SKKN Một số biện pháp quản lý học sinh nội trú góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục ở trường THPT Mường Lát
“Làng học sinh” trường THPT Mường Lát là khu nội trú dành cho học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số thuộc khu vực các xã xa trường không thể đi buổi đến trường.
Trường THPT Mường Lát có vị trí tại thị trấn huyện Mường Lát. Là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, diện tích tự nhiên toàn huyện 81.461,44 ha. Tổng dân số 7.280 hộ/35.096 khẩu (17.752 nam và 17.344 nữ). Dân tộc Thái chiếm 46,6% tổng dân số, dân tộc Mông chiếm 40,2%, dân dộc Dao chiếm 2,0%, dân tộc Khơ mú chiếm 2,4%, dân tộc Mường chiếm 4,3% và dân tộc Kinh chiếm 4,5%. Tôn giáo 891 hộ/5.367 khẩu. Là khu vực tập trung, sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nhất tỉnh Thanh Hoá. Mường Lát cách thành phố Thanh Hoá 250 km, có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào (100km). Địa hình chủ yếu là đồi núi dốc khiến giao thông, thông tin liên lạc gặp nhiều trở ngại, có những bản cách trung tâm huyện 90km. Kinh tế còn rất nhiều khó khăn (nằm trong danh sách 62 huyện nghèo nhất cả nước - theo Quyết định 30a). Phương thức canh tác của đồng bào còn lạc hậu. Một bộ phận dân cư địa phương còn mang nặng tập quán du canh, du cư. Đời sống nhân dân phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các dự án, các chương trình đầu tư phát triển (đặc biệt là chương trình 135, 134, 30a).
Trường được thành lập năm 1999. Buổi đầu nhà trường có 2 lớp 10 với 70 học sinh và 4 giáo viên. Đến nay, nhà trường có 19 lớp với 749 học sinh và 45 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Do địa hình giao thông nhiều đường dốc cao, vực sâu, nhiều suối và sông. Bên cạnh đó, địa bàn rộng, nhiều xã ở xa trung tâm nên học sinh không thể đi học và về trong ngày dẫn đến các em phải làm lán ở và trọ học gần trường. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới việc giảng dạy, học tập của thầy và trò nhà trường.
1. Mở đầu - Lý do chọn đề tài “Làng học sinh” trường THPT Mường Lát là khu nội trú dành cho học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số thuộc khu vực các xã xa trường không thể đi buổi đến trường. Trường THPT Mường Lát có vị trí tại thị trấn huyện Mường Lát. Là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, diện tích tự nhiên toàn huyện 81.461,44 ha. Tổng dân số 7.280 hộ/35.096 khẩu (17.752 nam và 17.344 nữ). Dân tộc Thái chiếm 46,6% tổng dân số, dân tộc Mông chiếm 40,2%, dân dộc Dao chiếm 2,0%, dân tộc Khơ mú chiếm 2,4%, dân tộc Mường chiếm 4,3% và dân tộc Kinh chiếm 4,5%. Tôn giáo 891 hộ/5.367 khẩu. Là khu vực tập trung, sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nhất tỉnh Thanh Hoá. Mường Lát cách thành phố Thanh Hoá 250 km, có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào (100km). Địa hình chủ yếu là đồi núi dốc khiến giao thông, thông tin liên lạc gặp nhiều trở ngại, có những bản cách trung tâm huyện 90km. Kinh tế còn rất nhiều khó khăn (nằm trong danh sách 62 huyện nghèo nhất cả nước - theo Quyết định 30a). Phương thức canh tác của đồng bào còn lạc hậu. Một bộ phận dân cư địa phương còn mang nặng tập quán du canh, du cư. Đời sống nhân dân phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các dự án, các chương trình đầu tư phát triển (đặc biệt là chương trình 135, 134, 30a). Trường được thành lập năm 1999. Buổi đầu nhà trường có 2 lớp 10 với 70 học sinh và 4 giáo viên. Đến nay, nhà trường có 19 lớp với 749 học sinh và 45 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Do địa hình giao thông nhiều đường dốc cao, vực sâu, nhiều suối và sông. Bên cạnh đó, địa bàn rộng, nhiều xã ở xa trung tâm nên học sinh không thể đi học và về trong ngày dẫn đến các em phải làm lán ở và trọ học gần trường. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới việc giảng dạy, học tập của thầy và trò nhà trường. Năm 2005, nhà trường được Tổ chức Terres Des Hommer (Tổ chức phi chính phủ của CHLB Đức) hỗ trợ hơn 4 tỷ đồng để xây dựng 31 ngôi nhà (theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc) để cho các em có khu ở ổn định sinh hoạt, học tập và được đặt tên là “ Làng học sinh”, có vị trí cách nhà trường hơn 1km, nhưng công trình phải để dang dở, thiếu hạng mục và dừng lại do thiếu vốn đối ứng và chênh lệch giá. Tuy nhiên, vì thiếu nơi ở nên nhà trường đã tổ chức cho học sinh vào nội trú tại “Làng”. Có thể nói thời gian đầu công tác quản lý học sinh nội trú gặp rất nhiều khó khăn, thiếu nước, thiếu tường rào... công tác quản lý đối với các em học sinh về giờ giấc sinh hoạt, an ninh trật tự, các mối quan hệ xã hội trong và ngoài khu nội trú phức tạp, khó khăn về công tác vệ sinh, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, khó khăn về đội ngũ quản lý...vv Là Phó Hiệu trưởng nhà trường lúc bấy giờ, tôi được phân công phụ trách công tác quản lý khu nội trú, trong những điều kiện khó khăn như vậy, tôi đã tìm nhiều biện pháp phù hợp và đã đem lại hiệu quả trong việc quản lý học sinh nội trú góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục hàng năm của nhà trường. Và qua công tác tham mưu, là một trong những biện pháp của sáng kiến đã giúp cho “ Làng học sinh” trường THPT Mường Lát ngày một khang trang và hoàn thiện hơn. Năm 2012, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel đã tài trợ 2 tỷ đồng để huyện Mường Lát và nhà trường tiếp tục hoàn thiện khu làng học sinh. Nhờ đó, đã giúp hàng trăm học sinh của nhà trường ở các xã xa hàng năm có nơi lưu trú ổn định và yên tâm học tập. Chính vì lí do như vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp quản lý học sinh nội trú góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục ở trường THPT Mường Lát”. - Mục đích nghiên cứu Đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp, và thiết thực để đem lại hiệu quả trong quá trình quản lý học sinh nội trú. - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp quản lý học sinh nội trú góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục ở trường THPT Mường Lát. - Phương pháp nghiên cứu + Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, nghị Quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư... + Khảo sát thực tế và điều tra cơ bản. + Phương pháp phân tích, so sánh. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trước đây, học sinh đến trường đi học các em đều phải dựng lán, lều tạm bợ ở những khu vực gần trường để ở (vì giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn). Trong những ngày mưa lũ, giá rét, ngày mùa, học sinh nghỉ học rất nhiều, việc huy động học sinh đến lớp gặp nhiều khó khăn. Từ khi có khu nội trú “ Làng học sinh” các em có nơi ăn, ở, sinh hoạt ổn định, gần trường và chỉ về nhà vào ngày cuối tuần. Trong công tác quản lý, bên cạnh việc bố trí ăn, ở hợp lý, khoa học, các em còn được tổ chức rèn luyện, giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, học sinh đã tự biết tổ chức cuộc sống, giữ gìn vệ sinh, đoàn kết tập thể. Sau giờ lên lớp giáo viên và học sinh đã tăng gia sản xuất, trồng rau xanh Nhờ đó, giúp học sinh thêm yêu lao động và có thêm kỹ năng sống để về tuyên truyền trong gia đình, thôn bản. Nhà trường đã tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, lễ hội, tết các dân tộc, để học sinh giao lưu hiểu thêm văn hóa các dân tộc; tạo thêm sự thân thiện, gắn kết giữa các học sinh với nhau. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, cái thiếu nhất vẫn là kỹ năng sống, tự lập và hoạt động tập thể. Nhờ có khu nội trú và công tác quản lý đã giúp các em nhanh chóng hòa nhập được với thầy cô và bạn bè. Nhà trường đã tập trung chú trọng tới các hoạt động giáo dục đặc thù, dạy học sinh từ những điều nhỏ nhất để giúp học sinh nêu cao tinh thần tự giác, tự quản. Qua đó, nội trú “ Làng học sinh” đã trở thành ngôi nhà chung của các em. Hiệu quả của mô hình nội trú đã có tác động đến việc thay đổi nhận thức của một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số về giáo dục. Từ đó, đã huy động được các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục vùng cao. Đồng thời đã nhận được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo, đầu tư của cấp ủy, chính quyền các cấp. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND huyện phối hợp tốt với Sở Giáo dục và Đào tạo; sự ủng hộ của cha mẹ học sinh. Để tổ chức tốt công tác quản lý yêu cầu người quản lý cần phải tổ chức thực hiện tốt và triệt để các hoạt động sau: - Tổ chức và quản lý học sinh ở nội trú: Hướng dẫn việc tiếp nhận HS vào ở nội trú; làm thủ tục đăng ký tạm trú; phổ biến các quy định, nội quy của nhà trường về nội trú. Hướng dẫn các biện pháp nhằm quản lý học sinh nội trú (Lập sơ đồ các phòng ở khu nội trú, lập sổ HS nội trú; tổ chức các hoạt động tự quản để phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm với bản thân và tôn trọng tập thể của HS nội trú; xây dựng tiêu chí thi đua và tổ chức thực hiện về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan của khu nội trú; tổ chức các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội trong khu nội trú...); - Tổ chức giáo dục HS nội trú: Tổ chức giáo dục HS tự chăm sóc bản thân (như vệ sinh cá nhân; giặt, phơi, gấp chăn, màn quần áo; giữ gìn sức khỏe); giáo dục kỹ năng sống tập thể cho HS nội trú (như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, ăn, uống trong khu nội trú và phòng ở; kỹ năng sử dụng, bảo quản dụng cụ, trang thiết bị trong phòng ở và khu nội trú); giáo dục HS kỹ năng phòng tránh tệ nạn xã hội; giáo dục HS tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động công ích, hoạt động đến ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn; giáo dục HS ý thức lao động phục vụ cuộc sống: lao động tự phục vụ, lao động sản xuất cải thiện đời sống, lao động tạo cảnh quan môi trường,... - Tổ chức và hướng dẫn HS nội trú tự học: Việc hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tự học phù hợp với kế hoạch khung thời gian năm học; tổ chức quản lí, theo dõi, đôn đốc việc tự học của HS; việc hướng dẫn, hỗ trợ HS trong các thời gian tự học. - Tổ chức đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe cho HS nội trú + Việc tổ chức bếp nấu ăn đảm bảo vệ sinh an toàn cho học sinh... + Việc khám sức khỏe ban đầu và định kỳ cho học sinh; tổ chức phòng tránh dịch bệnh cho HS; chăm sóc và phối hợp với gia đình chăm sóc HS lúc đau ốm, nằm viện điều trị... - Tổ chức đời sống tinh thần cho học sinh nội trú: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động nhằm tạo không khí thi đua, thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, các thành viên trong khu nội trú và đáp ứng nhu cầu về tinh thần cho HS như: Tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, hoạt động TDTT; tổ chức ngày tết dân tộc, thi học sinh các dân tộc thanh lịch, thi tìm hiểu văn hóa các dân tộc; tổ chức thư viện thân thiện, phòng đọc sách, báo, xem ti vi; tổ chức các dịch vụ như Internet, khu vui chơi, giải trí cho HS,... 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “ Làng học sinh” trường THPT Mường Lát có tổng diện tích 8.382m2 được khởi công xây dựng vào năm 2007, do Tổ chức Terre des hommes (CHLB Đức) tài trợ gần 4 tỉ đồng xây dựng. Theo quyết định số 3632/QĐ UBND, ký ngày 25/11/2005 của UBND tỉnh Thanh Hóa, dự án Làng học sinh THPT Mường Lát được thực hiện trong 3 năm, với hơn 4 tỉ đồng xây 31 nhà ở nội trú với diện tích ..... cho 10 học sinh/ 1 nhà, công trình phụ trợ, hệ thống điện nước, nhà bếp, khu vệ sinh cho học sinh. Trong đó vốn tài trợ 50%, vốn đối ứng địa phương 50%. Nhà được xây bằng khung, sàn bê tông, vách ghép ván gỗ do dân đóng góp (theo yêu cầu của huyện), kèo gỗ và mái lợp ngói. Sau gần 3 năm thi công, mới chỉ có 20 căn nhà được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, 11 căn còn lại mới cơ bản hoàn thành xong phần đổ cột và lợp mái, chưa ghép vách và công trình phụ trợ theo thiết kế (nguyên nhân dẫn đến công trình dở dang là do thiếu kinh phí đối ứng). Ngân sách huyện thì rất hạn chế, mỗi năm toàn huyện chỉ thu được khoảng 400 triệu đồng. Tỷ lệ hộ đói nghèo cao nhất tỉnh, việc huy động sức dân đóng góp là rất khó khăn nên không thể đầu tư được. Vì thiếu nơi ở nên nhà trường đã tổ chức cho các em nội trú trong những ngôi nhà đã được hoàn thiện (20 nhà). Công tác quản lý ban đầu gặp rất nhiều khó khăn như: Về điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất và đội ngũ quản lý. Không có nước sạch hợp vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt, không có bếp nấu ăn... Hệ thống tường rào, cổng “Làng” đều tạm bợ, rào bằng vật liệu cành cây sẵn có. Không có tivi, đài báo, không có sân chơi thể thao ( học sinh miền núi rất thích bóng chuyền, đá bóng). Đội ngũ quản lý gồm 1 đồng chí Phó Hiệu trưởng, 1 giáo viên ( phân công nhiệm vụ và tinh thần tự nguyện) không có chế độ, thù lao. Đầu tháng 9/2012, trong đợt mưa, lốc đã làm nhiều ngôi nhà bị tốc mái và hư hỏng nặng, các em phải ra ngoài làm lán tạm và trọ ở nhà dân. Về tình hình an ninh trật tự. Thanh niên ở các xã, thị trấn khu vực gần trường hay vào quấy phá sau khi đã uống rượu, nhiều học sinh ở xã xa bị dọa nạt, bị đón đánh do bị thanh niên ở địa phương bắt nạt, thậm chí có em sợ nên bỏ học, học sinh nữ luôn bị thanh niên đến chọc ghẹo, tán tỉnh hàng đêm. Học sinh nam trong khu nội trú hay xảy ra xung đột, va chạm, giữa dân tộc này và dân tộc kia, nhất là các em học sinh người dân tộc Mông và các em học sinh dân tộc Thái. Ngoài ra các em còn tham gia đánh bài, uống rượu bia... Quan hệ yêu đương nam nữ của các em trong khu nội trú phức tạp và khó quản lý. 2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Trước những khó khăn đó, nhà trường đã xác định: Quản lí học sinh nội trú là quá trình quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường, là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến vấn đề hoàn thành nhiệm vụ dạy học, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và duy trì tốt sĩ số. Ban Giám hiệu nhà trường đã cùng với cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương các xã vận động phụ huynh học sinh góp sức, lo vật liệu làm thêm nhà bếp, giá phơi... để các em có thêm chổ nấu ăn, phơi áo quần... Nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban quản lí “ Làng học sinh” và phân công tất cả giáo viên phụ trách các phòng giúp đỡ các em. Với trách nhiệm là quản lí công tác nội trú khu “ Làng học sinh” tôi đã tham mưu cho BGH thực hiện một số biệp pháp sau: Biện pháp 1: Xây dựng một chương trình hoạt động phù hợp đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học. Ban giám hiệu đã bám sát nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế của học sinh bán trú để xây dựng kế hoạch nội dung chương trình hoạt động quản lý thật cụ thể từng năm, từng tháng, từng chủ đề của nhà trường phát động cho phù hợp với tình hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học. Biện pháp 2: Tổ chức, điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả hoạt động quản lý học sinh nội trú. * Đối với việc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện hoạt động quản lý: Ban quản lí khu bán trú được phân công phụ trách hoạt động quản lý có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động quản lý mô hình nội trú. Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động. Cụ thể là Hiệu trưởng chỉ đạo, kiểm tra giám sát ban quản lý nội trú, giáo viên chủ nhiệm, Bí thư ĐTN thực thi kế hoạch hoạt động quản lý, đánh giá kết quả thực hiện từng tháng. * Đối với việc đánh giá kết quả hoạt động. - Ban giám hiệu phải đánh giá một cách trung thực, khách quan, công bằng không mang tính cá nhân. - Đánh giá ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý nội trú cũng như các phong trào trong nội trú trường học. - Đánh giá kết quả hoạt động của từng khối lớp ở nội trú, đánh giá kết quả của từng học sinh ở nội trú. Biện pháp 3: Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức hoạt động quản lý phù hợp nhu cầu và hứng thú của học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, phù hợp với điều kiện cụ thể nhà trường. Để đổi mới được những nội dung, hình thức hoạt động, đa dạng hoá các loại hình hoạt động quản lý, Ban giám hiệu phải biết phát huy những năng lực, sáng tạo của Ban quản lý nội trú, giáo viên chủ nhiệm... Biết mở rộng, phát huy tính dân chủ, khuyến khích học sinh tham gia bàn bạc, trao đổi, sáng tạo để tìm ra những hình thức hoạt động quản lý mới, bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động quản lý cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của từng khối lớp trong khu nội trú nhà trường. Xây dựng khu vui chơi thể dục thể thao, Phát huy vai trò tự quản và quyền tham gia hoạt động của học sinh nội trú là cơ sở quan trọng đối với việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh nội trú trong học tập và rèn luyện. Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động quản lý học sinh nội trú cho giáo viên và học sinh. - Bồi dưỡng năng lực của ban quản lý nội trú: Tạo điều kiện cho Ban quản lý khu nội trú tham quan học tập kinh nghiệm và tổ chức các buổi thảo luận về cách quản lý có hiệu quả. - Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm: Hàng năm Ban giám hiệu tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về công tác quản lý học sinh nội trú cùng với ban quản lý học sinh nội trú, đồng thời từng bước tiến hành và xây dựng đưa ra các nội quy, quy chế thật chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng khối lớp học sinh trong khu vực nội trú nhà trường. - Bồi dưỡng năng lực cho đội xung kích cờ đỏ nội trú vào đầu năm học: Hướng dẫn các em phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển. Đội ngũ này sẽ đóng góp vai trò tích cực cho hoạt dộng tự quản của học sinh trong khu vực nội trú nhà trường. Tuy nhiên cũng phải dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tự quản của các em việc tiến hành hoạt động tự quản, cách ứng xử, giải quyết. Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để năng cao chất lượng tổ chức hoạt động quản lý nội trú. Cụ thể là: - Đảng uỷ, chính quyền địa phương sử dụng tối đa năng lực của các cấp lãnh đạo xã, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là công tác an ninh trật tự... - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức và các thành viên trong ban chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công. - Kiểm tra, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để các kế hoạch quản lý học sinh nội trú trong các năm học tiếp theo được tốt hơn. Biểu dương những thành tích đạt được của cá nhân, tập thể. Phát huy sức mạnh đoàn kết tập thể và hiệu quả của các đoàn thể tham gia. Biện pháp 6: Tiếp tục bổ sung, xây dựng cơ sở vật chất, chính sách hỗ trợ cho khu nội trú nhằm bảo đảm những yêu cầu về trang thiết bị và chế độ cho hoạt động quản lý học sinh nội trú: - Tham mưu với các cấp chính quyền tiếp tục đầu tư xây dựng khu nội trú như: giếng nước, bếp ăn, nhà sinh hoạt tập thể, công trình vệ sinh..., hỗ trợ thêm lương thực, thực phẩm cho các em. Đặc biệt, tham mưu cho UBND huyện kêu gọi các tổ chức tài trợ để tiếp tục đầu tư hoàn thiện công trình ngày một khang trang. Năm 2012, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel đã tài trợ 2 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư vào các hạng mục như: xây tường gạch bao quanh thay cho ván thưng, thay kèo bằng sắt và lợp tôn; xây nhà bếp, bể nước...vv. - Kêu gọi phụ huynh học sinh hỗ trợ kinh phí khoan giếng, kêu gọi các trường THPT ở miền xuôi chia khó, giúp đỡ các trang thiết bị máy lọc nước để đảm bảo nguồn nước sạch, hợp vệ sinh cho học sinh. - Tạo mọi điều kiện về kinh phí cho hoạt động quản lý, tạo điều kiện tốt về thời gian, chế độ, cơ chế đánh giá để giáo viên quản lý tốt nội trú trường học. Biện pháp 7: Phân công bố trí giáo viên tiến hành phụ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các em trong học tập. Ở nội trú thầy, cô giáo có thể kiểm tra việc học của các em thường xuyên hơn, nắm được sức học của từng em và có điều kiện giúp đỡ các em, qua đó bù đắp những lỗ hổng kiến thức cho các em, giúp các em có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập. Bann giám hiệu đã kêu gọi và phân công giáo viên phụ trách các phòng, thường xuyên kiểm tra, động viên nhắc nhở các em trong sinh hoạt hàng ngày. Qua đó để gần gủi và nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của các em cũng như nắm bắt một số tư tưởng có biểu hiện cực đoan để kịp thời động viên uốn nắn. Biện pháp 8: Đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực nội trú. - Thành lập đội xung kích bao gồm cán bộ giáo viên và học sinh nhằm bảo vệ tài sản cũng như trật tự ở khu nội trú. - Phối hợp với công an thị trấn, công an huyện lên phương án chuẩn bị đối phó với sự cố bất thường xảy ra như: hỏa hoạn, thanh niên bên ngoài vào gây rối để đảm bảo an ninh trật tự cho khu nội trú, gúp các em an tâm học tập. Biện pháp 9: Tuyên truyền, vận động, phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường và chính quyền địa phương: Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động một cách sâu rộng đến toàn thể nhân dân, gia đình học sinh, chính quyền địa phương hiểu rõ mục đích, tính thiết thực, hiệu quả của mô hình học sinh nội trú. Biện pháp 10: Gần gũi, động viên các em ổn định tư tưởng, an tâm học tập ở khu nội trú dân nuôi: Đối với học sinh khu nội trú thì giáo viên vừa là người thầy, người cha, người anh, người chị, người bạn của các em. Bởi lẽ các em xa gia đình, bố mẹ, hàng ngày được tiếp xúc nhiều với thầy cô. Cho nên giáo viên luôn gần gũi, thường xuyên tâm sự với các em để nắm bắt tâm tư nguyện vọng để chia sẽ cùng các em, cũng như chăm sóc các em lúc ốm đau, lúc trái gió trở trời... để từ đó các em an tâm hơn. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Qua hai năm thực hiện mô hình nội trú với những biện pháp trên, nhà trường đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau: - Hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, không còn những em phải bỏ học vì nhà xa trường, vốn tiếng phổ thông của các em được nâng lên, các em mạnh dạn hơn, có tinh thần và thái độ học tập cao hơn, chất lượng hai mặt giáo dục được củng cố và nâng cao. Cụ thể là: * Về chất lượng hai mặt giáo trong những năm qua: - Học lực: Năm học Số học sinh Giỏi Khá T. Bình Yếu Kém Ghi chú 2006 – 2007 T.Trường 817 0 60 617 42 0 Chưa thực hiện biện pháp quản lý nội trú Nội trú 125 0 8 72 45 0 2007 – 2008 T.Trường 775 0 47 555 103 7
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_hoc_sinh_noi_tru_gop_phan_vao.doc