SKKN Một số biện pháp tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở trường Tiểu học

 - Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng, nó quyết định sự tồn tại và uy tín của nhà trường. Tại sao ở các thành phố như thành phố Thanh Hóa chẳng hạn, vấn đề học sinh học trái tuyến đầu bậc tiểu học ở một số trường như Ba Đình, Minh Khai, Nguyễn Văn Trỗi,. luôn nóng vào mùa tuyển sinh? Theo tôi, phần lớn vì ở những trường đó chất lượng dạy và học rất tốt. Và khi nói đến một trường nào đó, người ta nghĩ ngay đến chất lượng dạy và học, thành tích trong hoạt động, các phong trào của thầy và trò trường đó như thế nào? Đó chính là nói đến vấn đề chuyên môn của nhà trường.

 - Muốn đạt được mục tiêu giáo dục thì người quản lí giáo dục phải quan tâm đến công tác chuyên môn của nhà trường bởi tổ chức và hoạt động chuyên môn là hoạt động cốt lõi, hoạt động sống còn của nhà trường, chi phối các hoạt động khác trong nhà trường. Sản phẩm của giáo dục tiểu học là những con người không phải cho hôm nay mà là con người phát triển toàn diện cho mai sau, nhà giáo dục học vĩ đại Comenxky đã từng nói: “Thời thơ ấu là thời kì quan trọng nhất của đời người, đó không phải là chuẩn bị cho cuộc sống thực sự hôm nay của đứa trẻ mà là sự chuẩn bị cho đứa trẻ mai sau trở thành người như thế nào? Thế giới quanh em đi vào trái tim và khối óc em ra sao? Tất cả phụ thuộc vào người dìu dắt em.” Nói như vậy để thấy được rằng chuyên môn của đội ngũ có giỏi thì mới đào tạo ra được những thế hệ học sinh có đủ phẩm chất của một con người phát triển toàn diện.

 

doc 18 trang thuychi01 7071
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Tên mục
Trang
1
Mục lục
1
2
I. Phần mở đầu
2
3
1. Lý do chọn đề tài
2
4
2. Mục đích nghiên cứu
2
5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
6
4. Phương pháp nghiên cứu
2
7
II. Phần nội dung
3
8
1. Cơ sở lý luận
3
9
2. Thực trạng về hoạt động chuyên môn ở trường Tiểu học Số 2 Thị Trấn.
4
10
a. Thực trạng về số lượng và trình độ chuyên của giáo viên
4
11
b. Thực trạng về tuổi đời và thâm niên công tác của giáo viên của trường Tiểu học Số 2 Thị Trấn.
4
12
c. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Số 2 Thị Trấn.
5
13
d. Thực trạng về tổ chức và hoạt động chuyên môn của nhà trường.
5
14
3. Các giải pháp về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học.
6
15
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị cho đội ngũ
6
16
Biện pháp 2 : Phân công chuyên môn, cơ cấu tổ chuyên môn phải hợp lý, khoa học.
7
17
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể, phù hợp thực tiễn.
8
18
Biện pháp 4 : Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn.
8
19
Biện pháp 5: Nâng cao hoạt động của tổ chuyên môn.
11
20
Biện pháp 6: Chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
12
21
4. Kết quả đạt được
14
22
5. Bài học kinh nghiệm
15
23
III. Kết luận và kiến nghị
16
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
 - Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng, nó quyết định sự tồn tại và uy tín của nhà trường. Tại sao ở các thành phố như thành phố Thanh Hóa chẳng hạn, vấn đề học sinh học trái tuyến đầu bậc tiểu học ở một số trường như Ba Đình, Minh Khai, Nguyễn Văn Trỗi,... luôn nóng vào mùa tuyển sinh? Theo tôi, phần lớn vì ở những trường đó chất lượng dạy và học rất tốt. Và khi nói đến một trường nào đó, người ta nghĩ ngay đến chất lượng dạy và học, thành tích trong hoạt động, các phong trào của thầy và trò trường đó như thế nào? Đó chính là nói đến vấn đề chuyên môn của nhà trường.
 - Muốn đạt được mục tiêu giáo dục thì người quản lí giáo dục phải quan tâm đến công tác chuyên môn của nhà trường bởi tổ chức và hoạt động chuyên môn là hoạt động cốt lõi, hoạt động sống còn của nhà trường, chi phối các hoạt động khác trong nhà trường. Sản phẩm của giáo dục tiểu học là những con người không phải cho hôm nay mà là con người phát triển toàn diện cho mai sau, nhà giáo dục học vĩ đại Comenxky đã từng nói: “Thời thơ ấu là thời kì quan trọng nhất của đời người, đó không phải là chuẩn bị cho cuộc sống thực sự hôm nay của đứa trẻ mà là sự chuẩn bị cho đứa trẻ mai sau trở thành người như thế nào? Thế giới quanh em đi vào trái tim và khối óc em ra sao? Tất cả phụ thuộc vào người dìu dắt em.” Nói như vậy để thấy được rằng chuyên môn của đội ngũ có giỏi thì mới đào tạo ra được những thế hệ học sinh có đủ phẩm chất của một con người phát triển toàn diện. 
 Trong thời gian qua, ngành Giáo dục và đào tạo huyện Nông Cống đã đạt được những thành tựu đáng kể, chất lượng giáo dục ngày càng cao, quy mô trường lớp ngày càng phát triển, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các cấp lãnh đạo rất quan tâm đến hoạt động chuyên môn ở trường học và đã nổi lên một số điển hình tiên tiến xuất sắc mà trường Tiểu học Số 2 Thị Trấn là một trong những tiêu biểu của huyện Nông Cống, nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, hiệu quả giáo dục, chú trọng đến tổ chức và hoạt động chuyên môn trong nhà trường, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định và đó cũng chính là căn cứ quan trọng để tôi lựa chọn xây dựng đề tài “Một số biện pháp tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở trường Tiểu học.” 
 2. Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, bản thân đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học qua hoạt động kiểm tra chuyên môn ở trường Tiểu học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Về đối tượng nghiên cứu đề tài: một số biện pháp tổ chức và nâng cao hoạt động chuyên môn ở trường Tiểu học.
 - Về địa bàn nghiên cứu: tại trường Tiểu học Số 2 Thị Trấn.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản hướng dẫn, các chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến đề tài.
b. Điều tra, trao đổi, tọa đàm để nghiên cứu thực tiễn.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
 Mục tiêu đào tạo của bậc tiểu học đó là “nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS”.
 Trong mỗi trường học, hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm và là hoạt động quan trọng nhất. Hoạt động này chiếm hầu hết thời gian và chi phối các hoạt động khác trong nhà trường. Trong nhà trường Tiểu học, hoạt động chuyên môn được phân về các tổ chuyên môn đảm nhận, mỗi tổ chuyên môn là một tổ chức gồm nhiều giáo viên có một số nhiệm vụ giống nhau: cùng khối lớp, cùng nghiên cứu một chương trình sách giáo khoa, cùng nghiên cứu phương pháp giảng dạy đặc trưng bộ môn..
 Tổ chuyên môn là một đơn vị trực tiếp tổ chức thực hịên các yêu cầu về giáo dục mà nhà trường đã phổ biến đồng thời trực tiếp chỉ đạo và xây dựng các hoạt động giáo dục như các phong trào thi đua, phối kết hợp với các tổ chức khác để hoàn thành nhiệm vụ mà nhà trường đề ra.
 Thông qua tổ chuyên môn mà đồng chí tổ trưởng là người lĩnh hội công tác, nghiên cứu cách làm, tìm các biện pháp chỉ đạo như thế nào để các chủ trương của nhà trường đều phải thực hiện và đạt kết quả cao. Tổ chuyên môn có chức năng trực tiếp quản lý lao động của các thành viên trong tổ giúp Ban giám hiệu chỉ đạo các hoạt động sư phạm, hoạt động nghiệp vụ, nó thể hiện sự tích tụ cao về chuyên môn. Tổ chuyên môn giúp Ban giám hiệu đánh giá phân loại giáo viên và nghiệp vụ sư phạm chính xác. Đồng thời là nơi tập hợp xây dựng đội ngũ để trao đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn, giúp đỡ tổ viên xây dựng kế hoạch chuyên môn, kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện kế hoạch đã đề ra, thảo luận nhận định tình hình và đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo phạm vi của tổ phụ trách, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
 Tổ chuyên môn là một đơn vị thi đua, chịu trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhận xét và đánh giá tổ viên, đề nghị khen thưởng và thi hành kỷ luật đối với tổ viên.
 Ở góc độ quản lý, tổ chuyên môn là một nhóm nhỏ chính thức và tồn tại trên cơ sở pháp quy, các thành viên có quan hệ trực tiếp với nhau - từ quan hệ công việc tất yếu nảy sinh hình thành các hiện tượng tâm lý. Những hiện tượng tâm lý cũng có tác động hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu suất công tác của tổ - không khí tâm lý trong nhóm chịu tác động đó có ảnh hưởng đến năng suất chất lượng hiệu quả của từng cá nhân và tập thể. Bầu không khí tâm lý đó có thuận lợi, tốt đẹp hay không còn tuỳ thuộc vào người tổ trưởng chuyên môn và khả năng tác động của Ban giám hiệu.
 Trong nhà trường, nếu không có tổ chuyên môn, mọi chủ trương về yêu cầu giáo dục vẫn có thể triển khai thực hiện được nhưng sẽ không đồng bộ, thiếu cân đối, khó quản lý theo dõi và nhất là tính hiệu quả sẽ không cao.
2. Thực trạng về tổ chức và hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học Số 2 Thị Trấn
 a. Thực trạng về số lượng và trình độ chuyên của giáo viên:
Số lượng và trình độ chuyên môn của giáo viên của trường Tiểu học Số 2 Thị Trấn.
Năm học
TS
GV
Trình độ chuyên môn
Thạc sĩ
Đại học
CĐSP
THSP
Chưa đạt
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
2014-2015
31
0
0
27
87,1
1
3,2
3
9,7
0
0
2015-2016
31
0
0
27
87,1
1
3,2
3
9,7
0
0
2016-2017
32
0
0
28
87,5
1
3,1
3
9,4
0
0
 Trong những năm qua đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Số 2 Thị Trấn tương đối ổn định. 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Do vậy khả năng vận dụng các phương pháp dạy học trong quá trình rèn luyện tay nghề tương đối thuận tiện. Số giáo viên chuyên dạy các bộ môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Tiếng Anh đã được bổ sung tương đối đầy đủ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 Giáo viên an tâm công tác, tận tuỵ, nhiệt tình với nghề, ham học hỏi để nâng cao trình độ giảng dạy, chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao, đại đa số có trình độ chuyên môn khá, giỏi. 
b. Thực trạng về tuổi đời và thâm niên công tác của giáo viên của trường Tiểu học Số 2 Thị Trấn.
- Năm 2016 - 2017, số giáo viên dưới 40 tuổi của trường chiếm khá đông. Số giáo viên này có số năm giảng dạy trên dưới 10 năm. Đây là lực lượng giáo viên trẻ, có sức khoẻ tốt, được đào tạo chính quy, có kiến thức chuyên môn cơ bản, có hiểu biết phong phú, có khả năng nhận thức tiếp thu cái mới, nhiệt tình với công việc. Tuy vậy số giáo viên này kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, giải quyết tình huống sư phạm chưa khéo, vốn sống thực tế còn ít. Vì vậy, bồi dưỡng cho các đối tượng này cần tập trung trang bị những kiến thức cơ bản về công tác tổ chức, quản lý dạy học và các kỹ năng giáo tiếp sư phạm, ứng xử và hoạt động xã hội.
- Số giáo viên lâu năm trong nghề đã dạy từ 15 năm trở lên, độ tuổi này, chị em đã ổn định về gia đình, có kinh nghiệm giảng dạy, tay nghề thành thục và thực tế phong phú, khéo léo giải quyết các tình huống sư phạm. Đây là số giáo viên có thể phát huy tốt nhất thế mạnh của mình để công tác giảng dạy đạt kết quả cao, một lực lượng mạnh để làm nên hiệu quả giáo dục trong các năm qua.
- Số giáo viên có tuổi đời trên 50 không nhiều (5 đ/c), đây là những người có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, khả năng xử lý tình huống sư phạm tốt nhưng việc áp dụng những kiến thức mới, phương pháp dạy học hiện đại lại hạn chế. Vì vậy cần bồi dưỡng thêm cho các giáo viên này những phương pháp dạy học mới, những kiến thức về công nghệ thông tin, cập nhật những thông tin mới về giáo dục,... 
c. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Số 2 Thị Trấn.
	Số giáo viên của trường Tiểu học Số 2 Thị Trấn tương đối đủ về số lượng nhưng có 18,8% giáo viên chưa dạy tốt cả 9 môn, 15,6% giáo viên chưa dạy tốt được toàn cấp. Có 18,8% giáo viên chưa tích cực, chưa biết tự học tập bồi dưỡng. Trong mỗi khối, mỗi môn mới chỉ có 1 hoặc 2 giáo viên đảm nhận một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Tuy nhiên, đó mới chỉ là phân công, chưa tính đến hiệu quả làm việc. Trình độ đào tạo, tuổi đời và thâm niên công tác là những tiêu chí phản ánh phần nào chất lượng đội ngũ giáo viên, nhưng sự nỗ lực cố gắng phấn đấu nâng cao tay nghề của giáo viên còn được thể hiện ở danh hiệu giáo viên giỏi mà họ đạt được.
d. Thực trạng về tổ chức và hoạt động chuyên môn của nhà trường:
	Hiện nay, trường TH Số 2 Thị Trấn có 2 tổ chuyên môn, 19 lớp. Mỗi tổ chuyên môn đều có tổ trưởng và tổ phó chuyên môn. Trong số 2 tổ trưởng chuyên môn thì cả 2 tổ trưởng chuyên môn là đảng viên, một tổ trưởng là giáo viên giỏi cấp tỉnh, 1 tổ trưởng là giáo viên giỏi cấp huyện. 
Mỗi tháng trường tổ chức 1 lần họp chuyên môn cấp trường, 4 lần họp tổ chuyên môn.
Thực trạng về hoạt động tổ chuyên môn ở nhà trường:
Ưu điểm:
 Tổ chuyên môn đã có ý thức được vai trò, vị trí của mình trong nhà trường, đặc biệt là tổ trưởng rất nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Nhà trường đã vạch kế hoạch và yêu cầu hoạt động của tổ chuyên môn đưa vào kế hoạch cụ thể để tổ sinh hoạt, đã phân công ban giám hiệu về sinh hoạt với tổ chuyên môn để chỉ đạo kịp thời, đúng trọng tâm đảm bảo thời gian và nề nếp sinh hoạt tổ.
Tồn tại:
	Hầu hiết các tổ sinh hoạt đều mang dáng dấp của sinh hoạt hành chính sự vụ, điểm việc, nhắc lại, giao việc. Đa số các tổ sinh hoạt giống như một buổi họp hội đồng. Đánh giá công tác vừa qua, nêu công việc sắp đến, bình xét thi đua, sơ kết tổng kết việc hoạt động công đoàn, đội, văn thể mỹ, công tác khác.
- Các nội dung chính về chuyên môn cần giúp nhau để nắm vững ( bồi dưỡng và tự bồi dưỡng) đa số các tổ chuyên môn chỉ mới động đến chứ chưa đào sâu (điểm việc) chỉ mới đứng bên lề.
- Còn cứng nhắc theo một trình tự khô khan chưa linh hoạt sáng tạo để buổi họp sinh động.
- Có một số nội dung không cần thiết cho chuyên môn cũng đưa vào cuộc họp của tổ như phân công thăm đau ốm, kế hoạch hoá gia đình, phát động làm báo, văn nghệ những việc ấy trách nhiệm của tổ công đoàn.
- Tổ trưởng chưa thực hịên tốt chức năng quản lý của mình - quản lý là phải kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nhưng e ngại, kiểm tra sợ mất lòng.
- Hầu hết các biên bản tổ chuyên môn họp ghi rất vẫn tắt, sơ sài chưa phản ánh hết nội dung sinh hoạt.
3. Các giải pháp về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị cho đội ngũ
	Để hoạt động chuyên môn của nhà trường ngày một vững vàng, tổ chức nhà trường thành một khối thống nhất cùng thực hiện một mục tiêu chung thì tất cả những thành viên trong nhà trường phải cùng có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, nhận thức đúng đắn về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, của ngành, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, về đạo đức lối sốngTuy nhiên, trong thực tế hiện nay, đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Số 2 Thị Trấn chưa đồng đều về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhu cầu tâm lý của mỗi cá nhân là khác nhau, cộng thêm đời sống kinh tế gia đình chi phối phần nào đến hoạt động chuyên môn. Đội ngũ giáo viên trẻ nhiều, còn non kinh nghiệm. Mặt khác, về thực tế trong trường sư phạm, giáo sinh được trang bị phần nào hệ thống tri thức khoa học cần thiết và những cách thức hoạt động về lĩnh vực giảng dạy, giáo dục và phương pháp tự học có liên quan tới nghề nghiệp. Đồng thời họ được trang bị những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người giáo viên tương lai. Khi về trường tiểu học người giáo viên trẻ mới có những điều kiện áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Còn đối với giáo viên lâu năm, đã có kinh nghiệm, nhiệm vụ của người quản lí phải giúp cho họ chống lạc hậu về phương pháp và kiến thức nghiệp vụ trước sự thay đổi như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Do đó, với bất kỳ đối tượng giáo viên nào, tác động của nhà quản lí đều cần thiết nếu như tác động đó là đúng lúc, khoa học và nghệ thuật, tác động đó có ảnh hưởng trước hết đến đội ngũ giáo viên và sau đó đến chất lượng giáo dục tiểu học. 
	Để thực hiện biện pháp này, Ban giám hiệu cần: 
- Thực hiện tốt việc đánh giá giáo viên theo Quyết định 14/2004/QĐ-BGD &ĐT về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học” .
- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng cho học sinh không đủ chuẩn lên lớp”.
- Phát huy những ưu điểm hiện có của đội ngũ như tinh thần trách nhiệm, các nề nếp chuyên môn, ý thức cải tiến phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Ban Giám hiệu phối hợp với Công đoàn nhà trường thường xuyên quan tâm sâu sát đến đời sống, chế độ lương đảm bảo cuộc sống để cán bộ giáo viên, nhân viên nhất là đối với nhân viên (nhân viên bảo vệ, phục vụ bán trú,...) để họ gắn bó với công việc một cách thường xuyên, xây dựng các chương trình hành động, các hoạt động sinh hoạt chuyên đề để nâng cao chất lượng về chuyên môn và phẩm chất đạo đức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Phát huy tối đa dân chủ trong nhà trường, tạo mọi điều kiện cho giáo viên và nhân viên hoàn thành tốt các công việc được giao. Tăng cường sự đoàn kết giữa các thành viên trong nhà trường, xây dựng nhà trường như một mái ấm gia đình thứ hai tạo sự thân thiện, thoải mái, ý thức tự giác để mọi công việc nhà trường đạt hiệu quả đồng thời xây dựng các tiêu chí thi đua cho phù hợp đặc điểm của trường, của địa phương, của ngành, chế độ khen thưởng phù hợp, kịp thời. 
Biện pháp 2 : Phân công chuyên môn, cơ cấu tổ chuyên môn phải hợp lý, khoa học.
a) Phân công chuyên môn
- Việc bố trí sắp xếp, sử dụng lực lượng giáo viên có tác động rất lớn đối với hoạt động của tổ chuyên môn và có tác dụng đối với hiệu quả giáo dục.
- Việc phân công chuyên môn dựa vào nhiều yếu tố: trình độ chuyên môn, thâm niên nghề, sở trường, năng lực. Hiện nay, mỗi giáo viên dạy 20 tiết/tuần đối với giáo viên chủ nhiệm, 23 tiết/tuần đối với giáo viên không đảm nhận công tác chủ nhiệm. Vì vậy việc phân công chuyên môn của nhà quản lí cần cân nhắc và chăt chẽ hơn trong việc lựa chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: ở bậc tiểu học, đội ngũ cần lựa chọn và xây dựng quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Tôi nghĩ rằng không phải cứ có kinh nghiệm nhiều hay bằng cấp trên chuẩn là làm công tác chủ nhiệm tốt mà người làm công tác chủ nhiệm phải là người có lòng nhiệt huyết, yêu trẻ, quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh trong lớp, hiểu được tâm sinh lí lứa tuổi các em, nhất là đối với những học sinh lớp 1. Các nhà giáo dục học thường cho rằng, dạy ở tiểu học đi đôi với dỗ. Mỗi đối tượng người học là một tờ giấy trắng mà trên đó các thầy cô sẽ là những người giúp các em vẽ nên một bức tranh riêng cho chính người học. Một thực tế cho thấy, tính cách, thái độ, tác phong, điệu bộ của hầu hết học sinh trong một lớp học tiểu học thường rất giống với đặc điểm đó của giáo viên chủ nhiệm lớp, nếu cô giáo chủ nhiệm là người cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp, nói năng chậm rãi, từ tốn thì chắc chắn một điều rằng đa phần học sinh lớp đó cũng có những tính cách như vậy. Do đó nhân cách các em hình thành ở tương lai như thế nào phụ thuộc rất lớn vào những thầy cô chủ nhiệm các em ở bậc tiểu học. 
- Xây dựng và lựa chọn đội ngũ giáo viên thực hiện công tác bồi dưỡng các câu lạc bộ của nhà trường (câu lạc bộ: Em yêu Toán, Em yêu Tiếng Việt, Giọng hát Sơn Ca, Họa sĩ Tí Hon, Thể dục - Thể thao, Nhà hùng biện Tiếng Anh): đây là đội ngũ phải thực sự giỏi về chuyên môn tâm huyết với nghề. Đội ngũ này thường là những giáo viên có năng lực vững vàng, giáo viên bộ môn Âm nhạc, Thể dục, Tiếng Anh, Mĩ thuật. 
b) Cơ cấu tổ chuyên môn: 
- Xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn: Đây là một đội ngũ rất quan trọng trong hoạt động dạy và học của nhà trường, là những người “vừa có Tâm, vừa có Tầm”, có năng lực và kinh nghiệm giảng dạy, có uy tín chuyên môn, có khả năng điều hành và tập hợp mọi thành viên trong tổ.
- Giao quyền tự chủ cho các tổ trưởng chuyên môn để mỗi tổ chủ động hơn trong việc triển khai kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn của tổ viên, dự giờ, thao giảng, góp ý các tiết dạy, hỗ trợ viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Cơ cấu tổ chuyên môn cần chú ý đến trình độ chuyên môn, năng lực, thâm niên của từng giáo viên, tránh trường hợp tổ thì toàn giáo viên nhiều thâm niên, tổ thì toàn đội ngũ trẻ, không có sự kế thừa, giao thoa giữa đội ngũ dày dặn kinh nghiệm với đội ngũ trẻ.
- Sự luân chuyển giáo viên giữa các khối cũng tạo điều kiện cho giáo viên nắm được chương trình bậc học xuyên suốt, từ đó có những hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với từng khối lớp.
- Có kế hoạch bồi dưỡng, dự các lớp tập huấn về chuyên môn, tạo điều kiện làm việc cho các tổ trưởng chuyên môn làm việc đạt hiệu quả.
c) Xây dựng đội ngũ CSTĐ cơ sở:
- Ngay từ đầu năm học, chọn nhân tố và xây dựng nhân tố điển hình từ các tổ chuyên môn.
 - Quan tâm, chú trọng đến đội ngũ giáo viên trẻ có năng lực, phong cách dạy học nhẹ nhàng, thân thiện và nhiệt tình để xây dựng giáo viên giỏi.
- Động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân xuất sắc
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể, phù hợp thực tiễn
	Bản thân đã xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể từng năm học, từ đó triển khai thành kế hoạch chi tiết từng tháng, tuần và đưa xuống các tổ chuyên môn thực hiện đúng kế hoạch chuyên môn của nhà trường. Trên cơ sở kế hoạch chuyên môn chung đó, từng tổ sẽ có kế hoạch cụ thể, chi tiết phù hợp với tổ của mình. 
 	Kế hoạch chuyên môn không chỉ là các kế hoạch năm, tháng, tuần mà còn những kế hoạch về bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức chuyên đề cho đội ngũ, kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển các câu lạc bộ, kế hoạch kiểm tra chuyên môn, kế hoạch kiểm tra định kỳ,...
 Khi xây dựng các kế hoạch, cần phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết, khoa học.
Biện p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_va_nang_cao_chat_luong_hoat_do.doc