SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo

SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và đã có những chủ trương đẩy mạnh hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong toàn xã hội nói chung và trong các trường học nói riêng. Công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương được coi là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phổ thông, được coi là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước [4].

Thực tế hiện nay, giáo dục hướng nghiệp vẫn chưa được các cấp quản lý giáo dục và các trường học quan tâm đúng mức, còn có địa phương và trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp. Chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội.

Mỗi học sinh sau khi tốt nghiệp THPT phải chọn được cho mình một nghề để học, để làm phù hợp với năng lực, nguyện vọng, điều kiện bản thân và nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, khi chuẩn bị chọn cho mình một nghề trong tương lai, các em (và có khi cả bố mẹ) thường bỡ ngỡ trước thế giới nghề nghiệp phức tạp và đa dạng vì các em thiếu hiểu biết về ngành nghề, không đánh giá chính xác bản thân. Bởi vậy, không ít học sinh đã lựa chọn nghề nghiệp không phải theo năng lực, nguyện vọng và điều kiện bản thân mà lựa chọn những nghề theo trào lưu chung của xã hội, theo bạn bè. Việc này không chỉ khiến học sinh và gia đình đó lãng phí thời gian, công sức, tiền của mà còn gây nên sự mất cân bằng trong xã hội, một số ngành nghề dư thừa lao động, trong khi một số ngành nghề khác thì thiếu người lao động trầm trọng.

 

doc 19 trang thuychi01 10273
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và đã có những chủ trương đẩy mạnh hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong toàn xã hội nói chung và trong các trường học nói riêng. Công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương được coi là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phổ thông, được coi là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước [4].
Thực tế hiện nay, giáo dục hướng nghiệp vẫn chưa được các cấp quản lý giáo dục và các trường học quan tâm đúng mức, còn có địa phương và trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp. Chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội.
Mỗi học sinh sau khi tốt nghiệp THPT phải chọn được cho mình một nghề để học, để làm phù hợp với năng lực, nguyện vọng, điều kiện bản thân và nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, khi chuẩn bị chọn cho mình một nghề trong tương lai, các em (và có khi cả bố mẹ) thường bỡ ngỡ trước thế giới nghề nghiệp phức tạp và đa dạng vì các em thiếu hiểu biết về ngành nghề, không đánh giá chính xác bản thân. Bởi vậy, không ít học sinh đã lựa chọn nghề nghiệp không phải theo năng lực, nguyện vọng và điều kiện bản thân mà lựa chọn những nghề theo trào lưu chung của xã hội, theo bạn bè. Việc này không chỉ khiến học sinh và gia đình đó lãng phí thời gian, công sức, tiền của mà còn gây nên sự mất cân bằng trong xã hội, một số ngành nghề dư thừa lao động, trong khi một số ngành nghề khác thì thiếu người lao động trầm trọng.
	Trường THPT Lê Viết Tạo trước đây là một trong số 24 trường Bán công của tỉnh chuyển sang công lập nhưng chất lượng học sinh đầu vào rất rất thấp, năng lực học sinh đa số trung bình và yếu. Điều kiện kinh tế gia đình nhiều em khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo, hộ khẩu các xã bãi ngang ven biển. Việc hướng nghề, hướng nghiệp cho con cái thường không được bố mẹ quan tâm đúng mức. Nhà trường đã có nhiều biện pháp giáo dục hướng nghiệp ngay từ những năm trước đây khi trường mới thành lập, tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều bất cập và chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. 
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tế là cần phải quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp sao cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Lê Viết Tạo nói riêng, các trường THPT nói chung đạt hiệu quả tốt, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo”.
2. Mục đích nghiên cứu
	Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này tại nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
 Nghiên cứu các văn bản tài liệu, các công trình khoa học, các quan điểm có liên quan đến vấn đề quản lý, quản lý giáo dục, tư vấn, hướng nghiệp, quản lý giáo dục hướng nghiệp. 
 Các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá được sử dụng để xây dựng hệ thống các khái niệm của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
	+ Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra
	+ Phương pháp điều tra xã hội học như phỏng vấn 
	+ Phương pháp thống kê toán học
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông:
Theo kinh tế học, hướng nghiệp được hiểu là hệ thống những biện pháp dẫn dắt, tổ chức cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước. Do đó, hướng nghiệp góp phần tích cực vào quá trình phấn đấu nâng cao năng suất lao động xã hội [5].
Theo tâm lý học, hướng nghiệp được coi như là một quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp. Sự sẵn sàng tâm lý đó chính là tâm thế lao động - một trạng thái tâm lý tích cực đối với hoạt động lao động [5].
Theo giáo dục học thì hướng nghiệp như một hệ thống tác động giúp thế hệ trẻ có cơ sở khoa học trong việc chọn nghề, hệ thống điều chỉnh sự lựa chọn nghề của học sinh cho phù hợp với những yêu cầu của sự phân công lao động xã hội, có tính đến hứng thú và năng lực của từng cá nhân [5].
Trong trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp vừa là hoạt động dạy của giáo viên, vừa là hoạt động học của học sinh. Nói như vậy có nghĩa là trong công tác hướng nghiệp, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn còn học sinh là người chủ động tham gia vào hoạt động để tiếp cận với hệ thống nghề nghiệp. Kết quả cuối cùng của công tác giáo dục hướng nghiệp là sự tự quyết định của học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Nói tóm lại, hướng nghiệp trong nhà trường, hoặc nói cách khác, giáo dục hướng nghiệp chính là quá trình hướng dẫn chọn nghề, quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất xã hội. Đó chính là hoạt động định hướng nghề nghiệp của các nhà sư phạm cho học sinh, nhằm giúp họ chọn một nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân và yêu cầu nhân lực của xã hội. Thực chất của công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông không phải là sự quyết định nghề cho mỗi em học sinh mà là sự điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của học sinh nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân và nghề, giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức nhằm đảm bảo cho con người hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp và đạt năng suất cao trong lao động [8].
	Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là cách mà người quản lý tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra của hoạt động giáo dục hướng nghiệp [6].
	Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông nhằm giúp học sinh có những hiểu biết thông thường về hướng nghiệp để học sinh có thể định hướng phát triển, lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội [2]. Trên cơ sở đó, học sinh tiếp tục học tập, rèn luyện để có thể phát triển trong hoạt động nghề nghiệp tương lai .
	Hướng nghiệp trong trường phổ thông phải được coi là trách nhiệm của toàn thể hội đồng giáo dục trong đó bao gồm Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, giáo viên, học sinh, cán bộ nhân viên trong nhà trường Ngoài ra, công tác hướng nghiệp trong nhà trường cần phải gắn liền với công tác hướng nghiệp ngoài xã hội. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ chức có liên quan khác. Có như vậy, hướng nghiệp mới mang lại hiệu quả cao cho xã hội nói chung, cho từng cá nhân nói riêng.
	Có thể nhận thấy các yếu tố cấu thành công tác quản lý GDHN trong nhà trường phổ thông bao gồm [3]:
+ Chủ thể quản lý:
Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản lý và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn lực cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. Thông thường, dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, một Phó Hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các hoạt động quản lý giáo dục hướng nghiệp tại trường. Trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý để đạt được mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
+ Đối tượng quản lý của hoạt động giáo dục hướng nghiệp:
Là tất cả những người thực hiện và nhận nhiệm vụ hướng nghiệp, bao gồm: các giáo viên và cán bộ phụ trách giáo dục hướng nghiệp; tập thể học sinh; các tổ chức, đoàn thể xã hội (như Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội Liên hiệp phụ nữ, các doanh nghiệp). Đối tượng quản lý còn bao gồm các hình thức giáo dục hướng nghiệp, ngân sách, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và hệ thống thông tin phục vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp.
+ Công cụ quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp:
Công cụ quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp chính là những phương tiện mà cán bộ, giáo viên thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp sử dụng trong quá trình quản lý nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ và phối hợp hoạt động của các tác nhân hướng nghiệp và học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp. Công cụ chủ yếu để quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là các quy định của Nhà nước và Bộ GD&ĐT đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp, là các cơ chế và chính sách cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp.	
      Trước yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực, có thể thấy công tác hướng nghiệp nói chung và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, góp phần làm tốt công tác chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông tập trung vào một số nội dung sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp
+ Tổ chức, chỉ đạo và điều hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp 
+ Kiểm tra, đánh giá [7].	
2. Thực trạng quản lý hoạt động giái dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo giai đoạn 2010-2016:
2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp:
	Trong nhà trường những năm qua, mối quan hàng đầu là làm thế nào để học sinh học giỏi, hạnh kiểm tốt, đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học. Việc sau khi tốt nghiệp các em làm gì, học gì chưa được chú ý và quan tâm đúng mức.             
Học sinh trường THPT Lê Viết Tạo đã có sự quan tâm đến việc chọn nghề, đã cân nhắc đến sự định hướng của gia đình, người thân và sở thích, năng lực bản thân. Tuy nhiên, nhiều em không biết rõ về công việc mình sẽ làm khi theo học ngành học đó và cảm thấy mơ hồ về công việc trong tương lai. 
2.1.1. Về phía giáo viên:
Đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp trong nhà trường còn thiếu và ít quan tâm đến việc đổi mới hình thức hoạt động. 
Qua khảo sát bằng trao đổi, phỏng vấn một cách cởi mở 50 giáo viên của nhà trường về hoạt động giáo dục hướng nghiệp, chúng tôi nhận được kết quả sau: 
+ Rất thườg xuyên: 3 người (=6%); Thường xuyên: 30 người (=60%); Rất ít quan tâm: 17 người (= 34%).
Trong số 50 giáo viên được khảo sát, không có giáo viên được đào tạo giáo dục hướng nghiệp thường xuyên, số giáo viên còn lại thỉnh thoảng được tham dự các lớp tập huấn về giáo dục hướng nghiệp.
	Có nhiều ý kiến cho rằng việc chọn nghề phụ thuộc vào các yếu tố truyền thống gia đình, sở thích của học sinh, năng lực của học sinh, nhu cầu nhân lực của xã hội, khả năng xin được việc làm có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp Điều này cho thấy giáo viên đã đi đúng hướng khi hướng nghiệp cho học sinh.
	Qua khảo sát cũng cho thấy, đa số giáo viên cho rằng trách nhiệm giáo dục hướng nghiệp thuộc về phụ huynh học sinh (66%), cán bộ quản lý nhà trường (100%), chính quyền địa phương (60%), giáo viên chủ nhiệm (74%), giáo viên bộ môn (20%). Giáo viên cũng cho rằng nhà trường cần có một bộ phận chuyên trách về hướng nghiệp và chịu trách nhiệm giáo dục hướng nghiệp vì chỉ khi đó hoạt động giáo dục hướng nghiệp mới mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả mới thu được cao. 
Qua phân tích trên chúng tôi nhận thấy, trong nhà trường có một bộ phận cán bộ quản lý các tổ bộ môn, giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp, chưa có nhận thức đầy đủ về định hướng phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
2.1.2. Về phía học sinh: 
Với môi trường nông thôn là chủ yếu, các em học sinh chọn nghề tương lai của mình khá mơ hồ.
	Khảo sát 150 học sinh của nhà trường: 50 học sinh khối 10, 50 học sinh khối 11 và 50 học sinh khối 12, mỗi khối lựa chọn đồng đều học sinh các lớp; Kết quả thu được như sau:
	- Mức độ quan tâm suy nghĩ về lựa chọn nghế tương lai: 
Rất quan tâm: 15% Quan tâm: 32% Chưa quan tâm: 53%
	- Dự định làm gì sau khi Tốt nghiệp THPT:
Thi vào ĐH, CĐ: 15% Đi học các trường nghề: 31% Đi làm ngay: 54% 
	- Nếu đi học tiếp, bạn sẽ lựa chọn trường nào, nghành học gì. Kết quả:	
	Lựa chọn ngành kinh tế - kỹ thuật: 70%, trong đó bao gồm cả những học sinh có thành tích học sinh giỏi ở các môn tự nhiên như toán, lý, hoá; khoảng 5% học sinh lựa chọn ngành nông nghiệp; 4% lựa chọn ngành truyền thông; 3% chọn ngành luật và rải rác ở các ngành khác như du lịch, y, thiết kế đồ hoạ	
Qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy khi chọn trường, các em đã cân nhắc nhiều đến yếu tố chất lượng đào tạo của trường, sở thích của cá nhân và sự vừa sức khi dự tuyển vào một trường. Yếu tố khả năng kinh tế có đáp ứng được mức học phí của trường cũng được các học sinh xem xét vì nhiều học sinh có khả năng học khá nhưng điều kiện kinh tế gia đình không quá dư giả. Cũng có học sinh chọn trường chỉ vì bạn bè của mình nhiều người thi vào đó và vì gia đình, người thân giới thiệu.
	Ở nội dung khảo sát: “Vì sao bạn lựa chọn ngành học đó?” chúng tôi nhận được kết quả như sau: Nhiều học sinh trường THPT Lê Viết Tạo đã hiểu được tầm quan trọng của sự phù hợp năng lực với nghề và hứng thú nghề. Tuy nhiên, nhu cầu xã hội về nhân lực trong từng lĩnh vực nghề nghiệp lại chỉ có ít học sinh chú ý. Mặt khác do năng lực học sinh đa số trung bình và yếu nên các em thường chọn ngành học có điểm đầu vào thấp.	
2.1.3. Thực trạng nhận thức của cha mẹ học sinh về hoạt động hướng nghiệp:
Qua phỏng vấn một số phụ huynh, kết quả thu được như sau: Đa số phụ huynh quan tâm tới vấn đề chọn nghề cho con em mình, hướng cho con đến các nghề dễ xin việc sau khi ra trường, điều kiện làm việc không vất vả nhưng mang lại thu nhập cao. Số phụ huynh lựa chọn nghề nghiệp cho con dựạ trên cơ sở năng lực, sở thích và sự phù hợp của con mình với nghề chưa nhiều. Việc định hướng nghề nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân và tham khảo lời khuyên của những người xung quanh. Phần lớn phụ huynh đều cho rằng nhà trường chưa quan tâm nhiều đến hướng nghiệp cho học sinh, việc lựa chọn nghề nghiệp cho con em họ hầu như không có ảnh hưởng nào từ các công tác hướng nghiệp tại nhà trường.
Thực tế cho thấy, đa số phụ huynh học sinh nhà trường là lao động thủ công, nông dân, buôn bán, làm thuê. Họ chưa có thái độ nghiêm túc đối với việc hướng nghiệp cho con em mình. Sự hiểu biết về hướng nghiệp của phụ huynh chưa sâu sắc và chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Tìm hiểu về nghề nghiệp chủ yếu qua báo, internet, qua bạn bè, những người sống xung quanh. Họ thiếu một kênh thông tin cung cấp những kiến thức đầy đủ, toàn diện, chính xác về nghề nghiệp, về các phẩm chất mà nghề nghiệp đòi hỏi, về nhu cầu của xã hội đối với nghề đó... Và câu nói cửa miệng của học là: học xong đi bộ đội, làm ruộng hay đi công ty lao động,
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh: 	
Như chúng ta đã biết, trong các trường trung học phổ thông, hiện tồn tại 5 hình thức giáo dục hướng nghiệp, gồm: thông qua dạy học các môn khoa học cơ bản; thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp chính khóa; thông qua hoạt động ngoại khóa; thông qua hoạt động dạy và học môn công nghệ; thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp [1]. Các con đường này được thực hiện dựa trên thông tư 31/TT ngày 17/8/1981 của Bộ GD&ĐT.
2.2.1. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo qua dạy - học các môn văn hoá:
	Mỗi môn học có liên quan đến các ngành nghề khác nhau. Do đó tuỳ thuộc vào từng môn học mà người giáo viên giới thiệu những ngành nghề có liên quan tới các môn học. Giáo viên môn Ngữ văn, Lịch sử giới thiệu cho học sinh làm quen với những nghề thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội như giáo dục, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ học, bảo tồn, bảo tàng, thư viện...Giáo viên môn Địa lí cho học sinh làm quen với các ngành nghề như du lịch, kinh tế, lâm nghiệp, nông nghiệp, địa chất, khí tượng - thuỷ văn, thuỷ sản, giao thông vận tải, xây dựng... Giáo viên Ngoại ngữ giới thiệu cho các em làm quen với các nghề phiên dịch, dịch thuật, ngoại giao, du lịch... Giáo viên môn Toán học, Vật lí, Tin học giới thiệu cho các em làm quen với các ngành cơ khí - chế tạo, xây dựng, kiến trúc, giao thông, điện năng, bưu chính viễn thông, công nghiệp luyện kim, công nghiệp ôtô, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá... Giáo viên môn Hoá học, Sinh học giới thiệu các nghề nông nghiệp, tạo giống mới, dầu khí, thực phẩm chế biến, dệt - nhuộm, công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh... 
Tuy nhiên qua khảo sát việc định hướng nghề qua các môn học trong trường THPT Lê Viết Tạo cho thấy: Vẫn còn không ít giáo viên chưa chú trọng đến công tác hướng nghiệp, coi hướng nghiệp là công việc thực hiện ở ngoài giờ lên lớp, coi đó là công việc của giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh. Nội dung hướng nghiệp tích hợp trong dạy các môn văn hoá chưa được đề cập nhiều trong giáo án của các môn văn hoá và cũng chưa được đề cập đến trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm. Bởi vậy, việc tích hợp nội dung hướng nghiệp trong dạy các môn văn hoá không được tiến hành một cách hệ thống mà chỉ một số giáo viên quan tâm tiến hành .
2.2.2. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp chính khóa.
	Từ năm 2006 hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông với thời lượng 01 tiết/tháng đối với các lớp THPT, do đó người giáo viên phụ trách hoạt động giáo dục hướng nghiệp có nhiều cơ hội để tổ chức hoạt động. Tuy nhiên nhiều giáo viên thường xem nhẹ nội dung này, biến tiết học thành một giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn.
2.2.3. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá
	Giới thiệu về ngành nghề không chỉ thông qua các bài giảng trên lớp, mà nhà trường đã tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất hoặc mời đại diện các cơ sở sản xuất đến gới thiệu (như Công ty điện tử Sam Sung Việt Nam, Công ty dày Denta Hoằng Hóa, ...) nhằm cho các em thấy được những ứng dụng của môn học. Việc này nhằm gắn lý thuyết với ứng dụng của chúng trong sản xuất, gắn những nghề có quan hệ mật thiết với những kiến thức đó, có tác dụng kích thích học sinh tìm hiểu những kiến thức đã học trong các hoạt động nghề khác nhau.
	Tuy nhiên hoạt động ngoại khoá này không phải lúc nào cũng gắn với nội dung giáo dục hướng nghiệp. Các hoạt động ngoại khoá đòi hỏi khá nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị cũng như chi phí để triển khai. Do đó, nó không được nhà trường tổ chức một cách thường xuyên.
2.2.4. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua dạy môn công nghệ:
	 Là một môn khoa học ứng dụng, bộ môn Công nghệ gồm Kĩ thuật nông nghiệp và Kĩ thuật công nghiệp cung cấp cho học sinh những nguyên lý chung của các quá trình sản xuất chủ yếu, củng cố những nguyên lí khoa học và làm cho học sinh hiểu được những ứng dụng của chúng trong sản xuất, kinh doanh, trong các hoạt động nghề nghiệp khác nhau và qua đó gây sự hứng thú của học sinh đối với nghề [7]. Giáo viên Công nghệ của nhà trường được đào tạo chính quy, đúng môn học, có năng lực chuyên môn khá, năng lực sư phạm tốt. Tuy nhiên học sinh trong trường không định hướng được mục đích mình học môn học này để làm gì, áp dụng vào thực tế ra sao. Chính vì vậy mà các em có tâm lý xem nhẹ môn học này. Giáo dục hướng nghiệp qua môn Công nghệ bởi vậy không gây được nhiều hứng thú cho học sinh. 
2.2.5. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua sinh hoạt hướng nghiệp:
Hàng năm, nhà trường đều tổ chức buổi sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh khối 12. Hoạt động này thường được tổ chức vào đầu học kỳ II năm học lớp 12. Người tổ chức hoạt động này thường là giáo viên chủ nhiệm các lớp 12 hoặc của Đoàn Thanh niên. Hình thức tổ chức buổi sinh hoạt hướng nghiệp khá linh hoạt: trong buổi sinh hoạt đó học sinh có thể giao lưu với

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghie.doc