SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8

SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8

Làm văn chiếm một vị trí quan trọng trong môn Ngữ Văn bậc Trung học cơ sở. Nó thể hiện rõ qua thời lượng: Số tiết thực hành được bố trí khá nhiều, chưa kể phần thực hành được bố trí xen kẽ trong các tiết tìm hiểu lí thuyết. Điều đó cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến vấn đề rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh. Chính vì coi trọng thực hành nên Chương trình Ngữ Văn nhấn mạnh : Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe, đọc, nói, viết Tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học.

 Chương trình Tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành : xây dựng qua bài thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản. Ngoài việc luyện kĩ năng nghe, đọc, nói, chương trình còn rất chú trọng đến kĩ năng viết.

 Như chúng ta đã biết : Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng như khi đã trưởng thành. Qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng nhân ái, vị tha, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó rèn cho các em tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật. Biết vận dụng năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp.

 Đồng chí cố vấn Phạm văn Đồng viết: “ Sau từ là đến câu, nhiều câu thành một đoạn văn, nhiều đoạn văn thành một bài, rồi một cuốn sách. Tất cả đều phải dạy, phải học, phải tập, nhằm diễn tả thành công những điều mình suy nghĩ ” . Dạng bài tập viết đoạn văn là dạng bài tập tương đối khó khăn với cả giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên thường chịu áp lực về thời gian, viết đoạn văn đòi hỏi thời gian nhiều, công sức đầu tư lớn. Với học sinh, các em thường ngại viết nhất là những em học sinh có học lực trung bình và yếu. Kĩ năng viết chưa thành thạo, thuần thục. Khả năng diễn đạt về đoạn văn còn mắc nhiều lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, mức độ liên kết Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều phương tiện hiện đại, học sinh cần đoạn văn, bài văn nào thì chỉ cần nhấp chuột vào Google rồi Downloads là đã có nên các em ngại học, ngại viết dẫn đến kỹ năng viết kém, chất lượng bộ môn chưa cao, học sinh dần không còn đam mê môn Ngữ Văn nữa.

 

doc 22 trang thuychi01 43104
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH LỚP 8
Người thực hiện: LÊ THỊ HƯƠNG
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS THÀNH VINH
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): NGỮ VĂN.
 THANH HOÁ NĂM 2018
 MỤC LỤC
TÊN MỤC LỤC
TRANG
Phần I : MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
1
1
2
2
2
Phần II : NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận chung về đoạn văn
2.Thực trạng viết đoạn văn của học sinh Lớp 8
a. Thực trạng.
b. Kết quả của thực trạng.
3. Giải pháp giải quyết vấn đề
3.1 Hướng dẫn học sinh nắm được các yếu tố cơ bản trong tạo lập đoạn văn.
3.2 Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh.
3.3 Một số lưu ý cho giáo viên khi tổ chức tạo lập đoạn văn.
4. Hiệu quả đạt được
 2
 2
3
3
5
 5
 5
 8
 13
 15
 Phần III : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị 
 16
 16
 17
Phần IV: XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ, LỜI CAM ĐOAN CỦA NGƯỜI VIẾT
18
 PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do viết đề tài.
 Làm văn chiếm một vị trí quan trọng trong môn Ngữ Văn bậc Trung học cơ sở. Nó thể hiện rõ qua thời lượng: Số tiết thực hành được bố trí khá nhiều, chưa kể phần thực hành được bố trí xen kẽ trong các tiết tìm hiểu lí thuyết. Điều đó cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến vấn đề rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh. Chính vì coi trọng thực hành nên Chương trình Ngữ Văn nhấn mạnh : Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe, đọc, nói, viết Tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học.
 Chương trình Tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành : xây dựng qua bài thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản. Ngoài việc luyện kĩ năng nghe, đọc, nói, chương trình còn rất chú trọng đến kĩ năng viết.
 Như chúng ta đã biết : Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng như khi đã trưởng thành. Qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng nhân ái, vị tha, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó rèn cho các em tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật. Biết vận dụng năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp.
 Đồng chí cố vấn Phạm văn Đồng viết: “ Sau từ là đến câu, nhiều câu thành một đoạn văn, nhiều đoạn văn thành một bài, rồi một cuốn sách. Tất cả đều phải dạy, phải học, phải tập, nhằm diễn tả thành công những điều mình suy nghĩ ” . Dạng bài tập viết đoạn văn là dạng bài tập tương đối khó khăn với cả giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên thường chịu áp lực về thời gian, viết đoạn văn đòi hỏi thời gian nhiều, công sức đầu tư lớn. Với học sinh, các em thường ngại viết nhất là những em học sinh có học lực trung bình và yếu. Kĩ năng viết chưa thành thạo, thuần thục. Khả năng diễn đạt về đoạn văn còn mắc nhiều lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, mức độ liên kếtMặt khác trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều phương tiện hiện đại, học sinh cần đoạn văn, bài văn nào thì chỉ cần nhấp chuột vào Google rồi Downloads là đã có nên các em ngại học, ngại viết dẫn đến kỹ năng viết kém, chất lượng bộ môn chưa cao, học sinh dần không còn đam mê môn Ngữ Văn nữa.
	Chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8, với mong muốn góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình để nâng cao chất lượng dạy học tạo đoạn văn cho học sinh nói riêng và chất lượng môn Ngữ Văn nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này để làm rõ thực trạng viết đoạn văn của học sinh lớp 8, qua đó đề xuất được một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh nhằm cùng các đồng nghiệp nâng cao chất lượng nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ Văn nói chung và viết đoạn văn của học sinh nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu. 
Với sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8” này, tôi chú trọng nghiên cứu, tổng kết các vấn đề sau:
- Các yếu tố cơ bản trong tạo lập đoạn văn.
- Một số lưu ý cho giáo viên trong quá trình hướng dẫn HS tạo lập đoạn văn.
- Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8. 
4. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 - Phương pháp phân tích, chứng minh.
 - Phương pháp so sánh, đối chiếu.	
 - Phương pháp trực quan. 
 - Phương pháp thực nghiệm.
 PHẦN II : NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐOẠN VĂN
Năm 1914 trong cuốn Tiếng Nga dưới ánh sáng khoa học của A.M.Petskovkj đã nói đến sự tồn tại của một đơn vị ngữ pháp lớn hơn câu nằm giữa hai chỗ lùi đầu dòng là đoạn văn. Sau đó nhiều nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này gọi đơn vị lớn hơn câu bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau: Theo ông Hà Thúc Loan“ Đoạn diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý và được tạo thành bởi nhiều câu liên kết. Trong bài văn đoạn được nhận biết bằng chỗ thụt đầu dòng và dấu chấm xuống dòng”( “Tiếng Việt thực hành”, 1996, ĐHSPTP HCM), còn theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết: “ Đoạn văn là cơ sở để tổ chức văn bản, thường một số câu gắn với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo định hướng giao tiếp chung của văn bản”.
Như vậy, các cách hiểu trên tuy có chỗ khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất ở hai điểm:
Thứ nhất: Mỗi đoạn văn “diễn đạt một nội dung nhất định” hoặc “ diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý”.
Thứ hai: Mỗi đoạn văn có cấu trúc nhất định và được nhận diện về hình thức: mở đầu bằng chỗ thụt đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
Ở bậc học THCS, học sinh được tiếp nhận kiến thức về đoạn văn ngắn gọn, cụ thể đó là: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng , kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
	Đoạn văn thường có câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích.
 Khi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về đoạn văn, nắm vững các thao tác tạo lập đoạn văn, các em sẽ dễ triển khai các luận điểm để làm rõ vấn đề đặt ra trong bài văn; lập luận sẽ chặt chẽ, thuyết phục hơn; chất lượng bài viết được nâng cao. Từ đó, các em sẽ viết được những đoạn văn, bài văn không chỉ đúng mà tiến tới biết viết bài văn hay, rèn luyện kĩ năng viết cho mình đồng thời đánh thức, khơi dậy trong lòng bạn đọc sự đồng cảm với vấn đề mình viết.
2. THỰC TRẠNG VIẾT ĐOẠN VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 8
 a. Thực trạng.
 * Về phía người dạy:
- Ưu điểm: 
 + Nhiều giáo viên đã có sự quan tâm đầu tư đúng mức vào việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn .
+ Ở một số hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn, nội dung rèn kĩ năng viết cho học sinh cũng được đưa ra bàn luận, góp ý, xây dựng giải pháp, hiệu quả cho quá trình thực hành tạo lập đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh trong chương trình Ngữ Văn THCS.
- Tồn tại: 
+ Lối dạy truyền thống đọc chép, truyền thụ một chiều vẫn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ giáo viên dẫn đến việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn ở học sinh không được chú trọng, có chăng chỉ là hình thức, áp đặt, máy móc.
+ Trong giờ dạy, giáo viên chưa truyền được ngọn lửa đam mê cho học sinh. Chưa làm cho học sinh thích học và lựa chọn môn học của mình để ôn thi học sinh giỏi. Một số thầy cô bi quan, buông xuôi trước thực trạng khó khăn trong dạy học Ngữ Văn. 
+ Một số giáo viên chưa có sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực sáng tạo ở học sinh. Bài dạy nghiêng về hình thành kiến thức lí thuyết, chưa dành thời gian phù hợp cho học sinh thực hành, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn ở học sinh.
+ Một số giáo viên chưa thật sự có trách nhiệm trong khâu kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động kiểm tra đánh giá của giáo viên còn nặng về kiến thức. Nhiều thầy cô chưa có biện pháp cầm tay chỉ việc để sửa bài, rút kinh nghiệm trong việc viết đoạn văn, bài văn cho các em. Nhận xét bài của giáo viên trong quá trình chấm chữa bài kiểm tra của học sinh còn chung chung, chưa cụ thể, chưa rõ ràng.
Ví dụ:
 *. Về phía học sinh.
- Ưu điểm:
+ Đa số học sinh đã nắm được phương pháp viết đoạn văn, biết cách tạo lập đoạn văn theo lối diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích theo yêu cầu của đề.
+ Một số em nắm vững hình thức trình bày đoạn văn, bài văn.
- Tồn tại:
+ Vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh còn hạn chế.
+ Thiếu sự quan tâm của phụ huynh. Định hướng của bản thân gia đình và học sinh không theo các môn Khoa học Xã hội.
+ Tài liệu tham khảo của môn Ngữ văn nhiều, song chất lượng lại không cao, gây nhiễu, ảnh hưởng đến kĩ năng viết của các em.
+ Ý thức tự học chưa cao, ngại viết, ngại suy nghĩ. 
+ Vẫn còn tình trạng học sinh chưa xác định được quy định viết đoạn văn về mặt hình thức( chữ đầu đoạn không lùi vào trong, không viết hoa chữ cái đầu tiên, thậm trí cả bài văn không hề tách đoạn, tách phần).
 Ví dụ 1: Đoạn văn không đúng quy định về hình thức.
Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Bài thơ “Nhớ rừng” được ông sáng tác năm 1934, in trong tập “ Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935. Đây là một bài thơ đã góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ Mới. 
( Đoạn văn trong bài làm của HS Nguyễn Văn Chung, lớp 8B trường THCS Thành Vinh - phần mở bài cho đề bài: Giới thiệu về tác giả Thế Lữ )
+ Nhiều học sinh không biết viết đoạn văn theo kết cấu diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích do các em chưa hiểu phương pháp lập luận, chưa phân biệt được sự khác nhau giữa các mô hình, cấu trúc đoạn văn.
+ Việc diễn đạt ý trong đoạn văn của không ít học sinh còn rời rạc, lủng củng, thiếu liên kết về mặt nội dung lẫn hình thức.
 Ví dụ 2: một đoạn văn dàn trải không xác định được mô hình, thiếu liên kết chủ đề, logic.
 Huế là một thành phố của sinh viên. Huế có nhiều trường Đại học, Cao đẳng. Thành phố này có sông Hương hiền hòa, thơ mộng, có núi Ngự Bình uy nghi , trầm mặc. Lăng tẩm nhiều nên rất thu hút khách thập phương. Em rất yêu thích thành phố này.
 ( Đoạn văn của học sinh Trương Thị Chiến – Lớp 8B trường THCS Thành Vinh trong đề bài: Giới thiệu một danh lam, thắng cảnh).
b. Kết quả của thực trạng.
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng bài viết của học sinh lớp 8 năm học( 2016-2017), thu được kết quả như sau:
 Đề bài: 
 Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài thơ “Quê hương”( Tế Hanh).
Điểm
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu- Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
34
1
2,9
7
20,7
18
52,9
8
23,5
8B
35
1
2.9
6
17,1
19
54,3
9
25,7
 Kết quả khảo sát cho thấy, với đề văn trên, các em chưa có khả năng tạo những đoạn văn hay theo yêu cầu cả về nội dung và hình thức dẫn đến chất lượng bài làm thấp. 
3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 3.1.Hướng dẫn học sinh nắm được các yếu tố cơ bản trong tạo lập đoạn văn.
 a. Từ ngữ chủ đề, câu chủ đề của đoạn văn.
- Từ ngữ chủ đề: Là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần thường là các chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa nhằm duy trì đối tượng biểu đạt trong đoạn văn.
- Câu chủ đề: còn gọi là ý chính, câu then chốt, là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính của câu, đứng đầu, cuối hoặc trong một số trường hợp câu chủ đề đứng ở giữa đoạn văn. Câu chủ đề có chức năng nêu chủ đề, đề tài mà đoạn văn biểu đạt.
 b. Cách lập luận trong đoạn văn và cấu trúc đoạn.
 Lập luận là cách sắp xếp lí lẽ một cách có hệ thống để trình bày nhằm chứng minh cho một kết luận ở một số vấn đề. Khi triển khai đoạn văn ta vận dụng các cách: Diễn dịch, qui nạp, song hành, móc xíchỞ đối tượng học sinh lớp 8, cơ bản tôi chỉ hướng dẫn cho các em một số cách lập luận phổ biến là diễn dịch, qui nạp, song hành còn các cách còn lại tôi chỉ hướng dẫn qua cho các em hiểu và vận dụng được khi cần thiết, khi ôn thi đối tượng học sinh giỏi mới tập trung rèn viết.
 * Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch.
 Là cách lập luận đi từ ý lớn, ý khái quát, đến ý nhỏ, ý bộ phận. Đoạn văn sẽ có 2 phần:
 - Phần mở đoạn ( Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn).
 - Phần phát triển đoạn: những câu kế tiếp triển khai các ý phụ để làm rõ ý chính của câu chủ đề.
 Ví dụ: 
 Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “ mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mìnhEm thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường. 
 ( Theo Xuân Diệu)
* Trình bày theo cách qui nạp:
 Qui nạp là cách trình bày đi từ ý nhỏ, ý cụ thể, đến ý lớn, ý khái quát( là cách trình bày ngược lại với diễn dịch). Đoạn văn sẽ có cấu trúc hai phần:
- Phần phát triển đoạn: Chứa ý phụ, ý cụ thể được triển khai đứng trước.
- Phần kết đoạn: là câu chủ đề đứng cuối đoạn.
 Ví dụ: 
 Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có trường học, nhà giữ trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của xã viênĐời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.
 ( Hồ Chí Minh)
* Trình bày theo cách song hành
 Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Lối sắp xếp câu sóng đôi, các câu có chứa ý ngang nhau, bổ sung và phối hợp với nhau để biểu đạt ý chung, ý khái quát. Ở chương trình lớp 8, phần văn Thuyết minh, đặc biệt khi giới thiệu về tác giả, tác phẩm thì thường vận dụng cách lập luận này.
 Ví dụ: 
 Nguyên Hồng ( 1918- 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định. Ngòi bút của ông hướng về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Nguyên Hồng sáng tác ở rất nhiều lĩnh vực: tiểu thuyết, kí, thơ. Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật ( 1996).
( Đoạn văn trong bài làm của học sinh Nguyễn Quỳnh Chi- Lớp 8A trường THCS Thành Vinh)
 * Trình bày theo cách móc xích.
 Là đoạn văn có các ý gối đầu hoặc đan xen nhau, được thể hiện bằng việc lặp lại một số từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.
 Ví dụ: 
Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người khó mà biết có đúng là thơ Nguyễn Trãi không. Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không hiểu vì chắc bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời chìm nổi của Nguyễn Trãi. Cùng một bài thơ nếu viết năm 1420 thì một ý nghĩa, nếu viết năm 1430 thì ý nghĩa lại khác hẳn.
 ( Theo Hoài Thanh)
* Trình bày theo kết cấu Tổng – phân – hợp.( kết hợp diễn dịch và qui nạp).
 Cấu trúc dạng này như sau:
 - Phần mở đoạn: Nêu ý chính, khái quát.
 - Phần phát triển: Các câu chứa ý phụ.
 - Phần kết đoạn: Tổng hợp, khẳng định lại vấn đề.
Ví dụ: 
 Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng lên cao, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ Như một con người lúc buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. 
 ( Vũ Tú Nam)
 c. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
 Thực tế, kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản các em đã được học từ các lớp dưới và sẽ được phát triển, mở rộng ở chương trình lớp 9 với các khái niệm và cách thực hành, luyện tập cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài Sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ xin đề cập đến hai phương diện liên kết câu và liên kết đoạn văn cần rèn luyện cho học sinh.
- Liên kết nội dung:
+ Liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn, các đoạn trong văn bản phải liên kết với nhau nhằm hướng đến chủ đề chung của đoạn, của văn bản.
+ Liên kết lo gic: Các câu trong đoạn văn và các đoạn văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, logic.
- Liên kết hình thức: Sử dụng các phép liên kết bằng từ ngữ có tác dụng liên kết các câu văn, đoạn văn với nhau. các phép liên kết thường gặp là: phép thế, phép lặp, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
 3.2. Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh.
 a. Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo chủ đề.
* Các chủ đề thường gặp trong quá trình viết đoạn văn
 Ở lớp 8, học sinh được học ba kiểu văn bản cụ thể là: Tự sự, Thuyết minh, Nghị luận. Căn cứ vào ba kiểu bài đó có thể xác định được các chủ đề thường gặp trong tạo lập đoạn văn cho học sinh là: phân tích, cảm nhận về số phận/ cuộc đời/ vẻ đẹp nhân vật; Giới thiệu danh thắng/ đồ dùng học tập/ thể loại văn học/ tác giả/ tác phẩm; suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong học tập/ lẽ sống/ ước mơ của tuổi trẻ
* Các bước rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo chủ đề
 Bước 1: Xác định được chủ đề cần viết trong đoạn văn.
 Bước 2: Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, câu văn  hướng đến làm rõ chủ đề trong đoạn văn( chú ý sử dụng sự lặp lại, các từ đồng nghĩa).
 Bước 3: Dự kiến các câu văn mang chủ đề trong đoạn văn: đứng đầu, đứng giữa, đứng cuối, tự rút ra chủ đề.
 Bước 4: Tiến hành viết đoạn văn theo chủ đề.
- Giáo viên có thể cho học sinh tự lựa chọn chủ đề hoặc giao nhiệm vụ chủ đề.
 Ví dụ: Viết đoạn văn khoảng 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về vai trò của phương pháp tự học.
Học sinh xác định các từ ngữ, câu văn nhằm làm rõ chủ đề trên: Tự học là
tự chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính chủ động, sáng tạo, nắm rõ bản chất vấn đề, ghi nhớ lâu kiến thức, tiến bộ trong học tập
 Học sinh xác định vị trí câu chủ đề( luận điểm)
Ví dụ: Tự học có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú. Tự học giúp ta nhớ lâu, vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những vậy tự học còn giúp ta trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó, người học biết bổ sung những kiến thức còn thiếu . Phải khẳng định rằng, tự học là con đường ngắn nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
 ( Một đoạn văn trong bài làm của em: Lương Thị Lâm – 8A trường THCS Thành Vinh)
 b. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo một số mô hình cấu trúc thường gặp.
* Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo cách diễn dịch.
 Mô hình đoạn văn:
 Câu văn mang luận điểm
Luận cứ
Luận cứ 1
Luận cứ 2
Luận cứ 3
* Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo cách quy nạp.
Mô hình: 
Luận cứ 
Luận cứ 3
Luận cứ 2
Luận cứ 1
Câu văn mang luận điểm
* Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo cách song hành.
Mô hình:
 Câu 1
 Câu 2
 Câu 3
Ví dụ:
 Nam Cao ( 1915- 1951) quê ở Hà Nam. Là nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930- 1945 với các tác phẩm chuyên viết về người nông dân nghèo khổ và người trí thức sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Tác phẩm của ông thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc.
(Đoạn văn trong bài làm của học sinh Nguyễn Thị Duyên- Lớp 8B trường THCS Thành Vinh)
* Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo kết cấu móc xích
 - Mô hình:
 Câu 1-2	Câu 3- 4
 Ví dụ: 
 Tiết kiệm là một vấn đề cần được quan tâm, cân nhắc kỹ lưỡng. Tiết kiệm không phải là sự bủn xỉn, không phải là xem đồng tiền bằng cái trống, gặp việc đáng làm cũng không làm, gặp việc đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại tiết kiệm cốt để giúp vào việc tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để năn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_viet_doan_van_cho_ho.doc