SKKN Một số biện pháp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm Lớp 2 trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai

SKKN Một số biện pháp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm Lớp 2 trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai

1. Cơ sở lí luận

Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Do vậy, trong quá trình đổi mới đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó người giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp sao cho có hiệu quả.

Bộ GD&ĐT đã xác định được tầm quan trọng trong giáo dục học sinh phát triển về năng lực, phẩm chất. Vì vậy, Bộ đã ban hành thông tư 30/2014 về đánh giá học sinh tiểu học ngày 28 tháng 8 năm 2014 và thông tư 22/2016 ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc sửa đổi bổ sung đánh giá học sinh tiểu học, hai thông tư trên mang tính nhân văn sâu sắc, không tạo áp lực cho giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, cha mẹ học sinh có cơ hội gần gũi và có kế hoạch giáo dục con em mình một cách hiệu quả.

 Để công tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả thì trước hết, người giáo viên chủ nhiệm phải là một người quản lý tốt, là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Đây là một việc không đơn giản, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm không những phải có trách nhiệm cao, say sưa với nghề, yêu thương học sinh mà còn phải có năng lực thuyết phục, có khả năng thiết lập quan hệ tốt đẹp với các lực lượng giáo dục, biết xây dựng và giữ gìn uy tín, có ý chí vượt khó, không ngại thử thách, đặc biệt trong những trường hợp cần đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh, kiên định thực hiện lý tưởng giáo dục thế hệ trẻ. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Hiệu quả giáo dục học sinh phụ thuộc không nhỏ vào khả năng phối hợp và phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (gia đình, các đoàn thể xã hội, ) về mọi mặt nhằm thực hiện nội dung giáo dục đối với lớp chủ nhiệm. Dựa vào đặc điểm, điều kiện của nhà trường, gia đình học sinh mà giáo viên chủ nhiệm tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trên.

 Giáo viên chủ nhiệm không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học sinh mà còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ khi cần thiết.

 

doc 35 trang hoathepmc36 15113
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm Lớp 2 trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG TH NGUYỄN THỊ MINH KHAI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC
 XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP 2 
TRƯỜNG TH NGUYỄN THỊ MINH KHAI
Lĩnh vực: Chủ nhiệm lớp
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Thanh Hoàng
 Đơn vị: Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
Krông Ana, tháng 3 năm 2018
PHẦN I: MỞ ĐẦU
	1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Giáo dục đóng vai trò quan trọng vì mọi kiến thức, hành vi và phẩm chất đạo đức được hình thành ở nhà trường đặc biệt là cấp tiểu học. Hơn nữa giáo viên tiểu học là người đại diện cho nhà trường trực tiếp giảng dạy và giáo dục các em học sinh, ngoài việc cung cấp kiến thức, văn hoá còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước. 
Trong những năm qua Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Krông Ana rất quan tâm đến chất lượng giáo dục học sinh các cấp, đặc biệt là học sinh tiểu học, nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Phòng GD&ĐT đã tổ chức nhiều phong trào thi đua cho giáo viên và học sinh như: Cuộc thi viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh, thi tự làm đồ dùng dạy học, tổ chức thi giáo viên giỏi, tổ chức và mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên tham gia nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Học sinh được khuyến khích tham gia giao lưu Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh nhằm giúp học sinh thể hiện năng khiếu, tài năng và phát triển toàn diện. 
Ban giám hiệu trường TH Nguyễn Thị Minh Khai rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo giáo viên trong công tác dạy và học, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiêm lớp, tôi luôn xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác dạy học và công tác chủ nhiệm có hiệu quả. Công tác chủ nhiệm lớp là khâu quan trọng giúp học sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ của quá trình học, quá trình hình thành phẩm chất, đạo đức. Từ những yêu cầu và thực tiễn trên, tôi luôn tìm tòi, chắt lọc, học hỏi các đồng nghiệp đi trước rút ra được một số kinh nghiệm của bản thân để áp dụng cho học sinh lớp mình. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp 2 trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai có hiệu quả”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 - Đề tài đã đưa ra một số kinh nghiệm giúp giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm có hiệu quả.
- Giáo viên biết xây dựng, điều chỉnh và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm.
- Học sinh có ý thức thực hiện tốt quá trình học tập cũng như quá trình rèn luyện của bản thân.
- Kích thích sự phát triển mọi mặt, phát triển toàn diện học sinh lớp mình chủ nhiệm.
- Hình thành và phát triển một số năng lực và phẩm chất cho học sinh.
- Phát huy tối đa vai trò tự quản, tự học của từng học sinh và tập thể học sinh.
- Giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh.
- Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
	3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài nghiên cứu một số biện pháp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp 2.
4. Giới hạn nghiên cứu
- Thời gian thực hiện từ đầu năm học 2016 – 2017 đến cuối năm học 2016 – 2017.
- Nghiên cứu một số kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp.
- Học sinh lớp 2A trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Krông Ana năm học 2016 – 2017.
	5. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các lí thuyết về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp của trường, các văn bản, tài liệu, sách
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, điều tra, phiếu, trao đổi với học sinh và phụ huynh học sinh, tổng kết kinh nghiệm.
- Các phương pháp thống kê toán học. 
PHẦN II: NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Do vậy, trong quá trình đổi mới đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó người giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp sao cho có hiệu quả. 
Bộ GD&ĐT đã xác định được tầm quan trọng trong giáo dục học sinh phát triển về năng lực, phẩm chất. Vì vậy, Bộ đã ban hành thông tư 30/2014 về đánh giá học sinh tiểu học ngày 28 tháng 8 năm 2014 và thông tư 22/2016 ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc sửa đổi bổ sung đánh giá học sinh tiểu học, hai thông tư trên mang tính nhân văn sâu sắc, không tạo áp lực cho giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, cha mẹ học sinh có cơ hội gần gũi và có kế hoạch giáo dục con em mình một cách hiệu quả.
 Để công tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả thì trước hết, người giáo viên chủ nhiệm phải là một người quản lý tốt, là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Đây là một việc không đơn giản, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm không những phải có trách nhiệm cao, say sưa với nghề, yêu thương học sinh mà còn phải có năng lực thuyết phục, có khả năng thiết lập quan hệ tốt đẹp với các lực lượng giáo dục, biết xây dựng và giữ gìn uy tín, có ý chí vượt khó, không ngại thử thách, đặc biệt trong những trường hợp cần đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh, kiên định thực hiện lý tưởng giáo dục thế hệ trẻ. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Hiệu quả giáo dục học sinh phụ thuộc không nhỏ vào khả năng phối hợp và phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (gia đình, các đoàn thể xã hội,) về mọi mặt nhằm thực hiện nội dung giáo dục đối với lớp chủ nhiệm. Dựa vào đặc điểm, điều kiện của nhà trường, gia đình học sinh mà giáo viên chủ nhiệm tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trên.
	Giáo viên chủ nhiệm không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học sinh mà còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ khi cần thiết.
Thực trạng
Đầu năm học 2016 - 2017 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2A. Tuy trường nằm ở vùng dân cư phần lớn là người lao động chân tay, trình độ văn hóa của người dân chưa cao nhưng được sự quan tâm của Ban giám hiệu nên trường lớp khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ. Tổng số học sinh lớp là 29 em trong đó có 17 em nam, điều này cũng gặp khó khăn khi lớp học có nhiều em nam, các em nam hay hiếu động và chưa chăm học bằng các em nữa. Bên cạnh những em học tốt thì nhiều em ý thức học tập chưa cao, chưa biết tự phục vụ bản thân nên cần nhiều sự trợ giúp, kĩ năng đọc và viết của các em còn nhiều hạn chế như em Hoàng Thịnh chưa đọc được (bố mẹ bận buôn bán nên không ôn tập được cho em trong hè). Bên cạnh đó cũng có nhiều nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp, có nguyên nhân chủ quan như điều kiện kinh tế gia đình học sinh, chất lượng học sinh chưa đồng đều, cũng có những nguyên nhân khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của con cái, tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinh, địa bàn sinh sống luôn tiềm ẩn nhiều trò chơi, lôi kéo, cám dỗ các em 
	Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp thì chính người giáo viên mới thật sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại của công tác này. Vì thế, người làm công tác chủ nhiệm phải là người luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và luôn có những thay đổi trong quá trình chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp.
	Huyện Krông Ana là một trong những huyện đi đầu trong các phong trào, đặc biệt là các phong trào dạy và học. Phòng Giáo dục đã trang bị cơ sở vật chất như: bàn ghế, sách vở, bảng máy chiếu, tranh ảnh, cho các trường trong địa bàn huyện. Phòng Giáo dục đã triển khai kịp thời những thông tư, văn bản chỉ đạo đúng theo sự đổi mới của Đảng và Nhà nước. Thành lập các tổ tư vấn của mô hình trường học mới VNEN, tổ tư vấn về thông tư 30/2014 và 22/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp giáo viên giải quyết những vướng mắc trong quá trình dạy học.
	Ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác tham mưu với Phòng Giáo dục để đầu tư kịp thời về cơ sở vật chất, các tài liệu hướng dẫn xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch chủ nhiệm lớp, tổ chức chuyên đề, tập huấn cấp trường để giáo viên trao đổi học hỏi lẫn nhau nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm. Ngoài ra tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ kịp thời điều chỉnh những sai sót, chia sẻ kịp thời những vướng mắc mà giáo viên gặp phải trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm, điều này giúp giáo viên và học sinh yên tâm trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
	Giáo viên luôn xác định được nhiệm vụ của mình trong công tác dạy học và tâm huyết với nghề mình đã chọn. Từ đó luôn cố gắng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi các đồng nghiệp đi trước, luôn biết lắng nghe sự góp ý của đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
	3.1. Mục tiêu của giải pháp
	- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên công tác dạy học, giáo viên không tốn nhiều thời gian cho việc tìm kiếm những biện pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp. Giáo viên sẽ nhẹ nhàng hơn trong việc giáo dục học sinh của mình và có những kế hoạch cụ thể trong công tác chủ nhiệm. Các biện pháp này có thể áp dụng hiệu quả cho các khối lớp khác nhau.
	- Giúp học sinh học tập tốt hơn, biết cách rèn luyện bản thân trở thành những những học sinh giỏi và ngoan. Hình thành và phát triển được một số năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
	3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, tôi thấy rằng đó là trách nhiệm lớn, phải xem lớp chủ nhiệm là những người thân của mình, đó là con, là cháu trong gia đình. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã để hết tâm trí, tình cảm của mình vào công việc quan trọng này. Từ đó tôi xây dựng được những biện pháp chủ nhiệm có hiệu quả, áp dụng cho lớp học của mình.
3.2.1. Biện pháp 1: Khảo sát thực trạng đầu năm học.
a. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh
Năm học 2016 – 2017 này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2A, sau khi nhận lớp xong, tôi tiến hành điều tra lí lịch của từng học sinh. Vì muốn hiểu kĩ học sinh, tôi phải biết rõ gia đình các em.
Lớp 2A có 29 học sinh trong đó có 12 học sinh nữ, 17 học sinh nam. 1 em người dân tộc Tày. Không có học sinh lưu ban.
 * Trước tiên, tôi tìm hiểu sơ lược về thành phần gia đình từng cá nhân học sinh: 
 - Cha mẹ làm nông: 18/29
- Cha mẹ buôn bán: 5/29
- Cha mẹ làm thuê: 4/29
- Cha mẹ là viên chức nhà nước: 2/29
 * Hoàn cảnh gia đình:
- Số học sinh sống cùng với bố mẹ: 28/29
- Số học sinh được sống cùng mẹ hoặc cha: 1 (do cha mẹ đã li dị)
 * Sự quan tâm của mỗi gia đình đối với học sinh:
- 14 em có góc học tập riêng, số còn lại không có góc học tập riêng. 
- 10 em được bố, mẹ hoặc anh chị kiểm tra, nhắc nhở việc học ở nhà.
- 29 em có đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập.
 *Về tình trạng sức khỏe: 
- Sức khỏe bình thường: 28/29 học sinh.
- Sức khỏe yếu: 1/ 29 học sinh.
b. Tình hình học tập
Với học sinh, sau ba tháng nghỉ hè, quả là một khoảng thời gian khá dài khiến các em quên đi kiến thức cũ. Chính vì lẽ đó mà tôi luôn phải có sự chắt lọc kiến thức đầu năm chính xác, để có phương pháp giáo dục thích hợp nhất với sự tiếp thu của từng học sinh. 
Kết hợp ngay trong tuần ổn định, tôi kiểm tra phần đọc và viết của học sinh bằng các bài viết chính tả, đọc văn. Qua đó tôi thấy chữ viết của các em phần lớn chưa đều và chưa đẹp, chữ viết chưa đúng độ cao, điểm bắt đầu và điểm kết thúc đặt chưa đúng, sai chính tả, nhiều em đọc bài còn chậm
Sau một tuần ổn định, tôi tiếp tục tiến hành kiểm tra kiến thức về Toán học, dựa vào chương trình mà các em đã học ở lớp 1. Để nắm rõ tình hình học tập của các em như thế nào? Kết quả như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm học
TSHS
29
9 - 10
7 - 8
5 - 6
Dưới 5
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TV
1
3
8
28
16
55
4
14
Toán
2
7
8
28
16
55
3
10
Từ kết quả trên, tôi nhận thấy phần lớn các em đã quên kiến thức cũ, có những em không thực hiện được phép tính đơn giản, đặc biệt là phép cộng và trừ trong phạm vi 10. 
Bên cạnh đó, nề nếp lớp học chưa được ổn định, còn gây mất trật tự trong giờ học, còn tình trạng học sinh làm việc riêng trong giờ học. Hơn nữa các em chưa tự ý thức được các việc trong lớp cũng như nội quy ra vào lớp, nội quy của nhà trường đề ra. Để ổn định học sinh và đưa nề nếp của các em đi vào quỹ đạo của mình là điều rất khó và phải mất một thời gian dài mới ổn định được. 
Ngay trong tuần đầu, tôi đã gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm năm lớp 1, giáo viên bộ môn, xem lại kết quả học tập của các em qua học bạ, nghiên cứu sổ bàn giao của năm học trước, đặc biệt là phần nhận xét của giáo viên trong việc theo dõi quá trình học tập, nhằm có kế hoạch rèn luyện cho các em đạt kết quả cao hơn. Tôi đã thống kê và phân loại như sau:
- Về mặt hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất: Bản thân đã điều tra học sinh trong lớp xem em nào còn yếu về năng lực và phẩm chất nào. Để có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục cho các em.
- Về tình hình học tập trong giờ học trên lớp: 
 + Học sinh Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (giỏi) hoạt bát, có ý thức xây dựng bài, ngoan ngoãn: (4 em ) 
 + Học có thành tích vượt trội (khen từng mặt) ngoan nhưng thụ động: (5em)
 + Học trung bình, tiếp thu bài chậm, thụ động : (10 em)
 + Học còn yếu tính toán khá chậm (10 em). Trong trường hợp này có 3 em hay nghỉ học không phép, đi học không chú ý theo dõi bài và làm bài, gây mất trật tự trong lớp, 5 em chữ viết sai lỗi chính tả nhiều lại rất ít chuẩn bị bài ở nhà.
Biết được đặc điểm, tính cách, sức học của từng em, tôi đã tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp cho các nhóm Tôi sắp xen kẽ giữa những học sinh khá, giỏi là những học sinh trung bình, yếu. Đặc biệt là những em nghịch được tôi bố trí ở chỗ tôi dễ quan sát và ngồi cạnh những em hiền ngoan, lễ phép, chăm học để những em này có cơ hội học ở bạn những điều mình chưa có.
Sau khi đã điều tra kĩ đối tượng học sinh, tôi bắt đầu xây dựng cho mình một kế hoạch chủ nhiệm theo đặc điểm của lớp. Trong năm học 2016 - 2017 không có Sổ công tác chủ nhiệm tiểu học mà thay vào đó là Sổ tổng hợp kết quả đánh giá học sinh nhưng tôi vẫn tự lập cho mình một quyển sổ chủ nhiệm riêng để thuận tiện cho việc theo dõi học sinh của lớp, nội dung quyển sổ cũng tương đối đầy đủ thông tin về học sinh, sơ đồ chỗ ngồi của các nhóm, danh sách học sinh có năng khiếu, học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn Ngoài ra, tôi còn trang bị cho mình một quyển sổ nhật kí của giáo viên để ghi chép lại những vấn đề đáng chú ý của học sinh mình, cũng nhờ sổ nhật kí đã giúp tôi ghi nhớ lại được hết các vấn đề của học sinh từ đó có biện pháp hỗ trợ kịp thời và tôi đã thấy được sự tiến bộ rõ rệt của học sinh. 
Lập sổ theo dõi cho các nhóm trưởng để theo dõi các thành viên trong nhóm mình, theo dõi tình hình thực hiện nội quy của trường lớp, cuối tuần xếp loại thi đua giữa các nhóm.
VD: Mẫu theo dõi hàng tuần của các nhóm trưởng.
Thứ
Nội dung theo dõi
Xếp loại
2,3,4,5,6
- Chuyên cần: ....................................
- Vệ sinh: . 
- Trang phục: ..
- Xếp hàng: .
- Học tập: 
- Vui chơi: 
- Sinh hoạt: .
..
..
..
..
..
..
..
Đánh giá cuối tuần
..
..
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp.
a. Xây dựng Hội đồng tự quản.
Để được Hội đồng tự quản “Đầu tàu gương mẫu”, tôi đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn là: những em học lực phải học tốt, có năng lực, phải nhanh nhẹn, năng nỗ, mạnh dạn, tự tin, có năng khiếu, có năng lực học tập tốt, hăng hái tham gia các hoạt động, các phong trào ở lớp, ở trường với tinh thần tự giác, có trách nhiệm cao và điều đặc biệt là những em này luôn được bạn bè tín nhiệm, yêu thương. Để xây dựng đội ngũ Hội đồng tự quản tôi đã tiến hành những công việc sau:
- Lựa chọn những học sinh có năng lực phân công vào các chức danh trong đội ngũ của ban tự quản. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong đội ngũ Hội đồng tự quản
- Làm rõ nội dung công tác của Hội đồng tự quản và hướng dẫn cụ thể về phương pháp công tác. Trong đó, cần lưu ý hướng dẫn các kỹ năng công tác cơ bản như: cách ghi chép trong sổ ghi chép công tác, kỹ năng điều hành lớp, nhóm kỹ năng trình bày thuyết phục, vận động, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, 
- Hướng dẫn cho Hội đồng tự quản lớp tổng kết, khái quát kinh nghiệm qua từng thành công hay thất bại trong hoạt động thực tiễn.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của Hội đồng tự quản, giúp các em khắc phục khó khăn, động viên kịp thời những cố gắng của các em.
- Xây dựng, củng cố và bảo vệ uy tín Hội đồng tự quản trước tập thể.
- Không bao che khuyết điểm. Tuyệt đối tránh tạo ra sự đối lập giữa Hội đồng tự quản với các thành viên trong lớp.
- Chủ tịch hội đồng tự quản và phó chủ tịch hội đồng tự quản theo dõi kiểm tra mọi hoạt động của lớp. Điểm danh và ghi sĩ số của lớp bảo bảng Ngày em đến lớp của lớp, điều khiển lớp xếp hàng tập thể dục, ra vào lớp. Quản lí lớp khi cần thiết khi cô vắng lớp. Tham gia các buổi hợp giao ban HĐTQ, truyền đạt lại nội dung, nhận xét và đề xuất của tổng phụ trách đến tập thể lớp.
Hình 1: Hội đồng tự quản lớp 2A
- Các nhóm trưởng: Tôi chia lớp thành 5 nhóm, 4 nhóm mỗi nhóm có 6 học sinh, một nhóm có 5 học sinh và ở mỗi nhóm đều có một nhóm trưởng. Nhóm trưởng là linh hồn của nhóm học tập, là người điều hành, giám sát hoạt động học của mỗi thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng hỗ trợ tích cực cho tôi trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động và báo cáo với kết quả học tập hay những vướng mắc trong học tập của nhóm cần hỗ trợ.
Hình 2: Các nhóm đang tự thực hiện các hoạt động trong tài liệu
- Các ban tự quản trong lớp được hướng dẫn và giao nhiệm vụ cụ thể.
+ Ban học tập: Có nhiệm vụ phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng nhận tài liệu và đồ dùng học tập. Kiểm tra bài tập ứng dụng, kiến thức cũ của các bạn và báo cáo với cô giáo vào đầu giờ học. Điều hành lớp thực hiện các hoạt động học tập theo lô gô. Mời các bạn chia sẻ bài học.
+ Ban vệ sinh – sức khỏe: Theo dõi vệ sinh chung của cả lớp. Theo dõi sức khỏe của cả lớp. Nhắc nhở cả lớp thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Ban thư viện: Cho các bạn mượn và thu truyện, sách. Sắp xếp thư viện ngăn nắp. Vận động các bạn cùng góp sách, truyện để đọc chung.
+ Ban ngoại giao: Thực hiện việc ngoại giao của lớp. 
+ Ban văn nghệ - TDTT: Tổ chức cho lớp hát, múa, chơi trò chơi vào đầu hoặc cuối tiết học. Tổ chức cho các bạn tập văn nghệ cho các phong trào của lớp. Phụ trách các phong trào về thể dục thể thao của lớp, hướng dẫn tổ chức cho các bạn tập luyện.
 	Sau mỗi buổi học, Hội đồng tự quản ở lại về sau các bạn 5 phút để gặp giáo viên báo cáo những việc đã làm được những việc chưa làm được còn gặp khó khăn để giáo viên kịp thời tư vấn giúp đỡ và giao nhiệm vụ ngày mai cho các bạn.
b. Xây dựng nề nếp lớp học và nề nếp xếp hàng ra vào lớp
Trong học tập không những chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như kiểm tra hoạt động ứng dụng đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, tự giác thực hiện các hoạt động học tập dưới sự điều hành của nhóm trưởng và của hội đồng tự quản. Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh.
Nề nếp lớp học phải được tiến hành thường

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_trong_viec_xay_dung_va_thuc_hien_ke_ho.doc