SKKN Một số biện pháp xây dựng tập thể vững mạnh ở lớp 10a9 trường trung học phổ thông Lê Lai

SKKN Một số biện pháp xây dựng tập thể vững mạnh ở lớp 10a9 trường trung học phổ thông Lê Lai

 Nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường phổ thông là giáo dục học sinh phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu mà Đảng ta đã đặt ra là xây dựng con người mới có sự phát triển cao về trí tuệ, có đạo đức, cường tráng về thể chất và phong phú về tâm hồn.

 Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng luôn được yêu cầu đổi mới cho phù hợp với sự phát triển. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách học sinh và các phong trào hoạt động của một tập thể lớp. Để có một tập thể vững mạnh, điển hình tiên tiến là điều mong ước của nhiều thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Nhưng điều này thật khó khăn! Chúng ta ai cũng biết rằng mỗi tập thể học sinh là mỗi mảnh ghép trong một bức tranh toàn cảnh của tập thể lớn nhà trường. Mỗi tập thể lớp có một không gian, một sắc màu riêng, có những thế mạnh, những điểm yếu khác nhau nhưng đều chịu tác động bởi mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Tập thể học sinh có vững mạnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất vẫn là vai trò của giáo viên chủ nhiệm.

 Theo quy định, giáo viên chủ nhiệm là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác đào tạo và quản lý học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng quản lý, tổ chức, giáo dục học sinh trong một lớp và chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách.

 

doc 23 trang thuychi01 6451
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng tập thể vững mạnh ở lớp 10a9 trường trung học phổ thông Lê Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LÊ LAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ VỮNG MẠNH Ở LỚP 10A9 TRƯỜNG 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LAI
Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2019
Mục lục
STT
Nội dung
Trang
1
I. Mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
2
II. Nội dung
2
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3
3. Các giải pháp đã tổ chức thực hiện
5
4. Hiệu quả
16
3
III. Kết luận
17
 	 I. Mở đầu 
 	 1. Lí do chọn đề tài 
 Nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường phổ thông là giáo dục học sinh phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu mà Đảng ta đã đặt ra là xây dựng con người mới có sự phát triển cao về trí tuệ, có đạo đức, cường tráng về thể chất và phong phú về tâm hồn.
        Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng luôn được yêu cầu đổi mới cho phù hợp với sự phát triển. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách học sinh và các phong trào hoạt động của một tập thể lớp. Để có một tập thể vững mạnh, điển hình tiên tiến là điều mong ước của nhiều thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Nhưng điều này thật khó khăn! Chúng ta ai cũng biết rằng mỗi tập thể học sinh là mỗi mảnh ghép trong một bức tranh toàn cảnh của tập thể lớn nhà trường. Mỗi tập thể lớp có một không gian, một sắc màu riêng, có những thế mạnh, những điểm yếu khác nhau nhưng đều chịu tác động bởi mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Tập thể học sinh có vững mạnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất vẫn là vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
         Theo quy định, giáo viên chủ nhiệm là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác đào tạo và quản lý học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng quản lý, tổ chức, giáo dục học sinh trong một lớp và chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách.
 Thế nhưng, sự nghiệp giáo dục hiện nay tuy được tiến hành trong điều kiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn và thách thức. Chẳng hạn: Sự phát triển của công nghệ thông tin, của nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế phát triển, cuộc sống văn minh, hiện đại hơn nhưng kéo theo vào đó là các mặt tiêu cực như: những trò chơi điện tử, những nội dung hấp dẫn để rồi nhiều em vì mải chơi, mải xem mà quên nhiệm vụ học tập hay có những việc làm, hành động bắt chước trên phim ảnh. Về phía phụ huynh học sinh do mải lo kiếm tiền mà thiếu quan tâm đến việc giáo dục các em, chỉ phó mặc cho nhà trường. Đó là chưa kể, sự suy thoái về đạo đức của một phận trong xã hội để các em bắt chước,  Như vậy, chúng ta cần phải làm gì để quá trình giáo dục tiến hành một thuận lợi và có hiệu quả. Theo tôi nghĩ là trước hết phải xây dựng lớp học thành một tập thể thực sự đoàn kết, tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp và là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi thấy rằng: để giáo dục một tập thể lớp vững mạnh có nhiều đối tượng đi vào nề nếp hoạt động chung không phải là một việc làm đơn giản. Đặc biệt là sự hình thành phẩm chất đạo đức của học sinh không phải ngày một, ngày hai có được mà phải trải qua một thời gian hay cả một quá trình lâu dài rèn luyện. Cho nên để đảm nhận công việc này đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải thật sự kiên trì, sáng tạo, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức thì mới làm được và mới mang lại hiệu quả cao. Chính vì những lí do trên mà năm học 2018 - 2019, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng tập thể vững mạnh ở lớp 10A9 trường THPT Lê Lai” để nghiên cứu và thực hiện nhằm xây dựng 
tập thể lớp vững mạnh.
 	2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra những giải pháp hợp lí trong công tác chủ nhiệm gắn liền với việc dạy học của mình.
- Góp phần xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
 	3. Đối tượng nghiên cứu 
 	Học sinh lớp 10A9 trường THPT Lê Lai năm học 2018 - 2019.
 	4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra. 
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 	II. Nội dung
 	1. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các trường trung học phổ thông, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động 
khác nhất là hoạt động học tập của nhà trường. Bên cạnh đó khi giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm và có phương pháp tốt thì sẽ tạo điều kiện và có thời gian để bồi dưỡng và hoàn thành tốt chuyên môn của mình. 
 Đối với học sinh THPT, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm sinh lí khá phát triển, trí tuệ biến đổi cả về chất và lượng. Các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận tinh tế, tư duy trừu tượng ở mức cao. Nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ sa ngã, bị lôi kéo, lứa tuổi đang và muốn tự khẳng định mình trước mọi người. 
Để làm tốt công tác chủ nhiệm, trước hết giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ nhiệm vụ của mình trong điều lệ phổ thông. Vì GVCN có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh, tạo điểm nhấn góp một phần trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Do đó, GVCN là một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình hình thành nhân cách của học sinh, mang lại một phần kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của các em. 
Học sinh cần được trau dồi tư tưởng vững vàng, có nghị lực vượt khó 
trong học tập và đời sống, mà các em còn đóng vai trò quan trọng trong chất 
lượng, tỷ lệ thi trung học phô thông của nhà trường, tỷ lệ HS đỗ đại học, cao đẳng.Vì vậy, việc quản lí giáo dục học sinh không phải là dễ, hơn nữa hầu hết GVCN là kiêm nhiệm chưa qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ làm GVCN, làm việc với những kinh nghiệm sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. 
Muốn đạt được mục đích này, giáo viên chủ nhiệm lớp phải tận tụy với nhiệm vụ được giao, phải có kế hoạch cụ thể trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm hỗ trợ cho học sinh có ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện hạnh kiểm để trở thành học sinh có năng lực toàn diện nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh. 
 	2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
 	2.1. Đặc điểm tình hình: 
 Năm học 2018 - 2019, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 10A9 Trường THPT Lê Lai. Lớp có 41 học sinh, trong đó có 28 em nam và 13 em nữ. 
 2.2. Những thuận lợi và khó khăn:
 a. Thuận lợi:
 - Đa số học sinh của lớp ngoan, lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ. Tích cực tham gia hoạt động, các phong trào do nhà trường, Đoàn trường, lớp tổ chức. 
 - Đầu năm học nhà trường phối hợp với tổ chức Đoàn đã có nội quy rõ ràng cho học sinh thực hiện. Hàng tuần, hàng tháng có nhận xét cụ thể, rõ ràng và xếp loại thi đua cho các lớp. Từ đó để các em nắm được những gì mình đã làm tốt, những gì cần phải khắc phục.
 - Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. 
 - Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các cấp chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của một bộ phận phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục. 
 b. Khó khăn:
 - Sĩ số học sinh của lớp tương đối đông, trong đó số lượng học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ; học sinh của lớp gồm nhiều xã khác nhau (Nguyệt Ấn, Vân Am, Minh Tiến, Lam Sơn, Minh Sơn...) không thuận lợi cho việc đi đến trường do đường xá xôi, khó khăn, đó cũng là điều kiện để các em dễ chia bè phái, mất đoàn kết.
 - Học sinh trong lớp có nhiều đối tượng, nhiều hoàn cảnh khác nhau: 9 em gia đình thuộc diện 135, 7 em gia đình thuộc hộ nghèo; 5 em thuộc hộ cận nghèo. Có em bố mẹ đi làm ăn xa: Quý, Sơn, Nga, Hải; bố mẹ li thân, li dị: Linh, Tuyến, Anh...Đó là chưa kể đến nhiều phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con cái mà chỉ lo kiếm tiền còn việc học tập và rèn luyện của con cái phó mặc cho nhà trường. Chính vì vậy mà ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí cũng như chất lượng giáo dục của các em.
 - Đa số các em xuất phát từ nông dân, đời sống kinh tế gia đình còn khó khăn, việc đầu tư cho con em trong quá trình học tập và quan tâm đến việc giáo dục các em còn nhiều hạn chế. Mặt khác, hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin tuy có nhiều mặt tích cực nhưng bên cạnh đó lại nảy sinh các mặt tiêu cực như: các em vì xem tivi nhiều mà quên mất việc học tập hoặc chỉ học cho qua để có thời gian xem; máy tính, các quán Internet là nơi để các em chơi các trò chơi điện tử. Nhiều em mải chơi mà quên cả việc học tập và chưa kể đến việc nhiều em để có tiền chơi đã sinh ra ăn cắp, ăn trộm, 
 Với những thực trạng trên, việc xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, có nề nếp, có phong trào học tập tốt đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có kinh nghiệm, có bản lĩnh, có “nghệ thuật”. Bên cạnh đó, người giáo viên phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, yêu thương học sinh như con em của chính mình. Vì vậy, việc đưa ra một số biện pháp nhằm giúp các em có nề nếp, có phong trào học tập tốt là rất cần thiết.
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, sau khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp mà bản thân đúc rút từ nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm xây dựng một tập thể lớp thực sự có có nề nếp, đoàn kết và có phong trào học tập tốt, một tập thể lớp vững mạnh.
 3. Các giải pháp đã tổ chức thực hiện 
 3.1. Nắm vững đặc điểm, tình hình lớp
 Đối tượng giáo dục của giáo viên nói riêng và nhà trường nói chung là học sinh. Người giáo viên muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của lớp mình thì phải có biện pháp cụ thể phù hợp với lứa tuổi, với đặc điểm tâm sinh lí, nhân cách của học sinh trong lớp. Vì vậy, khi nhận phân công của Ban giám hiệu về lớp được chủ nhiệm trong năm học. Trước hết tôi tiến hành tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, nhân cách, về ưu điểm, hạn chế của từng học sinh thông qua các biện pháp sau:
 - Nắm bắt được tình hình chung của lớp, tình hình của các đối tượng học sinh trong lớp (học lực của từng học sinh, học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn,)
 - Trao đổi, trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp với học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt đông ngoại khoá hoặc trong các giờ ra chơi.
 - Tổ chức tốt cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm học để vừa phổ biến cho phụ huynh về yêu cầu, nhiệm vụ năm học, kế hoạch của nhà trường, của lớp; vừa để cập nhật những thông tin cần thiết của học sinh lớp mình về : Hoàn cảnh kinh tế của gia đình hiện tại, số điện thoại để liên lạc thường xuyên, cá tính của học sinh, ý thức học tập ở nhà, sở thích của các em, .
 Từ việc nắm bắt được các thông tin như trên tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch chủ nhiệm cụ thể và có phương pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh lớp mình.
SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH
1. Họ và tên học sinh:. Giới tính: ..................
2. Ngày . tháng. năm sinh Dân tộc:.... Tôn giáo:..............
3. - Địa chỉ thường trú: ...........................................................................................
 - Số điện thoại của gia đình:.........................................................
4. - Họ, tên cha: ...Nghề nghiệp:..Số điện thoại:.....
 - Họ, tên mẹ: .Nghề nghiệp:.....Số điện thoại:......
5. Số anh.. chị... em.. trong gia đinh.
6. Điều kiện kinh tế gia đình:..................................................................
7. - Xếp loại của năm học 2017 - 2018:
 - Học lực:.Hạnh kiểm:.........................................................
8. Năng khiếu:.. Sở thích:..............
9. Các bạn thân hiện nay:............................................................................
10. Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này:
...................................................
...................................................
11. Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:
................................................................................................................................ 
...................................................
12. PHHS có đề nghị gì với nhà trường và GVCN ?
...........
...........
...........
..........................................................................................................................
 3.2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cụ thể, rõ ràng
 Kế hoạch chủ nhiệm là bước thiết kế lộ trình thực hiện nội dung giáo dục mang tính khoa học, giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành tổ chức, giáo dục học sinh một cách chủ động, có mục đích rõ ràng. Vì vậy, trên cơ sở nắm bắt tình hình học sinh và sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, căn cứ vào kế hoạch, quy định nề nếp của nhà trường và của Đoàn trường đề ra. Cụ thể:
 NỘI QUY LỚP 10A9
TT
NỘI DUNG
ĐIỂM
(tối đa)
1
Đi học chậm: - 5 điểm
5
2
Vắng học: Không lí do: - 10 điểm/ Có lí do:- 5 điểm
10
3
Điểm miệng và các bài kiểm tra 
Điểm 10: + 10 điểm/Điểm 9: + 9 điểm/ Điểm 8: + 8 điểm
Điểm 1: - 10 điểm/ Điểm 2: - 9 điểm/ Điểm 3: - 8 điểm
40
4
Không làm bài tập ở nhà, mỗi lần vi phạm trừ 2 điểm
10
5
Xung phong phát biểu xây dựng bài, mỗi lần cộng 1 điểm
10
6
Thực hiện nội quy nhà trường, mỗi lần vi phạm trừ 2 điểm
10
7
Tham gia các phong trào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu, các công tác của Đoàn, công tác trực tuần...mỗi lần vi phạm trừ 5 điểm. 
10
8
Chấp hành các quy định về an toàn giao thông, an ninh trật tự mỗi lần vi phạm trừ 5 điểm 
5
Tổng
100
 *Xếp loại hàng tuần:
 + Loại Tốt (A): 80 điểm trở lên.
 + Loại Khá (B): 79 điểm đến 60 điểm.
 + Loại Trung bình (C): 59 điểm đến 30 điểm.
 + Loại Yếu (D): dưới 30 điểm.
 Những quy định này được ghi trong các quyển sổ theo dõi của các em cán sự lớp để các em tiện theo dõi.
 SỔ THEO DÕI TỔ VIÊN
 Tuần: 1 
STT
Họ và tên
Học tập
Đạo đức
Xếp loại
Soạn bài, làm bài
Phát biểu xây dựng bài
Chuẩn bị bài
Đi 
học
chậm
Bỏ giờ
 Ý thức
trong hoạt động
Vô lễ, đánh nhau
C ác vi 
phạm
 khác
1
2
3
4
 Bên cạnh những quy định chung đó, hàng tuần, hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, của Đoàn trường, tôi cũng lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho lớp và được tổng kết, đánh giá vào cuối mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi học kì để biết được những mặt đã làm được, chưa làm được rồi tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.
Tuần, tháng
 Tổng kết, đánh giá (mặt được, chưa được)
Nguyên nhân
 Cách
 khắc phục
 Ghi chú
3.3. Xây dựng lớp học tự quản tốt 
Xây dựng lớp học tự quản là một hoạt động mà giáo viên chủ nhiệm biến quá trình quản lí giáo dục của giáo viên thành quá trình tự giáo dục, tự quản lí của học sinh.
Xây dựng lớp học tự quản nhằm:
- Phát huy ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức tự giác, tính năng động của mỗi cá nhân trong tập thể.
- Phát huy sức mạnh tập thể và sức mạnh cá nhân nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra.
- Xây dựng và hình thành cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ý thức làm chủ tập thể của học sinh. Đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý lứa tuổi và sở thích cá nhân.
- Tiết kiệm về mặt thời gian cho giáo viên nhưng vẫn thu được hiệu quả giáo dục cao.  
Muốn xây dựng lớp học tự quản tốt thì cần phải:
a. Xây dựng ban cán sự lớp vững mạnh:
 Biết phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng lực tốt để tuyển chọn làm lớp trưởng và ban cán sự lớp. Những em được chọn làm lớp trưởng thực sự phải là những học sinh học khá trở lên, có ý thức trách nhiệm cao, có năng lực tổ chức và có khả năng vận động quần chúng. Lớp trưởng được xem như con chim đầu đàn, tổ chức, động viên, lôi kéo các thành viên khác trong lớp thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đặt ra. Cần bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh, phải có sự hướng dẫn, giúp đở của GVCN để các em biết cách giải quyết những công việc tự quản từ đơn giản đến phức tạp. Không được khoán trắng toàn bộ công tác tự quản cho học sinh.
Đề cao năng lực của lớp trưởng và ban cán sự lớp, tin tưởng vào khả năng hoạt động của các em. Nếu không, sẽ làm cho các em bị động, lúng túng trong công việc. 
b. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp
Để các em phát huy hết năng lực của mình trên từng cương vị thì GVCN cần có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng chức danh.
- Lớp trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm về toàn bộ hoạt động của lớp, điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp:
+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quy định về học tập và sinh hoạt của nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản đối với các thành viên trong tập thể.
+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện đạo đức.
+ Chịu sự điều hành, quản lý của trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm lớp.
+ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét thi đua, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân trong lớp. 
- Lớp phó: Là người giúp việc cho lớp trưởng, thay mặt lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt:
+ Cùng với lớp trưởng đôn đốc các bạn học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc.
+ Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời.
+ Tổng hợp danh sách các bạn không học bài, làm bài từ các tổ trưởng, những bạn điểm khá - giỏi báo cáo giáo viên chủ nhiệm.
+ Cùng lớp trưởng báo cáo kịp thời những phát sinh (nếu có) trong quá trình tổ chức học tập với giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu, các đoàn thể 
- Lớp phó Văn - Thể - Mỹ:
+ Làm công tác về văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao.
+ Theo dõi tình hình thực hiện các buổi học thể dục.
+ Chuẩn bị các bài hát hoặc tiết mục văn nghệ cho những giờ sinh hoạt, các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ, tết.
+ Báo cáo cho lớp trưởng những thành viên không nghiêm túc, tích cực.
- Lớp phó lao động:
+ Theo dõi việc thực hiện các buổi lao động do nhà trường phân công về sĩ số, chuẩn bị dụng cụ lao động và tinh thần tự giác, tích cực của các thành viên trong lớp, theo dõi việc trực nhật hàng ngày.
+ Tổng hợp tình hình theo dõi cho lớp trưởng vào cuối tuần.
- Các tổ trưởng:
+ Cùng với lớp trưởng, lớp phó đôn đốc các bạn học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc.
+ Kiểm tra việc làm bài tập của các tổ viên trong tổ, theo dõi tình hình học tập của các thành viên trong các giờ học và báo cáo với lớp phó tổng hợp.
 Mỗi thành viên trong ban cán sự lớp đều phải có một cuốn sổ ghi chép cẩn thận các hoạt động do mình phụ trách. Cuối tuần GVCN có kiểm tra, theo dõi, đánh giá. 
 3.4. Xây dựng nề nếp học tập nghiêm túc
 Tiết học, buổi học chỉ thực sự có hiệu quả khi các em học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực. Vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng cho các em thói quen học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực bằng cách: Trong quá trình giáo viên nói hay giảng bài, học sinh không được nói leo mà phải giữ trật tự để nghe. Muốn phát biểu xây dựng bài, hay có ý kiến gì thì phải giơ tay, khi giáo viên cho phép nói thì mới được nói hoặc phát biểu. Nếu em nào nói chuyện hay làm việc riêng thì bạn ngồi bên cạnh hoặc cán sự lớp ngồi gần đó phải nhắc nhở bạn. Nếu vẫn không nghe thì ghi vào sổ theo dõi thi đua hàng tuần của tổ để trừ điểm thi đua.
3.5. Xây dựng phong trào thi đua học tập lành mạnh
Căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, tôi đã lập ra tiêu chí thi đua, mục tiêu cụ thể, các giải pháp thực hiện rồi công bố trước lớp, được các em nhất trí, tôi thông qua và xin ý kiến phụ huynh tại cuộc họp phụ huynh đầu năm. Sau đó, thống nhất đưa ra cho tập thể lớp thực hiện, lấy đó làm cơ sở để xếp loại thi đua. Đồng thời, có sự điều chỉnh, thay đổi, bổ sung kịp thời tùy theo tình hình thực hiện nội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh, đề ra định mức khen thưởng và kỉ luật kịp thời.
STT
T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_tap_the_vung_manh_o_lop_10a9.doc