SKKN Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 5

SKKN Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 5

 - Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, của nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập thì sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo càng được chú trọng, đầu tư và vẫn luôn là “quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước. Nhưng để Giáo dục mãi là quốc sách hàng đầu thì tất yếu phải có những đột phá, những đổi mới cần thiết. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã khẳng định “Đổi mới căn bản toàn diện về Giáo dục đào tạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng Giáo dục đào tạo, thực hiện đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội ” [1]. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với ngành Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) nói chung và vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng.

 - Đại thi hào Nguyền Du đã quan niệm “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” và Thân Nhân Trung (danh sĩ – tiến sĩ dưới thời vua Lê Thánh Tông, trong “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại bảo thứ ba”) cũng đã khẳng định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”[2]. Điều đó cho thấy, bất kỳ thời đại nào, xã hội nào, hoàn cảnh nào thì cái Đức – cái Tâm con người cũng luôn được đề cao, coi trọng và được đặt lên hàng đầu. Một con người có cả Đức lẫn Tài là con người được mọi người ngợi ca, trân trọng, ngưỡng mộ, yêu mến. Một đất nước có nhiều Hiền – Tài là đất nước thịnh vượng, phát triển. Và một trường học có nhiều trò ngoan, trò giỏi là một địa chỉ “đỏ” đáng tin cậy của nhân dân. Vì vậy, song song với việc nâng cao trí tuệ, trình độ văn hóa chúng ta cần tập trung giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là học sinh Trung học phổ thông (THPT).

 

doc 21 trang thuychi01 6040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỤC LỤC 
NỘI DUNG
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung
3
2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Cơ sở thực tiễn (thực trạng).
2.3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
4
 2.3.1.Vai trò chung.
 2.3.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong sự phối kết hợp với các đoàn thể, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.
5
 2.3.3. Vai trò của GVCN đối với lớp chủ nhiệm.
2.4. Những biểu hiện và nguyên nhân vi phạm đạo đức của HS.
 2.4.1. Những biểu hiện vi phạm đạo đức của HS. 
 2.4.2. Nguyên nhân.
6
2.5. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm.
 2.5.1. Cách tiếp cận, tiếp nhận học sinh của giáo viên chủ nhiệm.
 2.5.2 Lựa chọn Ban cán sự lớp.
7
 2.5.3. Lập sơ đồ lớp học.
 2.5.4. Quản lý, giáo dục học sinh bằng các sổ bảng biểu.
 2.5.5. Phương pháp nêu gương.
12
 2.5.6. Huy động nội lực tập thể.
13
 2.5.7. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ.
 2.5.8. Giáo dục học sinh bằng cái “Tâm” của GVCN.
14
2.6. Những kết quả ban đầu thực nghiệm đề tài.
16
3. Kết luận, kiến nghị.
18
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị và đề xuất.	 
 Tài liệu tham khảo
20
Những Sáng kiến kinh nghiệm đã được Hội đông khoa học xếp loại
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài.
 - Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, của nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập thì sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo càng được chú trọng, đầu tư và vẫn luôn là “quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước. Nhưng để Giáo dục mãi là quốc sách hàng đầu thì tất yếu phải có những đột phá, những đổi mới cần thiết. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã khẳng định “Đổi mới căn bản toàn diện về Giáo dục đào tạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng Giáo dục đào tạo, thực hiện đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [1]. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với ngành Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) nói chung và vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng. 
 - Đại thi hào Nguyền Du đã quan niệm “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” và Thân Nhân Trung (danh sĩ – tiến sĩ dưới thời vua Lê Thánh Tông, trong “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại bảo thứ ba”) cũng đã khẳng định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”[2]. Điều đó cho thấy, bất kỳ thời đại nào, xã hội nào, hoàn cảnh nào thì cái Đức – cái Tâm con người cũng luôn được đề cao, coi trọng và được đặt lên hàng đầu. Một con người có cả Đức lẫn Tài là con người được mọi người ngợi ca, trân trọng, ngưỡng mộ, yêu mến. Một đất nước có nhiều Hiền – Tài là đất nước thịnh vượng, phát triển. Và một trường học có nhiều trò ngoan, trò giỏi là một địa chỉ “đỏ” đáng tin cậy của nhân dân. Vì vậy, song song với việc nâng cao trí tuệ, trình độ văn hóa chúng ta cần tập trung giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là học sinh Trung học phổ thông (THPT). 
 - Một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất ở các trường THPT hiện nay là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang xuống cấp trầm trọng dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học đi chơi, a dua đua đòi, lôi kéo bạn bè tham gia vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, xúc phạm giáo viên ... và đặc biệt là nạn bạo lực học đường. Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh. Điển hình gần nhất đó là vụ nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng ở trường THCS Phù Ủng huyện Ân Thi – Hưng Yên. Điều này không chỉ gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng xuống cấp trong lối sống đạo đức và thái độ thờ ơ, vô cảm của học sinh hiện nay. Vì vậy, để giáo dục đạo đức học sinh, giúp các em trở thành một người con người toàn diện, có đủ cả Đức lẫn Tài, thành con người vừa “hồng” vừa “chuyên” trước khi bước ra ngoài xã hội thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó tôi thiết nghĩ “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm” là vô cùng quan trọng. 
 - Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn đâu đó những quan niệm sai lầm về giáo viên chủ nhiệm (GVCN), chưa nhận thấy tầm quan trọng của GVCN trong việc quản lý, giáo dục, rèn luyện nhân cách người học. Ở một số giáo viên, công tác chủ nhiệm lớp vẫn còn được coi là vừa khó, vừa nặng; vẫn còn tồn tại chuyện phụ huynh học sinh (PHHS ) xúc phạm, có những biểu hiện thô bạo với GVCN con mình; vẫn còn có những HS coi thường, vô lễ, thậm chí đánh lại GVCN của mình. Và cũng còn những GVCN lớp nóng nảy, thô bạo với HS như: cùng một lúc đuổi nhiều HS ra khỏi giờ học, lấy thước hay rút dép đánh học trò trong lớp hay bắt HS súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng như trường hợp cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương trường Tiểu học ở Hải Phòng, đánh nhiều học sinh lớp 2A7 trong giờ kiểm tra ngày 8/5/2019 của cô Nguyễn Thị Thu Trang ở trường Tiểu Học Quán Toan, Hải Phòng [3] không chỉ khiến dư luận phẫn nộ mà còn làm mất niềm tin của PHHS vào giáo viên. Ngược lại cũng có những GVCN quá dễ dàng, buông lỏng quản lý, xa rời lớp chủ nhiệm, thiếu trách nhiệm với chức năng đã được giao.... để cho HS tự do vi phạm nội quy nề nếp trường lớp, vi phạm đạo đức người học, thậm chí bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội 
 - Ở trường THPT Triệu Sơn 5, nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh thì vấn đề đạo đức học sinh được nhà trường và cán bộ giáo viên quan tâm đặc biệt, vì học sinh của trường đa phần là con em nông dân, điều kiện kinh tế khó khăn, các bậc phụ huynh còn nặng gánh kinh tế gia đình chưa có nhiều thời gian, điều kiện để quan tâm, sát sao với con em của mình. Bản thân các em ở tuổi mới lớn, quen sống tự do vì sự buông lỏng, vắng mặt thường ngày của cha mẹ cộng với sự tác động của mặt trái xã hội (phim ảnh, quán xá, thói học đòi, a dua...) hấp dẫn các em hơn là sự học. Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh có những biểu hiện lệch lạc trong hành vi đạo đức, lối sống.
 Từ những lí do trên đã thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 5”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Qua đề tài này, người viết xin nêu lên Vai trò của GVCN lớp, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến HS vi phạm đạo đức người học và đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học THPT.
 Từ đó, giúp mọi người có cái nhìn toàn diện về GVCN và nâng cao sứ mệnh của người GVCN trong các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
 - Nghiên cứu vai trò của GVCN trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. 
 - Đâu là nguyên nhân dẫn đến HS vi phạm đạo đức người học
 - Tư tưởng đạo đức của HS lớp 12A3 (2016 - 2017), 10A7 (2017 - 2018), 11A7 (2018 – 2019).
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận qua tìm hiểu về luật giáo dục, về nhiệm vụ, quyền hạn của GVCN.
 - Phương pháp quan sát, tìm hiểu, điều tra, phân tích, xử lý.
 - Phương pháp thực nghiệm.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lí luận.
 - Đạo đức là “hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”[4]. Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của mỗi cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII nhấn mạnh “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bảo lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước”[5]. Và Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân” (Điều 27-Luật giáo dục) [6].
 - Đạo đức là thước đo nhân cách, phẩm giá con người, là nền tảng để xã hội phát triển. Giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn luyện kỹ năng hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong học sinh về đạo đức, giúp các em sống thiện sống có ích, có ước mơ, hoài bảo, như Bác Hồ đã khẳng định “Có tài mà không có đức là người vô dụng”.
 - Ở chương trình các môn văn hóa Phổ thông có rất nhiều môn học hướng vào giáo dục đạo đức người học như: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Lịch sử và cũng có nhiều bài viết, đề tài bàn về phương pháp giáo dục đạo đức học sinh như đề tài: Giáo dục học sinh cá biệt trong công tác giáo viên chủ nhiệm (của cô Trương Thị Minh Nguyệt –THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm – Hà Nội), Kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm của cô Lê Thị Hạnh, trường THPT Thọ Xuân 5. Tuy nhiên các đề tài chỉ mới đi vào một khía cạnh nhỏ, một góc nhỏ chưa có cài nhìn bao quát rộng lớn về phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT không phải là ngày một ngày hai, càng không chỉ một vài ba em mà tất cả các em đều được giáo dục để các em không chỉ phát triển về trí tuệ, thể chất mà còn phải nuôi dưỡng phần “hồn” trong mỗi con người.
 2.2. Cơ sở thực tiễn (thực trạng).
 2.2.1. Thuận lợi:
 - Thuận lợi lớn nhất của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Triệu Sơn 5 là được sự quan tâm, chú trọng của BGH, các đoàn thể và được GVCN đặt lên hàng đầu. Để có thể làm tốt công tác giáo dục đạo đức HS, nhà trường đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đấu mối với Công an xã Đồng Lợi, công an huyện Triệu Sơn, xây dựng mô hình tự quản, thành lập Ban nề nếp, đặc biệt là bố chí và giao trách nhiệm chủ nhiệm cho những GV có năng lực trong quản lý, giáo dục HS và tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, hành trình khám phá tri thức để các em được học tập, vui chơi, khám phá và từng bước rèn luyện nhân cách đạo đức.
 - Đội ngũ CBGV của nhà trường còn trẻ, năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo, chuyên tâm trong công việc, bám lớp, bám trường, gần gũi, yêu quý, quan tâm HS, luôn để ý uốn nắn, giáo dục những biểu hiện vi phạm đạo đức người học, từng bước giúp các em nhận thức sâu sắc giá trị đạo đức con người, không để “cái nết đánh chết cái đẹp”.
 - Các em đều là con em nông thân, chất chân quên vẫn được nuôi dưỡng, gìn giữ. Điều kiện khó khăn về kinh tế lại là thuận lợi giúp các em tránh xa những cám dỗ, tệ nạn, những ham muốn vật chất nhất thời
 2.2.2. Khó khăn:
 - Khó khăn lớn nhất và cũng khó kiểm soát nhất ảnh hưởng đến việc xuống cấp về đạo đức và khó giáo dục đạo đức cho HS đối với nhà trường nói chung và GVCN nói riêng là tình trạng phát triển của mạng xã hội, thế giới ảo, phim ảnh không lành mạnh, mang tính kích động bạo lực, mang tư tưởng, lối sống buông thả, a dua rồi các tệ nạn xã hội đang từng bước du nhập vào đời sống sinh hoạt, thâm nhập vào nếp nghĩ, nếp cảm của HS – dù muốn hay không các em ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng.
 - Do thời kì kinh tế thị trường, vấn đề vật chất tiền bạc được đặt lên hàng đầu nhiều phụ huynh mãi “miệt mài” kiếm tiền, không dành thời gian, không quan tâm đến con em mình mà uỷ thác tất cả lại cho nhà trường, cho GVCN trên tình thần “trăm sự nhờ thầy, cô”, thậm chí có PH còn thương con quá đà, nuông chiều, tin tưởng con quá mức nên đã bảo vệ cả cái sai của con em mình hoặc có phụ huynh (PH) tìm cách thoái thác trách nhiệm, đỗ lỗi cho hoàn cảnh, thầy cô, bạn bè.nếu con mình vi phạm.
 - Công tác giáo dục đạo đức HS còn chưa đồng bộ ở đội ngũ CBGV trong nhà trường. Nhiều giáo viên bộ môn cho rằng đó là việc của GVCN, của Ban nề nếp hoặc mang tư tưởng “sống chết mặc bay”, nhỡ đụng vào vạ lây thì khổ nên đôi khi thờ ơ, bỏ qua những hành vi vô lễ, thiếu văn hóa của các em đó là cơ hội cho những biểu hiện vi phạm đạo đức HS nảy mầm phát triển. 
 - Bản thân HS – lứa tuổi muốn khẳng định mình trước đám đông, muốn thể hiện “bản lĩnh”, thích chơi trội bằng cách gây gỗ đánh nhau, nhuộm tác xanh - đỏ, ăn mặc lố lăng, nói năng vô lễ, bỏ học, yêu theo phong trào rồi nghỉ học giữa chùng hoặc làm mẹ trẻ bất đắc dĩ...
 Từ những thực trạng trên, qua đề tài này tôi xin được nêu lên “Vai trò của GVCN”, chỉ ra “nguyên nhân và những biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Triệu Sơn 5”. Hi vọng sẽ góp phần làm phong phú, đa dạng phương pháp giáo dục đạo đức cho HS THPT mà các GVCN, nhà trường và cả xã hội đang quan tâm, trăn trở.
 2.3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức
 học sinh.
 2.3.1. Vai trò chung.
 - GVCN phải xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm thức đẩy sự tiến bộ của cả lớp, của từng HS.
 - Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch nhà trường và lớp đã xây dựng.
 - Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, nhà trường, đoàn thanh niên, ban nề nếpđể cùng hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của HS.
 - Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình lớp - HS với BGH, với PHHS.
 - Nhận xét, đánh giá, xếp loại HS cuối kỳ, cuối năm đề nghị nhà trường khen thưởng, kỉ luật.
 2.3.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong sự phối kết hợp với các đoàn thể, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.
 - Giáo dục HS phải đồng bộ trên tinh thần trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình và xã hội. GVCN phải phối kết hợp với GVBM, Ban nề nếp để nắm bắt tình hình lớp mình, kịp thời phát hiện, khắc phục, ngăn chặn những biểu hiện vi phạm nội quy trường lớp, vô lễ với GV,  để giáo dục.
 - Thường xuyên thông báo việc học tập và rèn luyện của HS theo tuần, tháng, kỳ để HP nắm được tình hình của con em mình qua hệ thống tin nhắn vn.edu, qua các kỳ họp phụ huynh. Việc giữ mối liên lạc với gia đình HS sẽ giúp GVCN nắm bắt được hoàn cảnh, tính cách HS và tìm được sự đồng thuận, thống nhất, tiếng nói chung trong quản lý, giáo dục đạo đức cho HS. Có như vậy mới tạo được niềm tin ở PH và việc uốn nắn, cảm hóa, chinh phục được trái tim HS sẽ dễ dàng hơn nhiều.
 - GVCN còn phải chịu trách nhiệm trước nhà trường, PH trong việc giáo dục đạo đức HS để BGH tin tưởng vào việc giao nhiệm vụ của mình, để PH yên tâm gửi con em họ cho nhà trường, cho GVCN, để HS biết ý thức về trách nhiệm, bổn phận của một người con, một học trò biết lễ nghĩa, uống nước nhớ nguồn, biết ước mơ và quyết tâm theo đuổi lí tưởng. 
 2.3.3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp chủ nhiệm.
 - GVCN là người trực tiếp quản lý, giáo dục đạo đức HS trong thời gian được phân công làm công tác chủ nhiệm (có thể 1 năm, 3 năm).
 - Là người lên kế hoạch, tổ chức, giám sát các hoạt động giáo dục của lớp.
 - Tìm hiểu, gần gũi, tâm sự để biết được hoàn cảnh, tính cách HS, để có biện pháp giáo dục phù hợp.
 - Là cầu nối giữa HS với GVBM để phát hiện ra năng lực, sở trường, điểm mạnh, điểm yếu để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng học lực cho HS và có biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp và đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh chính xác, công tâm.
 Thiết nghĩ với tất cả vai trò, chức năng, nhiệm vụ trên, có thể khẳng định GVCN là một nhà quản lý có năng lực, trách nhiệm, tình yêu nghề, yêu trò thiêng liêng cao cả, xứng đáng là người thắp sáng nhân cách toàn vẹn của mọi thế hệ, là “kỹ sư của tâm hồn”.
 2.4. Những biểu hiện và nguyên nhân vi phạm đạo đức của học sinh.
 2.4.1. Những biểu hiện vi phạm đạo đức học sinh.
 - Không tuân thủ các quy định về nội quy, nề nếp trường lớp như: bỏ tiết, đến lớp không ghi bài, mất trật tự, gây gỗ đánh nhau, vô lễ với giáo viên, khích bác lôi kéo bạn bè
 - Đầu tóc, quần áo không đúng quy định: nhuộm tác xanh – đỏ, cạo trắng từng vệt- nhiều vệt trên đầu; ăn mặc lố lăng, lai căng bắt chước...
 - Học không có mục đích, thiếu ý chí vươn lên, học vì bố mẹ
 - Một số học sinh phát triển sớm về sinh lý, lại thường tiếp xúc với các loại phim ảnh không lành mạnh dẫn đến có những cảm xúc nam nữ, nảy sinh tình cảm yêu đương sớm.
 2.4.2. Nguyên nhân:
 Như đã nêu ra phần thực trạng, tuy nhiên qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và giáo dục đạo đức HS, tôi xin được chỉ ra một số nguyên nhân cụ thể:
 - Gia đình thiếu sự quan tâm con cái, quá tin tưởng chiều chuộng hoặc bất lực trước những hành vi đạo đức của con, bố mẹ không gương mẫu hay bản thân các em bị một tai nạn khủng hoảng về tâm lý do bố mẹ li hôn hoặc phải sống trong cảnh bố mẹ bất hòa thường xuyên cãi nhau.
 - Ảnh hưởng của xã hội, cám dỗ trước những trò chơi, tệ nạn, bắt chước bạn bè yêu đương và kết hôn trước tuổi vị thành niên
 - Sự quản lý chưa chặt chẽ, nghiêm túc, thiếu phù hợp của nhà trường, GV và ngay cách thức phân luồng HS đã dẫn đến 1 lớp có quá nhiều HS cá biệt tạo cơ hội cho các em a dua, bắt chước nhau khó giáo dục và giáo dục triệt để. Có những thầy cô giáo chưa linh hoạt trong các tình huống sư phạm khiến cho nhiều em không tâm phục, thường có biểu hiện chống đối, “bất tuân” đạo đức càng đi xuống. Để ka
 2.5. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm.
 2.5.1. Cách tiếp cận, tiếp nhận học sinh của giáo viên chủ nhiệm.
 - Ấn tượng ban đầu và cũng là ấn tượng đáng nhớ nhất, khó quên nhất trong lòng HS cũng như giáo viên chính là khoảnh khắc, giây phút gặp gỡ của HS và GVCN. Vì vậy thái độ thân thiện, cởi mở của GV vô cùng quan trọng. Sự thân thiện, gần gũi giúp các em thoải mái, yên tâm và có thiện cảm khi đến với ngôi trường mới, lớp học mới, thầy cô, bạn bè mới. Vì thế, có những HS sau một thời gian học tập đã trực tiếp tâm sự “mới đầu vào lớp em rất lo lắng, ngại ngùng và có chút hơi sợ nhưng khi cô bước vào lớp với cái nhìn thân thiện, ấp áp các em thấy vững tâm và yên tâm với quyết định của mình”. 
 - Trong quá trình chủ nhiệm cũng vậy, muốn hiểu HS, đặc biệt là những HS có tính cách, việc làm, lời nói khác biệt (cá biệt) điều quan trọng hàng đầu là phải gần gũi, thân thiện, hòa đồng để nắm được tâm lý, biết được nguyên nhân, hành vi vi phạm đạo đức HS. Nếu mình có cái nhìn cảm thông, thấu hiếu HS sẽ dễ dàng cởi mở, tâm sự. Và như vậy bước đầu ta đã thu phục được trái tim HS, tạo niềm tin để các em từng bước nghe theo mà thay đổi.
 - Nhờ sự thân thiện với các em giúp (dù chỉ mới chủ nhiệm được 1 năm – 10A7) sự thân thiết giữa cô trò còn hơn cả ruột thịt. Các em nếu có chuyện buồn thường tìm gặp tôi để tâm sự, trao đổi, để tìm sự cảm thông, tìm cách tháo gỡ. Khoảng cánh cô trò đã dược phá bỏ chỉ còn lại là tình yêu giữa người mẹ trách nhiệm với các con..
 2.5.2 Lựa chọn Ban cán sự lớp.
 - Lựa chọn được một Ban cán sự lớp có năng lục quản lý, biết tổ chức và quán xuyến công việc của lớp cho GVCN là bước đầu góp phần thành công của một GVCN giỏi. Ban cán sự sẽ thay GVCN nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nề nếp của lớp, có năng lực hướng dẫn, khích lệ các bạn trong lớp thi đua vươn lên trong học tập, rèn luyện.
 - Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn được một Ban cán sự tốt có năng lực, trách nhiệm như vậy? Trước hết GV phải tìm hiểu (qua các em HS cùng trường lớp 9, thầy cô cũ, quan sát thái độ, khả năng của các em trong những ngày đầu tiên, qua học bạ.) sau đó căn cứ vào sự giới thiệu, tín nhiệm của tập thể lớp hoặc bình bầu dân chủ trong Đại hội đầu năm của lớp.
 - Sau khi có được Ban cán sự, GVCN phải biết dùng, phân công nhiệm vụ đúng người đúng việc, đúng năng lực cho lớp trưởng, lớp phó, bí thư, phó bí thư đến các tổ trưởng
 2.5.3. Lập sơ đồ lớp học.
 Đây là cách giúp các em bỏ tính tự do thích đâu ngồi đó, làm mất trật tự, kỷ cương lớp học và dẫn đến tình trạng các em không tuân thủ sự sắp xếp của GV.
 - Trước khi lập sơ đồ lớp học bao giờ tôi cũng tôn trọng HS, cho phép các em tự tìm nơi ngồi phù hợp, với điều kiện phải thực hiện nghiêm túc qui định lớp học, không làm ảnh hưởng đến người khác, đến tập thể. Sau

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ve_cong_tac_chu_nhiem_nham_nang_cao_hi.doc