SKKN Một số biện pháp tổ chức tiết học Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới (VNEN) có hiệu quả

SKKN Một số biện pháp tổ chức tiết học Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới (VNEN) có hiệu quả

 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự thành công của giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển và chất lượng của các bậc học tiếp theo. Mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học hiện nay: “Hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, thì giáo dục không ngừng được đổi mới cả về nội dung chương trình, phương pháp dạy học cũng như cách học của học sinh, cách dạy của giáo viên. Đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm là việc làm cần thiết hiện nay.

 Trong những năm qua, Bộ giáo dục đã thực hiện nhiều chương trình đổi mới phương pháp dạy học như: phương pháp Bàn tay nặn bột, dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch và thực hiện chương trình dạy và học theo mô hình VNEN. Phương pháp dạy và học theo mô hình VNEN: Coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức.

 Trường tôi là một trong những trường thuộc dự án thực hiện từ năm học 2012–2013 đến nay. Sau gần 4 năm trực tiếp giảng dạy lớp 2 theo mô hình VNEN, tôi thấy chất lượng học sinh đại trà, các kĩ năng ứng xử, kĩ năng giao tiếp đã được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh mặt đạt được đó thì tôi vẫn còn thấy những khó khăn sau:

 Thời gian triển khai Dự án chưa dài, một số cán bộ, giáo viên còn bị ảnh hưởng bởi phương pháp dạy truyền thống. Vì vậy việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa linh hoạt; việc dạy – học và các hoạt động của học sinh còn chưa thật tự nhiên, hiệu quả phối hợp giữa học tập cá nhân và học tập tương tác trong các nhóm chưa cao; hoạt động của HĐTQ chưa thường xuyên, có nơi còn giao cả phần việc của giáo viên cho HĐTQ; công cụ học tập chưa phong phú, hiệu quả sử dụng hạn chế, việc trang trí chỉ để cho đẹp lớp học mà thôi.

 

doc 26 trang thuychi01 10822
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tiết học Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới (VNEN) có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự thành công của giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển và chất lượng của các bậc học tiếp theo. Mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học hiện nay: “Hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, thì giáo dục không ngừng được đổi mới cả về nội dung chương trình, phương pháp dạy học cũng như cách học của học sinh, cách dạy của giáo viên. Đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm là việc làm cần thiết hiện nay.
 Trong những năm qua, Bộ giáo dục đã thực hiện nhiều chương trình đổi mới phương pháp dạy học như: phương pháp Bàn tay nặn bột, dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch và thực hiện chương trình dạy và học theo mô hình VNEN. Phương pháp dạy và học theo mô hình VNEN: Coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức.
 Trường tôi là một trong những trường thuộc dự án thực hiện từ năm học 2012–2013 đến nay. Sau gần 4 năm trực tiếp giảng dạy lớp 2 theo mô hình VNEN, tôi thấy chất lượng học sinh đại trà, các kĩ năng ứng xử, kĩ năng giao tiếp đã được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh mặt đạt được đó thì tôi vẫn còn thấy những khó khăn sau:
 Thời gian triển khai Dự án chưa dài, một số cán bộ, giáo viên còn bị ảnh hưởng bởi phương pháp dạy truyền thống. Vì vậy việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa linh hoạt; việc dạy – học và các hoạt động của học sinh còn chưa thật tự nhiên, hiệu quả phối hợp giữa học tập cá nhân và học tập tương tác trong các nhóm chưa cao; hoạt động của HĐTQ chưa thường xuyên, có nơi còn giao cả phần việc của giáo viên cho HĐTQ; công cụ học tập chưa phong phú, hiệu quả sử dụng hạn chế, việc trang trí chỉ để cho đẹp lớp học mà thôi.
 Việc thực hiện dạy các môn học nói chung và môn Toán nói riêng theo mô hình trường học VNEN đến nay đã đạt dược những thành tựu nhất định, song vẫn còn tồn tại như:
 Một số giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN; còn lúng túng trong quá trình dạy học để vận dụng tốt quy trình 5 bước. Giáo viên chưa phát huy hết khả năng của HS, chưa rèn cho HS thực hiện triệt để chỉ dẫn của 10 bước học tập, đôi khi còn làm thay cho nhóm; chưa cho các nhóm hoạt động theo dúng chỉ dẫn. 
 Kĩ năng tính toán, điều hành nhóm của HS, nhất là HS vùng nông thôn, miền núi còn nhiều hạn chế. Nhiều nội dung của môn Toán khó nên HS yếu nhận thức chậm, thực hành khó khăn. Một bộ phận HS chưa có ý thức tự giác học tập, chưa biết cách học. Nhiều cha mẹ HS không đủ trình độ, điều kiện để hướng dẫn con học bài và không có thời gian tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.
 Xuất phát từ nhận thức trên, là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 2, bản thân tôi luôn nghiên cứu, tìm ra những phương pháp dạy học đạt hiệu quả góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục. Vì vậy tôi đã chọn đề tài:“Một số biện pháp tổ chức tiết học Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới (VNEN) có hiệu quả”.
	2. Mục đích nghiên cứu 
 	Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở khoa học về tổ chức các hoạt động dạy học từ đó đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập trong tiết học Toán cho học sinh ở trường tiểu học qua đó phát triển các kỹ năng dạy học theo mô hình mới góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Đồng thời tìm ra một số biện pháp để tổ chức tiết học Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới (VNEN) có hiệu quả. 
	3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu, tổng kết một số biện pháp để tổ chức tiết học Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới (VNEN) đạt hiệu quả. Năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016 ở trường Tiểu học Thọ Lâm.
	4. Một số phương pháp nghiên cứu
 	Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 	Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu.
	- Phương pháp quan sát
 	Thực hiên quan sát trong quá trình học sinh học tập trong lớp, đặc biệt theo dõi quá trình học tập của học sinh khi các em hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, hoạt động cả lớp nhằm đánh giá thực trạng, nguyên nhân để tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tiết học Toán.
	- Phương pháp điều tra phỏng vấn
 	Tiến hành một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho một số học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
	- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
 	 Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như bài tập làm việc theo nhóm, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm cá nhân nhằm để phân tích, đách giá sản phẩm và nhận định đưa ra kết luận đúng khi dạy học.
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 	Qua các hoạt động, Giáo viên ghi chép qua đó đúc rút kinh nghiệm được chưa được tổng hợp đi đến kết luận
	- Phương pháp thống kê toán học: 
 	Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
	II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
	1. Cơ sở lí luận của vấn đề
	1.1. Đặc trưng của phương pháp dạy học theo mô hình VNEN.
 	Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới VNEN là mô hình dạy học không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Phương pháp học theo nhóm luôn hiện hữu, cố định, xuyên suốt cả quá trình tham gia học tập của học sinh. Học theo phương pháp này các em được học tập thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em rất tự tin, nên các em rất thích đến lớp đến trường và hứng thú trong học tập. Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng hợp tác, kĩ năng học nhóm, kĩ năng giao tiếp. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
	1.2.VÞ trÝ cña m«n Toán ë líp 2.
 	Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
 	Môn toán ở trường Tiểu học là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ.
 	Môn toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người.
 	Môn toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
	1.3. Môc tiªu cña viÖc d¹y học môn Toán líp 2 (Toán 2).
 	Dạy học Toán lớp 2 nhằm giúp HS:
 	- Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về: phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; phép nhân, phép chia và bảng nhân 2,3,4,5, bảng chia 2,3,4,5; tên gọi và mối quan hệ giữa thành phần và kết quarcuar từng phép tính; mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, phép cộng và phép nhân; các số đến 1000, phép cộng và phép trừ các số có ba chữ số (không nhớ); các phần bằng nhau của đơn vị dạng 1/2, 1/3, 1/4, 1/5 ; các đơn vị đo độ dài deximet, met, kilomet, milimet; giờ và phút, ngày và tháng; kilogam, lít; nhận biết một số hình học (hình chữ nhật, hình tứ giác; đường thẳng, đường gấp khúc); tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, tứ giác; một số dạng bài toán có lời văn chủ yếu giải bằng một phép tính.
 Thông qua các hoạt động dạy học Toán ở lớp 2, GV tiếp tục giúp HS: Phát triển các năng lực tư duy (so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa), phát triển trí tưởng tượng không gian, tập nhận xét các số liệu thu thập được; diễn đạt gọn, rõ, đúng các thông tin; cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.
	1.4. C¸c nguyªn t¾c tæ chøc d¹y học Toán lớp 2 theo mô hình Trường học VNEN
 	§Ó d¹y học Toán 2 theo mô hình Trường học mới (VNEN) cã hiÖu qu¶ cÇn ®¶m b¶o các yªu cÇu chung sau đây:
	1.4.1. Quán triệt mục tiêu giáo dục; bảo đảm Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn toán tiểu học hiện hành. Có thể có những điều chỉnh về nội dung theo hướng cơ bản, tinh giản, thiết thực.
	1.4.2. Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của HS.
	1.4.3. Thể hiện quan điểm tích hợp các nội dung giáo dục, trong đó môn Toán hỗ trợ, gắn bó với việc dạy học các môn học khác. Hạn chế những trùng lặp không cần thiết; giảm mức độ khó của các kiến thức lí thuyết; tăng khả năng thực hành, vận dụng; chú ý tích hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ của HS.
	1.4.4. Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của HS trong đời sống hằng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của HS, của cộng đồng.
	1.4.5. GV chủ động, linh hoạt vận dụng chương trình phù hợp với đặc điểm của HS và điều kiện, hoàn cảnh dạy học cụ thể của địa phương, của nhà trường.
	2. Thực trạng của vấn đề
	2.1.Thuận lợi và khó khăn:
	* Thuận lợi:
	+ Về phía nhà trường:
	 - Môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo, dân chủ, thân thiện, đổi mới các hoạt động giáo dục, đủ các điều kiện cho việc triển khai chủ trương thực hiện việc làm đổi mới của nhà trường.
	- Nhà trường đã chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự học, tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp qua sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu Hướng dẫn học tập để tự học, tự đánh giá; tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác. Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết.
	- Nhà trường rất quan tâm đến các em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật. Như quyên góp quần áo, sách vở giúp đỡ các em. Hay tổ chức các phong trào “Áo ấm tặng bạn, Tết vì bạn nghèo” qua đó tặng các phần quà để động viên, an ủi các em.
	- Ban giám hiệu bố trí dạy 10 buổi/ tuần đã tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều thời gian tiếp xúc và dạy học sinh nhiều hơn.
	- GV nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với học sinh. Giáo viện dạy lớp 2 là những giáo viên chuẩn và trên chuẩn, do đó việc tiếp cận với nội dung chương trình cũng như đổi mới phương pháp có nhiều thuận lợi.
	+ Về phía HS:
	- Nhìn chung các em đều ngoan, có ý thức tự giác học bài, yêu thương và giúp đỡ nhau trong học tập.
	- Các em đã tiếp cận với cách học mới tương đối nhanh.
	+ Về phía phụ huynh HS:
Phụ huynh HS đa phần đã có sự quan tâm chăm lo hơn về việc học hành của con em mình, mua sắm tương đối đầy đủ vở và đồ dùng học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tới trường, thường xuyên giữ được mối liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường.
	- Đa số phụ huynh còn trẻ nên có thể giúp các em thực hiện Hoạt động ứng dụng ở nhà.
	* Khó khăn:
 	+ Về phía nhà trường:
 	- Tài liệu nghiên cứu về mô hình này cũng chưa nhiều.
 	- Một số giáo viên còn lúng túng khi thực hiện dạy học theo phương pháp VNEN, chưa thấy hết tầm quan trọng của việc rèn cho học sinh phương pháp tự học và học theo nhóm vì họ sợ học sinh không hiểu bài. Giáo viên còn mang nặng cách dạy học truyền thống. Với cách dạy như vậy không rèn được cho học sinh thói quen tự học và học theo nhóm, các em luôn có thói quen chờ đợi, không tự mình suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra kiến thức mới.
	- Sau gần 4 n¨m thùc hiÖn chư¬ng tr×nh s¸ch gi¸o khoa míi líp 2, nhưng gi¸o viªn d¹y c¸c líp l¹i thay ®æi theo n¨m häc (cã khi n¨m nay d¹y líp nµy nhưng sang n¨m l¹i d¹y líp kh¸c) nªn gi¸o viªn cã thÓ chưa thµnh thạo ®ưîc phư¬ng ph¸p d¹y häc còng như tiÕp cËn vµ lµm quen víi nh÷ng ®æi míi trong quá tr×nh d¹y häc (do số lớp của các khối có thay đổi theo năm học). 	- ViÖc sö dông ®å dïng d¹y häc còng như c¸c h×nh thøc tæ chøc d¹y häc chưa thùc sù hiÖu qu¶. Cách dạy cña gi¸o viªn chưa g©y ®ưîc nhiÒu høng thó cho häc sinh
 	- Đồ dùng dạy học chủ yếu là những đồ dùng của các năm học trước nên chỉ đủ cấp cho đầu lớp chứ chưa đủ cho các nhóm. Vì vậy giáo viên phải tự làm mà thời gian và kinh phí còn hạn chế nên rất khó khăn cho GV.
	+ VÒ phÝa HS:
 	- Học sinh thuộc vùng địa bàn là nông thôn nên khả năng giao tiếp, các kĩ năng xã hội để đáp ứng yêu cầu vẫn còn hạn chế.
	- VÉn cßn mét sè em chưa tù gi¸c häc bµi. 
	- Mét sè em ë th«n QuyÕt T©m (D©n téc), thôn Quần Ngọc (theo công giáo) ®ưêng x¸ xa x«i, viÖc ®i l¹i rÊt khã kh¨n vµo nh÷ng ngµy mưa nªn hay nghØ häc(v× ®ưêng qu¸ lÇy léi).
	- Một số nhóm trưởng chưa mạnh dạn tự tin để lãnh đạo nhóm mình hoạt động.
	- Mô hình VNEN còn rất mới mẻ với học sinh lớp 2, học sinh lần đầu tiên tiếp xúc với mô hình.
	- Khả năng đọc hiểu của học sinh lớp 2 còn hạn chế.
	- Chưa quen với các công việc, phương pháp làm việc theo nhóm, như: Không tập trung nghe bạn giao nhiệm vụ, chưa biết cách giao nhiệm vụ cho bạn, chưa biết cách giao tiếp, diễn đạt trong nhóm
	+ VÒ phÝa cha mÑ HS:
	- VÉn cßn mét sè phô huynh ®i lµ ¨n xa, ®Ó con cho «ng bµ nªn viÖc kÌm cÆp c¸c em ë nhµ cßn nhiÒu h¹n chÕ.
	- VÉn cßn mét sè phô huynh (vïng d©n téc vµ c«ng gi¸o) cßn phã mÆc cho nhµ trưêng viÖc gi¸o dôc con em m×nh.
 	2.2. Kh¶o s¸t ®Çu n¨m.
 	N¨m häc 2014 – 2015, t«i ®ưîc ph©n c«ng chñ nhiÖm líp 2A1 (gåm 25 HS) và n¨m häc 2015 – 2016, t«i chñ nhiÖm líp 2A3 (gåm30 HS). Sau khi nhËn líp, t«i ®· tiÕn hµnh kiÓm tra chÊt lưîng môn Toán ®Çu n¨m vµ các kĩ năng sống thì thu ®ưîc kÕt qu¶ như sau:
 	+ Về chất lượng môn toán:
Năm học
Tổng số HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5- 6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL 
%
SL
%
2014-2015
25
5
20
7
28
10
40
3
12
 2015-2016
30
6
20
8
26,7
12
40
4
13,3
 Tôi đã tìm hiểu, xác định cụ thể những lỗi sai của HS thường mắc phải như sau
Các lỗi sai
Năm học 2014-2015
Năm học 2015-2016
 Tổng số HS 25
Tổng số HS 30
SL
%
SL
%
HS tính quá chậm, chưa đảm bảo tốc độ
3
12
4
13,3
HS chưa thuộc các bảng cộng, trừ
5
20
6
20
HS tính còn sai.
8
32
9
30
HS viết câu lời giải chưa đầy đủ.
5
20
6
20
HS tính đúng, trình bày đẹp, cẩn thận
4
16
5
16,7
 	+ Về các kỹ năng:
 	 Trong các giờ học tôi quan sát, trong giờ giải lao tôi gặp gỡ trò chuyện, phỏng vấn thì thấy:
Các kỹ năng
Năm học 2014-2015
 Năm học2015-2016
 Tổng số HS 25
Tổng số HS 30
SL
%
SL
%
HS biết điều hành nhóm tốt, mạnh dạn, tự tin, biết bày tỏ ý kiến trước tập thể.
3
12
4
13,3
HS biết diễn đạt rõ các câu hỏi, trả lời đủ ý.
5
20
6
20
HS biết đặt câu hỏi nhưng chưa đủ câu, đủ ý.
8
32
9
30
HS còn nhút nhát, thiếu tự tin, có tính ỷ lại vào người khác.
9
36
11
36,7
 	Víi kÕt qu¶ trªn, t«i thÊy HS tính đúng, trình bày đẹp, cẩn thận qu¸ Ýt vµ nghÜ m×nh cÇn ph¶i đưa ra được c¸c biÖn ph¸p ®Ó tÊt c¶ häc sinh ®Òu biÕt làm toán tèt h¬n.
 	3. Các biện pháp thực hiện
 	Năm học 2015 – 2016, là năm thứ 4 tôi dạy lớp 2 theo mô hình VNEN. Để giúp HS lớp mình chủ nhiệm nâng cao chất lượng học tập nói chung và chất lượng của môn Toán nói riêng, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức tiết học Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới (VNEN) có hiệu quả” và có những biện pháp cụ thể như sau: 
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng lớp học thân thiện.
	a.Tăng cường công tác trang trí lớp học:
 	Mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung. Việc trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh  nó tạo cho các em nhận thức về cái đẹp và có ý thức gìn giữ trường lớp của mình sạch đẹp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy, tôi đã kết hợp với phụ huynh và học sinh để tổ chức trang trí lớp học. Tôi đã hướng dẫn cho phụ huynh và học sinh dùng các tờ giấy bìa để gấp các phong bì thư, các ngôi nhà nhỏ xinh xắn sau đó cùng trang trí lên tờ giấy A4 để làm “Hộp thư bè bạn”, “Góc những lời yêu thương 2A3”. 
 	- “Hộp thư bè bạn”, “Góc những lời yêu thương 2A3”: Đây là nơi hội tụ những cảm xúc của các thành viên trong lớp. Ngay lập tức, góc nhỏ đáng yêu ấy tạo nên hiệu ứng sôi nổi tới các bạn học sinh. Mỗi buổi sáng, những lá thư với dòng chữ chất chứa bao tình cảm sâu lắng, những mảnh giấy nhỏ bé, rồi cả hình vẽ ngộ nghĩnh đáng yêu về bạn bè trong lớp, những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc của lớp lần lượt xuất hiện trên tường ngôi nhà.
	- Hòm thư điều em muốn nói: Mục đích nhằm giúp cho học sinh có cơ hội bày tỏ ý kiến, những điều em không tiện nói trước lớp, những ý kiến, những chia sẽ về cuộc sống, hoàn cảnh gia đình, về tâm sinh lý.Giúp cho học sinh bày tỏ tất cả những vướng mắc trong cuộc sống và trong học tập, các em viết một bức thư nhỏ và gửi vào hòm thư của lớp. Cuối mỗi tuần GV sẽ mở hòm thư phân loại và có cách xử lý cho từng vấn đề học sinh đặt ra, có thể phối hợp với gia đình, nhà trường, địa phương để có cách giải quyết tế nhị và có hiệu quả nhất.
	- Góc cộng đồng: Giáo viên và học sinh sưu tầm, giới thiệu về văn hóa lịch sử của địa phương, dân tộc, các tác phẩm thơ ca hò vè, trò chơi dân gian.Các sản phẩm của địa phương làm ra. Chính hoạt động này kích thích các em hứng thú tìm tòi, sưu tầm, giới thiệu và qua đó cũng sẽ giúp các em thêm yêu văn hóa, lịch sử truyền thống quê hương một cách tự nhiên, bền vững.
	- Thư viện lớp học: Là tủ sách thân thiện có sự đóng góp của phụ huynh, học sinh, giáo viên, có sự giúp đỡ của nhà trường và địa phương tạo điều kiện cho các em ham đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng đọc cho các em. Rèn kĩ năng sống có trách nhiệm, có ý thức bảo quản tài sản chung, có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp. Ngoài việc đọc sách tăng thêm vốn tri thức, học sinh còn tham gia các hoạt động giới thiệu quyển sách của em do giáo viên phụ trách lớp hướng dẫn, giúp các em tự tin hơn, diễn đạt tốt hơn. Đây là một trong những kĩ năng sống rất cần thiết cho học sinh sau này.
	- Quy ước lớp mình: Là những việc nên hoặc không nên làm mà các em tự đưa ra và được các em viết sau đó gắn lên các bông hoa trông thật bắt mắt. Đây là những quy ước mà tự các em nêu ra nên các em rất nhớ và dễ dàng thực hiện theo.
	- Cây hoa học tập: Phản ánh rõ ràng, chính xác, công khai kết quả học tập của mỗi nhóm, cá nhân học sinh sau mỗi hoạt động. Việc tuyên dương cá nhân, nhóm trong mỗi giờ sinh hoạt lớp kích thích học sinh tích cực, tự giác học tập để đạt được kết quả cao hơn.
 	Giáo viên luôn thân thiện, gần gũi với học sinh, những lời nhắc nhở nhẹ nhàng của giáo viên sẽ đạt được kết quả cao. Xây dựng đủ các góc học tập, các bảng, biểu mẫu đúng qui định của lớp VNEN.
Một góc trang trí của lớp học VNEN
b.Thành lập ban Hội đồng tự quản học sinh làm việc có hiệu quả.
 Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ về từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học. Xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực chỉ đạo lớp.
 Tổ chức Bộ máy Hội đồng tự

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tiet_hoc_toan_lop_2_theo_mo_hi.doc