SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu cho học sinh trong dạy học chương XI – Châu Á, Địa lí 8
"Địa lí là một môn học có vị trí quan trọng trong trường phổ thông. Môn Địa lí góp phần làm cho học sinh có được những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái đất - môi trường sống của con người, về những hoạt động của loài người trên bình diện quốc tế, quốc gia; bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại". (5)
Đặc biệt là Địa lí THCS. Chương trình Địa lí THCS là chương trình Địa lí tìm hiểu về Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất, về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục . Nội dung kiến thức nhiều, không gian địa lí rộng. Vì vậy cần rèn luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng của môn học mới nắm bắt được kiến thức chặt chẽ. Trong các kỹ năng đó thì kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê là vấn đề khó đối với cả giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 8, các em sẽ rất khó tiếp thu kiến thức nếu như các em không thông thạo kỹ năng đặc trưng này của môn học. Vì thế các em chỉ công nhận, tiếp thu những gì giáo viên trang bị cho mình một cách thụ động mà chưa có sự tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.
Từ xưa đến nay, môn Địa lí vốn luôn được coi là môn đất đá, khô khan, coi là môn phụ. Nhưng trên thực tế, môn Địa lí lại rất gần gũi, gắn bó với con người bởi nó là những hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra xung quanh cuộc sống. Vậy làm thế nào để xoá bỏ những quan niệm trên? Làm thế nào để mỗi bài học địa lí trở thành sự đam mê thích thú, sự mong ước được tìm hiểu khám phá của mỗi học sinh ?
Để làm được như vậy, trước tiên trong dạy học địa lí, người thầy phải chú ý đến việc rèn các kỹ năng bộ môn cho học sinh, từ đó tìm ra những phương pháp tối ưu nhất giúp học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mình trong quá trình học tập.
Vì những băn khoăn trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu cho học sinh trong dạy học chương XI – Châu Á, Địa lí 8”
MỤC LỤC TRANG 1. MỞ ĐẦU 1-2 1.1. Lí do chọn đề tài. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1-2 1.5. Những điể mới của sáng kiến kinh nghiệm. 2 2. NỘI DUNG 3-16 2.1. Cơ sở lí luận. 3 2.2. Thực trạng về kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê của học sinh lớp 8. 3-5 2.3. Các giải pháp thực hiện. 5-15 2.3.1. Tìm hiểu về số liệu thống kê. 5 2.3.2. Ý nghĩa của bảng số liệu thống kê. 5-6 2.3.3. Phân loại các số liệu thống kê trong dạy học Địa lí 6 2.3.4. Phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí. 6-7 4.1. Các bước phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí . 6-7 4.2. Các yêu cầu khi tiến hành phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí . 7 2.3.5. Hướng dẫn các kỹ năng phân tích một số bảng số liệu cụ thể trong chương XI – Châu Á, Địa lí 8: 7-12 2.3.6. Áp dụng soạn giảng bài dạy cụ thể. 12-17 2.4. Hiệu quả. 17-18 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19-20 3.1. Kết luận. 19 3.2. Kiến nghị. 19-20 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. "Địa lí là một môn học có vị trí quan trọng trong trường phổ thông. Môn Địa lí góp phần làm cho học sinh có được những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái đất - môi trường sống của con người, về những hoạt động của loài người trên bình diện quốc tế, quốc gia; bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại". (5) Đặc biệt là Địa lí THCS. Chương trình Địa lí THCS là chương trình Địa lí tìm hiểu về Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất, về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục. Nội dung kiến thức nhiều, không gian địa lí rộng. Vì vậy cần rèn luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng của môn học mới nắm bắt được kiến thức chặt chẽ. Trong các kỹ năng đó thì kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê là vấn đề khó đối với cả giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 8, các em sẽ rất khó tiếp thu kiến thức nếu như các em không thông thạo kỹ năng đặc trưng này của môn học. Vì thế các em chỉ công nhận, tiếp thu những gì giáo viên trang bị cho mình một cách thụ động mà chưa có sự tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Từ xưa đến nay, môn Địa lí vốn luôn được coi là môn đất đá, khô khan, coi là môn phụ. Nhưng trên thực tế, môn Địa lí lại rất gần gũi, gắn bó với con người bởi nó là những hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra xung quanh cuộc sống. Vậy làm thế nào để xoá bỏ những quan niệm trên? Làm thế nào để mỗi bài học địa lí trở thành sự đam mê thích thú, sự mong ước được tìm hiểu khám phá của mỗi học sinh ? Để làm được như vậy, trước tiên trong dạy học địa lí, người thầy phải chú ý đến việc rèn các kỹ năng bộ môn cho học sinh, từ đó tìm ra những phương pháp tối ưu nhất giúp học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mình trong quá trình học tập. Vì những băn khoăn trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu cho học sinh trong dạy học chương XI – Châu Á, Địa lí 8” 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Tìm ra những biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc, nhận xét, phân tích bảng số liệu, rút ra kiến thức cần thiết, cơ bản của các đối tượng địa lí. - Học sinh có kỹ năng vận dụng tốt việc phân tích bảng số liệu thống kê trong bài học cũng như trong kiểm tra, đánh giá. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Các bảng số liệu thống kê trong các bài học của chương XI – Châu Á, Địa lí 8. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Tìm hiểu về kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê. - Kỹ năng tính toán. - Thu thập thông tin. - Khảo sát thực tế học sinh lớp 8 về kỹ năng phân tích bảng số liệu. - Vận dụng kỹ năng phân tích bảng số liệu vào dạy học các bài của chương XI – Châu Á, Địa lí 8. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. - Sáng kiến này được vận dụng để rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí cho học sinh khối 8. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận. Việc phát triển tư duy, tính sáng tạo trong quá trình học tập cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mục tiêu giáo dục. Để hướng học sinh có cách thức học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo Một trong những biện pháp hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là rèn các các kỹ năng bộ, trong đó có kỹ năng phân tích bảng số liệu. (7) Đối với lứa tuổi học sinh THCS từ nhận thức cảm tính đã dần dần nâng lên nhận thức lí tính. Những hoạt động độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh là nguồn gốc chủ yếu của nhận thức lí tính. Để dạy học Địa lí đạt kết quả cao thì giáo viên cần sử dụng tốt các phương tiện dạy học bộ môn cũng như các phương pháp truyền đạt cho học sinh có hiệu quả tốt nhất như bản đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê.Các phương tiện này vừa cung cấp các nguồn tri thức khi được dùng để khai thác các nguồn tri thức địa lí và làm phương tiện minh họa khi sử dụng để làm rõ nội dung bài học. Để học tập tốt môn Địa lí học sinh không chỉ học kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa mà còn phải có thêm các kỹ năng quan trọng của bộ môn. Một trong các kỹ năng đó là phân tích bảng số liệu thống kê. Việc hình thành các kỹ năng bộ môn cho học sinh không đơn giản, học sinh cần nắm được các phương pháp, biện pháp, các chuỗi thao tác hình thành chúng. Các kỹ năng và thao tác học tập môn địa lí là hạt nhân cơ sở để giúp học sinh có một phương pháp học tập độc lập, sáng tạo. Vì vậy việc rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê sẽ giúp giáo viên dạy Địa lí có một con đường ngắn nhất để đạt được mục đích của mình trong mỗi bài dạy, đồng thời gây được hứng thú học tập bộ môn để học sinh hiểu sâu, nhớ lâu và vận dụng kiến thức vào đời sống xã hội. 2.2. Thực trạng về kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê của học sinh lớp 8. Đối với môn Địa lí, là một môn học khó, trừu tượng. Vì vậy dạy học Địa lí phải cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ, chính xác và có hệ thống những kiến thức có trong chương trình, đồng thời phải giáo dục các em hình thành kiểu tư duy địa lí, phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập. Cùng với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, sự đa dạng các hình thức tổ chức lên lớp, học sinh ngày càng tích cực hơn trong quá trình học tập. Tuy nhiên khả năng tư duy, sáng tạo còn hạn chế, giáo viên lại chưa kiên trì trong việc hướng dẫn học sinh các kỹ năng của môn học, đặc biệt là kỹ năng phân tích bảng số liệu. Vì thế các em chưa được rèn luyện nhiều nên còn rất lúng túng trong các tiết học. Hơn nữa, qua thực tiễn dạy học cũng như dự giờ rút kinh nghiệm của đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Về kiến thức lí thuyết cũng như thực hành, phần phân tích bảng số liệu thống kê, nhiều giáo viên còn hiểu vấn đề này một cách đơn giản, chưa thấu đáo và triệt để, chính vì thế mà khi giảng dạy thường coi nhẹ hoặc coi là vấn đề không quan trọng, dẫn đến có những tiết giáo viên còn rất lúng túng trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh khi gặp những bảng số liệu, đôi khi có giáo viên bỏ qua và truyền đạt cho học sinh một cách thụ đông. Mặt khác chính học sinh khi tiếp cận với các bảng số liệu cũng còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy các em không phát huy được tư duy sáng tạo của mình, không đáp ứng được mục tiêu bài học đề ra. Cụ thể: Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á. Yêu cầu học sinh phân tích bảng số liệu 5.1: Dân số các châu lục qua một số năm (triệu người) Năm Châu 1950 2000 2002 Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) năm 2002 Châu Á 1402 3683 3766 1,3 Châu Âu 547 729 728 - 0,1 Châu Đại Dương 13 30,4 32 1,0 Châu Mĩ 339 829 850 1,4 Châu Phi 221 784 839 2,4 Toàn thế giới 2522 6055,4 6215 1,3 Khi yêu cầu học sinh phân tích bảng số liệu để nhận xét và rút ra đặc điểm dân cư châu Á, có giáo viên không yêu cầu học sinh tính tỉ lệ dân số của châu Á so với Thế giới, tính mức gia tăng dân số của các châu lục và thế giới qua 50 năm (1950 – 2000) mà chỉ từ bảng số liệu nêu được châu Á có số dân đông nhất so với các châu lục khác và có tỉ lệ gia tăng tự nhiên bằng mức trung bình của Thế giới. Chưa thấy được giai đoạn 1950 – 2000 châu Á có mức tăng dân số cao thứ hai sau châu Phi và cao hơn trung bình của Thế giới. Tỉ lệ gia tăng dân số đến 2002 đã giảm đáng kể (bằng mức trung binh thế giới) nhờ thực hiện tốt chính sách số. Cũng có giáo viên hướng dẫn học sinh xử lí số liệu trong bảng nhưng học sinh khi tính toán còn rất lúng túng, mất thời gian, có em không tính được. Số học sinh thao tác được kỹ năng này còn ít, có em biết tính mức gia tăng nhưng lại trừ đi 100% của năm 1950 Là một giáo viên dạy Địa lí ở trường THCS nhiều năm và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê là một vấn đề khó nhưng có hiệu quả cao trong việc rèn trí tuệ cho học sinh. Vậy giáo viên phải hướng dẫn như thế nào để các em rèn luyện được kỹ năng này và vận dụng vào các bài học cụ thể một cách tốt nhất? Đối với chương trình Địa lí THCS nói chung, Địa lí 8 nói riêng đòi hỏi kỹ năng phân tích số liệu trong nhiều bài. Đây thực sự là một nội dung đổi mới của sách giáo khoa. Qua đó tạo cơ sở cho việc rèn kỹ năng cho học sinh, giúp các em có cách học độc lập, biết tự khai thác, nắm vững tri thức. Qua khảo sát về vấn đề trên tại trường THCS, kết quả đạt được như sau: Khối lớp Số HS Thông thạo kỹ năng phân tích bảng số liệu Biết phân tích Bảng số liệu Chưa biết phân tích bảng số liệu SL % SL % SL % 8A 42 4 9,5 11 26,2 27 64,3 Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tôi thấy việc rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu cho học sinh lớp 8 là rất quan trọng, làm cơ sở vững chắc cho các em học tập Địa lí lớp 9 và các lớp cao hơn. Vì vậy tôi xin được phép đưa ra “Một số biện pháp rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu cho học sinh trong dạy học chương XI – Châu Á, Địa lí 8” nhằm giúp các em biết, thông thạo kỹ năng phân tích bảng số liệu trong học tập Địa lí, từ đó yêu thích và có cách nhìn nhận, đánh giá đúng về môn học này, tăng thêm phần kiến thức cũng như sự đam mê đối với môn Địa lí. 2.3. Các giải pháp thực hiện. Cùng với đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, coi trọng phương pháp thực hành, rèn các kỹ năng địa lí, vận dụng những điều đã học vào thực tế, đòi hỏi mỗi bài học giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng cho hoạt động nhận thức của học sinh, tức là giáo viên đóng vai trò hướng dẫn từng bước, còn học sinh sẽ tập trung chú ý, chủ động định hướng hoạt động tư duy của mình vào việc tìm tòi kiến thức mới một cách có hiệu quả. Trong chương trình Địa lí THCS nói chung, Địa lí 8 nói riêng, số lượng các bảng số liệu được đưa vào khá nhiều. Mục đích từ các bảng số liệu, học sinh có thể khai thác kiến thức cơ bản cần lĩnh hội của bài học. Vì thế giáo viên phải giúp học sinh có thể trình bày được kiến thức một cách khoa học, hiểu bản chất, đồng thời vừa phải rèn luyện cho học sinh các kỹ năng địa lí, trong đó có kỹ năng phân tích bảng số liệu. 2.3.1. Tìm hiểu về số liệu thống kê.(6) Thống kê học là khoa học nghiên cứu mặt số lượng của hiện tượng, những quy luật của đời sống kinh tế - xã hội trong mối quan hệ mật thiết với chất lượng, trong những điều kiện, địa điểm và thời gian nhất định. Như vậy những số liệu về tình hình sản xuất của các nghành kinh tế, dân cư, mật độ dân số là số liệu thống kê. Bảng số liệu thống kê là tập hợp những con số được sắp xếp thành hệ thống theo hàng, theo cột để phản ánh những nội dung, tính chất của đối tượng địa lí. 2.3.2. Ý nghĩa của bảng số liệu thống kê. Những bảng số liệu không chỉ có ý nghĩa là những tài liệu bằng những con số mà nó phải có ý nghĩa phục vụ cho nghiên cứu giảng dạy. Vì vậy khi làm việc với bảng số liệu không chỉ là quan tâm đến bản thân những con số mà nội dung của chúng còn phản ánh thông qua phân tích so sánh, đối chiếu với nhau để rút ra được những kết luận cần thiết để truyền đạt tri thức, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng về bộ môn (6). Chính vì vậy mà phải phân tích bảng số liệu một cách khoa học. Đối với môn Địa lí: - Số liệu thống kê là phương tiện không thể thiếu trong dạy học. - Làm cơ sở để rút ra các nhận xét khái quát hoặc dùng để minh họa, làm rõ các kiến thức địa lí. - Việc phân tích các số liệu giúp học sinh thu nhận được các kiến thức địa lí cần thiết. 2.3.3. Phân loại các số liệu thống kê trong dạy học Địa lí. Có nhiều cách phân loại các số liệu, nhưng trong quá trình giảng dạy Địa lí nói chung và chương XI - Châu Á, Địa lí 8 nói riêng, tôi đã phân số liệu thành các loại sau: + Số liệu về diện tích. + Số liệu về dân số. + Số liệu về kinh tế. Các số liệu trên có thể phản ánh quy mô, cơ cấu của đối tượng địa lí, sự thay đổi hoặc chuyển dịch của các đối tượng đó. 2.3.4. Phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí. 4.1. Các bước phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí. Để giúp học sinh có được những kỹ năng trong phân tích bảng số liệu, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh theo trình tự các bước để rút ra những nhận xét và giải thích nguyên nhân: - Xác định yêu cầu của câu hỏi trong đề bài, bài tập để xác định mục đích làm việc với bảng số liệu. - Đọc tiêu đề của bảng, đọc đề mục của các cột, đơn vị và thời điểm đi kèm với các số liệu và các phần chú thích ở cuối bảng. - Tìm ra mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh, đối chiếu chúng theo từng vấn đề thể hiện trong các cột số, các hàng để rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết. - Vận dụng kiến thức địa lí đã học kết hợp với những kỹ năng phân tích số liệu để tìm ra những kiến thức mới. Cụ thể trong chương XI - Địa lí 8, ngoài việc tiến hành các bước, khi phân tích các bảng số liệu cần: - Khi phân tích các bảng số liệu phải tính toán để so sánh độ lớn (quy mô). Cụ thể tính ra lớn gấp bao nhiêu lần, lớn hơn bao nhiêu đơn vị (ví dụ: triệu người, nghìn tấn, nghìn km2, %...), xử lí số liệu để biết được đối tượng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số.... - Phải xử lí số liệu (nếu cần), tính toán để thấy được sự thay đổi của đối tượng tăng hay giảm, tính cụ thể đơn vị tăng hoặc giảm (ví dụ: triệu người, triệu tấn, nghìn tấn, %...). 4.2. Các yêu cầu khi tiến hành phân tích bảng số liệu trong dạy học Địa lí. - Không được bỏ sót các số liệu: Trong quá trình phân tích phải sử dụng tất cả các số liệu có trong bảng. Cần phải sử dụng hết các dữ liệu của đề ra, tránh bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm. - Cần kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phân tích: + Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (dùng loại đơn vị triệu người, triệu tấn, hay tỉ đồng), hoặc tương đối (%). + Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính toán ra các đại lượng tương đối. Quá trình phân tích phải đưa được cả hai đại lượng này để minh hoạ. - Tính toán số liệu theo hai hướng chính: Theo cột dọc và theo hàng ngang: - Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể. + Thường là đi từ các số liệu phản ánh chung các đặc tính chung của tập hợp số liệu tới các số liệu chi tiết thể hiện một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của hiện tượng địa lý được nêu ra trong bảng số liệu. + Các nhận xét cần tập trung là: Các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, các số liệu có tính chất đột biến. Các giá trị này thường được so sánh dưới dạng hơn kém (lần hoặc phần trăm so với tổng số). - Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng. + Quá trình phân tích bao giờ cùng đòi hỏi khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng có trong bảng. Do đó cần khai thác mối liên hệ giữa các cột, các hàng. + Có vô số mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý gắn với các nội dung của từng bài... - Cần chú ý là phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số liệu và giải thích. 2.3.5. Hướng dẫn các kỹ năng phân tích một số bảng số liệu cụ thể trong chương XI – Châu Á, Địa lí 8: * Bảng số liệu 5.1: Dân số các châu lục qua một số năm (triệu người). Năm Châu 1950 2000 2002 Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) năm 2002 Châu Á 1402 3683 3766 1,3 Châu Âu 547 729 728 - 0,1 Châu Đại Dương 13 30,4 32 1,0 Châu Mĩ 339 829 850 1,4 Châu Phi 221 784 839 2,4 Toàn thế giới 2522 6055,4 6215 1,3 Như đã nêu ở phần thực trạng, để tháo gỡ những khó khăn của học sinh và đạt được yêu cầu khi phân tích bảng số liệu này tôi đã hướng dẫn thực hiện theo các bước sau - Bước 1: Yêu cầu học sinh xác định câu hỏi đưa ra trong bài học với bảng số liệu này: Dựa vào bảng 5.1 hãy nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu lục khác và so với thế giới. a. Nhận xét số dân châu Á so với số dân của các châu lục khác và thế giới năm 2002. + Để nhận xét được cần xử lí số liệu trong bảng. Cách tính: x 100 Số dân châu Á Số dân thế giới Số dân châu Á so với thế giới = x 100 = 60,59% 3766 6215 Cụ thể là: Số dân châu Á so với các châu lục = số dân châu Á chia cho từng châu lục (tính ra số dân châu Á gấp số lần số dân các châu lục). Ví dụ số dân châu Á so với châu Phi là 3766: 839 = 4,48 (gần 4,5 lần). + Kết quả: Số dân châu Á chiếm gần 61% số dân thế giới. Gấp gần 5,2 lần châu Âu. Gấp gần 117,7 lần châu Đại Dương. Gấp hơn 4,4 lần châu Mỹ. Gấp gần 4,5 lần châu Phi. + Sau khi tính HS cần rút ra được nhận xét: Châu Á luôn có số dân đông nhất thế giới. b. Nhận xét mức gia tăng của dân số các châu lục và thế giới qua 50 năm (từ 1950 – 2000), quy định chung dân số năm 1950 là 100%, tính đến năm 2000 dân số các châu lục đó sẽ tăng bao nhiêu %? + Giáo viên hướng dẫn cách xử lí số liệu:x 100 Số dân năm 2000 Số dân năm 1950 Ví dụ: tính mức gia tăng dân số của châu Á = x 100 = 262,7% 3683 1402 Cụ thể là: + Tương tự HS tính các châu lục khác. + Kết quả: Châu lục Mức tăng (%) Châu Á 262,7 Châu Âu 133,2 Châu Đại Dương 233,8 Châu Mĩ 244,5 Châu Phi 354,7 Toàn thế giới 240,1 + Nhận xét: Qua kết quả xử lí HS cần rút ra được dân số Thế giới và các châu lục liên tục tăng, trong đó châu Á tăng nhanh thứ hai sau châu Phi và cao hơn so với thế giới (dẫn chứng). Đến năm 2002 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm còn bằng mức trung bình của thế giới (1,3%), nhưng vẫn cao hơn nhiều châu lục khác. * Bảng số liệu 7.2: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở một số nước châu Á năm 2001. Quốc gia Cơ cấu GDP (%) Tỉ lệ tăng GDP bình quân năm (%) GDP/người (USD) Mức thu nhập Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Nhật Bản 1,5 32,1 66,4 - 0,4 33400,0 Cao Cô-oét - 58,0 41,8 1,7 19040,0 Cao Hàn Quốc 4,5 41,4 54,1 3,0 8861,0 TB trên Ma-lai-xi-a 8,5 49,6 41,9 0,4 3680,0 TB trên Trung Quốc 15,0 52,0 33,0 7,3 911,0 TB dưới Xi-ri 23,8 29,7 46,5 3,5 1081,0 TB dưới U-dơ-bê-ki-xtan 36,0 21,4 42,6 4,0 449,0 Thấp Lào 53,0 22,7 24,3 5,7 317,0 Thấp Việt Nam 23,6 37,8 38,6 6,8 415,0 Thấp Xác định yêu cầu cần làm với bảng số liệu. Qua phân tích bảng số liệu này học sinh biết, hiểu được trình độ phát triển kinh hội - xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á không đồng đều, chia thành các nhóm nước. Tuy nhiên khi làm việc với bảng số liệu học sinh còn rất lúng túng, chưa bao quát hết được số liệu nên chưa rút ra được những nhận xét cần thiết làm rõ nội dung bài học. Để rèn thêm kỹ năng phân tích bảng số liệu này tôi đã hướng dẫn các em thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: + Căn cứ vào chỉ tiêu mức thu nhập để phân thành 4 nhóm nước. + Căn cứ vào chỉ tiêu GDP/ người để tính mức chênh lệch GDP/người giữa nước cao nhất và nước thấp nhất (ta lấy GDP/ người của nước cao nhất chia cho nước thấp nhất). Chú ý đơn vị tính là số lần. + Căn cứ vào chỉ tiêu GDP nông nghiệp và mức thu nhập của các quốc gia so sánh hai chỉ tiêu này
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_phan_tich_bang_so_lieu_cho.doc