SKKN Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT Lê Viết Tạo
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã xác định mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo chủ yếu là: “ Thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học; hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành”. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh phổ thông, do đó cần được cải tiến và đẩy mạnh theo phương pháp nhất định, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục nhân cách phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường không phải chỉ diễn ra trong thời gian một sớm một chiều mà nó diễn ra trong suốt cả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, bởi vì tâm lý của các em luôn thay đổi theo độ tuổi. Quan hệ bạn bè, môi trường sống, điều kiện của gia đình, xã hội đều có ảnh hưởng đến nhận thức tích cực hay tiêu cực trong ý thức của học sinh Do vậy, người làm công tác giáo dục, giảng dạy cần được trang bị kiến thức tâm lý lứa tuổi, hiểu biết sâu sắc hoàn cảnh gia đình của đối tượng, tìm ra phương pháp giáo dục thích hợp để giúp các em có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu từng bước hoàn thiện nhân cách và trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội.
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong mỗi nhà trường, Ban giám hiệu có vai trò to lớn trong việc chỉ đạo chặt chẽ các tổ chức chính trị, các đoàn thể trong nhà trường và phối hợp với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường tập trung làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật; giáo dục đạo đức, lối sống và coi đây là một việc rất quan trọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao tính kỷ cương, nề nếp trong nhà trường.
Trường THPT Lê Viết Tạo nằm trên địa bàn xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa được thành lập vào tháng 9 năm 2003. Do chất lượng tuyển sinh đầu cấp thấp hơn nhiều so với các trường trên địa bàn huyện nên chất lượng dạy và học những năm qua của trường chưa ngang bằng với các trường tốp đầu trong huyện và tỉnh. Từ thực tế ấy công tác nâng cao chất lượng dạy và học được đặt lên hàng đầu với yêu cầu trước nhất là công tác giáo dục đạo đức cho học sinh dược tập thể Ban giám hiệu quan tâm tích cực. Do vậy, trong 13 năm qua nhà trường đã hạn chế đến mức thấp nhất những học sinh vi phạm kỷ luật. Chính vì kết quả đó nên tôi xin trình bầy kinh nghiệm“ Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT Lê Viết Tạo ” .
1.MỞ ĐẦU 1.1 . Lí do chọn đề tài. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã xác định mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo chủ yếu là: “ Thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học; hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành”. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh phổ thông, do đó cần được cải tiến và đẩy mạnh theo phương pháp nhất định, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục nhân cách phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường không phải chỉ diễn ra trong thời gian một sớm một chiều mà nó diễn ra trong suốt cả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, bởi vì tâm lý của các em luôn thay đổi theo độ tuổi. Quan hệ bạn bè, môi trường sống, điều kiện của gia đình, xã hội đều có ảnh hưởng đến nhận thức tích cực hay tiêu cực trong ý thức của học sinh Do vậy, người làm công tác giáo dục, giảng dạy cần được trang bị kiến thức tâm lý lứa tuổi, hiểu biết sâu sắc hoàn cảnh gia đình của đối tượng, tìm ra phương pháp giáo dục thích hợp để giúp các em có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu từng bước hoàn thiện nhân cách và trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong mỗi nhà trường, Ban giám hiệu có vai trò to lớn trong việc chỉ đạo chặt chẽ các tổ chức chính trị, các đoàn thể trong nhà trường và phối hợp với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường tập trung làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật; giáo dục đạo đức, lối sống và coi đây là một việc rất quan trọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao tính kỷ cương, nề nếp trong nhà trường. Trường THPT Lê Viết Tạo nằm trên địa bàn xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa được thành lập vào tháng 9 năm 2003. Do chất lượng tuyển sinh đầu cấp thấp hơn nhiều so với các trường trên địa bàn huyện nên chất lượng dạy và học những năm qua của trường chưa ngang bằng với các trường tốp đầu trong huyện và tỉnh. Từ thực tế ấy công tác nâng cao chất lượng dạy và học được đặt lên hàng đầu với yêu cầu trước nhất là công tác giáo dục đạo đức cho học sinh dược tập thể Ban giám hiệu quan tâm tích cực. Do vậy, trong 13 năm qua nhà trường đã hạn chế đến mức thấp nhất những học sinh vi phạm kỷ luật. Chính vì kết quả đó nên tôi xin trình bầy kinh nghiệm“ Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT Lê Viết Tạo ” . 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức học sinh ở trường thông qua đó đề ra một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh một cách có hiệu quả ở trường THPT Lê Viết Tạo huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh trong công tác quản lý của Hiệu trưởng ở Trường THPT Lê Viết Tạo, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1. Nghiên cứu lí luận. - Nghiên cứu văn bản quy phạm: văn bản, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, tài liệu lưu trữ, - Nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phân tích và tổng hợp lý thuyết. 1.4.2. Nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp điều tra, thăm dò. - Phương pháp kiểm tra, so sánh, đánh giá. - Phương pháp thống kê, tổng hợp. - Phương pháp quan sát, trắc nghiệm, chuyên gia. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. + Khái niệm đạo đức - Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên. + Chức năng đạo đức - Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau: + Chức năng giáo dục. + Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. + Chức năng phản ánh. + Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh - Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì Hồ Chủ Tịch đã nêu: “dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ” Giáo dục đạo đức có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. Trong nhà trường THPT, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Lê Viết Tạo được thành lập năm 2003 mang tên Danh nhân văn hóa Lê Viết Tạo, người làng Nguyệt Viên xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa. Năm Kỷ Mùi ( 1919), ông đỗ Phó bảng. Triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm làm phái Bộ Hình dần dần thăng lên Hàn Lâm viện sĩ Thừa chỉ. Ông là vị quan thanh liêm chính trực, có lòng yêu nước, hiếu học. Trường được xây dựng trên địa bàn thôn Luyện Tây xã Hoằng Đạo, cách trung tâm thị trấn Bút Sơn - huyện lỵ Hoằng Hóa khoảng 1km về phía Đông. Hoằng Hóa là vùng đất học nên hàng năm trường luôn có số lượng học sinh gần1000 em. Năm học 2015 – 2016, tính đến ngày 10/5/2016 có 531 học sinh cụ thể như sau: - Lớp 10 có 5 lớp: 217 học sinh - Lớp 11 có 4 lớp: 160 học sinh - Lớp 12 có 4 lớp: 154 học sinh Do số lượng học sinh đông, hơn nữa trên bán kính khoảng 1 km có 3 trường THPT, Trung tâm GDTX &DN và 2 Trường THCS nên việc xảy ra va chạm giửa học sinh trường này và trường kia tất yếu sẽ xảy ra và vấn đề giáo dục đạo đức cho các em ở các trường phải thực sự được chú trọng. Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Lê Viết Tạo cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn. *Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể chính trị trong và ngoài nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Ban giám hiệu tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho học sinh. - Ban chấp hành Đoàn trường luôn nêu cao vai trò xung kích trong việc giáo dục đạo đức như chủ động lập kế hoạch, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau và nội dung phong phú có hiệu quả để giáo dục đạo đức học sinh. - Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, có trách nhiệm và nhiệt tình trong việc thực hiện giáo dục học sinh. - Được sự đồng thuận của đa số phụ huynh học sinh đối với phương pháp quản lý và giáo dục học sinh của trường đó là “ Dạy người rồi mới dạy chữ ”. - Hầu hết học sinh ở vùng nông thôn nên bản chất thật thà dễ được cảm hóa. *Khó khăn: - Số lượng học sinh đông, nằm rải rác ở trên 20 xã và thị trấn, địa bàn xa. Có nhiều học sinh ở cách xa trường hơn 20 km. - Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy học nói chung và hoạt động giáo đục đạo đức nói riêng còn thiếu và không đồng bộ (không có nhà tập đa năng, các phòng học chức năng). Hơn nữa kinh phí cho hoạt động ngoại khóa hầu như không có. - Cơ chế thị trường mở, khoa học công nghệ phát triển, nhiều quán Internet hoạt động tràn lan, các ngành chức năng không thể kiểm soát hết. Về mặt trái, nhận thức của các chủ quán Net và của học sinh không đúng đắn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục và giáo dưỡng cho học sinh ở lứa tuổi vị thành niên. - Hàng năm có nhiều học sinh vi phạm nội quy nhà trường như uống rượu, bia, hút thuốc lá khi đang hoặc trong thời gian tham gia các hoạt động giáo dục. - Hiện tượng học sinh trốn học đi chơi ở các quán internet dẫn đến kết quả học tập yếu, hạnh kiểm yếu phải ở lại lớp tăng hoặc học sinh phải rèn luyện hạnh kiểm trong hè năm học 2011-2012 lên tới 12 em tăng so với năm học trước 5 em. - Biểu hiện học sinh đánh nhau giữa các lớp vẫn còn xảy ra và đặc biệt là học sinh nữ tập trung vào thời điểm đầu năm học. - Còn cá biệt có những học sinh vi phạm Điều lệ trường THPT ; vi phạm Luật an toàn giao thông như điều khiển xe môtô không có giấy phép lái xe hoặc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. - Một số học sinh vi phạm Điều lệ Trường THPT, Nội quy nhà trường khi được thông báo tới gia đình thì có những phụ huynh phương pháp giáo dục con cái thiếu tính thuyết phục. Từ thực trạng trên, để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông. 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Một là: Chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường. - Công tác chỉ đạo là một trong những chức năng chung của quản lý liên quan tới các hoạt động hướng dẫn, đào tạo, đôn đốc, động viên và thúc đẩy những thành viên trong tổ chức giáo dục làm việc với hiệu quả cao để đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra. Chỉ đạo quản lý giáo dục là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao trong giáo dục. - Công tác chỉ đạo là một quá trình quản lý có vai trò cùng với chức năng tổ chức để thực hiện hóa các mục tiêu. Chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng hiệu quả. - Thực chất của quá trình chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới những người khác nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức, hệ thống giáo dục và nhà trường thành nhu cầu của mọi cán bộ viên chức, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và đem hết khả năng làm việc. Do vậy, chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện mục tiêu quản lý và góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả cao của các hoạt động giáo dục đó là: - Thường xuyên đôn đốc, động viên khích lệ. - Giám sát và uốn nắn. - Thúc đẩy các hoạt động phát triển. Công việc rất cần thiết trong quá trình chỉ đạo của người quản lý giáo dục là tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị cũng như các điều kiện khác nhằm giúp các đối tượng phát triển. Ngoài những yếu tố như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thì nhân tố con người đặc biệt quan trọng và công tác xây dựng đội ngũ giáo viên luôn được chú trọng cụ thể: - Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện các kế hoạch động giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường. - Xây dựng và phát triển đội ngũ phải được tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo và có chế độ chính sách thích hợp. Ngoài những tiêu chẩn để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cần chọn thầy, cô giáo có năng lực trong công tác tuyên truyền, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và có khả năng thuyết phục học sinh. - Việc sử dụng cán bộ là một nghệ thuật trong công tác quản lý của người hiệu trưởng, ông cha ta nhắc nhở: “ Dụng nhân như dụng mộc”, nếu biết phát huy mặt mạnh, mặt tích cực và giúp họ tích cực khắc phục mặt hạn chế thì người quản lý sẽ khai thác một cách tốt nhất những đóng góp của cán bộ giáo viên vào công việc chung của nhà trường. Vì vậy trong quá trình quản lý đội ngũ trí thức lại càng có một nghệ thuật tinh tế hơn. Cụ thể: Sử dụng giáo viên môn Giáo dục công dân để giáo dục pháp luật, Giáo viên lịch sử, giáo viên môn Ngữ văn, giáo viên có năng khiếu văn nghệ để tuyên truyền văn hóa, truyền thống hoặc giáo viên môn Sinh học để tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới tính Hai là: Chỉ đạo phối hợp giáo dục đạo đức học sinh giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội trong công tác giáo dục học sinh, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo . - Với gia đình, nhà trường thường xuyên liên lạc qua hệ thống sổ liên lạc; giáo viên chủ nhiệm liên lạc qua điện thoại, giấy mời khi cần thiết và nhà trường đã tập trung phụ huynh họp chung để Hiệu trưởng nhà trường thông báo tình hình học sinh để tất cả phụ huynh biết và cùng phối hợp giáo dục các em. - Phối hợp với Công an huyện và Công an các địa phương nơi trường đóng và các địa phương có con em đang học tập tại trường để giáo dục và đấu tranh phòng ngừa các tai tệ nạn xã hội có thể xảy ra. - Hàng tuần, Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp nghe báo cáo của các đoàn thể: Ban thường vụ Đoàn trường, Ban nề nếp, Đội thanh niên xung kích để nắm bắt tình hình học sinh, từ đó đề ra biện pháp giáo dục trong thời gian tới. - Ban thi đua nhà trường tổng hợp, xếp loại, nhận xét nề nếp học tập và rèn luyện đạo đức của từng lớp và thông báo cho giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình cụ thể của lớp mình, đồng thời công bố kết quả thi đua hàng tuần vào buổi chào cờ đầu tuần và trên bảng tin. Ba là: Chỉ đạo nêu cao giáo dục đạo đức thông qua các bài giảng và các hoạt động ngoại khóa. - Giáo dục thông qua các bài học, lồng ghép trong các môn học Lịch sử, Văn học, GDCD, GDQP, các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các chủ đề, chủ điểm kỷ niệm vào dịp các ngày lễ trong năm. - Mời báo cáo viên báo cáo: Truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, truyền thống đánh giặc giữ nước của Quân đội và Nhân dân Việt Nam, Luật an toàn giao thông, Luật bảo vệ môi trường, gương người tốt việc tốt thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa nhằm giúp học sinh nắm bắt thông tin và thực hiện tốt các vần đề liên quan đến ý thức rèn luyện, chấp hành đúng pháp luật. Bốn là: Khen thưởng, kỷ luật * Khen thưởng: Hàng năm, nhà trường chia thành 2 đợt thi đua theo các mốc thời gian để khen thưởng học sinh như sau: Đợt 1: từ ngày 25/8 đến sơ kết Học kỳ I. Đợt 2: từ ngày đầu Học kỳ II đến hết năm học. + Đối với học sinh: Khen thưởng những học sinh có thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, giỏi trường các môn văn hóa, giải toán bằng máy tính Casio, giáo dục quốc phòng, thể dục thể thao, các giải phong trào + Đối với tập thể lớp. - Căn cứ vào thành tích đạt được theo biểu điểm thi đua từng đợt để xếp loại lớp ( từ vị trí thứ nhất đến vị trí cuối cùng). - Thưởng lớp đạt vị trí thứ Nhất, Nhì, Ba toàn trường. +Đối với giáo viên: - Đối với cấp trường, từng Học kỳ, qua các đợt kiểm tra hồ sơ, dự giờ, thao giảng, tinh thần tham gia đóng góp các phong trào, nhà trường xếp loại theo biểu điểm và trao thưởng cho từng giáo viên. - Sau mỗi đợt thi đua, mỗi phong trào nhà trường đều tổ chức họp để đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm đồng thời nêu những gương người tốt, việc tốt và khen thưởng để khích lệ. Vì vậy, tinh thần giáo viên và học sinh đều phấn khởi, nhiệt tình, nỗ lực thi đua trong các phong trào hoạt động của nhà trường cụ thể là giáo viên có thành tích cao trong các Hội thi giáo viên giỏi các cấp, có thành tích trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, Giáo viên có học sinh đạt giải cấp Tỉnh, cán bộ, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp Tỉnh.. * Kỷ luật: Nhìn chung công tác khen thưởng và kỷ luật là việc làm song hành không thể thiếu được của một đơn vị giáo dục vì đó là thể hiện sự nhận xét, đánh giá năng lực đóng góp của từng thành viên. Mặc dù, giá trị vật chất của phần thưởng không cao so với công sức đóng góp của cá nhân nhưng nó là nguồn động viên rất lớn bởi nó có giá trị tinh thần rất cao. Còn về kỷ luật không cần thiết phải “ đao to búa lớn” làm mất đoàn kết nội bộ mà chỉ bằng hình thức phê bình nhẹ nhàng trên quan điểm giúp đỡ nhau tiến bộ mới có sức cảm hóa. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Lê Viết Tạo. - Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh đã được trường THPT Lê Viết Tạo vận dụng và thực hiện 4 năm trở lại đây rất có hiệu quả. KẾT QUẢ XẾP LOẠI 2 MẶT 4 NĂM TỪ 2012-2016 * Kết quả xếp loại 2 mặt năm học 2012 – 2013. Lớp Số HS Hạnh Kiểm Học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 10 264 175 67 14 8 0 87 167 10 0 11 310 198 80 26 6 2 122 152 33 1 12 402 352 44 6 0 1 171 224 6 0 Cộng 976 725 191 46 14 3 380 543 49 1 * Kết quả xếp loại 2 mặt năm học 2013 – 2014. Lớp Số HS Hạnh Kiểm Học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 10 174 109 45 20 0 2 28 113 31 0 11 244 148 74 20 2 6 89 143 6 0 12 301 220 70 11 0 5 189 107 0 0 Cộng 719 477 189 51 2 13 306 363 37 0 * Kết quả xếp loại 2 mặt năm học 2014 – 2015. Lớp Số HS Hạnh Kiểm Học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 10 172 90 53 23 6 1 57 90 24 0 11 157 109 42 4 2 3 41 96 17 0 12 231 201 27 3 0 41 171 19 0 0 Cộng 560 400 122 30 8 45 269 205 41 0 * Kết quả xếp loại 2 mặt năm học 2015 – 2016. Lớp Số HS Hạnh Kiểm Học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 10 208 150 42 16 0 6 75 118 9 0 11 158 100 38 14 6 0 68 86 3 1 12 151 134 17 0 0 9 78 64 0 0 Cộng 517 384 97 30 6 14 221 268 12 1 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. - Giáo dục đạo đức học sinh là công việc thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống nên phải xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đặc biệt là thực tiễn mới có tính thuyết phục cao. - Giáo dục đạo đức học sinh nhằm mục tiêu: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mĩ, phát triển được năng lực cá nhân, lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có kỹ năng sống, có ý chí vươn lên lập thân lập nghiệp và sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. - Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT Lê Viết Tạo” trong phạm vi Trường THPT Lê Viết Tạo, tôi nhận thấy công tác giáo dục đạo đức, lối sống ,chấp hành pháp luật cho học sinh là một việc rất quan trọng và cần thiết ở các cơ sở giáo dục nói chung, của trường THPT Lê Viết Tạo nói riêng. Giáo dục đạo đức cho học sinh góp phần hỗ trợ nâng cao chất lương dạy và học có hiệu quả thiết thực. - Cán bộ quản lý là người nhạc trưởng của phong trào. Hơn ai hết, Hiệu trưởng phải nắm bắt được toàn bộ diễn biến của trường trong mọi điều kiện có thể phải phối hợp các đoàn thể chính trị trong nhà trường và ngoài xã hội để tuyên truyền giáo dục đạo đức, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm theo dõi, nắm bắt thông tin học sinh có xu hướng vi phạm đạo đức báo cáo kịp thời cho Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ban nề nếp vào giờ sinh hoạt cuối tuần để nhắc nhở, ngăn ngừa. Đối với học sinh vi phạm có xu hướng khó sửa chữa thì giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh trao đổi, thống nhất biện pháp giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh hiệu trưởng cần phải có phương pháp thích hợp thì mới đạt hiệu quả cao. Bởi lẽ, học sinh THPT có tuổi từ 15 - 18, ở độ tuổi này đặc điểm tâm sinh lý các em bắt đầu thay đổi, tính cách, tâm lý thích làm người lớn, muốn tự khẳng định mình, tìm cảm giác lạ, lao vào khám phá những điều chưa biết, thích làm bạn hơn nữa lại là muốn có bạn thân khác giới để chia sẻ tâm sự riêng và mong được giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống. Do vậy đôi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_cua_hieu_truong_trong_cong_tac.doc