SKKN Một số biện pháp rèn luyện văn hoá giao tiếp ứng xử học đường nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm 10A4 trường THPT Triệu Sơn 6

SKKN Một số biện pháp rèn luyện văn hoá giao tiếp ứng xử học đường nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm 10A4 trường THPT Triệu Sơn 6

 Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề mà giáo dục và xã hội quan tâm trong thời gian qua đó là văn hoá ứng xử, khả năng giao tiếp trong cuộc sống của giới trẻ, trong đó có học sinh, còn nhiều hạn chế. Vì thế, nhà trường là nơi tổ chức giáo dục và định hướng đúng đắn cho học sinh, phải là nền tảng vững chắc và trang bị cho các em kỹ năng giao tiếp trở thành kỹ năng sống trong học tập khi ở nhà trường và cuộc sống ngoài xã hội sau này.

 Giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI đó là “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị kỹ năng sống nhằm đào tạo những con người toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội mới. Vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống là việc rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, nhà trường phải xác định mục tiêu trong giai đoạn hiện nay là đào tạo những con người toàn diện và là nơi giáo dục và định hướng đúng đắn cho học sinh, trang bị đầy đủ cho học sinh kiến thức và kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử để nó trở thành vốn sống trong học tập và cuộc sống của các em sau này.

 

docx 26 trang thuychi01 7621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện văn hoá giao tiếp ứng xử học đường nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm 10A4 trường THPT Triệu Sơn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN VĂN HOÁ GIAO TIẾP 
ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG NHẰM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM 10A4 TRƯỜNG THPT 
TRIỆU SƠN 6
Người thực hiện: Ngô Văn Khuê
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
 Trang
A. MỞ ĐẦU
 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
3
3
3
 B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
3
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
5
2.1. Thuận lợi
5
2.2. Khó khăn
5
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
8
4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
8
4.1. Vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử học đường. 
9
4.2. Tầm quan trọng và vai trò của giao tiếp ứng xử học đường cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
9
4.3. Phân loại từng nhóm học sinh cần tác động, tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp giáo dục. 
11
4.4. Xây dựng nội dung và thực hành rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử học đường cho học sinh. 
15
4.5. Tăng cường phối hợp với giáo viên bộ môn đặc biệt là giáo viên bộ môn Văn, bộ môn GDCD để rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh.
17
4.6. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh.
18
5. KIỂM NGHIỆM THỰC TẾ
19
5.1. Phương pháp kiểm nghiệm
19
5.2. Kết quả kiểm nghiệm
120
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
22
A. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề mà giáo dục và xã hội quan tâm trong thời gian qua đó là văn hoá ứng xử, khả năng giao tiếp trong cuộc sống của giới trẻ, trong đó có học sinh, còn nhiều hạn chế. Vì thế, nhà trường là nơi tổ chức giáo dục và định hướng đúng đắn cho học sinh, phải là nền tảng vững chắc và trang bị cho các em kỹ năng giao tiếp trở thành kỹ năng sống trong học tập khi ở nhà trường và cuộc sống ngoài xã hội sau này.
 Giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI đó là “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị kỹ năng sống nhằm đào tạo những con người toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội mới. Vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống là việc rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, nhà trường phải xác định mục tiêu trong giai đoạn hiện nay là đào tạo những con người toàn diện và là nơi giáo dục và định hướng đúng đắn cho học sinh, trang bị đầy đủ cho học sinh kiến thức và kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử để nó trở thành vốn sống trong học tập và cuộc sống của các em sau này.
 Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh thì phải bắt đầu từ việc xây dựng chuẩn hành vi đạo đức và thực hiện các quy tắc giao tiếp ứng xử có văn hóa. Làm được điều đó chúng ta sẽ thực hiện tốt chức năng của nhà trường, tạo ra không gian văn hóa học đường, góp phần đào taọ thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển Giáo dục và Đào tạo. Hơn nữa, trường THPT Triệu Sơn 6 ở địa bàn nông thôn các em còn nhiều hạn chế trong giao tiếp ứng xử, nghèo về vốn sống. Bản thân tôi làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, tôi luôn nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay là cần thiết hơn bao giờ hết. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn luyện văn hoá giao tiếp ứng xử học đường nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm 10A4 trường THPT Triệu Sơn 6” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2015-2016.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Khảo sát, tìm hiểu thực trạng giao tiếp ứng xử học đường của học sinh hiện nay cụ thể là học sinh lớp chủ nhiệm. Từ đó để tìm ra các giải pháp hợp lý nhằm rèn luyện kỹ năng gao tiếp ứng xử giữa “Học sinh và học sinh; học sinh và thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên trong nhà trường”.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào công tác chủ nhiệm, tôi chọn 2 lớp của trường THPT Triệu Sơn 6, cụ thể:
- Lớp đối chứng: Lớp 10A5 năm học 2015 - 2016. 
- Lớp thực nghiệm: Lớp 10A4 năm học 2015 – 2016.
 Là học sinh lớp 10 lại chủ yếu là con em nông thôn nên có nhiều nét tương đồng giống nhau. 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Chủ yếu là phương pháp thực nghiệm. Tôi tận dụng tối đa thời gian trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt cuối tuần với lớp chủ nhiệm để rèn luyện kỷ năng giao tiếp cho học sinh. Ngoài ra còn tôi còn phối hợp với giáo viên bộ môn để thảo luận một số hình thức cũng như tìm hiểu một số nội dung phù hợp để tiến hành thực nghiệm.
B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một các có hiệu quả.
 Văn hóa học đường ở Việt Nam cần đảm bảo ba yếu tố: Cơ sở vật chất đảm bảo, môi trường giáo dục tốt và văn hóa ứng xử giao tiếp. Qua cách nhìn nhận ấy, chúng ta thấy rằng học đường là môi trường góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. 
 Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Lê Ngọc Trà khẳng định: Trong văn hóa có giáo dục, giáo dục không chỉ là nội dung mà còn là con đường giữ gìn và phát triển văn hóa. “Giao tiếp có quan hệ chặt chẽ đến giáo dục. Ở một phương diện nào đó giáo dục chính là giao tiếp. Giao tiếp không chỉ là hình thức phương tiện của giáo dục mà còn là nội dung quan trọng của giáo dục” và “Giao tiếp ứng xử có quan hệ chặt chẽ với giáo dục”. Hay nói cụ thể hơn thì ở phương diện nào đó giáo dục chính là giao tiếp. Không có giao tiếp không có giáo dục. Theo giáo sư thì giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử trong nhà trường hiện nay cần chú ý tới 2 điểm:
 Thứ nhất là truyền thống và hiện đại. Ở đây vai trò của nhà trường rất quan trọng trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử cho các em. Chính nhà trường chứ không phải Chính phủ, báo chí hay dư luận xã hội quyết định vấn đề này. Chào như thế nào, thưa như thế nào, xưng hô ra sao... nhà trường sẽ lựa chọn và quy định. Quy định này không phải do Hiệu trưởng quy định mà dựa trên cơ sở khoa học, trên các nghiên cứu, tham vấn... 
 Thứ hai là dân tộc và quốc tế, theo giáo sư chính công cuộc hội nhập và phát triển một cách ồ ạt của công nghệ thông tin đã tạo ra một “Thế giới phẳng” khiến cho khoảng cách giữa các dân tộc, Quốc gia và con người được rút ngắn lại rất nhiều, cử chỉ, xưng hô cũng ảnh hưởng, pha trộn nhau khiến cho tính nhân văn, đạo đức trong ngôn ngữ giao tiếp có ít nhiều ảnh hưởng.
 Có thể nói văn hóa giao tiếp ứng xử của học sinh là tổng hợp các giá trị, các chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong và ngoài nhà trường phù hợp với các chuẩn mực văn hóa. Văn hóa giao tiếp ứng xử trong nhà trường bao gồm văn hóa chấp hành pháp luật; văn hóa giao tiếp, ứng xử với người xung quanh; văn hóa bảo vệ môi trường... 
 Trong xã hội tiên tiến, học sinh ngày nay càng thông minh nhạy bén, dễ tiếp thu cái mới, cái đẹp nhưng cũng dễ nhiễm cái xấu. Nhân cách của học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản trong nhà trường: Con đường dạy học và con đường giáo dục kỹ năng sống, trong đó kỹ năng giao tiếp ứng xử đóng vai trò quan trọng. 
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1.Thuận lợi: 
 - Được sự quan tâm, ủng hộ của Ban giám hiệu cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của đồng nghiệp.
 - Sự ủng hộ của phụ huynh học sinh trong lớp.
 - Bản thân tôi là người công tác nhiều năm trong ngành giáo dục và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, nên đã có nhiều kinh nghiệm, có vốn sống và luôn mẫu mực trong lời nói và gương mẫu trong việc làm.
 - Là học sinh lớp 10 nên các em còn non nớt, còn dễ uốn nắn và các em là con em nông thôn nên có nhiều em ngoan, vâng lời thầy cô giáo. Đây là những thuận lợi để giáo dục các em ngay trong thời gian đầu năm học. 
2.2. Khó khăn:
 Trường THPT Triệu Sơn 6 là tiền thân của trường Bán Công, chất lượng đầu vào thấp. Mặc dù hiện nay đã được tuyển sinh như bao nhiêu trường công lập khác, nhưng cũng chỉ tuyển được những học sinh có chất lượng thấp cả về học lực cũng như hạnh kiểm. Học sinh của trường toàn là con em nông thôn, điều kiện kinh tế nghèo nàn.Vì vậy điều kiện học tập và môi trường rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử còn rất nhiều hạn chế.
 Được sự phân công của nhà trường, năm 2015-2016 tôi làm công tác chủ nhiệm lớp 10A4. Lớp 10A4 sĩ số 42 trong đó có 20 em nam và 22 em nữ. Là lớp học đại trà nên điểm đầu vào của các em không cao, toàn bộ có học lực trung bình.
 Đối tượng học sinh của lớp chủ nhiệm 10A4 rất đa dạng, mỗi học sinh là một cá tính, một hoàn cảnh sống, có phản ứng khác nhau đối với việc học tập, tìm hiểu thế giới bên ngoài và đặc biệt là khác nhau về phong cách, thái độ giao tiếp ứng xử. Nên quá trình hình thành nhân cách, suy nghĩ và nhận thức của các em không giống nhau, môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử học đường. Tôi xác định việc rèn luyện văn hóa giao tiếp ứng xử học đường cho các em học sinh lớp chủ nhiệm là một quá trình lâu dài, tỉ mỉ, công phu chứ không phải là bước một, bước hai là đã có kết quả ngay được. Bởi vì, bản thân các em được tác động rất lớn bởi môi trường giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Do đặc điểm của lớp như vậy tôi xác định công tác chủ nhiệm lớp sẽ gặp không ít khó khăn. 
 Tôi quan sát các hoạt động của các em, chú ý đến cách giao tiếp ứng xử của các em với thầy cô giáo, giữa các em với bạn bè, tôi nhận thấy tất cả các em có kỹ năng giao tiếp ứng xử không đồng đều trong đó một số em có rất nhiều hạn chế. Ngay đầu năm học tôi tiến hành điều tra ở 2 lớp , một là lớp tôi chủ nhiêm và một là lớp tôi không chủ nhiệm. Tôi giành 10 phút trong tiết sinh hoạt cuối tuần để điều tra sự hiểu biết của các em về văn hóa giao tiếp ứng xử học đường, nhận thức về vai trò của giao tiếp ứng xử trong giai đoạn hiện nay còn hạnh kiểm của các em trong năm học lớp 9 tôi điều tra qua học bạ để từ đó có cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện. Cơ sở để thực hiện điều tra là các em đã được học các tiết hoạt động GDNGLL về văn hóa học đường ở cấp THCS (Nội dung phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 1). 
Lưu ý: Phiếu điều tra không yêu cầu ghi tên người được điều tra để đảm bảo tính khách quan. Kết quả thu được như sau:
Bảng 1
Lớp
Sĩ số
Mức độ hiểu về kỹ năng giao tiếp ứng xử
Hiểu đúng
Hiểu gần đúng
Hiểu sơ sài
Không hiểu gì
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A4
42
0
0
6
14,2
33
78,5
3
7,3
10A5
40
0
0
5
12,5
31
77,5
4
10
Bảng 2
 Lớp
Sĩ số
Nhận thức về việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử học đường trong giai đoạn hiện nay
Rất cần thiết
 Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A4
42
4
9,6
10
23,8
24
57,0
4
9,6
10A5
40
5
12,5
15
37,5
17
42,5
3
7,5
Bảng 3
Lớp
SS
Hạnh kiểm (lớp 9 THCS )
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu-Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A4
42
30
71,4
10
23,8
2
4,8
0
0
10A5
40
27
67,5
12
30,0
1
2,5
0
0
 Từ kết quả điều tra trên tôi nhận thấy các hạn chế của các em do những nguyên nhân sau:
 - Trong nhà trường, giáo viên chỉ chủ yếu quan tâm đến việc dạy kiến thức cho học sinh, chưa quan tâm nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 
- Cách giáo dục, uốn nắn của gia đình chưa đúng mức. Sự nhận thức của một số bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế nên dẫn đến xem nhẹ việc giáo dục cho con em mình về văn hóa giao tiếp ứng xử. Hơn nữa, do ảnh hưởng văn hóa tiêu cực của gia đình như bố mẹ không hạnh phúc, bố thường xuyên say rượu, các thành viên trong gia đình thường sảy ra xung đột...
 - Đại đa số các em đều là con nông thôn, chưa được va chạm nhiều, không có môi trường để rèn luyện, nên khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ kém.
 - Cũng như các lĩnh vực khác trong xã hội, văn hóa giao tiếp ứng xử học đường cũng bị chi phối bởi: Mặt trái của kinh tế thị trường, do tác động của khoa học công nghệ, do văn hóa phẩm không lành mạnh Vậy nên nó sẽ tác động tiêu cực tới việc hoàn thiện nhân cách của học sinh.
 Thực tế học sinh ở lớp 10A4, khi chào hỏi thầy cô giáo thái độ chưa nghiêm túc, chưa lễ phép. Khi bạn bè nói chuyện với nhau chưa đúng cách xưng hô, hay dùng những từ như “mày”, “tao”, đôi khi còn xử dụng các từ mang tính văng tục, thiếu văn hoá. Một số em thiếu bản lĩnh nên dễ bị lôi kéo dẫn đến đua đòi, bắt chước, nhiễm các thói hư tật xấu của nhóm bạn chưa ngoan. Một số học sinh khác ngại phát biểu bài hoặc khi phát biểu bài thì giọng nói lí nhí, câu trả lời không rõ ràng mạch lạc. Trong tập thể ít đấu tranh, không mạnh dạn, không dám nói lên suy nghĩ của mình, ít xây dựng ý kiến, có những em không biết bắt đầu một câu chuyện dù là đơn giản nhất. Còn một số học sinh nữa là chưa được giáo dục kỹ năng sống một cách toàn diện của nhà trường và gia đình biểu hiện thái độ phân biệt giữa các thầy cô đang dạy mình hay không giảng dạy mình, giữa các thầy cô dạy môn khối và thầy cô không dạy môn khối, giữa các thầy cô bộ môn và thầy cô chủ nhiệm. Trước những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh lớp chủ nhiệm.
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử học đường. 
3.2. Tầm quan trọng và vai trò của giao tiếp ứng xử học đường cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
3.3. Phân loại từng nhóm học sinh cần tác động, tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp giáo dục. 
3.4. Xây dựng nội dung và thực hành rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử học đường cho học sinh. 
3.5. Tăng cường phối hợp với giáo viên bộ môn đặc biệt là giáo viên bộ môn Văn, bộ môn GDCD để rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh.
3.6. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh.
4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIẾN
4.1. Vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử học đường. 
 Như người ta thường nói “Nếu dạy chữ, dạy kiến thức là thuần trí tuệ thì dạy lễ, dạy nghĩa lại cần đến cả trái tim, tâm hồn, tình cảm, dạy bằng cả nhân cách của chính mình”. 
 Người giáo viên như một người nghệ sỹ, để làm tốt công tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên phải hội tụ đươc nhiều yếu tố như đạo đức tốt; có đức tính kiên trì và nhẫn nại; mẫu mực về lời nói, hành vi, cử chỉ trong giao tiếp ứng xử, tác phong làm việc, trình độ chuyên môn, trang phục, luôn trau dồi về kiến thức tâm lý lứa tuổi; luôn tự rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân, coi việc rèn luyện giao tiếp ứng xử cho học sinh phải trở thành thói quen của mình; luôn tìm hiểu các thế hệ học sinh đã thành đạt của nhà trường để rút ra bài học kinh nghiệm cho thế hệ học sinh sau này. 
 Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò như là một người bạn lớn với học sinh, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy, vậy GVCN là người có tác động rất lớn trong sự hình thành nhân cách của các em. 
4.2. Tầm quan trọng và vai trò của giao tiếp ứng xử học đường cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
 Trong ca dao có câu “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” hay “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Giao tiếp ứng xử học đường đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của mỗi người học sinh. Giao tiếp tốt giúp các em xây dựng và duy trì những mối quan hệ hữu ích giữa các em với bạn bè và thầy cô, thành công trong học tập. Xây dựng một hình ảnh cá nhân ấn tượng đối với bạn bè, cũng như đạt được những mục đích trong cuộc sống. Mục đích cuối cùng của việc rèn luyện và học tập đó là tạo vốn sống để tìm một công việc thật tốt sau này. 
 Hiện nay một trong 3 yêu cầu hàng đầu của nhà tuyển dụng là giao tiếp ứng xử. Có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt nó tạo cho ta nhiều cơ hội tốt sau này. Vậy, giao tiếp ứng xử là hành trang không thể thiếu của những con người thành đạt. 
 Như Bác Hồ đã nói “Một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Để các em nhận thức vấn đề thì con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất trong việc giáo dục các em là nêu lên những tấm gương sống quanh các em. 
 Tôi lấy các ví dụ.
 Ví dụ 1: Chị Nguyễn Thị Phương, học sinh khóa 2004-2007. Là lớp trưởng. Chị có học lực khá và có kỹ năng giao tiếp ứng xử rất tốt. Trong tất cả các giờ học, hội nghị đều xung phong phát biểu bài. Sau khi tốt nghiệp chị thi đậu vào trường báo chí và hiện nay đang làm việc cho một tờ báo lớn ở Hà Nội, báo VN Express.
 Ví dụ 2: chị Nguyễn thị Mùi, học sinh khoá 2004-2007. Là con trong một gia đình nghèo ở xã Minh Sơn, lúc mới đầu vào học tương đối nhút nhát, ít tham gia phát biểu. Tuy nhiên, trong học tập luôn luôn cố gắng, tìm tòi, học hỏi. Sau khi tốt nghiệp chị thi đậu trường Đại học luật TP. Hồ Chí Minh và hiện nay đang công tác tại TP. Hồ Chí Minh. Theo nhận xét, chị thành đạt như hiện nay đó là do sự nổ lực vượt khó, sự rèn luyện kỹ năng sống của bản thân nên kỹ năng tiếp ứng xử và thuyết trình của chị rất tốt. Qua các câu chuyện đó các em nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp ứng xử trong giai đoạn hiện nay và có những ước mơ, những hoài bão trong cuộc sống. Từ đó các em có sự quyết tâm trong học tập và rèn luyện.
 Ngoài ra, tôi chỉ cho các em thấy, nếu các em thiếu kỹ năng giao tiếp ứng xử thì các em không taọ được ấn tượng tốt với bạn bè và thầy cô vậy sẽ không thu hút được sự chú ý của mọi người, không thể hiện được thế mạnh của bản thân, sẽ làm mất đi rất nhiều cơ hội tốt trong cuộc đời.
 Ví dụ 3: Chị Lê thị Hoa khoá học 2006-2009 có học lực giỏi và đã tốt nghiệp trường Đại học lao động xã hội . Khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thầy cô giáo nhận thấy chị ấy có những hạn chế như: ít nói, ít giao tiếp với bạn bè và hầu như không tham gia các hoạt động của lớp.
 Anh: Trịnh văn Trường khoá học 2006-2009 có lực học giỏi và đã tốt nghiệp trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thầy cô giáo nhận thấy anh ấy có những hạn chế như: Không biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, không hòa nhập với tập thể lớp. 
 Tuy các anh chị đã tốt nghiệp các trường Đại học có tiếng trong nước, nhưng qua tìm hiểu hiện nay công việc của các anh, chị đó vẫn chưa ổn định. Thực tế các anh, chị đó chỉ giỏi về kiến thức nhưng chưa có sự trải nghiệm, điều đó có nghĩa các anh, chị ấy thiếu kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử.
 Qua những minh chứng sống như trên tôi lại khẳng định thêm một lần nữa về tầm quan trọng của giao tiếp ứng xử của các em trong giai đoạn hiện nay. 
 4.3. Phân loại từng nhóm học sinh cần tác động, tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp giáo dục. 
 Tôi phân thành 3 nhóm học sinh cần tác động:
 Nhóm 1: Là những học sinh có học lực khá, hạnh kiểm tốt. Ngoan hiền, lễ phép, đi đứng nghiêm túc, xưng hô đúng mực. Tham gia tích cực các hoạt động, thường xuyên nhắc nhở những bạn hay có thái độ không nghiêm túc. 
 Nhóm 2: Bộc lộ cá tính trong giao tiếp nhưng chưa được định hướng, là những học sinh có những biểu hiện như: Không đứng dậy chào thầy cô khi thầy cô vào lớp, một số em đứng không nghiêm túc, nói năng vô tổ chức hoặc khi nói với thầy cô không phân biệt trên dưới, nói ngang, nói tự do trong lớp. Khi tan học vội vàng gấp sách vở và phóng chạy ra khỏi lớp không cần sự cho phép của thầy cô giáo. Trong các hoạt động vui chơi, giao tiếp ứng xử với bạn bè các em nói tục, nói bậy, bè phái, tính tình nóng nảy và chưa biết quan tâm chia sẽ với các bạn trong lớp khi tham gia các hoạt động giáo dục 
 Nhóm 3: Là những học sinh không có chứng kiến: nhút nhát, ít nói; không gần gũi bạn bè và thầy cô; ít chia sẻ, ngại phát biểu bài; không giám phát biểu ý kiến; không có quan điểm rõ ràng và dễ nản lòng khi gặp khó khăn. 
 Những học sinh ở nhóm 1: Là những gia đình có cuộc sống khá ổ định, trình độ nhận thức của bố mẹ rất cao, thường xuyên chăm lo việc học tập của con cái. Những học sinh ở nhóm này được giáo dục trong một môi trường tốt. Vì vậy

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_van_hoa_giao_tiep_ung_xu_hoc.docx