SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học theo mô hình trường học mới Việt Nam cho học sinh lớp 2

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học theo mô hình trường học mới Việt Nam cho học sinh lớp 2

Từ năm học 2012 – 2013 đến nay, Trường Tiểu học Đông Hải I áp dụng mô hình dạy học mới có tên gọi: “ Mô hình trường học mới Việt Nam”. Qua nhiều năm thực hiện, nhà trường đã được đánh giá là thực hiện khá thành công mô hình trường học mới. Mô hình trường học mới Việt Nam là một trong những mô hình dạy học có nhiều đổi mới so với chương trình dạy học hiện hành. Đổi mới về quan điểm dạy học, đổi mới về hình thức tổ chức, đổi mới về phương pháp dạy, phương pháp học, đổi mới về môi trường học tập, không gian học tập, đổi mới tài liệu học tập Nhìn chung, mô hình trường học mới Việt Nam là mô hình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Theo quan điểm dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam, học sinh sẽ học tập bằng cách tự học có hướng dẫn. Hướng dẫn học tập gồm hướng dẫn của giáo viên và hướng dẫn của tài liệu hướng dẫn học. Vì cách học mới là tự học nên để giáo viên thành công trong khi thực hiện dạy – học theo mô hình trường học mới, thì việc rèn kĩ năng tự học cho học sinh là quan trọng nhất. Kĩ năng tự học của học sinh mà tốt sẽ giúp cho các em chủ động hoàn toàn trong quá trình học tập của bản thân mà không cần chờ đợi nhắc nhở từ người khác. Kĩ năng tự học tốt cũng giúp các em đẩy nhanh tiến độ học tập tùy vào năng lực học tập của cá nhân mà không phụ thuộc vào người khác. Đồng thời, kĩ năng tự học tốt sẽ giúp ích cho việc học tập suốt quãng đời học tập của các em sau này. Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu về “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học theo mô hình trường học mới Việt Nam cho học sinh lớp 2”. Học sinh lớp 2 là đối tượng bắt đầu tham gia học tập theo mô hình trường học mới nên kĩ năng tự học phải được hình thành ngay từ khi các em còn học lớp 2.

doc 19 trang thuychi01 16801
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học theo mô hình trường học mới Việt Nam cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Từ năm học 2012 – 2013 đến nay, Trường Tiểu học Đông Hải I áp dụng mô hình dạy học mới có tên gọi: “ Mô hình trường học mới Việt Nam”. Qua nhiều năm thực hiện, nhà trường đã được đánh giá là thực hiện khá thành công mô hình trường học mới. Mô hình trường học mới Việt Nam là một trong những mô hình dạy học có nhiều đổi mới so với chương trình dạy học hiện hành. Đổi mới về quan điểm dạy học, đổi mới về hình thức tổ chức, đổi mới về phương pháp dạy, phương pháp học, đổi mới về môi trường học tập, không gian học tập, đổi mới tài liệu học tập  Nhìn chung, mô hình trường học mới Việt Nam là mô hình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Theo quan điểm dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam, học sinh sẽ học tập bằng cách tự học có hướng dẫn. Hướng dẫn học tập gồm hướng dẫn của giáo viên và hướng dẫn của tài liệu hướng dẫn học. Vì cách học mới là tự học nên để giáo viên thành công trong khi thực hiện dạy – học theo mô hình trường học mới, thì việc rèn kĩ năng tự học cho học sinh là quan trọng nhất. Kĩ năng tự học của học sinh mà tốt sẽ giúp cho các em chủ động hoàn toàn trong quá trình học tập của bản thân mà không cần chờ đợi nhắc nhở từ người khác. Kĩ năng tự học tốt cũng giúp các em đẩy nhanh tiến độ học tập tùy vào năng lực học tập của cá nhân mà không phụ thuộc vào người khác. Đồng thời, kĩ năng tự học tốt sẽ giúp ích cho việc học tập suốt quãng đời học tập của các em sau này. Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu về “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học theo mô hình trường học mới Việt Nam cho học sinh lớp 2”. Học sinh lớp 2 là đối tượng bắt đầu tham gia học tập theo mô hình trường học mới nên kĩ năng tự học phải được hình thành ngay từ khi các em còn học lớp 2.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Tìm cách giúp học sinh lớp 2 có thể tự học được theo hướng dẫn học theo mô hình trường học mới. Tạo cho học sinh có thói quen chủ động học tập, chủ động hợp tác, chủ động chia sẻ để đạt được mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn học. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tài liệu hướng dẫn học lớp 2 theo Mô hình trường học mới Việt Nam.
- Học sinh lớp 2C, trường Tiểu học Đông Hải 1.
- Các biện pháp nhằm rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 2 gồm: Hướng dẫn sử dụng tài liệu học; Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng học tập; Rèn kĩ năng đọc và đọc hiểu cho học sinh; Áp dụng quy trình 10 bước học tập linh hoạt theo mô hình trường học mới Việt Nam; Phát huy vai trò của Hội đồng tự quản.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết và phương pháp điều tra khảo sát, thực hành, ứng dụng thực tiễn. 
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 1. Cơ sở lí luận:
 Mô hình dạy học truyền thống qua nhiều năm áp dụng đã cho thấy nhiều sự lỗi thời nhiều bất cập như: Nặng về truyền thụ kiến thức, ít chú trọng đến năng lực, phẩm chất người học. Cách dạy – học chủ yếu là thầy giảng giải, nêu vấn đề, đặt câu hỏi, học sinh suy nghĩ tìm hiểu lĩnh hội kiến thức. Thực hành, vận dụng chủ yếu là làm theo, bắt trước các dạng bài tập mẫu, luyện nhiều thành quen. Hệ thống bài tập thực hành chủ yếu là kiến thức sách vở, xa rời thực tế.
Mô hình trường học mới đã được áp dụng thành công ở nhiều nước ( Hiện nay đã có khoảng 22 nước đang phát triển ở các khu vực khác nhau trên thế giới áp dụng). Mô hình trường học mới cũng được Ngân hàng Thế giới và UNESCO đánh giá là một trong ít mô hình giáo dục phù hợp với điều kiện giáo dục của nước ta. Mô hình trường học mới đổi mới về nhiều lĩnh vực giáo dục.
- Đổi mới về phương pháp dạy: Vai trò của giáo viên chuyển đổi từ người giảng giải, truyền thụ kiến thức thành người tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động.
- Đổi mới về phương pháp học: Học sinh không ngồi nghe giáo viên giảng bài một chiều như trước đây, mà dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của cá nhân, học sinh chủ động tự thực hiện các nhiệm vụ học tập bằng các việc làm cụ thể theo tài liệu hướng dẫn học hoặc theo hướng dẫn của thầy cô, lắng nghe, trao đổi, phối hợp, hợp tác trong nhóm, trong lớp để tự lĩnh hội kiến thức mới, rèn kĩ năng, hình thành năng lực, phẩm chất. Thông qua việc tự học, học sinh được rèn luyện nhiều hơn các kĩ năng tự làm việc, kĩ năng nghe, nói, giao tiếp, .; Kết hợp hoạt động học ở lớp và hoạt động học ứng dụng ở nhà. Có nhiều cơ hội để tham gia, bày tỏ ý kiến, phát huy theo khả năng của từng học sinh. Đặc biệt, học sinh yếu được quan tâm hỗ trợ nhiều hơn để tiến kịp bạn. 
	Bên cạnh việc đổi mới về phương pháp dạy, học thì mô hình trường học mới còn đổi mới về tài liệu, hình thức tổ chức, đổi mới về tổ chức lớp học, đánh giá học sinh, đổi mới về sự tham gia của phụ huynh, cộng đồng, . Trong đó đổi mới về cách dạy và học là quan trọng nhất.
2. Thực trạng và khó khăn khi thực hiện mô hình.
 Trường Tiểu học Đông Hải 1 là một trong những trường thực hiện dạy học thí điểm Mô hình trường học mới Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, Trường đã thí điểm dạy học mô hình này sang năm thứ năm, có thể nói là sớm và cũng khá thành công trong việc áp dụng mô hình.
 Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, trực tiếp tham gia thí điểm mô hình, cũng là cốt cán trung ương tham gia nhiều đợt tập huấn từ trung ương đến địa phương từ năm học 2012 – 2013 đến nay về Mô hình trường học mới và cũng đã gặt hái được khá nhiều thành công, đạt được nhiều thành tích xuất sắc khi thực hiện mô hình. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, bản thân cũng gặp không ít khó khăn. Lớp 2 là lớp học đầu tiên học sinh được thực hiện học tập theo mô hình VNEN. Việc tổ chức lớp học rồi việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, việc đảm nhiệm các vai trò trong hội đồng tự quản học sinh đều khác xa so với những gì các em được làm quen ở lớp 1. Khó khăn hơn cả là khả năng đọc và đọc hiểu của các em còn rất khiêm tốn. Tài liệu học biên soạn đã dùng nhiều năm, nhiều ngữ liệu nội dung không phù hợp với thời điểm hiện tại. Một số ngữ liệu chưa phù hợp với đặc trưng vùng miền. Còn nhiều hướng dẫn học khó thực hiện với học sinh lớp 2 và lô gô hướng dẫn học đôi chỗ còn chưa phù hợp với nội dung kiến thức cần đạt. Trên đây là một số khó khăn chủ yếu của việc thực hiện mô hình VNEN. Ngoài ra vẫn còn một số khó khăn khách quan phải kể đến đó là:
 - Học sinh biên chế ở lớp đông.
 - Cách học cũ đã quá quen thuộc với học sinh.
 - Kinh tế địa phương còn nghèo việc chia sẻ khó khăn với nhà trường mặc dù đã được cải thiện trong những năm gần đây nhưng còn rất khiêm tốn.
 - Vẫn còn một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thực sự đón nhận việc đổi mới của nhà trường.
 - Dự án thực nghiệm mô hình đã chính thức kết thúc, không còn sự hỗ trợ từ dự án.
 - Nhiều đơn vị thực hiện chưa thành công mô hình tạo nên nhiều ý kiến trái chiều gây tâm lí hoang mang thiếu tin tưởng vào tính khả thi của mô hình trong cộng đồng, phụ huynh.
3. Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 2 học tập theo mô hình trường học mới Việt Nam. 
Sau nhiều năm thực hiện mô hình trường học mới, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 2 học tập theo theo mô hình trường học mới Việt Nam như sau:
3.1. Hướng dẫn học sinh làm quen với tài liệu hướng dẫn học
 Tài liệu hướng dẫn học chứa đựng nội dung kiến thức cần đạt và các hướng dẫn cách thực hiện dành cho cả giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Tài liệu hướng dẫn học lớp 2 khác xa so với sách giáo khoa. Để học sinh có thể sử dụng được tài liệu hướng dẫn học thì học sinh phải được làm quen với tài liệu.
 Đầu năm học, việc đầu tiên giáo viên chủ nhiệm cần làm là giúp học sinh làm quen với tài liệu học mới. Việc làm quen không thể chỉ diễn ra 1 tiết học hay một buổi học mà nó diễn ra thường xuyên trong quá trình học tập những tuần học đầu tiên. Trước khi bước vào tiết học chính giáo viên cần giúp học sinh nắm được cách sử dụng tài liệu học. Học sinh chỉ thực sự tự học khi các em biết sử dụng tài liệu hướng dẫn học để học tập.
 Quy trình thực hiện hướng dẫn sử dụng tài liệu gồm hướng dẫn sử dụng các kí hiệu dùng trong tài liệu và hướng dẫn cấu trúc cơ bản của các bài học. 
Sau trang đầu tiên là trang hướng dẫn sử dụng các kí hiệu dùng trong sách. Nội dung của trang hướng dẫn bao gồm các kí hiệu trong sách được sắp xếp như sau:
KÍ HIỆU DÙNG TRONG SÁCH
M: MÉu vµ vÝ dô
***** Chia thêi gian theo tiÕt häc
 Ho¹t ®éng c¸ nh©n
 Ho¹t ®éng cÆp ®«i
 Ho¹t ®éng nhãm
 Ho¹t ®éng chung c¶ líp
 Ho¹t ®éng víi céng ®ång
 Để hướng dẫn phần này, giáo viên cần có một hướng dẫn phụ bằng lời vì lúc này có thể học sinh chưa tự đọc và làm theo hướng dẫn được.
 Ngay tiết học đầu tiên của học sinh, giáo viên dành ít phút cho học sinh làm quen với tài liệu. Đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và đọc thầm các chú thích ở trong tranh rồi chia sẻ với bạn bên cạnh những điều quan sát và đọc được. Cuối cùng giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ trước lớp những điều quan sát được. Giáo viên cần giải thích thêm về các kí hiệu và lô gô trong hướng dẫn để học sinh ghi nhớ được. Việc làm quen này sẽ được nhắc lại trong các tiết học sau hoặc bổ sung khi học sinh chưa thành thạo sử dụng sách.
 Khi học sinh đã quen với các kí hiệu, lô gô rồi, giáo viên cần cho học sinh làm quen với cấu trúc cơ bản của từng bài. Cấu trúc của các bài học trong tài liệu hướng dẫn học theo mô hình trường học mới Việt Nam đều gồm các phần cơ bản sau: 
Tên bài.
Mục tiêu.
Hoạt động cơ bản.
Hoạt động thực hành.
Hoạt động ứng dụng.
 Cấu trúc trên được áp dụng cho tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục. Ngoài các phần cơ bản trên thì mỗi hoạt động cụ thể lại có các hướng dẫn cụ thể, phù hợp với nội dung kiến thức và mục tiêu bài học. 
 Giáo viên cho học sinh lật giở nhanh các trang để quan sát nhận ra cấu trúc của từng bài, những điểm giống và khác nhau về cấu trúc giữa các bài, các môn. Trên đây là những việc cần làm ngay để giúp học sinh bước đầu biết sử dụng sách, biết phải đọc và làm theo các hướng dẫn trong sách thì mới học được. 
 Với cách làm trên, sau tuần học đầu tiên tôi thấy đa số học sinh lớp tôi bước đầu đã biết tự đọc tài liệu và thực hiện các hướng dẫn trong tài liệu. sang đến tuần học thứ tư, phần lớn học sinh lớp tôi đẫ thành thạo việc đọc hướng dẫn để học tập.
 Học sinh biết cách sử dụng tài liệu hướng dẫn học để học tập là rất cần thiết nhưng để học sinh tự học một cách hiệu quả, dễ dàng thì vấn đề hướng dẫn phù hợp vô cùng quan trọng. Hướng dẫn trong tài liệu phải cụ thể từng thao tác dù là thao tác nhỏ nhất như đi lấy phiếu ở góc học tập, hay em đọc cho bạn nghe, . Đều phải được thể hiện trong hướng dẫn học. Có như vậy thì học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 mới làm được. Để tài liệu có thể sử dụng dễ dàng và phù hợp với học sinh lớp 2 thì giáo viên cần phải điều chỉnh hướng dẫn học. Kinh nghiệm tiếp theo để giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng tự học tập theo hướng dẫn học của mô hình trường học mới VNEN mà tôi muốn nói đến là kinh nghiệm về điều chỉnh và bổ sung hướng dẫn học.
3. 2. Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng học tập.
3.2.1 Chuẩn bị tài liệu:
 Như chúng ta đã biết, tài liệu hướng dẫn học theo Mô hình VNEN là tài liệu biên soạn theo hướng mở, theo hướng gợi ý nhằm mục đích có thể áp dụng cho tất cả các vùng miền. Tài liệu mở để có thể cập nhật những nội dung, những thông tin phù hợp với thực tiễn thời điểm tổ chức dạy – học, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với đặc trưng, đặc điểm, điều kiện thực tế vùng miền. Tài liệu mở nhằm phát huy, khuyến khích giáo viên sáng tạo, điều chỉnh, bổ sung nội dung, phương pháp tổ chức cho học sinh tự học. các gợi ý và ví dụ trong tài liệu giúp giáo viên định hướng được cách điều chỉnh tài liệu.
 Chính những lí do trên, để học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 2 nói riêng có kĩ năng tự học có hướng dẫn thì giáo viên phải điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học. Việc điều chỉnh có thể thực hiện qua 5 bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu bài học
	Nghiên cứu bài học để bước đầu xác định mục tiêu của bài học, đọc kĩ nội dung, các hướng dẫn trong tài liệu. Nghiên cứu để biết mục tiêu bài học và nội dung bài học đã phù hợp chưa? Nội dung bài học có đáp ứng được mục tiêu cần đạt không? Và ngược lại, với nội dung của bài học đó, mục tiêu cần đạt là đủ, thừa hay cần bổ sung hoặc sắp xếp lại. Ngoài việc nghiên cứu mục tiêu và nội dung bài học thì giáo viên cũng cần nghiên cứu các hướng dẫn học đã phù hợp với từng hoạt động tự học của học sinh chưa? Các hướng dẫn đó đã cụ thể, vừa sức với học sinh chưa?... Việc nghiên cứu bài học đòi hỏi giáo viên phải tư duy thực sự để chuẩn bị cho những bước tiếp theo.
Bước 2: Xác định vấn đề điều chỉnh bổ sung 
	Căn cứ vào kết quả nghiên cứu bài học, giáo viên xác định xem các vấn đề điều chỉnh bổ sung nằm ở đâu? Mục tiêu, nội dung hay là hướng dẫn học.
Bước 3: Viết điều chỉnh bổ sung 
	Sau khi đã xác định được các vấn đề điều chỉnh, giáo viên sẽ tiến hành viết điều chỉnh. 
Ví dụ: Tài liệu hướng dẫn học toán 2 tập 1B, bài 26. “Viết các số thành tổng các trăm, chục đơn vị”, Hoạt động cơ bản 1 có nội dung hướng dẫn như sau: 
1. Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: 
 Em lấy các thẻ số và thẻ dấu như hình dưới đây. Hãy ghép các thẻ thành các phép tính đúng:
+
=
+
=
10
6
4
9
5
4
Sau khi nghiên cứu bài học, tôi xác định: Mục tiêu hoạt động là nhằm ôn lại phép cộng có tổng bằng 10, đồng thời khởi động tiết học.
 Vấn đề cần điều chỉnh là:
- Lô gô hoạt động và hướng dẫn chưa cụ thể, khó thực hiện với học sinh lớp 2, gây căng thẳng ngay khi bước vào tiế học. 
Từ những xác định trên tôi viết điều chỉnh như sau:
1. Ôn lại các phép cộng có tổng bằng 10
Việc 1: Em nhẩm lại các phép cộng có tổng bằng 10.
Việc 2: Chơi trò chơi “đố bạn”
Em nghĩ ra một số, em hỏi bạn số nào cộng với số em nghĩ ra bằng 10?
Bạn trả lời đúng bạn được nghĩ ra một số và đố lại em, bạn trả lời sai, em nêu đáp án và đố tiếp.
Bước 4. Trao đổi và thống nhất
 Sau khi hoàn tất việc viết điều chỉnh giáo viên cần phải thống nhất ý kiến với khối tổ, tránh việc điều chỉnh ngẫu hứng theo ý kiến cá nhân.
Bước 5: Đối chiếu, rà soát tính hiệu quả trước khi thực hiện. 
 Bước này giúp giáo viên chắc chắn hơn về ý tưởng của mình.
3.2.2. Chuẩn bị đồ dùng học tập:
Để học sinh chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập của mình một cách có hiệu quả thì việc chuẩn bị đồ dùnghọc tập để đáp ứng đúng về chủng loại, đủ về số lượng để các em tự sử dụng thì ngoài danh mục đồ dùng có sẵn theo chương trình hiện hành ra, giáo viên và học sinh trường học mới cần làm thêm vô số đồ dùng tự làm. Đó là phiếu học tập, đó là thẻ bìa, đó là hoa ôn tập, đó là bảng nhóm, là dụng cụ chơi trò chơi, hòm thư, nội quy, biển báo, bảng cam kết, ... Đồ dùng luôn phải phù hợp với tài liệu hướng dẫn, phải hấp dẫn học sinh và luôn được để ở góc học tập. Để đạt được các tiêu chí trên đòi hỏi người giáo viên trường học mới phải chịu khó, phải thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin. Người giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trước khi bước vào buổi học. Tôi thường chuẩn bị đồ dùng như sau:
 - Rà soát tài liệu hướng dẫn phân loại đồ dùng thành các nhóm đồ dùng có sẵn, đồ dùng nào sưu tầm được, đồ dùng nào phải làm thêm trong mỗi bài học, mỗi môn học rồi mới chuẩn bị đồ dùng sao cho phù hợp nhất, thuận tiện nhất đối với học sinh.
 - Việc chuẩn bị đồ dùng có thể tự làm, tự sưu tầm hoặc có thể nhờ phụ huynh học sinh làm hoặc sưu tầm. Bên cạnh đó giáo viên cần chú trọng việc hướng dẫn học sinh tham gia vào việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết học. Việc hướng dẫn học sinh tham gia làm đồ dùng vừa góp phần hỗ trợ giáo viên trong khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học, vừa đem lại cho các em niềm vui, sự thích thú đặc biệt giúp các em được thể hiện khả năng sáng tạo, kĩ năng khéo léo của bản thân. Việc các em được sử dụng những sản phẩm do chính tay các em làm ra vào việc học tập sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc các em sử dụng những đồ dùng sẵn có. Đây cũng là một điểm mới trong mô hình trường học mới VNEN. Học sinh tự làm đồ dùng còn có tác dụng giáo dục các em ở nhiều mặt vì đây chính là hình thức học tập thông qua thực hành, hình thức học tập mà mô hình lựa chọn thay thế cho hình thức nghe giảng học thuộc kiến thức trước đây. Qua việc làm ra một số sản phẩm sẽ giáo dục cho các em lòng ham học hỏi, tình yêu lao động, có thái độ trân trọng sản phẩm lao động, giáo dục các em ý thức tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ... là những mục tiêu giáo dục hiện nay đặt ra.
 - Khi hướng dẫn học sinh làm đồ dùng học tập thì giáo viên cần chú ý những điểm sau: 
+ Lựa chọn những đồ dùng phù hợp khả năng và đảm bảo tính vừa sức với học sinh.
+ Quan tâm đến việc đảm bảo an toàn khi sử dụng các dụng cụ có khả năng gây thương tích như kéo, kim, ....
+ Khuyến khích các em tái sử dụng các nguyên liệu đã qua sử dụng nhằm giúp các em có ý thức thân thiện với môi trường như tận dụng lõi giấy vệ sinh, ống lon đồ uống , đồ chơi hỏng, giấy màu, bìa các tông, ... để làm ra những đồ dùng như ống truyền tin, chuông báo hiệu, thẻ màu, thẻ bìa,... 
 - Đồ dùng làm ra cần chú ý đến việc sử dụng cho nhiều tiết học, môn học.
Ví dụ: Trò chơi “Truyền điện” đây là trò chơi được thực hiện ở nhiều bài học, trò chơi thường được sử dụng trong các dạng bài ôn lại kiến thức, kĩ năng đã biết nhằm tạo đà cho các em bước vào bài mới một cách hứng thú nhất.
 Dưới đây là hình ảnh minh họa một số đồ dùng tự làm do giáo viên và học sinh lớp tôi đã làm:
Thẻ màu cặp đôi
Biển báo cáo
Các loại bảng nhóm, bảng cam kết.
Các mẫu hòm thư vui
Các công cụ lớp học VNEN
3. 3. Rèn kĩ năng đọc và đọc hiểu cho học sinh.
Việc tự học của học sinh bắt đầu từ việc đọc tài liệu. Có đọc được tài liệu các em mới biết mình phải làm gì, làm như thế nào, học cái gì, Vì vậy kĩ năng đọc và đọc hiểu của học sinh là điều kiện cần và đủ để học sinh có thể sử dụng được tài liệu hướng dẫn học để học tập. Học sinh lớp 2 mới vừa qua giai đoạn lớp 1, đọc lưu loát đã khó, đọc hiểu lại càng khó hơn. Các em chỉ mới bước đầu biết đọc trơn thành tiếng và trả lời một số câu hỏi đơn giản liên quan đến nội dung. Chính vì vậy việc rèn kĩ năng đọc thầm, hiểu nội dung là việc làm giáo viên cần phải chú trọng, tích cực trong giai đoạn đầu năm học. Đầu năm học, giáo viên khảo sát, phân loại học sinh ra làm các nhóm sau: 
- Nhóm đọc hiểu tốt là nhóm học sinh có thể đọc lưu loát văn bản và trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
- Nhóm bước đầu biết đọc hiểu là nhóm học sinh đọc lưu loát văn bản và trả lời một số câu hỏi gợi ý cụ thể hơn để hiểu nội dung bài.
- Nhóm đọc được là nhóm đã đọc đúng được văn bản nhưng chưa trả lời được các câu hỏi về nội dung văn bản.
- Nhóm đọc yếu là nhóm gồm những học sinh đọc chậm, đọc còn phải đánh vần,.
 Việc phân loại trên giúp tôi có hướng để rèn kĩ năng đọc và đọc hiểu phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đối với nhóm học sinh đọc hiểu tốt tôi chỉ cần hướng dẫn cách sử dụng tài liệu học và quy trình tự học là các em có thể tự học được. Đối với nhóm học sinh bước đầu biết đọc hiểu, bên cạnh việc giúp các em thực hiện các yêu cầu ở hướng dẫn học tôi cũng chuẩn bị thêm hệ thống câu hỏi bổ sung theo mức độ từ dễ đến khó có thể chia nhỏ câu hỏi trong tài liệu để học sinh có thể trả lời được các phần câu hỏi. Từ đó các em có thể nắm được nội dung của bài và nâng cao kĩ năng đọc hiểu của mình lên. Đối với nhóm học sinh đọc được, các em đã đọc được văn bản nên kĩ năng cần rèn cho các em là đọc hiểu. Để giúp nhóm học sinh nhóm này đọc hiểu được, tôi soạn riêng cho các em một hệ thống câu hỏi dễ mà các em chỉ cần đọc ở trong văn bản là trả lời được. Đối với nhóm học sinh đọc yếu, đây là nhóm khó khăn và nan giải nhất, cần sự giúp đỡ của giáo viên nhiều nhất.
 Trong nhóm học sinh này tôi tiếp tục chia các em thành hai nhóm nhỏ, nhóm đọc chậm và nhóm chưa đọc được. Đối với nhóm đọc chậm, tôi có thể giải thích giúp các em về nội dung và câu hỏi để các em hiểu mình cần phải trả lời cái gì và trả lời ra sao. Sau đó tôi sẽ đặt lại câu hỏi để các em tự trả lời. ngoài giúp đỡ trực tiếp, tôi còn huy động sự giúp đỡ từ nhóm Hội đồng tự quản học sinh, nhóm học sinh và bạn cùng bàn tham gia giúp đỡ các em những công việc trên. Đối với nhóm chưa đọc được, song song với việc luyện đọc tôi phải bắt đầu từ việc đọc 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_tu_hoc_theo_mo_hinh_truong.doc