diện tích 48 m2, kho sách 18m2, , phòng đọc học sinh 30m2, được trang bị 3 tủ, 2 giá, bàn ghế học sinh 10 bộ, bàn ghế giáo viên 5 bộ, vi tính 15 bộ.
2.2.2. Số lượng cán bộ, giáo viên, học sinh:
- CBGV: 38
- Tổng số học sinh: 694 học sinh, cụ thể:
Khối 1: 112 HS
Khối 2: 131 HS
Khối 3: 128 HS
Khối 4: 139 HS
Khối 5: 184 HS
2.2.3. Về sách, báo thư viện:
Số liệu kiểm kê thời điểm 20/5/2016 cụ thể như sau : 
- Sách giáo khoa: số lượng bản sách: 1896
- Sách nghiệp vụ: số lượng bản sách: 796; số lượng đầu sách: 117
- Sách tham khảo: số lượng bản sách: 2193; số lượng đầu sách: 695
- Truyện thiếu nhi: số lượng 559; số lượng đầu sách : 235
- Báo, tập san : Gồm 8 loại: Báo Giáo dục &Thời đại; Thanh Hóa, Nhân dân, Thiếu niên, Nhi đồng, Toán tuổi thơ, Văn tuổi thơ, Tạp chí giáo dục Tiểu học)
Tổng cộng: 5444 cuốn với 1047 đầu sách và 8 loại báo, tập san.
2.2.4. Số bạn đọc đến thư viện và vòng quay của sách  
Số lượt bạn đọc đến thư viện, số lượt mượn sách, vòng quay của sách còn nhiều hạn chế:
Năm học 2015-2016 
Số lượt HS đến thư viện
Số lượt mượn sách
Vòng quay của sách/năm
tính đến 20/5/2016
80 lượt/ngày/694 HS
95 lượt/ngày
21186lượt/4708STK+SGK+Báo, tạp chí = 4,5 vòng quay/năm
2.2.5. Thuận lợi : 
+ Thư viện nhà trường đạt “Thư viện tiên tiến” theo quyết định số 01/ 2003/ QĐ/ BGD &ĐT ngày 02/ 01/ 2003 của BGD&ĐT năm học 2007 – 2008.
+ Ngay từ đầu năm học thư viện có kế hoạch hoạt động cụ thể và đã được sự thống nhất của Ban giám hiệu. Có kế hoạch phát động phong trào thi đua trong giáo viên và học sinh về công tác thư viện trong năm học.
+ Cán bộ thư viện có chuyên môn và nhiệt tình trong công việc.
+ Chủng loại sách tuy chưa nhiều nhưng cũng đã có những cuốn sách rất hay và thu hút được nhiều bạn đọc. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên của trường đa phần là trẻ, ham mê đọc sách. 
2.2.6. Hạn chế : 
+ Trường đông học sinh, đa số học sinh ở vùng biển cho nên sự hiểu biết về thông tin còn hạn chế, đến thư viện chưa nhiều. Phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học - đọc sách của học sinh.
+ Kinh phí đầu tư còn hạn chế. Học sinh đến thư viện ý thức chưa cao, chưa thường xuyên, việc chọn sách còn lúng túng.
+ Thời gian đến thư viện còn hạn chế vì học sinh học 2 buổi/ngày.
+ Diện tích phòng đọc còn hẹp, số lượng học sinh lại tương đối đông.
Qua một thời gian trăn trở, nghiên cứu, được sự thống nhất trường đã tổ chức thực hiện xây dựng thư viện xanh, thân thiện tại sân trường, tôi đã đưa ra một số giải pháp để thực hiện cụ thể như sau:
2.3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.3.1. Giải pháp:
 Để xây dựng mô hình thư viện xanh, thân thiện thành công, tôi đã đề ra một số giải pháp như sau:
1. Tham quan các đơn vị bạn và xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp điều kiện thực tế của trường.
2.Chuẩn bị về cơ sở vật chất, các điều kiện để tổ chức.
3.Chuẩn bị về vốn tài liệu (chuẩn bị nguồn tin).
4.Sắp xếp, trang trí trong thư viện đáp ứng thư viện xanh, thân thiện.
5.Xây dựng mạng lưới tổ cộng tác viên thư viện và tổ chức hoạt động. 
6.Tuyên truyền giới thiệu sách, xây dựng nội dung tổ chức hoạt động theo chủ đề, chủ điểm .
7.Thống kê bạn đọc kịp thời để có giải pháp tổ chức hoạt động.
2.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện: 
Biện pháp 1: Tham quan các đơn vị bạn và xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp điều kiện thực tế của trường.
Qua chuyến đi thực tế tham quan, học hỏi các thư viện xanh, thân từ đó tôi xây dựng kế hoạch tham mưu để thư viện trường có được một khuôn viên mô hình thư viện xanh, thân thiện hợp lí nhất. Sau khi được sự thống nhất cao của đồng chí Hiệu trưởng, dưới sự chỉ đạo của phòng giáo dục, tôi đã lập một bản kế hoạch xây dựng thư viện xanh, thân thiện một cách cụ thể, tỉ mỉ căn cứ vào thực trạng hiện có, xây dựng kế hoạch bổ sung về cơ sở vật chất, nguồn tài liệu sách, báo, cách trang trí, xây dựng cách tổ chức hoạt động cụ thể phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường được đồng chí hiệu trưởng duyệt. Nhà trường đã huy động tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và Hội cha mẹ học sinh toàn trường vào cuộc.
Biện pháp 2: Về cơ sở vật chất, các điều kiện để tổ chức.
	Sau khi đi tham quan ở các đơn vị trường ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như ở tỉnh Hà Tĩnh cùng với sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục huyện Hậu Lộc, UBND xã Minh Lộc, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Minh Lộc 1 đã đề xuất với UBND xã, Hội phụ huynh kế hoạch tổ chức, được sự thống nhất của UBND xã, Hội phụ huynh, trường quyết định xây dựng thư viện xanh ở nơi phù hợp, nơi có nhiều cây, có nhiều bóng mát, có không gian ngoài sân trường vừa đẹp mắt, vừa hấp dẫn lại vừa tiện dụng. Không gian đọc rộng 125m2, được làm mái vòm bằng tôn xốp chống nóng, được chia thành 10 gian nhỏ, với 5 tủ sách 5 chủ đề khác nhau như: Tủ sách chủ đề, chủ điểm theo tháng, tủ sách Em yêu biển - đảo quê hương, tủ sách giáo dục đạo đức - pháp luật, tủ sách tham khảo, tủ sách báo - tạp chí - truyện thiếu nhi. 
Toàn cảnh thư viện ngoài trời
Để xây dựng được thư viện, nhà trường đã huy động bằng nhiều nguồn tài trợ ủng hộ từ nhiều phía, từ UBND xã đến Hội cha mẹ học sinh cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường để có kinh phí xây dựng thư viện.
Các trang thiết bị ở thư viện phù hợp với lứa tuổi, chiều cao của bạn đọc. Đối với lứa tuổi tiểu học - các em còn nhỏ, chiều cao còn hạn chế nên các trang thiết bị trong thư viện phải phù hợp với độ tuổi: vừa tầm, dễ tìm, dễ lấy. Từ thực tế cơ sở vật chất trong thư viện, tôi đã đề xuất với ban giám hiệu nhà trường mua sắm, tu bổ cải tạo các trang thiết bị phù hợp với lứa tuổi các em học sinh. 
Cụ thể: Tham mưu và đã được bổ sung thêm cho thư viện:
- 5 Giá sách có thể di chuyển mỗi khi cất hay thay đổi sách, là các giá bằng gỗ, nhôm kính (có kích thước, chiều cao, chiều rộng) theo đúng tiêu chuẩn kích thước quy định. Được chia ra các ngăn nhỏ, hợp lí.
- 1 tủ kính treo tường và 2 tủ trưng bày sách để giới thiệu sách mới và giới thiệu sách theo chủ đề, chủ điểm từng tháng.
- 20 bộ bàn ghế của học sinh: Được thiết kế bằng gỗ theo kích cỡ phù hợp với học sinh (tất cả giá sách bàn ghế của học sinh được sơn phối màu - các màu sơn khác nhau). 
Biện pháp 3: Về vốn tài liệu ( nguồn tin).
	Chất lượng vốn tài liệu của thư viện sẽ bị hạn chế nếu không được bổ sung thường xuyên những sách mới xuất bản ( phù hợp với thư viện ) đẫn đến lỗ hổng trong vốn tài liệu thư viện. Như vậy, vốn tài liệu sẽ nghèo nàn, lạc hậu không thu hút bạn đọc tới thư viện.
Để nắm bắt được trong kho sách của mình có số lượng bao nhiêu và mỗi loại có bao nhiêu đầu sách, bao nhiêu thể loại: tôi đã tiến hành kiểm kê toàn bộ kho sách đầu năm học.
Rà soát theo các tiêu chuẩn quy định ( theo Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông kèm theo QĐ số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và theo công văn 11185/GDTH về việc hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ngày 17/12/2004), tôi thấy số lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, truyện thiếu nhi, báo tạp chí đã đủ so với yêu cầu về số lượng (2,5 bản/1hs), nhưng để thư viện hoạt động được tốt, hiệu quả và thu hút bạn đọc đến với thư viện thì các loại sách phải được bổ sung mới thường xuyên, cập nhật kịp thời, nhiều về chủng loại thì kho sách mới đảm bảo chất lượng và cập nhật những thông tin mới - tôi tham mưu và đề xuất với ban giám hiệu, phối kết hợp với các đoàn thể để tăng vốn sách như sau: 
- Phát động phong trào "Góp một cuốn sách nhỏ để được đọc ngàn cuốn sách hay" phong trào phát động trong toàn trường giáo viên và học sinh cùng tham gia. Để phong trào được tập trung và chất lượng sách quyên góp đảm bảo chất lượng, số lượng: Tôi kết hợp với đồng chí tổng phụ trách, phó tổng phụ trách soạn thảo nội dung thông báo phát động toàn trường về ngày nộp, số lượng, nội dung và có quy định cụ thể, có động viên phong trào và khen thưởng những lớp, cá nhân làm tốt như ban giám hiệu có khen thưởng kịp thời ( ngay đầu tuần sau vào sáng thứ 2 trong buổi chào cờ đầu tuần) và phần thưởng cụ thể ( tuyên dương những tập thể lớp làm tốt, đúng quy định, số lượng sách nhiều, nội dung tốtbằng những phần quà như một cuốn vở có logo của trường, hay bút mực, hộp chì và màu). 
- Tham mưu với ban giám hiệu cùng với hội phụ huynh toàn trường ( ngay trong buổi họp Ban liên lạc Hội phụ huynh toàn trường đầu năm học phát động hỗ trợ kinh phí từ các khoản đóng góp tự nguyện của phụ huynh) và các doanh nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn của xã, nhằm thu hút thêm nguồn vốn (tiền và sách) tăng cường vốn tài liệu cho thư viện.
Khi bổ sung sách tôi lựa chọn danh mục sách phát hành mới nhất phù hợp với cấp học, môn học phù hợp với chương trình đổi mới, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Ngoài ra, để công tác bổ sung có chất lượng, đúng với yêu cầu, phương châm và nhiệm vụ của thư viện, tôi phải xác định được nội dung cuốn sách và đánh giá được nóMuốn làm được nhiệm vụ trên, ngoài việc học tập để nâng cao trình độ năng lực để đánh giá một cách cụ thể thì tôi đã phải làm một số việc sau đây:
+ Tìm hiểu về hình thức cuốn sách: cơ quan xuất bản, tác giả là ai, tên sách, những ghi chú về cuốn sách
+ Đọc sách: có thể đọc lướt, hoặc đọc đề mục của cuốn sách, hoặc đọc lời giới thiệu, lời nói đầu, hoặc xem lướt nội dung ở một vài chương quan trọng nhất
+ Xem, nghiên cứu mục lục, danh mục giới thiệu sách mới hay sách vừa xuất bản của các nhà xuất bản, ưu tiên nhà xuất bản Giáo dục
Biện pháp 4: Sắp xếp, trang trí đáp ứng thư viện thân thiện.
4.1. Sắp xếp:
Để tổ chức sắp xếp kho sách phù hợp với thư viện trường tiểu học và phù hợp với lứa tuổi học sinh tôi đã tiến hành một số biện pháp nghiệp vụ mới được tập huấn do Phòng giáo dục tổ chức, như sau: 
* Đối với các sách tham khảo, sách nghiệp vụ sách giáo khoa tôi tiến hành xử lý nghiệp vụ theo quy định của công tác nghiệp vụ thư viện, đăng ký, phân loại vào sổ đăng kí cá biệt, mô tả ấn phẩm, tổ chức sắp xếp sách trong kho vào từng kho sách, tổ chức sắp xếp để giáo viên và các em học sinh dễ tra cứu, chọn sách theo yêu cầu, nhu cầu.
* Đối với các sách truyện thiếu nhi tôi áp dụng chia thành 2 nhóm:
Một nhóm dành cho học sinh từ lớp 1 - lớp 3
Một nhóm dành cho học sinh từ lớp 4 - lớp 5 
Điều mà tôi quan tâm nhất là đối với các em hoc sinh từ lớp 1-3, phân loại truyện theo mã màu (vì đối tượng học sinh này các em còn nhỏ mới tiếp xúc với con chữ, con số, nhiều hình thức nghiệp vụ thư viện còn rất mới mẻ với các em) vì vậy phân loại truyện theo mã màu sẽ rất thuận tiện cho các em khi đến thư viện và lựa chọn sách. Tôi tiến hành phân loại truyện theo mã màu (có quy định cụ thể cho từng loại truyện) ví dụ:
- ĐV11 thơ thiếu nhi tôi định mã màu là màu hồng 
- ĐV17 truyện dân gian định mã màu là màu tím 
- ĐV18 truyện tranh định mã màu là màu đỏ 
- ĐV19 các thể loại khác định mã mầu là màu cam
- ĐV2 khoa học thiếu nhi định mã màu là màu xanh dương 
Sau khi phân loại truyện theo mã màu tôi tiến hành các việc dán mã màu cho từng cuốn truyện.
Lập Bảng hướng dẫn sử dụng mã màu treo bên cạnh tủ sách để các em nhận biết được các màu quy định theo loại truyện. Từ đó các em chọn sách đúng yêu cầu mà mình thích, nhanh chóng thuận tiện (cũng như khi đọc xong các em lại cất sách vào đúng nơi quy định). Với 10 gian chia làm 5 tủ sách cộng với một không gian nghệ thuật để các em có thể vừa đến thư viện đọc sách vừa có thể tham gia giải trí bằng các hình thức như nặn, vẽ, chơi cờ vua( có vị trí dành riêng cho các nội dung này).
4.2. Trang trí trong thư viện xanh, thân thiện:
 	Thư viện cần gọn gàng, sạch sẽ, trang trí đẹp, có màu sắc và không gian, hấp dẫn ở nơi bạn đọc cần có bản đồ Việt Nam, bản đồ Thế giới hay quả địa cầu, các mô hình về Khoa học, hay Lịch sử, Địa lí để giới thiệu một số địa danh, nhân vật lịch sử, hiện tượng mây, mưa mà tài liệu đề cập đến cho các emRồi trang trí thêm những hình ảnh của những câu chuyện cổ tích mà các em thích thú như: " Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", " Cô bé quàng khăn đỏ"Đối với học sinh tiểu học ở lứa tuổi này với các em "học mà chơi, chơi mà học" vì vậy tổ chức sắp xếp sách trên giá, vị trí để các em ngồi đọc là rất cần thiết, phải đảm bảo phù hợp với lứa tuổi, tâm lý - nắm bắt được điều đó tôi tham mưu với ban giám hiệu cho mua sắm các trang thiết bị như bàn ghế, giá tủ trong thư viện phải phù hợp với các em. Bàn ghế giá tủ phải được làm bằng các chất liệu gỗ có sơn các loại màu, trên tường trang trí một số khẩu hiệu tranh ảnh sinh động để thu hút các em. Trên các giá sách lựa chọn các tiêu đề dễ hiểu, dễ nhớ,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_thu_vien_xanh_than_thien_tai.doc
  • docB_A, DANH M_C STK, T_N NH_NG SKKN _ _C X_P LO_I.doc