Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình nâng cao Kỹ năng Speaking cho học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình nâng cao Kỹ năng Speaking cho học sinh THCS

Học tiếng Anh sau 12 năm trong trường phổ thông vẫn không thể nói được một câu tiếng Anh đúng, không đủ tự tin để giao tiếp bằng tiếng Anh, dường như là vấn đề khá phổ biến trong học sinh nước ta. Một trong những lý do phải kể đến là người giao tiếp không đủ tự tin, xấu hổ và mất bình tĩnh mỗi khi phải giao tiếp bằng tiếng Anh với bất kể đối tượng giao tiếp là ai. Một điều hết sức rõ ràng không ở đâu mà người học tiếng Anh có thể tự tin hơn khi thể hiện ngôn ngữ mà họ đang học với bạn bè ngay tại câu lạc bộ của chính họ. Ở đây họ sẽ có nhiều cơ hội tốt để học hỏi, chia sẽ các kinh nghiệm học tập, giao lưu và cùng tham gia các hoạt động vui vẻ, bổ ích khác.

Nhưng chúng ta đã biết, để phát huy kỉ năng nghe nói và kích thích tinh thần học tập của người học ngoại ngữ, ngoài việc học tập và thực hành trên lớp với thầy, cô và bạn bè. Việc tạo ra một môi trường để thực hành tiếng Anh dưới hình thức câu lạc bộ cho người học là việc làm rất cần thiết và sẽ đem lại nhiều hiểu quả thiết thực.

Qua thực tế hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh tại trường sau nhiều năm, bản thân rút nhiều kinh nghiệm, đồng thời cũng nhiều trăn trở, suy nghĩ và tìm giải pháp tốt hơn, hiệu quả và thực tế hơn để duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh, nâng cao kỹ năng nghe và mạnh dạn giao tiếp của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn tiếng Anh nơi công tác.

 

doc 28 trang Trần Đại 28/04/2023 7446
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình nâng cao Kỹ năng Speaking cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TRƯỜNG THCS 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Thoại Sơn, ngày 10 tháng 11 năm 2018
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: .	 nữ
- Ngày tháng năm sinh: ..
- Nơi thường trú: 
- Đơn vị công tác: ..
- Chức vụ hiện nay: 
- Lĩnh vực công tác: giảng dạy tiếng Anh
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 
1. Thuận lợi: 
Đơn vị tôi công tác trong lộ trình xây dựng nông thôn mới, nên cơ sở hạ tầng được quan tâm nâng cấp và đầu tư. Trong đó trường THCS cũng nằm trong tiêu chí chuẩn nông thôn mới. Yêu cầu phải đạt chuẩn quốc gia trong lộ trình. Chính vì vậy, các trường học trong địa bàn được quan tâm và đầu tư khang trang về cơ sở hạ tầng, cảnh quan sư phạm đẹp thoáng mát. Các phòng chức năng THCS được đầu tư trang bị hiện đại nhằm thúc đẩy phong trào giáo dục và học tập lan tỏa. Được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo nhà trường phát huy các phong trào học tập bộ môn ngoại ngữ trong nhà trường thông qua hoạt động ngoại khóa như sinh hoạt câu lạc Tiếng Anh, hội thi Tài Năng Tiếng Anh, Rung chuông Vàng tạo sân chơi lành mạnh, thú vị cho học sinh cũng như tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy bộ môn phát huy sự sáng tạo và phát triển kỉ năng của người dạy ngoại ngữ.
2. Khó khăn:
Nơi tôi công tác là một khu vực thuộc địa bàn phần lớn người dân làm nông nghiệp, còn phụ thuộc vào cây lúa. Đời sống còn bấp bênh, khó khăn, chưa quan tâm nhiều đến việc học hành của con em. Còn phó thác cho nhà trường, xã hội, ít quan tâm đến học sinh. Chính vì vậy, phần lớn ý thức học tập trong học sinh THCS chưa cao và dễ dàng bị lôi kéo các thói xấu trong xã hội phát triển ngày nay ở địa phương. Đặc biệt bộ môn ngoại ngữ , học sinh chỉ được học tập theo lí thuyết để đối phó với hình thức kiểm tra thi cử theo quy định nghành, không được thực hành kĩ năng nhiều. Dần dần , học sinh quên đi kĩ năng nói và không tự tin khi thể hiện ngôn ngữ của bản thân, có nhiều từ nhưng không biết thể hiện như thế nào. Đơn giản vì các em sợ sai và không có cơ hội để thực hành do thời gian trên lớp hạn hẹp. 
Tên sáng kiến: “Mô hình nâng cao Kỹ năng Speaking cho học sinh THCS”. 
Lĩnh vực: giảng dạy Tiếng Anh
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Học tiếng Anh sau 12 năm trong trường phổ thông vẫn không thể nói được một câu tiếng Anh đúng, không đủ tự tin để giao tiếp bằng tiếng Anh, dường như là vấn đề khá phổ biến trong học sinh nước ta. Một trong những lý do phải kể đến là người giao tiếp không đủ tự tin, xấu hổ và mất bình tĩnh mỗi khi phải giao tiếp bằng tiếng Anh với bất kể đối tượng giao tiếp là ai. Một điều hết sức rõ ràng không ở đâu mà người học tiếng Anh có thể tự tin hơn khi thể hiện ngôn ngữ mà họ đang học với bạn bè ngay tại câu lạc bộ của chính họ. Ở đây họ sẽ có nhiều cơ hội tốt để học hỏi, chia sẽ các kinh nghiệm học tập, giao lưu và cùng tham gia các hoạt động vui vẻ, bổ ích khác.
Nhưng chúng ta đã biết, để phát huy kỉ năng nghe nói và kích thích tinh thần học tập của người học ngoại ngữ, ngoài việc học tập và thực hành trên lớp với thầy, cô và bạn bè. Việc tạo ra một môi trường để thực hành tiếng Anh dưới hình thức câu lạc bộ cho người học là việc làm rất cần thiết và sẽ đem lại nhiều hiểu quả thiết thực.
Qua thực tế hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh tại trường sau nhiều năm, bản thân rút nhiều kinh nghiệm, đồng thời cũng nhiều trăn trở, suy nghĩ và tìm giải pháp tốt hơn, hiệu quả và thực tế hơn để duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh, nâng cao kỹ năng nghe và mạnh dạn giao tiếp của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn tiếng Anh nơi công tác.
Xuất phát từ thực tế nơi công tác, là một tổ trưởng chuyên môn cũng như là giáo viên tiếng Anh THCS, trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi luôn cố gắng tìm tòi, tham khảo, trao đổi để đúc rút cho mình kinh nghiệm và phương pháp nhằm đạt hiểu quả phù hợp với từng đối tượng để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, giúp người học đạt được mục tiêu tự tin giao tiếp với ngôn ngữ mà mình học tập. Tôi đã mạnh dạn thử nghiệm mô hình cải thiện kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh trong trường học. 
Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
 Theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo khuynh hướng tạo môi trường ngôn ngữ trong lớp học. Việc dạy học Tiếng Anh phải đảm bảo đúng mục tiêu bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết. Tăng cường áp dụng ngôn ngữ với với các hoạt động ngoại khóa, thực tế cuộc sống. Một trong những hoạt động góp phần cải thiện chất lượng bộ môn đó là thành lập câu lạc bộ Tiếng Anh ở các trường THCS dành cho cả giáo viên và học sinh nhằm nâng cao khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Từ năm học 2014 -2015, được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường, tổ tiếng Anh đã thành lập câu lạc bộ và hoạt động. Bước đầu hoạt động gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất với số lượng tham gia chưa cao. Sau nhiều năm cố gắng duy trì hoạt động, tổ tiếng Anh đã mạnh dạn áp dụng mô hình khuyến khích học sinh đủ tự tin thể hiện ngôn ngữ của bản thân với bạn bè ở câu lạc bộ và xa hơn có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống. Kể từ đó đến nay, câu lạc bộ đã duy trì hoạt động và có hiệu quả. Phong trào học tập ngoại ngữ trong học sinh được coi trọng, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn trong nhà trường.
2.1. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm tạo cơ hội cho các em ở bậc THCS dùng kiến thức ngôn ngữ thứ hai học tập ở nhà trường áp dụng vào thực tế. Thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, học sinh vừa học và chơi với các hoạt động đa dạng, phong phú và đầy tính thực tế. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để tôi thực hiện đổi mới phương pháp trong đánh giá, kiểm tra năng lực học sinh; đặc biệt là môn tiếng Anh, một môn học không phải để nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà xây dựng cho các em kĩ năng nghe, nói, đọc và viết để các em vận dụng vào thực tế của cuộc sống.
	Mang tính khuyến khích và lôi kéo học sinh phát huy khả năng ngôn ngữ của bản thân thông qua các lần tham gia các buổi sinh hoạt học mà chơi ở câu lạc bộ. Nơi đây học sinh dễ dàng học tập và chia sẽ những kinh nghiệm học tập để cải thiện chất lượng bộ môn trong nhà trường. 
	2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu các thủ thuật giảng dạy, các trò chơi ngôn ngữ.
Thực hiện các buổi sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh.
Thảo luận, phân công, thực hiện hoạt động và rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp các hoạt động trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ.
Kiểm tra, đánh giá kết quả cải thiện kỹ năng của học sinh thông qua các bài kiểm tra định kì và các cuộc thi tài năng cấp trường, huyện (được tổ chức 1 lần / năm)
2.3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu:
	- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh 7, 8, 9
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2015- 2016 đến 2017 – 2018 (3 năm)
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1. Phương pháp quan sát, trải nghiệm
Xây dựng kế hoạch hoạt động định kì câu lạc bộ hàng tháng, thiết kế các hoạt động phù hợp với học sinh trong khu vực công tác không gây áp lực tinh thần nặng nề về lí thuyết. Lấy tiêu chí học mà chơi, chơi mà học trong các buổi sinh hoạt câu lạc. Quan sát học sinh và phát triển kịp thời đối với học sinh có năng khiếu. Khuyến khích sự mê thích bộ môn, hướng dẫn cụ thể phương pháp học tập bộ môn tích cực giúp đỡ học sinh tự tin thể hiện ngôn ngữ của bản thân.
Các thành viên tổ tiếng Anh xây dựng và trải nghiệm hoạt động cùng học sinh trong các buổi sinh hoạt. Nhằm nâng cao kỹ năng, phương pháp và các thủ thuật để cải thiện chất lượng giảng dạy trên bục giảng. Bên cạch, thông qua hoạt động giúp người giáo dục giảm đi những áp lực sau những buổi làm việc căng thẳng. Thoải mái cùng chia sẽ những kinh nghiệm cùng học trò, cùng vui chơi, ca hát thông qua các hoạt động.
2.4.2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: 
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các thành viên cần xây dựng, thảo luận đưa ra các hoạt động phù hợp với học sinh. Sau mỗi hoạt động của câu lạc bộ phải rút kinh nghiệm để hoạt sau đạt được hiểu quả và chất lượng nhất trong lần sinh hoạt sau trong câu lạc bộ.
Sau mỗi lần sinh hoạt, người giáo dục phát hiện và kịp thời phát huy năng khiếu cho học sinh lớp mình giảng dạy. Bồi dưỡng các kỹ năng nổi trội kịp thời và khắc phục các sai sót chuyên môn của học sinh. Lắng nghe tâm tư nguyện vọng kịp thời của học sinh để đưa ra các giải pháp tốt nhất trong các lần hoạt động hay giảng dạy.
2.4.3. Phương pháp thực nghiệm, khen thưởng: 
Khuyến khích tinh thần thông qua các phần nhỏ của người tham gia sinh hoạt câu lạc bộ bằng các “ticker” ngộ nghĩnh và đáng yêu. 
Có kế hoạch khen thưởng định kì cho học sinh, đổi “ticker” thành các đồ dùng học tập thiết thực và thực tế. Thông qua đó, mang đến niềm vui cũng như khích lệ sự mê thích của học sinh.
Tổ chức tổng kết hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh cuối học kì, mời sự tham gia của phụ huynh. Trong hoạt động, tổ chức và thiết kế trưng bày các sản phẩm “ticker” mà học sinh tích lũy được sau những lần tham gia câu lạc bộ.
2.4.4. Phương pháp điều tra: 
Tổ chức tổng kết hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh cuối học kì, mời sự tham gia của phụ huynh. Trong hoạt động, tổ chức và thiết kế trưng bày các sản phẩm “ticker” mà học sinh tích lũy được sau những lần tham gia câu lạc bộ
	3. Nội dung sáng kiến:
	3.1. Tiến hành thực hiện:
	3.1.a) Cơ sở lí luận:
	Theo các nhà nghiên cứu, cách duy nhất học nói tiếng Anh thuần thục là tìm đến mọi nơi có thể để nghe và nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Hãy thử nghĩ, một đứa trẻ sinh ra ở Anh hoặc Mỹ, không biết một qui tắc ngữ pháp nào nhưng chúng có thể nói tiếng Anh lưu loát. Vì thể, hãy tận dụng cơ hội thực hành nói tiếng Anh khi có thể, không từ chối đối thoại với người nước ngoài bằng tiếng Anh mà hãy can đảm tham gia nói chuyện cứ như bạn sẵn sàng nhảy xuống hồ bơi để bơi thật thoải mái vậy. Để tự tin nói tiếng Anh, cần xóa bỏ mọi định kiến về rào cản mà chúng ta thường cho rằng không thể vượt qua và đừng lưu tâm tới việc sợ mắc lỗi trong khi nói chuyện.
Chúng ta hãy tự an ủi rằng chúng ta không phải là người Anh bản xứ nên việc mắc những lỗi nhỏ khi nói là có thể châm chế và đừng coi đó là rào cản trong việc nói tiếng Anh của mình. Việc sơ suất, hay lỡ sai khi nói không giống như việc mắc lỗi thường xuyên khi làm bài tập thực hành. Chúng ta nên nhớ rằng, không ai nói tiếng Anh một cách lưu loát mà không hề mắc lỗi nào. Nhiều người Mỹ nói tiếng Anh cũng vẫn còn sai ngữ pháp nên ta không sợ nói sai. Sự mạnh dạn, tự tin khi nói sẽ khiến chúng ta nói trôi chảy và lưu loát, không chú ý đến mình có mắc lỗi hay không mà nên quan tâm nhiều nhất đến cách thể hiện ý nghĩ, ý tưởng của mình. Cũng cần biết, người trò chuyện bằng tiếng Anh với mình trong cuộc sống thực thường không quan tâm nhiều tới việc người nói biết gì mà vấn đề là người nói có thể giao tiếp với họ bằng tiếng Anh như thế nào. Nói chung chủ yếu họ quan tâm nhiều đến cách nói, khả năng diễn đạt ngôn từ của người nói hơn là những câu, từ được nói. Đó chính là cách người nói nhìn mọi người, cảm xúc của mình khi nói, sự thể hiện nét mặt và cử chỉ điệu bộ nữa. Một trong những kỹ năng người học tiếng Anh ở Việt Nam rất sợ đó chính là nói, họ không đủ tự tin dùng những gì họ đã học áp dụng vào thực tế cuộc sống. Mà nếu có áp dụng thì một cách máy móc, sáo rỗng và đầy gượng gạo. Họ sợ sai, khi càng sợ họ lại gặp lỗi giao tiếp nhiều hơn. Đặc biệt ở những vùng nông thôn sâu và xa thì việc học tiếng Anh không được quan tâm và chú trọng trong suy nghĩ của người dân cũng như học sinh. Họ chẳng nhìn thấy lợi ích của việc học ngôn ngữ nước ngoài, không biết sử dụng nó khi nào. Qua thực tế, các tiết học âm nhạc, tin học một điều dễ dàng nhận thấy học sinh rất đam mê và thích thú, nhìn các em say sưa tập hát, cùng bạn bè thảo luận. Tôi đã tự đặt câu hỏi “Tại sao các em say mê thế?” “Tại sao học sinh ngán ngẫm trong giờ ngoại ngữ?” Tại sao chúng ta không kích thích được tinh thần đam mê, không tạo sự sảng khoái trong giờ học ngoại ngữ. Giúp các em tự tin hơn, can đảm thể hiện ngôn ngữ với bạn bè, thầy cô và xa hơn là giao tiếp với người nước ngoài bằng ngôn ngữ mà mình đã học. Và ý tưởng “chơi để học, học để chơi ở câu lạc bộ đã hình thành.
3.1.b) Cơ sở thực tiễn:
Theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 -2020. Sở giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang cùng lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo huyện Thoại Sơn yêu cầu mỗi người giáo dục phải nâng cao tay nghề về chuyên môn. Nên trong năm học có rất nhiều cuộc thi cho giáo viên và học sinh. Trong đó cuộc thi “ Tài năng tiếng Anh” được tổ chức hằng năm nhằm tìm kiếm tài năng người học ngoại ngữ và cũng là một sân chơi bổ ích cho học sinh được học hỏi và chia sẽ. Ngoài ra, các giáo viên được tham gia các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, trong đó xem trọng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo viên và học sinh. Yêu cầu cấp thiết học sinh phải áp dụng ngôn ngữ vào cuộc sống thực tế, giao tiếp với người nước ngoài một cách tự tin. Từ đó, hầu hết các giáo viên dạy tiếng Anh đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo những phương pháp giảng dạy hay, có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, giáo viên cố gắng vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các phương pháp và thủ thuật cũng như xây dựng các hình thức khen thưởng kích thích , đam mê với bộ môn tiếng Anh. Nhờ vậy mà chất lượng tiếng Anh ngày càng được nâng cao.
3.1.c) Thực trạng giảng dạy môn Tiếng Anh cho học sinh THCS
 * Ưu điểm 
- Về phía giáo viên:
+ Hầu hết các giáo viên dạy tiếng Anh đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo những phương pháp giảng dạy hay, có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, giáo viên cố gắng vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các phương pháp và thủ thuật cũng như xây dựng các hình thức khen thưởng kích thích , đam mê với bộ môn tiếng Anh. 
- Về phía học sinh:
 + Phần lớn học sinh được sự quan tâm việc học tập của gia đình, nên ý thức học tập khá cao, ngoan. Khi được học tập, vui chơi cùng bạn bè và chia sẽ những khó khăn trong học tập ở một nơi là câu lạc bộ. Các em dạn hơn trong chia sẽ ngôn ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp có tiến bộ rõ rệt mặc dù khá chậm. 
	+ Các em vui vẻ sau những hoạt động ở các lạc bộ, có thể áp dụng những bài hát ngôn ngữ, hạnh phúc hơn với những phần thưởng khích lệ tinh thần học tập thông qua các “ticker” ngộ nghĩnh dễ thương được các em lưu trữ lại trong các sổ tay. Hơn thế nữa, học sinh sẽ được đổi các ticker thành các đồ dùng học tập thiết thực, phục vụ cho học tập của bản thân như: viết, thước, tẩy chì
* Hạn chế:
- Đối với giáo viên:
	Giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc gây hứng thú học tập cho học sinh, chưa hướng dẫn các em hoạt động một cách hiệu quả. Còn sử dụng phương pháp truyền thống, thiên dịch giảng, dạy chay, không có thiết bị và phương tiện trực quan, coi nhẹ thực hành rèn luyện kỹ năng của học sinh. Bên cạnh đó giáo viên chưa có cách thức tổ chức quá trình dạy học theo quan điểm giao tiếp, chưa thiết kế những hoạt động cần thiết để động viên, kích thích nhiều học sinh tham gia vào việc giải quyết các nhiệm vụ của bài tập. Do vậy không khí học tập trong lớp thường buồn tẻ, thiếu sinh động, kém hứng thú.
- Đối với học sinh: 
+ Đa số các em rất ngại, một số em thậm chí cảm thấy mình không thể giao tiếp bằng tiếng Anh.
	+ Các em phải học rất nhiều môn học và không có điều kiện thực hành nghe – nói tiếng Anh nhiều như các học sinh ở thành phố hay thị trấn. 
	+ Các em sinh sống ở nông thôn, phải phụ giúp cha mẹ trong việc nhà, chăm sóc em nhỏ.
- Phương tiện đồ dùng dạy học:
	+ Với yêu cầu đổi mới giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường chưa được trang bị đầy đủ, không đáp ứng cho các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ.
	+ Thiết bị nghe nhìn, âm thanh chưa được trang bị đầy đủ, nếu có thì còn kém chất lượng làm cho sinh hoạt không đủ cuốn hút, khó khăn cho giáo viên giao tiếp trong buổi sinh hoạt với số lượng học sinh tham gia đông.
	+ Trong năm học, các em phải tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường khá nhiều như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, hội diễn văn nghệ cấp trường, hội khỏe phù đổng, các hoạt động khác Chính vì vậy, quỹ thời gian các em bị trùng lập nên tham gia sinh hoạt câu lạc bộ không đều, hay không tham gia được, dẫn đến chất lượng không đồng đều và hiểu quả chưa cao.
	3.2. Thời gian thực hiện
Bản thân tôi đảm nhận giảng dạy môn Tiếng Anh trong trường THCS. Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng xây dựng cho mình kế hoạch, phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh và tiến hành thử nghiệm một số kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh vào giảng dạy . Qua điều tra, tôi đã nhận ra rằng đối tượng học sinh ở trường THCS học Tiếng Anh bằng nhiều nguồn khác nhau; hầu hết các em điều được tiếp cận Tiếng Anh từ tiểu học thông qua thầy cô, một số ít học sinh cũng đã được học Tiếng Anh qua anh chị, bố mẹ mình nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ làm quen nên hầu như các em không có những kiến thức tối thiểu về môn tiếng Anh. 
3.3. Áp dụng các các trò chơi ngôn ngữ để thiết kế các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ
	3.3.1. Các trò chơi và cách thức thực hiện:
 1. Trò chơi: “ Thing snatch” (giống như trò chơi “cướp cờ” ở Việt Nam)
- Mục đích: sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ vựng hoặc luyện từ vựng và rèn luyện kỹ năng nghe cho tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu.
- Thời gian: 3 -5 phút
- Chuẩn bị đồ dùng: giáo viên chuẩn bị sẵn và mang theo một số đồ vật theo chủ đề buổi sinh hoạt.
- Các bước thực hiện:
	+ Giáo viên đặt các đồ vật có tên 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mo_hinh_nang_cao_ky_nang_speaking_cho.doc