SKKN Một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn khi dạy soạn thảo văn bản, mạng máy tính và internet ở lớp 10
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học.
Năng lực sử dụng Công nghệ thông tin – truyền thông là 1 trong 9 năng lực chung được nhấn mạnh trong hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia, nó được coi là một trong những năng lực thiết yếu của công dân trong thời đại mới. Do đó, môn tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong chương trình giáo dục phổ thông.
Mục tiêu cơ bản của năng lực công nghệ thông tin là giúp học sinh có năng lực sử dụng công nghệ thông tin – truyền thông để thích ứng với các kĩ thuật số và công nghệ thông tin trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, khi dạy học tin học người giáo viên cần hình thành và rèn luyện cho học sinh các năng lực cơ bản cả về tư duy cũng như trong thực hành.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tin học 10 tại trường Trung học phổ thông Như Xuân 2 tôi thấy rằng để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi phần học, tiết học, học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là việc ứng dụng của nó vào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội (nếu có).
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG TIN HỌC VÀO THỰC TIỄN KHI DẠY SOẠN THẢO VĂN BẢN, MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET Ở LỚP 10 Người thực hiện: Lê Thị Thuần Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Như xuân 2 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học THANH HÓA NĂM 2016 MỤC LỤC Nội dung Trang Mở đầu Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3. Kiến nghị 3.1 Kết luận 3.2 Kiến nghị 4. Tài liệu tham khảo 2 2 2 2 3 3 4 13 14 14 15 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Năng lực sử dụng Công nghệ thông tin – truyền thông là 1 trong 9 năng lực chung được nhấn mạnh trong hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia, nó được coi là một trong những năng lực thiết yếu của công dân trong thời đại mới. Do đó, môn tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong chương trình giáo dục phổ thông. Mục tiêu cơ bản của năng lực công nghệ thông tin là giúp học sinh có năng lực sử dụng công nghệ thông tin – truyền thông để thích ứng với các kĩ thuật số và công nghệ thông tin trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, khi dạy học tin học người giáo viên cần hình thành và rèn luyện cho học sinh các năng lực cơ bản cả về tư duy cũng như trong thực hành. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tin học 10 tại trường Trung học phổ thông Như Xuân 2 tôi thấy rằng để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi phần học, tiết học, học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là việc ứng dụng của nó vào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội (nếu có). Tin học 10 gồm 4 chương, trong đó chương 3 (Soạn thảo văn bản) và chương 4 (Mạng máy tính và Internet) là 2 chương có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Do đó, tôi lựa chọn nghiên cứu “một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn khi dạy soạn thảo văn bản, mạng máy tính và Internet ở lớp 10”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. - Nâng cao năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 khi học “Soạn thảo văn bản”, “Mạng máy tính và Internet”. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn khi dạy “Soạn thảo văn bản”, “Mạng máy tính và Internet” ở lớp 10. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp khảo sát điều tra. - Phương pháp phân tích tổng hợp. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Những quan điểm, đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng thể hiện trong nhiều văn bản: - Luật giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28 qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phất huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. - Nghị quyết hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học”, “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Môn tin học trong nhà trường đã được Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và đầu tư vì bộ môn này đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của thế giới hiện đại. Đặc trưng của môn tin học là khoa học gắn liền với công nghệ. Do đó dạy học tin học phải trang bị cho học sinh các kiến thức khoa học về tin học phát triến tư duy, và chú trọng đến kĩ năng thực hành ứng dụng để có thể phục vụ học tập và đời sống. 2.1. Thực trạng vấn đề ở đơn vị trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thực trạng thực tế Sau 5 năm dạy học tôi nhận thấy: hầu hết các em học sinh sau khi học xong chương trình tin học 10 vẫn chưa vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào trong thực tiễn một cách thành thạo, chưa hiểu rõ các ứng dụng đó có lợi ích như thế nào trong cuộc sống, chưa biết cách vận dụng tin học một cách triệt để để hỗ trợ việc học các môn khác. Chính vì vậy tôi nghiên cứu “một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn khi dạy soạn thảo văn bản, mạng máy tính và Internet ở lớp 10”. 2.2.2. Điều tra cơ bản ban đầu Cuối năm học 2014 -2015 tôi có thực hiện một bài kiểm tra đối với học sinh lớp 10A1 nhằm điều tra kĩ năng soạn thảo văn bản, khả năng sử dụng mạng Internet của học sinh sau khi học xong chương trình tin học 10. Đề bài: 1.Mỗi em lập 1 gmail, đặt tên gmail theo tên mình. 2.Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet về chủ đề: “Lợi ích, tác hại của game online”. Yêu cầu: - Soạn thảo nội dung thông tin tìm được vào Microsoft Word, đặt tên văn bản theo tên mình. - Nộp 1 văn bản vào địa chỉ gmail: tuanthuan8388@gmail.com và 1 bản in Sau khi tiến hành khảo sát, khi thực hiện chấm bài của các em tôi thu được kết quả sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém 10A1 29 2 12 13 2 0 Qua các bài tôi thấy các em có thể tìm kiếm thông tin trên mạng, soạn thảo văn bản nhưng còn mắc lỗi không đáng có như: chưa soạn thảo văn bản đúng theo qui ước, đã định dạng được văn bản nhưng đôi lúc còn chưa hợp lí, chưa biết chọn lọc thông tin trên mạng. Những lỗi này có thể khắc phục được nếu có phương pháp phù hợp. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Theo tôi 1 học sinh có năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn nếu học sinh có các biểu hiện sau: - Hiểu rõ ứng dụng của tin học (cụ thể là các phần mềm, các kiến thức trong sách giáo khoa...) trong cuộc sống. - Biết sử dụng tin học để giải quyết bài toán thực tiễn mà trước hết là sử dụng tin học để hỗ trợ việc học tập các bộ môn khác. - Phát hiện được trong cuộc sống những vấn đề có thể xử lí bằng các kiến thức, công cụ tin học mà học sinh đã được trang bị trong môn tin học. - Có khả năng tự tìm hiểu và sử dụng được các ứng dụng tin học (ngoài những kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa) để giải quyết các vấn đề trong học tập và ngoài thực tiễn. Vậy làm thế nào để học sinh có được những biểu hiện đó? Trong quá trình dạy học tôi đã tìm hiểu các phương pháp dạy học, và mạnh dạn áp dụng các biện pháp sư phạm sau: 2.3.1 . Làm rõ mối liên hệ giữa kiến thức tin học trong sách giáo khoa với thực tiễn Để học sinh có thể vận dụng được những kiến thức mình đã học vào thực tiễn giáo viên cần giúp học sinh biết vai trò, chức năng của các phần mềm, qua đó biết được những kiến thức đó sẽ được áp dụng vào thực tiễn như thế nào? Ví dụ 1: Như chúng ta đã biết, phần mềm soạn thảo văn bản Microsft Word giới thiệu trong sách giáo khoa tin học 10 dựa vào phiên bản Office XP. Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều phiên bản được nâng cấp với những tính năng tiên tiến hơn, giao diện cũng có sự thay đổi. Do vậy, khi dạy chương 3 “Soạn thảo văn bản” tôi nhấn mạnh cho học sinh bản chất của các lệnh và ý nghĩa của chúng, để học sinh dễ dàng thích ứng được với các phiên bản khác nhau. Chẳng hạn: Để khởi động Microsoft Word ta có 2 cách: Cách 1: Nháy đúp chuột lên biểu tượng của Word trên màn hình nền. Cách 2:Từ nút Start của Windows chọn Start → all Programs → Microsoft Office → Microsoft Word. Để thực hiện thao tác mở tệp văn bản mới ta có các cách sau: Cách 1: Chọn File → New. Cách 2: Nháy chuột vào nút lệnh trên thanh công cụ chuẩn. Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N. Ý nghĩa của các thao tác, các lệnh này không hề thay đổi khi chúng ta sử dụng các phiên bản khác nhau. Thậm chí, khi làm việc với các phần mềm khác ta cũng có thể vận dụng các thao tác này một cách linh hoạt. Ví dụ 2 Sau khi dạy bài 21 “Mạng thông tin toàn cầu Internet” (Sách giáo khoa tin học 10 trang 141), học sinh đã biết tới kết nối có dây và kết nối không dây, để liên hệ với nhu cầu của thực tế, tôi cho học sinh làm một bài tập như sau: Bài tập Máy tính trên phòng làm việc của nhà Minh Thư đã kết nối mạng Internet (kết nối có dây). Như vậy để sử dụng mạng Internet thì cô phải lên phòng làm việc, đây là một điều thật bất tiện đối với cô. Minh Thư luôn mong muốn là ngồi bất cứ đâu trong nhà cũng có thể truy cập mạng. Cô đã tìm hiểu và đưa ra 2 phương án Phương án 1: Thiết bị mạng để ở phòng làm việc, cần kéo dây cáp mạng đến 5 phòng còn lại trong nhà. Phòng 1: Cần 2 mét. Phòng 2: Cần 3 mét. Phòng 3: Cần 5 mét. Phòng 4: Cần 5 mét. Phòng 5: Cần 10 mét. Chi phí 3000đồng/1 mét; một ổ chia mạng gồm 8 cổng giá 250.000đồng. Thời gian hoàn thành công việc 1-2 ngày. Với cách kết nối này chỉ sử dụng được máy tính để bàn, máy tính xách tay, các thiết bị có chân cắm mạng. Phương án 2: Sử dụng kết nối không dây. Cần mua một bộ định tuyến không dây, giá 300.000 đồng. Thời gian hoàn thành công việc: 1-2 giờ. Em hãy trả lời các câu hỏi sau: Theo em trong 2 phương án trên phương án nào thuận tiện hơn? Khi sử dụng kết nối không dây tốc độ truy cập mạng có chậm hơn kết nối có dây hay không? Nếu trời mưa hoặc sử dụng các thiết bị điện trong nhà thì có bị mất kết nối mạng hay không? Nếu được gia đình em kết nối mạng thì em lựa chọn kết nối có dây hay kết nối không dây? Tại sao? Hướng dẫn Sử dụng phương án 2 thuận tiện hơn phương án 1 vì: Các mức so sánh Kết nối có dây Kết nối không dây Môi trường truyền dẫn Dây cáp Không khí Góc độ kinh tế 325000đ 300000 Góc độ thời gian hoàn thành Từ 1 – 2 ngày 1 – 2 tiếng Dựa vào các tiêu chí so sánh trên ta nhận thấy kết nối có dây là dây cáp, theo thời gian hoặc các tác động bên ngoài thì dây cáp có thể hỏng, dẫn đến phải thay dây cáp, xét về 2 góc độ còn lại thì kết nối không dây có nhiều ưu điểm hơn hẳn. b. Khi sử dụng kết nối không dây nếu cần truy cập hoặc truyền một lượng lớn dữ liệu thì mạng không dây chậm hơn mạng có dây. - Trời mưa, có sấm sét tạo ra một nguồn sóng điện từ lớn thì sẽ làm nhiễu sóng của mạng không dây. - Đôi khi các thiết bị điện tử trong nhà (ví dụ: lò vi sóng) khi hoạt động nó tạo ra một sóng điện từ cùng tần số với sóng mạng không dây cũng sẽ làm nhiễu sóng của mạng không dây. c. Đây là một câu hỏi mở áp dụng vào thực tế của mỗi gia đình, học sinh có thể chọn một trong hai cách tùy theo mục đích, nhu cầu sử dụng mạng của gia đình. Tuy nhiên học sinh phải hiểu được tại sao gia đình mình chọn cách kết nối đó. 2.3.2. Chú ý xây dựng một nội dung kiến thức logic Ta cần tổ chức tình huống dạy học theo tinh thần đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, tạo ra những tình huống công việc mà giải quyết nó đòi hỏi học sinh phải học những vấn đề nào, những phương pháp nào để hoàn thành nhiệm vụ công việc. Từ đó mà những hoạt động cần tổ chức phù hợp với tình huống đó, chọn những cách tương ứng với những công việc đã xây dựng cho phép xử lí tình huống đặt ra, cấu trúc các bước giải quyết vấn đề tối ưu theo phương pháp đã xây dựng. Căn cứ vào mục tiêu tiết học, nội dung kiến thức liên quan, giáo viên cài đặt những tri thức định dạy cho học sinh vào trong đó theo trình tự và nội dung cần dạy một cách logic, để học sinh có thể chiếm lĩnh chúng một cách say mê, hào hứng thông qua hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Ví dụ: Khi dạy chương 3 “ Soạn thảo văn bản” (SGK tin học 10), đây là nội dung có ứng dụng nhiều trong thực tiễn. Các bài dạy này giúp cho học sinh biết các chức năng của hệ soạn thảo văn bản, qui ước khi soạn thảo văn bản, cách soạn thảo văn bản, định dạng văn bản tiếng Việt... Để giúp học sinh hiểu rõ được vai trò của các kiến thức trong chương, tôi tổ chức hoạt động dạy học như sau: Đối với mỗi bài tôi chuẩn bị 1 văn bản cho các nội dung dạy học tương ứng trong chương để học sinh thấy được sự tiếp nối kiến thức và sự cần thiết phải học các nội dung trong chương Chẳng hạn, khi dạy bài 15 “Làm quen với Microsoft Word” (Sách giáo khoa Tin học 10 trang 99) tôi chuẩn bị sẵn một văn bản mẫu như sau: Hình 1: Văn bản mẫu Khi dạy mục 3 “Soạn thảo văn bản đơn giản” tôi sử dụng văn bản mẫu đã chuẩn bị này để hướng dẫn học sinh cách mở một văn bản đã có. Khi mở được văn bản tôi cho học sinh phân biệt con trỏ văn bản và con trỏ chuột ngay trên văn bản này. Tiếp đó, tôi đưa ra tình huống: dựa vào văn bản đã có theo em cần thực hiện như thế nào để có thể soạn một giấy mời khác chỉ thay phần họ tên, thời gian, địa điểm thành: Họ và tên: Lê Thanh Trúc Thời gian: 17h30 ngày 13 tháng 5 Từ tình huống này học sinh sẽ đưa ra các ý kiến để tạo được văn bản như mong muốn, giáo viên nhận xét và dẫn dắt học sinh tới chế độ chèn, đè, các thao tác biên tập văn bản Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh chuyển chế độ chèn, đè. Di chuyển con trỏ văn bản vào trước “Nguyễn Hương Giang” ở dòng thứ 3 . Nhấn phím Insert chuyển sang chế độ đè để gõ họ tên “Lê Thanh Trúc” đè lên “Nguyễn Hương Giang” Thao tác 2: Di chuyển con trỏ văn bản tới sau “17h” Nhấn phím Insert chuyển sang chế độ chèn để sửa thời gian bằng việc chèn thêm số “30” sau chữ “giờ”. Di chuyển con trỏ văn bản tới trước số “30” (sau chữ “ngày”) chèn số “1” trước số “3” và xóa số “0” sau số “3” bằng cách nhấn phím Delete. Làm tương tự thay số “4” bằng số “5” Thao tác 3: Chọn “Nguyễn Hương Giang” ở cuối văn bản Thao tác 4: Nhấn phím Delete để xóa Thao tác 5: Thực hiện thao tác Copy “Lê Thanh Trúc” ở trên xuống cuối văn bản Cuối cùng trên màn hình ta thu được văn bản Hình 2: Văn bản thu được sau khi thực hiện chèn, đè và một số thao tác biên tập Tiếp theo, khi dạy bài 16 “Định dạng văn bản” (Sách giáo khoa tin học 10 trang 108), tôi tiếp tục sử dụng văn bản “Giấy mời” đã sử dụng ở bài 15 và một văn bản “Giấy mời” tương ứng đã được định dạng. Hình 3: Văn bản chưa được định dạng Hình 4: Văn bản đã được định dạng Yêu cầu học sinh nhận xét 2 văn bản: Văn bản thứ nhất khó quan sát, không có ý nhấn mạnh Văn bản thứ 2 đẹp, nhấn mạnh các ý quan trọng Qua các nhận xét giúp học sinh thấy được lợi ích của việc định dạng văn bản sau khi đã soạn thảo ở dạng thô. Qua đó, đưa học sinh tới các thao tác định dạng 1 văn bản Tương tự như vậy, trong các bài tiếp theo chúng ta nên chuẩn bị các văn bản minh họa, để học sinh thấy được sự cần thiết phải biết các thao tác tạo bảng biểu, các chức năng khác trong soạn thảo văn bản... 2.3.3. Gắn nội dung bài giảng với việc ứng dụng tri thức của bài giảng vào thực tiễn một cách trực quan Gắn nội dung bài giảng với việc cho học sinh quan sát một cách trực quan, giúp cho giáo viên có cơ sở tạo động cơ học tập, hướng đích cho học sinh, góp phần gắn bài học với thực tế sinh động diễn ra hàng ngày. Góp phần hình thành nhân sinh quan, hình thành năng lực tự giải quyết vấn đề cho học sinh Ví dụ 1 Khi dạy nội dung “Bài tập và thực hành 7: Định dạng văn bản” (sách giáo khoa tin học 10 trang 112), trong giờ thực hành tôi đã thực hiện như sau: Chiếu văn bản đã soạn thảo trong “Bài tập và thực hành 6: Làm quen với Word” cho cả lớp quan sát (văn bản này đã có sẵn trên các máy tính ở phòng thực hành), chia lớp thành các nhóm nhỏ (học sinh ngồi ở 2 máy tính gần nhau tạo thành 1 nhóm), các học sinh trong nhóm thảo luận và đưa ra cách định dạng phù hợp cho văn bản sau đó thực hành định dạng trên máy tính và nhận xét xem cách định dạng đã hợp lí chưa. Những văn bản trình bày đẹp sẽ được copy vào máy tính của giáo viên để trình chiếu và phân tích trước lớp Ví dụ 2 Khi dạy nội dung “Kết nối Internet bằng cách nào?” (sách giáo khoa Tin học 10 trang 142) sau khi giới thiệu các cách kết nối phổ biến.Tôi đưa ra một tình huống thường gặp trong thực tiễn như sau: Nếu chúng ta ở một địa điểm không có Wifi, và chưa có kết nối mạng bằng dây cáp thì có cách nào để truy cập mạng hay không? Chia lớp thành 4 nhóm để học sinh thảo luận cách giải quyết vấn đề. Sau khi học sinh đưa ra phương án của mình, tôi sẽ sử dụng 1 Dcom 3G để kết nối Internet, qua đó giúp học sinh biết thêm một cách kết nối mạng, các bước để cài đặt Dcom, cách sử dụng Dcom 3G, ưu, nhược điểm khi sử dụng Dcom 3G Như vậy, học sinh biết thêm 1 cách và sẽ hiểu rõ: ưu điểm, nhược điểm của mỗi cách. 2.3.4. Ra các nội dung bài tập có tính mở để học sinh có cơ hội nâng cao năng lực ứng dụng tin học vào giải quyết các bài toán của thực tiễn Các bài tập mở là các bài tập để học sinh có thể trình bày ý kiến của mình theo cách hiểu và cách lập luận của mình. Bài tập mở được đặc trưng bởi sự trả lời tự do của cá nhân và không có một lời giải cố định, cho phép các cách tiếp cận khác nhau và dành không gian tự quyết định cho người học. Nó được sử dụng trong khi luyện tập, thực hành hoặc kiểm tra năng lực vận dụng tri thức từ các lĩnh vực khác nhau để giải quyết vấn đề. Tính độc lập và sáng tạo của học sinh được chú trọng trong việc làm bài tập dạng này. Trong thực tiễn giáo dục hiện nay, các bài tập mở gắn với thực tiễn còn ít được quan tâm. Tuy nhiên, bài tập thực hành mở là hình thức bài tập có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng các bài tập mở một cách thích hợp để đảm bảo học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản và năng lực vận dụng trong các tình huống phức hợp gắn liền với thực tiễn Ví dụ Khi dạy bài 22 “Một số dịch vụ cơ bản của Internet” (sách giáo khoa tin học 10 trang 145), mục 2 “Tìm kiếm thông tin trên Internet” tôi có yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: 1. Khi tìm kiếm thông tin trên mạng Internet em thường dùng cách nào? Tại sao? 2. Em biết Việt Nam có những máy tìm kiếm nào? Trong các máy tìm kiếm đó em thích sử dụng máy tìm kiếm nào nhất? Tại sao? Hướng dẫn 1.Thông thường khi tìm kiếm thông tin trên mạng Internet chúng ta thường sử dụng máy tìm kiếm vì: sử dụng máy tìm kiếm không cần phải nhớ chính xác danh mục địa chỉ nhà cung cấp dịch vụ vẫn có thể tìm thấy thông tin mình cần. 2. Một số máy tìm kiếm của Việt Nam Trong các máy tìm kiếm đó thì cốc cốc là máy tìm kiếm được sử dụng rộng rãi hiện nay (Ở Việt Nam) vì nó phù hợp với người Việt, có thể tải các video một cách dễ dàng... Một số bài tập Bài 1: Em hãy kể tên những bộ mã tiếng Việt mà em biết? Cách nào là phổ biến hiện nay Bài 2: Biết rằng bộ mã Unicode sử dụng 2 byte để mã hóa các kí tự (Bộ mã ASCII sử dụng 1 byte), em hãy cho biết tại sao bộ mã Unicode có thể dùng chung cho mọi ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới Bài 3: Có thể lưu văn bản dưới nhiều tên khác nhau được không? Nếu được hãy chỉ ra các cách thực hiện và cho biết có hạn chế gì không? Bài 4: Em hãy giải thích tại sao trong lúc ta gõ văn bản đôi khi các kí tự ở bên phải con trỏ văn bản lại mất đi. Làm thế nào để khắc phục điều này? Bài 5: Việc nhấn phím Enter có tác dụng chuyển con trỏ văn bản xuống dòng tiếp theo. Nhưng tại sao không nên nhấn phím Enter để xuống dòng trong khi gõ văn bản? Bài 6: Có thể đánh số trang bắt đầu từ 1 số bất kì (không phải là 1) không? Nếu được
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_su_pham_nham_nang_cao_nang_luc_ung_dun.doc