SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2, thành phố Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2, thành phố Thanh Hóa

 Trong quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước. Đảng ta đặc biệt coi trọng vị trí của con người, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, Đảng ta khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phải đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo, nhằm phát huy nguồn lực con người, đây là yếu tố cơ bản của sự phát triển và bền vững".

 Cùng với xu thế chung của toàn cầu, trong những năm gần đây, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ đáp ứng được sự đòi hỏi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục Việt Nam đã và đang đổi mới mạnh mẽ, đặc biệt trong cấp học phổ thông với mục tiêu đào tạo trẻ phát triển một cách toàn diện, tức là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người về nhận thức – thể chất – ngôn ngữ - tình cảm, xã hội – thẩm mỹ. Trong đó yếu tố về thể chất là một trong những yếu tố rất quan trọng. Cã mét c©u danh ng«n"Không thể có một trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể gầy còm.". Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, kinh tế phát triển hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng cao, nhiệm vụ công tác của mỗi cán bộ viên chức phải làm việc theo giờ hành chinh dẫn đến việc chăm sóc con cái còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn.Chính vì vậy những năm gần đây mỗi khi bước vào năm học mới việc phụ huynh học sinh viết đơn tự nguyện xin được gửi con ở trường cả ngày và xin được ăn bán trú là rất lớn, gần như cả học sinh toàn trường. Bếp ăn bán trú trong nhà trường không phải là đơn vị kinh doanh mà là bếp ăn tự phát phục vụ theo nhu cầu của phụ huynh học sinh. Nhà trường không có điều kiện trồng trọt hay tự chăn nuôi để phục vụ được những bếp ăn tập thể lớn như trường học mà phải tìm nguồn thực phẩm để ký kết hợp đồng trách nhiệm với những đơn vị có khả năng cung cấp thực phẩm với số lượng lớn cho nhà trường.

 

doc 25 trang thuychi01 7413
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2, thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm
1.2. Vị trí, nhiệm vụ của trường Tiểu học
1.3. Tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
1.4. Sự cần thiết tổ chức bếp ăn bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Tiểu học.
1.5. Tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể ở trường Tiểu học.
1.6. Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm; thực phẩm không sạch.
1.7. Những thách thức và tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
2. Thực trạng về quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2,T.P Thanh Hóa”. 
2.1. Sơ lược vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và tình hình giáo dục của phường Điện Biên.
2.2.Thực trạng tình hình về công tác giáo dục và quản lý giáo dục Trường Tiểu học Điện Biên 2 những năm gần đây.
2.3.Thực trạng về quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2,thành phố Thanh Hóa”
3. Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2, T.P Thanh Hóa 
3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện 
3.2. Nâng cao nhận thức, truyên truyền sâu rộng cho đội ngũ, phụ huynh và nhân dân về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.3. Quản lý nguồn thực phẩm nhập hằng ngày
3.4. Công tác vệ sinh đối với việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể.
3.5. Nâng cao chất lượng bữa ăn và,đảm bảo thực đơn dinh dưỡng trong tuần nhằm cho trẻ phát triển một cách toàn diện
3.6. Trách nhiệm của các cấp quản lý, của xã hội đối với việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.
3.7. Làm tốt công tác phòng chống cháy nổ trong nhà trường, đặc biệt nâng cao nhận thức phòng chống tai nạn lao động cho nhân viên và người lao động.
4.Hiệu quả của việc quản lý chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Tiểu học Điện Biên 2, thành phố Thanh Hóa.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
2. Đề xuất
 I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Trong quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước. Đảng ta đặc biệt coi trọng vị trí của con người, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, Đảng ta khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phải đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo, nhằm phát huy nguồn lực con người, đây là yếu tố cơ bản của sự phát triển và bền vững". 
 Cùng với xu thế chung của toàn cầu, trong những năm gần đây, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ đáp ứng được sự đòi hỏi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục Việt Nam đã và đang đổi mới mạnh mẽ, đặc biệt trong cấp học phổ thông với mục tiêu đào tạo trẻ phát triển một cách toàn diện, tức là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người về nhận thức – thể chất – ngôn ngữ - tình cảm, xã hội – thẩm mỹ. Trong đó yếu tố về thể chất là một trong những yếu tố rất quan trọng. Cã mét c©u danh ng«n"Không thể có một trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể gầy còm...". Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, kinh tế phát triển hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng cao, nhiệm vụ công tác của mỗi cán bộ viên chức phải làm việc theo giờ hành chinh dẫn đến việc chăm sóc con cái còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn.Chính vì vậy những năm gần đây mỗi khi bước vào năm học mới việc phụ huynh học sinh viết đơn tự nguyện xin được gửi con ở trường cả ngày và xin được ăn bán trú là rất lớn, gần như cả học sinh toàn trường. Bếp ăn bán trú trong nhà trường không phải là đơn vị kinh doanh mà là bếp ăn tự phát phục vụ theo nhu cầu của phụ huynh học sinh. Nhà trường không có điều kiện trồng trọt hay tự chăn nuôi để phục vụ được những bếp ăn tập thể lớn như trường học mà phải tìm nguồn thực phẩm để ký kết hợp đồng trách nhiệm với những đơn vị có khả năng cung cấp thực phẩm với số lượng lớn cho nhà trường.
Với cương vị là người đứng đầu một đơn vị có bếp ăn bán trú phục vụ hơn 1000 học sinh tham gia ăn, ngủ tại trường luôn nhìn thấy rất rõ vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Hằng ngày trên phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà hàng, quán ăn, các khu công nghiệp, cơ quan chức năng kiểm tra và phạt những đơn vị vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, công an bắt những kẻ buôn bán nội tạng, thực phẩm bẩn như: nội tạng thịt heo vận chuyển đã bốc mùi hôi thối, sữa tươi có chứa Milamine, hạt dưa tẩm chất gây ung thư... Làm cho chúng ta vô cùng hoang mang, lo lắng. Cùng với nhiệm vụ chung của năm học là tiếp tục “Đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục” và các cuộc vận động lớn của ngành. Làm thế nào để tình trạng ngộ độc thực phẩm không xảy ra tại trường mình mà bữa ăn của các em đảm bảo dinh dưỡng theo nhu cầu độ tuổi, giúp cho cơ thể của các em phát triển, khỏe mạnh và thông minh vì các em chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Trường Tiểu học Điện Biên 2 lầ một trong những đơn vị công lập đầu tiên tổ chức bếp ăn bán trú so với toàn tỉnh, nhiều năm qua không để xảy ra vụ ngộ độc trong bếp ăn của nhà trường, đó là bước đầu của sự thành công trong việc tổ chức công tác bán trú. Tuy nhiên nói về an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú của nhà trường do tôi trực tiếp chỉ đạo, bản thân luôn xác định còn nhiều khó khăn trước mắt và sắp tới, nhưng tôi vẫn mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của mình về nội dung “ Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2,thành phố Thanh Hóa”. 
2. Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2, thành phố Thanh Hóa. Đề xuất một số biện pháp Quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú ở trường Tiểu học Điện Biên 2,thành phố Thanh Hóa
4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
 - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích
 - Phương pháp phỏng vấn
 - Phương pháp tổng kết thực tiễn
 - Thống kê, xử lý số liệu
 II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Thực phẩm: Là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm
1.1.2. An toàn thực phẩm: Là những thực phẩm không gây nguy hại cho con người tiêu dùng khi được chế biến và được dùng theo đúng mục đích sử dụng dự kiến. An toàn thực phẩm liên quan đến sự có mặt của các mối nguy hại về an toàn thực phẩm mà không bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sức khỏe con người như thiếu dinh dưỡng.
1.1.3. Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người.
1.1.4. Chuỗi thực phẩm: Là trình tự các giai đoạn và hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, phân phối, bảo quản, sử dụng thực phẩm và thành phần của thực phẩm đó từ khâu sơ chế đến tiêu dùng. Điều này bao gồm cả việc sản xuất thức ăn cho vật nuôi dùng làm thức ăn chăn nuôi và cho gia súc sử dụng để chế biến thực phẩm. Chuỗi thực phẩm bao gồm cả việc sản xuất các nguyên liệu tiếp súc với thực phẩm và nguyên liệu thô.
1.1.5. Mối nguy hại về an toàn thực phẩm: Là tác nhân sinh học, hóa học hoặc vật lý trong thực phẩm hoặc tình trạng của thực phẩm có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. “ mối nguy hại” khác với “rủi ro” mà trong ngữ cảnh an toàn thực phẩm “rủi ro” có ý chỉ sự kết hợp giữa xác suất của ảnh hưởng bất lợi về sức khỏe nhue bị bệnh và mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng đó ( như chết, vào bệnh viện, không làm việc được) khi chịu tác động bởi một mối nguy hại nhất định. Mối nguy hại về an toàn thực phẩm bao gồm cả các chất gây dị ứng. Đối với thức ăn và thành phần thức ăn gia súc, mối nguy hại về an toàn thực phẩm liên quan đến những rủi ro có thể có trong hoặc trên thức ăn và thành phần thức ăn gia súc có thể truyền sang thực phẩm thông qua việc tiêu thụ thức ăn gia súc đó, do đó có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Trong trường hợp các hoạt động không liên quan trực tiếp đến thức ăn gia súc và thực phẩm ( ví dụ như sản xuất vật liệu thức ăn bao gói, đại lý làm sạch) thì các mối nguy hại về an toàn thực phẩm liên quan là những mối nguy hại có thể truyền trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm do mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp, do đó có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
1.1.6. Ngộ độc thực phẩm: Là tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn, uống thực phẩm có chứa chất độc
1.1.7. Bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm: Là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh
1.1.8. Phụ gia thực phẩm: Là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thành phần thực phẩm trong quá trình chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển thực phẩm nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thực phẩm (là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ được cái thiện đặc tính của thực phẩm)
1.1.9. Chế biến thực phẩm: Là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực hoặc sản phẩm thực phẩm.
1.2. Vị trí, nhiệm vụ của trường Tiểu học
 Điều 2, Điều lệ trường Tiểu học được ban hành theo thông tư số 41/2010/QĐ – BGD&ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng BGD&ĐT đã quy định vị trí của trường Tiểu học: Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
 Điều 3, Điều lệ trường Tiểu học đã quy định nhiệm vụ của trường Tiểu học:
 Một là, tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu chương trình giáo dục Tiều học do Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành.
 Hai là, Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi.Vận động trẻ em tàn tật, khuyết tật, trẻ em bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học theo sự phân công của các cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học của học sinh trong nhà trường và trẻ em trên địa bàn quản lý.
 Ba là, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
 Bốn là, quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật
 Năm là, phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
 Sáu là, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
 Bảy là, thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
 Bậc Tiểu học có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống đào tao quốc dân. Đây chính là giai đoạn tạo “nền”, “móng” của giáo dục phổ thông. Góp phần quyết định hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh Tiểu học. Đặt nền tảng cho việc phát triển đúng mục đích đào tạo của các cấp học sau, Bậc học này nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các chức năng cơ bản để cho học sinh tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở. Giai đoạn nối “tiền học đường” với giáo dục trung học.
 Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên công tác huy động các lực lượng xã hội đầu tư cho giáo dục Tiểu học, tạo môi trường thuận lợi cho các em phát triển tốt là một trong những nhiệm vụ hết sức cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nguồn ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu cho giáo dục. Để giáo dục phát triển rất cần sự chung tay góp sức của các lực lượng trong và ngoài ngành giáo dục thì chúng ta mới có điều kiện thuận lợi tiếp cận với cái mới, phương pháp hiện đại, làm thay đổi mạnh mẽ cơ sở vật chất và cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh theo nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nước. Xã hội hóa không chỉ huy động nguồn lực vật chất, mà điều quan trọng hơn còn là huy động trí tuệ, chất xám, trách nhiệm, tấm lòng của cả xã hội hiến kế cho sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục quốc gia đúng hướng, hiệu quả, bền vững, tránh các chủ trương nóng vội, nửa vời thiếu khoa học và thực tiễn, đưa thế hệ trẻ vào các cuộc “thử nghiệm” tốn kém vật chất, lãng phí thời gian, mỏi mệt tinh thần và hiệu quả thấp.Xã hội hóa cũng là con đường tốt nhất để tiếp cận các bài học thành công của nền giáo dục các quốc gia tiên tiến trên thế giới để vận dụng sáng tạo, đúng đắn, sát thực vào thực tiễn Việt Nam, theo hướng đi tắt, đón đầu, bứt phá nhanh hơn với hiệu quả cao nhất, như: Văn hóa ứng xử nên học Nhật Bản; Hoài bão làm giàu và ứng dụng công nghệ thông tin học Ixrael. Giáo dục phổ thông học Cộng hòa Pháp.Đào tạo đại học học Vương quốc Anh. Đào tạo sau đại học Hoa Kỳ,đào tạo dạy nghề học Cộng hòa Liên bang Đức, văn hóa đọc học Tây Ban Nha và Cu Ba..Xã hội hóa để có nguồn lực áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ để dạy và học tốt hơn, như ứng dụng các thành tựu về Công nghệ thông tin và Truyền thông; khai thác và sử dụng tốt nhất mặt tích cực của Internet. Tận dụng tốt xu hướng hội tụ của Internet, truyền hình và viễn thông. Áp dụng tốt các hình thức học và thi qua trực tuyến. Sớm ra đời sách giáo khoa điện tử, thư viện điện tử để phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu chính đáng của thế hệ trẻ trên môi trường mạng. Năm giải pháp nêu trên là một chỉnh thể thống nhất trong sự nghiệp đổi mới và cái cách giáo dục  đào tạo nước nhà. Vấn đề quan trọng là thống nhất nhận thức, quyết liệt trong hành động thì nhất định sẽ thành công. Bởi: Nhận thức là chìa khóa của hành động, hành động là thước đo của nhận thức. Khi đã có chiến lược đúng thì ngôn ngữ ngắn nhất, thuyết phục nhất là hành động để sớm thành công.Ngoài việc xã hội hóa giáo dục để thực hiện việc mua sắm các phương tiện hiện đại phục vụ cho việc dạy và học, bổ sung cơ sở vật chất thì việc xã hội hóa giáo dục trong việc đầu tư các phương tiện hiện đại để chăm sóc học sinh ăn ngủ, học tập tại trường cả ngày, đáp ứng nhu cầu của đông đảo phụ huynh học sinh hiện nay là vấn đề rất cần thiết.
1.4. Sự cần thiết tổ chức bếp ăn bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Tiểu học.
 Do yêu cầu công việc phải đi làm cả ngày của cán bộ công chức, viên chức nhà nước nhiều gia đình hiện nay không có thời gian để đưa đón con đi học bốn lần/ngày,không về sớm để nấu cho con ăn trưa được nên hầu như đều có nhu cầu gửi con tại trường cả ngày (đối với học sinh học hai buổi/ngày). Nhiều phụ huynh mặc dù không làm cơ quan nhà nước nhưng nhu cầu muốn được cho con học tập,vui chơi tham gia các hoạt động giáo dục khác của nhà trường cũng đăng ký cho con học tập ở trường cả ngày.Đây chính là nguyên nhân các bếp ăn tập thể tự phát theo nhu cầu của phụ huynh được tổ chức tại các trường Tiểu học hiện nay,với mục đích nhằm tạo điều kiện cho phụ huynh yên tâm đi làm, không mất nhiều thời gian chăm sóc con,lại được gửi ở môi trường giáo dục mà các con đang theo học hằng ngày. Có thể nói, tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học dù dưới hình thức nào đi nữa đều chung một mục đích chính đáng là giúp phụ huynh giải quyết vấn đề đưa đón, ăn trưa và nghỉ ngơi của các con để cha mẹ yên tâm công tác. Đây cũng là sự lựa chọn của nhiều gia đình trong thực tế hiện nay. Việc đăng ký bán trú và học hai buổi/ngày cũng góp phần tạo nên sự nề nếp "giờ nào việc nấy", nâng cao ý thức học tập cho học sinh ngay từ những năm đầu đến trường. Để tổ chức được công tác bán trú thì ngoài những yếu tố liên quan làm nên sự thành công thì khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng, đây là mối lo không chỉ của nhà trường tổ chức bán trú, của cha mẹ học sinh có con đăng ký ăn bán trú mà là mối lo của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Các con là thế hệ tương lai của đất nước, một thể hệ bị còi cọc về cơ thể, suy dinh dưỡng, bị nhiễm độc vì thực phẩm,ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ là cái lỗi của người lớn,của những người có trách nhiệm. Như vậy việc quan tâm đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn bán trú ở trường học Tiểu học hiện nay rất quan trọng, không thể thờ ơ một giây một phút. 
1.5. Tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể ở trường Tiểu học.
1.5.1. Tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người.
Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu nguồn đó không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn gây nên. nên. Chính vì vậy thực phẩm sạch, an toàn là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người nói chung. đặc biệt là lứa tuổi Tiểu học các em đang phát triển cả về trí tuệ lẫn thể lực.
1.5.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội
Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính thậm chí đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm. Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả 
Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc hại; không bị ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt và lâu dài.
1.6. Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm; thực phẩm không sạch.
1.6.1. Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_viec_dam_bao_ve_sinh_a.doc